intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật cho sự phát triển thị trường chứng khoán

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung làm rõ tình hình ban hành khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán cũng như kết quả, hạn chế, nguyên nhân đạt được của thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thể chế pháp luật về thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật cho sự phát triển thị trường chứng khoán

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Lê Đồng Duy Trung1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tóm tắt Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, cũng là một thị trường có tính chất tự do nhất và được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, phản ảnh tức thì các luồng thông tin thị trường và chính sách của Chính phủ. Xu hướng cổ phẩn hóa và niêm yết của các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự tham gia ngày càng đông đảo của c c nhà đầu tư nước ngoài, cũng như việc thị trường chứng khoán phái sinh dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong tháng 5/2017… đang đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc không ngừng hoàn thiện các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy quy mô, nâng cao chất lượng tài sản của thị trường cũng như khả năng quản lý, gi m s t cũng như cơ chế phối hợp thực thi của c c cơ quan có liên quan. Đến nay, khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện. Bài viết này tập trung làm rõ tình hình ban hành khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán cũng như kết quả, hạn chế, nguy n nhân đạt được của thị trường chứng khoán, tr n cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thể chế pháp luật về thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, thể chế, pháp luật, Ủy ban chứng khoán nhà nước. 1. Những kết quả đạt đƣợc Ngày 11/07/1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được ra đời theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP “về chứng khoán và thị trường chứng khoán”2 và thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định số 127/1998-QĐ-TTg. Tuy vậy, phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE diễn 1 Email của tác giả: ledongduytrung@gmail.com 2 Ngày 28/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP với nhiều nội dung thay đổi phù hợp với thực tiễn thị trường. 353
  2. ra vào ngày 28/7/2000 với chỉ 02 mã chứng khoán REE & SAM. Trải qua 17 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã có nhiều bước tiến và hoàn thiện về thể chế. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành 4 Nghị định, 11 Thông tư và 169 Quyết định liên quan đến thị trường chứng khoán, chủ yếu nhằm mục đích thiết lập các cơ sở pháp lý cho các hoạt động niêm yết, giao dịch, thanh tra giám sát,… để vận hành thị trường chứng khoán non trẻ. Đến hiện nay, hệ thống luật và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán đã khá hoàn chỉnh. Sau việc thành lập thị trường chứng khoán và các Trung tâm giao dịch chứng khoán, việc ra đời Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 (Luật Chứng khoán 2006)3 là văn bản pháp lý quan trọng hàng đầu, mở đường cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Luật Chứng khoán 2006 quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật Chứng khoán cũng quy định năm nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán là (i) Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân; (ii) Công bằng, công khai, minh bạch; (iii) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (iv) Tự chịu trách nhiệm về rủi ro; (v) Tuân thủ quy định của pháp luật và ba chính sách định hướng cho sự phát triển thị trường chứng khoán là: (i) Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển; (ii) Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả; (iii) Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3 Tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện bằng Luật số 62/2010/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. 354
  3. Ngay sau khi được ban hành, Luật Chứng khoán 2006 đã tạo một nền tảng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ trong hai năm 2006 – 2007 trước thềm gia nhập WTO. Số lượng nhà đầu tư cá nhân, công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư chứng khoán đã tăng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng 52 lần từ 9.356 tỷ đồng cuối 2015 lên tới 494.547 tỷ đồng cuối 2007. Đây là giai đoạn tăng trưởng quá nóng do có dòng tiền lớn trong và ngoài nước cùng đổ vào thị trường trong khi thiếu sự phản ứng nhanh từ các nhà chính sách và các cơ quan quản lý giám sát thị trường trong các hoạt động thành lập công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ tạo nên tâm lý đua nhau thành lập các tổ chức tài chính. Trong số 105 công ty chứng khoán được thành lập ồ ạt trong giai đoạn 2005-2007, nhiều công ty được thành lập với số vốn dưới 50 tỷ đồng và chỉ thực hiện nghiệp vụ tư vấn và môi giới. Hậu quả của sự bùng nổ này này khiến Việt Nam phải mất nhiều năm mới có thể tái cơ cấu được các công ty chứng khoán và ngân hàng (đến hiện tại, 2017 vẫn đang tiếp tục). Các cơ quan quản lý nhà nước chưa kịp thời có các giải pháp hạn chế sự tăng trưởng nóng như nâng cao điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, quy định vốn điều lệ cao hơn,… Sự tăng trưởng nóng của thị trường tất yếu dẫn đến sự suy thóai trong thời gian sau đó từ 2008 - 2009, từ mức đỉnh 1170,7 điểm vào tháng 3/2017, thị trường đã rơi về đáy 235,5 điểm vào tháng 3/2009, mặc dù vậy số lượng công ty niêm yết cũng như số lượng nhà đầu tư vẫn tăng trưởng hàng năm. Bảng 1: Số lƣợng công ty niêm yết giai đoạn 2006-2015 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1/3/2017 HOSE 106 138 170 196 275 301 308 301 303 308 324 HNX 87 112 168 257 367 393 396 377 371 377 380 Tổng 193 250 338 553 642 694 704 678 674 685 704 Nguồn: B o c o thường ni n HOSE, HNX hàng năm website HOSE, HNX Nhiều đề án đã và đang được xây dựng theo từng giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán như: Đề án “Phát triển thị trường chứng khoán Việt 355
