intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

139
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tham luận này gồm có hai phần. Phần thứ nhất trình bày các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các bên liên quan bao gồm sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước. Phần thứ hai giới thiệu các hoạt động giải quyết việc làm cho sinh viên của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP PGS. TS. Cao Hào Thi Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn 1. GIỚI THIỆU Quyết định học đại học của người học về mặt bản chất không chỉ là quyết định đầu tư của riêng sinh viên hay gia đình của họ mà còn là sự đầu tư của xã hội. Bởi vì cho dù sinh viên học ở các trường đại học công hay tư đều nhận được sự tài trợ nhiều hay ít từ nhà nước và các tổ chức trong xã hội. Một trong những dấu hiệu cho thấy sự đầu tư học đại học không thành công là khi sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một chủ đề được xã hội quan tâm nhiều, trong đó có Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn của chúng tôi. Bài tham luận này của chúng tôi không phải là một nghiên cứu hàn lâm. Bài tham luận này chủ yếu dựa trên những hoạt động thực tiễn trong quá trình quản lý trường đại học nhằm chia sẻ để cùng nhau tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bài tham luận này gồm có hai phần. Phần thứ nhất trình bày các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các bên liên quan bao gồm sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước. Phần thứ hai giới thiệu các hoạt động giải quyết việc làm cho sinh viên của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. 2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 2.1. Giải pháp từ phía sinh viên Để tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đóng vai trò chủ động và tích cực trong suốt quá trình học tập tại trường. Năng lực của sinh viên là yếu tố quyết định trong sự thành công tìm kiếm việc làm. Muốn vậy: - Sinh viên cần phải có tinh thần lập thân, lập nghiệp. Tinh thần này sẽ tạo động lực học tập cho sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường; giúp cho sinh viên tập trung vào mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp và thành đạt trong công việc sau này. - Sinh viên phải chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với: + Sở thích 37
  2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… + Năng lực + Nhu cầu xã hội Việc chọn đúng ngành học không chỉ giúp cho sinh viên vui khỏe trong thời gian học mà còn giúp người người học cảm thấy hạnh phúc trong quá trình làm việc tương lai. Để giúp sinh viên chọn ngành học và nghề nghiệp đúng, các trường trung học phổ thông cần tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, bên cạnh đó, các trường đại học cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các ngành học của trường cho học sinh phổ thông trong các hoạt động tư vấn của nhà trường. - Ngoài việc học kiến thức và kỹ năng chuyên môn tại giảng đường và phòng thí nghiệm, sinh viên cần được tăng cường thêm năng lực về một số mặt: + Ngoại ngữ Anh + Kỹ năng mềm + Phong cách làm việc chuyên nghiệp + Văn, thể, mỹ Các năng lực này sẽ được rèn luyện thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ở các câu lạc bộ của nhà trường và các tổ chức trong xã hội. 2.2. Giải pháp từ phía nhà trường Chất lượng đào tạo là nhân tố quan trọng trong việc hình thành năng lực làm việc của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần tập trung vào các hoạt động sau: a. Hoạt động đào tạo Trong hoạt động đào tạo cần quan tâm đến việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo: - Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; cũng như năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên. - Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất; cải tiến các trang thiết bị giảng dạy. - Luôn cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. - Định kỳ thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo của nhà trường. Việc kiểm định là cơ sở khách quan đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động đào tạo của nhà trường. - Thường xuyên thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. - Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên. - Trong điều kiện đảm bảo các qui định, nhà trường có thể cho phép sinh viên chuyển 38
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC đổi ngành học. b. Hoạt động liên kết/hợp tác với doanh nghiệp Quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần được xây dựng trên nền tảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp phần vào sự phát triển chung cho xã hội. Trong việc hợp tác này, Trường đại học sẽ: - Cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. - Sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. - Cử giảng viên đến doanh nghiệp làm công tác tư vấn và phối hợp với doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. - Cử sinh viên đến tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. - Thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết/hợp tác với doanh nghiệp. - Hình thành các trung tâm nghiên cứu phục vụ cho doanh nghiệp. - Mời các doanh nhân có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường. - Thường xuyên trao đổi thông tin với doanh nghiệp về hoạt động đào tạo của trường bao gồm chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp và tài liệu giảng dạy nhằm lấy nhận xét và yêu cầu của doanh nghiệp để cập nhật, cải tiến công tác đào tạo của trường. - Có chính sách khen thưởng, động viên các cá nhân hay đơn vị có thành tích tốt trong việc hợp tác giữa trường và doanh nghiệp. - Ban liên lạc cựu sinh viên là cầu nối quan trọng trong hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các cựu sinh viên là một trong những nhân tố quan trọng trong việc cập nhật và hoàn thiện chương trình đào tạo; cũng như tạo thêm các cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. 2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Trong quan hệ liên kết/hợp tác với trường đại học, các doanh nghiệp sẽ: - Đặt hàng các yêu cầu về nội dung nhà trường cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. - Đóng vai trò phản biện trong việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường; chú ý đến nhu cầu sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp. - Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên đến tham quan, thực tập; tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường. - Tham gia ngày hội việc làm của sinh viên do trường tổ chức. - Cử các doanh nhân có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường. 39
  4. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… - Đặt hàng các nghiên cứu khoa học phục vụ giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. - Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên; đặc biệt các đề tài có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. - Cung cấp học bổng cho sinh viên và tài trợ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và phòng thí nghiệm cho trường. - Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi nhằm phát hiện các sinh viên có khả năng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. 2.4. Giải pháp từ phía các cơ quan chức năng quản lý nhà nước Thành công của quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp không chỉ đem đến những thành quả trực tiếp như nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tăng cơ hội việc làm của sinh viên mà còn gián tiếp góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư vào các hoạt động tăng cường sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Nhà nước sẽ tập trung vào các vấn đề như sau: - Thống kê và dự báo khả năng cung cấp nhân lực của trường đại học và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Các thông tin dự báo mang tính định hướng dài hạn 5 hay 10 năm của nhà nước rất có ích đối với việc xây dựng chương trình đào tạo của các trường đại học và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự phát triển kinh tế của đất nước là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng thêm số việc làm, mở ra cơ hội tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, khi tốc độ phát triển của nền kinh tế chậm lại sẽ làm cho số sinh viên không có việc làm nhiều lên, ngay cả khi chất lượng đào tạo của các trường ngày một tăng lên. - Hiện nay, có rất nhiều doanh nhân đang làm công tác quản lý ở các doanh nghiệp, họ không chỉ có kinh nghiệm thực tiễn mà còn có trình độ chuyên môn, học vị và học hàm cao. Họ có nguyện vọng tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, báo cáo chuyên đề hoặc hướng dẫn luận văn cho sinh viên để góp phần vào công tác đào tạo cho các trường đại học, nhưng họ không muốn là giảng viên cơ hữu của các trường. Đây có thể xem là một đội ngũ “giảng viên thực tiễn”, rất có giá trị đối với nhà trường. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có chính sách công nhận đội ngũ “giảng viên thực tiễn” này là giảng viên của trường đại học. - Bên cạnh nguồn kinh phí của trường và doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí cho những đề tài nghiên cứu khoa học của trường có đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp. 3. CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN CỦA ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN Trong tham luận này, chúng tôi muốn chia sẻ các hoạt động giải quyết việc làm cho 40
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC sinh viên của Đại học Công nghệ Sài Gòn trong năm học 2017-2018 của các phòng chức năng có liên quan bao gồm Phòng Công tác sinh viên, Phòng Đào tạo và Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục. 3.1. Hoạt động của Phòng Công tác sinh viên - Tháng 9/2017 Phòng Công tác sinh viên đã tổ chức khóa học “Kỹ năng viết CV, chinh phục nhà tuyển dụng” trong Tuần Sinh hoạt công dân giữa khóa, cuối khóa nhằm trang bị cho tất cả sinh viên năm cuối những kiến thức cần thiết trong quá trình xin việc và hòa nhập môi trường công sở trong tương lai. - Tháng 12/2017 Phòng Công tác sinh viên đã phối hợp cùng Đoàn-Hội tổ chức định kỳ Ngày hội việc làm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm những công việc phù hợp ngay tại nhà trường. Tại ngày hội, ngoài sự tham gia của các nhà tuyển dụng, sinh viên còn có cơ hội tham gia lớp kỹ năng viết CV, kỹ năng trả lời phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng. - Tháng 5/2018 Phòng Công tác sinh viên phối hợp với Trung tâm