  4. Nam đến năm 2010”4; Đề án “Xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt”5; Đề án “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”6; Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”7; Đề án “Xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam”8; Đề án “Thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam” đang được Ủy ban chứng khoán nhà nước trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ trên cơ sở hợp nhất HOSE và HNX, thực hiện công tác hoàn thiện cấu trúc TTCK, theo đó bước đi đầu tiên đã được triển khai, đó là việc chỉ số VN - Allshare Index kết nối hai Sở giao dịch HOSE và HNX chính thức được vận hành từ ngày 24/10/2016. Dưới Luật Chứng khoán là một loạt thể chế chính sách được ban hành tạo dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh hướng dẫn thực thi để phát triển và phục vụ quản lý, giám sát hoạt động của thị trường đang có hiệu lực hiện nay như Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hóan đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu,… Để hội nhập và phát triển bền vững thì minh bạch là xu hướng tất yếu của TTCK Việt Nam cần đạt được. Chính vì vậy, ngày 6/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC (Thông tư 52). Thông tư 155 đã mở rộng đối tượng, lĩnh vực phải công bố thông tin định kỳ, bất thường, cho phép nhà đầu tư cá nhân ủy quyền công bố thông tin, khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh,... Bên cạnh đó, Thông tư 155 cũng quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như cách thức doanh nghiệp quản lý những tác động và rủi ro có liên quan đến môi trường và xã hội. Quy định công bố thông tin về môi trường và xã hội đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm hướng đến một thị trường tài chính bền vững, đồng thời đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng đầu tư quốc tế. Đây 4 Theo Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 5 Theo Quyết định số 86/QĐ-BTC ngày 15/01/2008 6 Theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 7 Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 8 Dự kiến vận hành thị trường chứng khoán phái sinh vào tháng 5/2017 356
  5. là một trong những bước đi chuẩn bị cho các điều kiện để theo đuổi mục tiêu nâng hạng thị trường từ thị trường “cận biên” lên thị trường “mới nổi” trong xếp hạng thị trường chứng khoán của Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley. Nhằm tăng quy mô giao dịch thị trường, những bước tiến lớn về thể chế gần đây tăng thanh khoản cho thị trường đó là: (i) Ngày 18/12/2015, Trung tâm lưu ký chứng khoán ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới, có hiệu lực từ 01/01/2016. Theo đó, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2), ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1) và (ii) Bộ Tài chính ban hành Thông tư 203/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 01/07/2016 thay thế thông tư Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, theo đó cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được trong phiên khớp lệnh ATO/ATC), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 01 tài khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 01 loại chứng khoán, cho phép nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh giao dịch khi có bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng lưu ký. Đặc biệt, Thông tư 203 tạo cơ sở pháp lý cho phép triển khai các giao dịch bán chứng khoán chờ về, giao dịch trong ngày,… Đi kèm với Thông tư 203 là hai Quy chế giao dịch mới tại hai sàn HOSE và HNX có hiệu lực từ 12/09/2016. Quy chế giao dịch mới cũng nhằm mục đích chính là việc tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán: - Cấm hủy mọi lệnh trong phiên - Cấm hủy/sửa mọi lệnh trong ATO, ATC. phiên ATC. - Chia nhỏ bước giá 10 lần trong - Đơn vị yết giá đối với giao dịch giao dịch so với trước đây xuống còn chứng chỉ quỹ ETF thay đổi thành 10-50-100 đồng. 1 đồng. - Khối lượng giao dịch tối đa cho một lệnh tăng 500.000 cổ phiếu hoặc CCQ Đặc biệt, đối với nhà đầu tư nước ngoài, Thông tư 213/2012/BTC ngày 6/12/2012 đã hướng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiếp theo đó, Nghị định 60/2015/NĐ-CP ra 357
  6. đời ngày 26/06/2015 và Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Đây là mốc quan trọng trong việc thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa lớn trong việc theo đuổi mục tiêu nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong xếp hạng thị trường chứng khoán của Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), lũy kế đến ngày 31/12/2016, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 20.259 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 3.152 nhà đầu tư tổ chức và 17.107 nhà đầu tư cá nhân, tăng mạnh so với cuối 2015 (đạt 18.607 nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 2.879 nhà đầu tư tổ chức và 15.728 nhà đầu tư cá nhân)9. Đối với thị trường trái phiếu, sự ra đời của HOSE năm 2000 đã tạo dựng thị trường thứ cấp cho trái phiếu Chính phủ. Trước năm 2000, trái phiếu Chính phủ hầu như chỉ giao dịch trên thị trường sơ cấp dưới hình thức phát hành trực tiếp và thanh toán một lần cho người mua khi đến hạn như: trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, công trái giáo dục,… Đến tháng 9/2008, toàn bộ trái phiếu Chính phủ giao dịch tập trung được chuyển từ HOSE sang HNX và chỉ được giao dịch từ 24/09/2009 khi HNX hoàn thiện chính thức vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã phê chuẩn cho phép phát hành trở lại kỳ hạn dưới 5 năm (với tỷ lệ 30%, trên 5 năm là 70%), điều này ngay lập tức trở thành sự hấp dẫn thu hút các định chế tài chính tại ngay lần đấu thầu trở lại đầu tiên khi 6000 tỷ đồng đã được bán hết tại mức lãi suất 5.9%/năm với lượng đăng ký đặt thầu lên tới 19.160 tỷ đồng, gấp 3,2 lần giá trị gọi thầu. Tính đến hết thời điểm cuối tháng 12/2016, tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu qua HNX đạt 316.273 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2015. Về kỳ hạn, các trái phiếu có kỳ hạn dài đã được các tổ chức phát hành phát hành nhiều hơn trong năm, đặc biệt là các trái phiếu có kỳ hạn rất dài, lên tới 20, 30 9 Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2017-01-05/153-nha-dau-tu-ngoai-duoc-cap-ma- giao-dich-trong-thang-12-39589.aspx và http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi- truong/2016/01/3BA2535A_nam-2015-hon-1000-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-duoc-cap-ma-so-giao-dich/ 358
  7. năm. Tỷ trọng các trái phiếu có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên được phát hành đã chiếm 22,4% trong tổng giá trị phát hành năm 2016, giá trị này năm 2015 là 15,9%. Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tính đến thời điểm cuối tháng 12/2016 là 930 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2015. Với mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế, ngày 01/02/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh các thể chế thúc đẩy thị trường chứng khoán, các thể chế thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng ngày càng được hoàn thiện. Về lĩnh vực thanh tra chuyên ngành chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước và Vụ trưởng Vụ thanh tra thuộc ủy ban với các văn bản pháp lý như Nghị định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của thanh tra ngành tài chính, Quyết định 539/2016/QĐ-BTC về tổ chức bộ máy của thanh tra chứng khoán. Trong các trường hợp phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc và bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm soát có thẩm quyền biết. Cơ chế giám sát thị trường chứng khoán hiện nay giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký được quy định tại Thông tư số 193/2013/TT-BTC ngày 16/12/2013 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ; Thông tư số 13/2013/TT-BTC, ngày 25/01/2013 về giám sát giao dịch chứng khoán; Quyết định số 689/QĐ-UBCK ngày 31/08/2012 của Chủ tịch UBCKNN về ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc UBCKNN với SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán trong việc giám sát và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên TTCK. Bên cạnh đó, việc giám sát sức khỏe tài chính của các tổ chức trung gian thị trường, mà cụ thể ở đây là giám sát chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tuân thủ theo Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán 359
  8. không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính và Thông tư số 165/2012/TT-BTC, ngày 09/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT- BTC. Có thể nói, đây là một nội dung mới tiếp cận thông lệ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán để thực hiện giám sát rủi ro kể từ sau tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 200810. Các thể chế xử lý vi phạm cũng ngày càng được hoàn thiện. Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định 145/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1/11/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP là hành lang pháp lý rất cần thiết trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bên cạnh nguồn Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tiếp theo đó, Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 đã thêm một tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán là: tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán ngoài 03 tội danh đã có là: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán. Việc bổ sung tội danh này có ý nghĩa quan trọng nhằm đề cao sự răn đe, phòng ngừa vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. 2. Các mặt hạn chế và nguyên nhân Đối với việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Nghị định 60/2015/NĐ-CP ra đời ngày 26/06/2015 và Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục 4 Luật Đầu tư có hiệu lực từ 01/01/2017 vẫn còn tới 243 ngành nghề và chưa giải thích thật sự rõ ràng khiến việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế. Tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hóa, thóai vốn nhà nước và niêm yết chưa có cơ chế mạnh mẽ để ép tiến độ. Nguyên nhân ở khía cạnh thể chế là do chưa có nguồn luật riêng hướng dẫn về cổ phần hóa 10 Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/de-hoan-thien-cong-tac- quan-ly-giam-sat-thi-truong-chung-khoan-64475.html 360