Đào tạo quốc tế (ITPC) tổ chức chương trình tọa đàm “Chiến lược phát triển nghề nghiệp” với các nội dung: + Gặp gỡ, giao lưu với các diễn giả, xác định mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bản thân, tìm hiểu những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm. + Tư vấn về những kiến thức cần tích lũy, những kỹ năng cần chuẩn bị để bắt đầu chặng đường lập nghiệp sau khi rời ghế nhà trường. + Chia sẻ với sinh viên về những kinh nghiệm, bài học từ trải nghiệm của bản thân, nhằm giúp làm đầy thêm hành trang vào đời của các sinh viên. - Phòng Công tác sinh viên kết nối cùng Ban liên lạc Cựu SV nhằm giới thiệu việc làm cho SV trường từ các doanh nghiệp của Cựu SV đang công tác; Phòng còn làm cầu nối kết nối doanh nghiệp với đơn vị khoa để triển khai các chương trình như tham quan doanh nghiệp, giới thiệu cuộc thi, học bổng… cho sinh viên khoa. - Phòng Công tác sinh viên giữ mối quan hệ thường xuyên với doanh nghiệp tuyển dụng và cập nhật thông tin tuyển dụng: việc làm toàn thời gian, việc làm bán thời gian, tuyển thực tập sinh hàng ngày trên trang Facebook Thông Tin Tuyển Dụng - P.CTSV - STU và trang Phòng Công tác sinh viên - ĐH Công nghệ Sài Gòn của Phòng, đồng thời gởi thông tin về khoa và dán trên các bảng thông báo chung cho sinh viên toàn trường; đã phối hợp với 121 doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng sinh viên. 3.2. Hoạt động của Phòng Đào tạo - Nâng cao nhận thức của sinh viên để nuôi dưỡng ý chí và hoài bão “tự thân lập nghiệp”, khởi nghiệp thông qua các chương trình “khởi nghiệp”, môn học Khởi nghiệp trong chương trình đào tạo; - Tăng cường việc điều tra, khảo sát, xử lý phân tích kết quả về tình hình có việc làm 41
  6. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… của sinh viên, khả năng tìm việc của sinh viên để có điều chỉnh trong hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo: + Đợt 1: Tháng 04 hàng năm dành cho sinh viên tốt nghiệp nhận hồ sơ ra trường (tốt nghiệp 1 tháng); + Đợt 2: Tháng 08 hàng năm dành cho sinh viên tốt nghiệp nhận hồ sơ ra trường (tốt nghiệp 1 tháng); + Đợt 3: Tháng 10 hàng năm dành cho sinh viên tốt nghiệp nhận hồ sơ ra trường (tốt nghiệp 3 tháng); + Đợt 4: dành cho sinh viên tốt nghiệp 01 năm. Phòng Đào tạo sẽ tiến hành khảo sát đợt 1, 2 và 3 cho đối tượng sinh viên vừa tốt nghiệp. Ban Đảm bảo Kiểm định Chất lượng Giáo dục sẽ tiến hành khảo sát đợt 4 cho đối tượng sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm. - Nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tương xứng với quy mô đào tạo; cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng uy tín và chất lượng đào tạo, khả năng cạnh tranh để sinh viên tốt nghiệp của trường dễ kiếm việc làm, do tốt nghiệp từ một trường có uy tín. - Triển khai một số công tác để đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo: ứng dụng công nghệ thông tin, công khai chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học, điểm danh,... góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. - Việc đăng ký kiểm định, đạt chuẩn kiểm định là một trong những việc nhà trường cần và đã làm để cam kết với xã hội, với đơn vị sử dụng lao động về chất lượng đào tạo, cũng nhằm mục đích giúp sinh viên dễ tìm kiếm việc làm. - Hợp tác với đơn vị sử dụng lao động để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành (50:50), xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và giúp nhà trường đánh giá chất lượng người học tốt nghiệp theo yêu cầu thị trường lao động. Quá trình xây dựng mới hay cập nhật chương trình đào tạo của nhà trường đều có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. - Chương trình đào tạo có cấu trúc, phân bổ kiến thức, phân bổ lý thuyết/thực hành hợp lý đảm bảo người học đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ sau tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. 3.3. Hoạt động của Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (ĐB&KĐCLGD) Ban Đảm bảo và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (ĐB & KĐCLGD) hướng các hoạt động liên quan đến việc làm của sinh viên theo 3 nội dung chính bao gồm Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau một năm tốt nghiệp, Xây dựng các quy trình đảm bảo chất 42
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC lượng bên trong và Đăng ký đánh giá ngoài với các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước. a. Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau một năm tốt nghiệp - Đây là một hoạt động quan trọng nhằm giúp trường nắm được các thông tin về việc làm của cựu sinh viên, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo và các hoạt động liên quan hướng tới giúp sinh viên của trường đủ năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động mà họ nhắm đến. - Ban ĐB&KĐCLGD đã xây dựng kế hoạch, quy trình khảo sát việc làm, hoàn thiện phiếu khảo sát, phương thức khảo sát. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc làm của sinh viên sau một năm tốt nghiệp và thu được một số kết quả chính về tình hình việc làm của sinh viên STU khóa tốt nghiệp 2017 như sau: 43
  8. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… + Cựu sinh viên còn đóng góp nhiều ý kiến rất cụ thể cho chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo của trường và ngành đào tạo. + Các ngành đào tạo trong toàn trường đã đưa hoạt động khảo sát thu nhận phản hồi về chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo của các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, chuyên gia vào hoạt động định kỳ hàng năm. + Cần lưu ý, tỷ lệ sinh viên có việc làm cao cũng mới chỉ là một chỉ số để tham khảo; vấn đề còn phụ thuộc vào chất lượng của việc làm có phù hợp với ngành đào tạo hay không, mức lương cao hay thấp như thế nào. Nếu chỉ so sánh tỷ lệ sinh viên có việc làm để kết luận chất lượng đào tạo trường này cao hơn hay thấp hơn trường khác thì có lẽ chưa thỏa đáng. b. Xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng bên trong nâng cao chất lượng chương trình đào tạo - Hoàn thiện quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo PLO (Programme Learning Outcomes) hướng đến giáo dục đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra OBE (Outcome - based Education) Quy trình tính đến các yếu tố then chốt như thang Bloom, khung trình độ năng lực, định kỳ thu nhận phản hồi về chương trình đào tạo từ nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, chuyên gia, cựu sinh viên. PLO được coi như bản cam kết của các ngành đào tạo với sinh viên năm thứ nhất. - Bắt đầu triển khai quy trình xây dựng chuẩn đầu ra môn học CLO (Course Learning 44
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Outcomes) mapping với chuẩn đầu ra ngành đào tạo PLO theo các sơ đồ phân bố nhằm đạt được PLO mong muốn và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ các CLO mới thiết kế được một chương trình đào tạo có hiệu quả và mang đến chất lượng giáo dục mong muốn. - Một nội dung không thể thiếu trong hoạt động đảm bảo chất lượng của các ngành là đánh giá sinh viên. Các tiêu chí đánh giá sinh viên ở các môn học của các ngành đào tạo phải kết nối và gắn liền với các CLO của các môn học đã được thiết kế. Đây là một nội dung gặp nhiều khó khăn trong triển khai do trường đã nhiều năm tổ chức thi cử, đánh giá sinh viên theo các cách thức đã lạc hậu ở quy mô trường, cũng như ở từng bộ môn và thói quen của nhiều giảng viên. Hiện nay khoa Công nghệ thực phẩm của trường đang tiến hành triển khai thí điểm các nội dung trên. c. Đăng ký đánh giá ngoài với các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước - Đây là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho sinh viên tốt nghiệp khi tìm việc làm, nếu ngành học mà họ theo đuổi được sự ghi nhận, đánh giá, kiểm định của một tổ chức chính thức trong và ngoài nước. Nhận thức của sinh viên và phụ huynh về vấn đề này ngày một nâng cao và đang có xu hướng trở thành một đòi hỏi và tiêu chuẩn lựa chọn trường và ngành đào tạo của họ. Đây cũng là đích hướng tới của tất cả các ngành đào tạo. - Đại học Công nghệ Sài Gòn là một trong hai trường tư thục đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên liên kết của AUN. Hiện nay AUN-QA đã có những ký kết với AUN+3 (Nhật, Hàn, Trung) về việc trao đổi sinh viên trong khối. Do đó, đây cũng là một lợi thế cho sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn sau này. - Hàng năm trường đều đưa vào kế hoạch đăng ký kiểm định cấp chương trình đào tạo ở các tổ chức kiểm định trong nước và AUN-QA. - Hiện nay, trường đã đăng ký kiểm định AUN-QA ngành Công nghệ thực phẩm. - Ban ĐB&KĐCLGD là đầu mối kết nối với các tổ chức kiểm định, các trường Đại học trong nước, nhằm cập nhật và cung cấp các thông tin về đánh giá cấp chương trình cho các ngành đào tạo của trường. 4. KẾT LUẬN Ngày nay, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo của trường đại học. Tỷ lệ sinh viên có việc làm cao cũng phản ánh chất lượng đào tạo tốt của trường đại học. Bài tham luận này cũng cho thấy năng lực của sinh viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên. Năng lực sinh viên càng tăng, tỷ lệ sinh viên có việc làm sẽ càng tăng. Muốn tỷ lệ 45
  10. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… sinh viên có việc làm cao thì phải tìm các giải pháp nâng cao năng lực của sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học. Năng lực của sinh viên phải xuất phát từ tinh thần lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Năng lực của sinh viên phải được phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh việc học kiến thức và kỹ năng chuyên môn tại giảng đường và phòng thí nghiệm, người sinh viên phải được rèn luyện kỹ năng mềm và các năng khiếu văn, thể, mỹ trong các hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ. Để nâng cao năng lực của sinh viên trong quá trình học tập tại trường, các trường đại học cần tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo cùng với việc thường xuyên thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo bởi các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước. Đây là cơ sở khách quan đánh giá chất lượng đào tạo của trường. Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường cũng như năng lực của sinh viên; nghĩa là tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm. Tóm lại, để tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên có liên quan bao gồm sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước. 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2