  9. doanh nghiệp nhà nước, thường là những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn sẽ gặp nhiều rủi ro liên quan đến thất thóat vốn, tài sản nhà nước, có thể ảnh hưởng đến khu vực kinh tế nhà nước, ngành, lĩnh vực chiến lược,… Ở khía cạnh riêng, chậm cổ phần hóa một phần gắn với trách nhiệm và ý chí của nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp, vì họ là những người có tiếng nói, có ảnh hưởng lớn, có tính quyết định đến quyết tâm cổ phần hóa hay làm chậm quá trình cổ phần hóa. Đặc biệt, bài toán lợi ích "được - mất" giữa chưa cổ phần hóa và sau cổ phần hóa, thời điểm tiến hành cổ phần hóa đối với doanh nghiệp và đối với cá nhân của những người đứng đầu, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Để thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung phát triển một cách bền vững, và tránh được các biến cố bong bóng vào năm 2007 và sau đó lao dốc như vào năm 2008-2009, công tác phối hợp giám sát và dự báo rất cần sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, theo mô hình của Việt Nam, ngoài Ủy ban chứng khoán nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng là cơ quan có chức năng điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia11. Tuy nhiên thực tế cho thấy hai Ủy ban chưa có cơ chế phối hợp trong công tác giám sát thị trường chứng khoán và chưa có văn bản pháp luật nào thể hiện sự phối hợp giám sát của hai cơ quan đối với thị trường chứng khoán. Tương tự, một thực trạng hiện nay đó là nguồn vốn của thị trường chứng khoán mà cụ thể là nguồn vốn margin mà công ty chứng khoán cấp cho nhà đầu tư phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn vay từ ngân hàng và thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do vậy, hiện tại Ngân hàng Nhà nước chủ yếu tập trung vào việc điều hành chính sách tiền tệ phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa có cơ chế phối hợp điều phối một cách tổng thể nguồn vốn tín dụng cho các công ty chứng khoán với Ủy ban chứng khoán nhà nước. Thẩm quyền thực thi pháp luật của Ủy ban chứng khoán nhà nước còn hạn chế. Cụ thể, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán số 62/2010/QH ngày 18/12/2013 chỉ cho 11 Trích Điều 2, Khoản 1 Quyết định số 15/2015/QĐ-TTg v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia. 361
  10. phép Ủy ban chứng khoán nhà nước có các thẩm quyền thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong khi đó, tại các nước phát triển, như Hoa Kỳ, Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Mỹ (SEC) có thẩm quyền thanh tra, điều tra và truy tố. Vì không có thẩm quyền điều tra và truy tố, không như SEC, Ủy ban chứng khoán nhà nước không có quyền thu thập nhiều loại thông tin riêng tư của khách hàng như tài khoản, lịch sử giao dịch tại ngân hàng, điện thoại, email,… Điều này khiến việc xác minh vi phạm trong thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khi phạm vi, số lượng sai phạm cũng như hình thức sai phạm (giao dịch nội gián, thao túng giá chứng khoán, sai phạm về kiểm toán và báo cáo tài chính, sai phạm về công bố thông tin,…) ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, chế tài xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chưa đủ cao, cụ thể Luật Chứng khoán quy định mức phạt tối đa vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chỉ là 2 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân. 3. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật đối với thị trƣờng chứng khoán Thứ nhất, thị trường chứng khoán sẽ ngày càng đón nhận nhiều sản phẩm mới với tính chất phức như chứng khoán phái sinh, các sản phẩm quỹ mới (ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí,…) đòi hỏi các cơ quan quản lý phải không ngừng tăng cường công tác giám sát cũng như nghiên cứu kinh nghiệm triển khai trên thế giới để thiết lập các thể chế pháp luật phù hợp. Đối với thị trường trái phiếu, cần đẩy nhanh tiến trình hình thành thị trường trái phiếu doanh nghiệp niêm yết. Thứ hai, đẩy nhanh lộ trình tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng và doanh nghiệp niêm yết để thu hút dòng vốn ngoại, đây là điều kiện quyết định đến mục tiêu nâng hạng thị trường từ thị trường “cận biên” lên thị trường “mới nổi”. Thứ ba, ở góc độ quản lý vĩ mô, cần tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước với các cơ quan hữu quan về quản lý vĩ mô thị trường chứng khoán như là bộ phận quan trọng trong thị trường tài chính để hoạch định chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ với 362
  11. sự phát triển của thị trường tài chính. Đặc biệt là sự phối hợp giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia để giám sát và dự báo, cảnh báo đối với thị trường chứng khoán và với Ngân hàng nhà nước trong việc điều phối dòng tín dụng ngân hàng hợp lý, phản ánh đúng tình hình nội tại của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế cũng như làm mềm các cú sốc từ thị trường tài chính quốc tế. Thứ tư, trong bối cảnh Ủy ban chứng khoán nhà nước chưa có thẩm quyền điều tra và truy tố như SEC, cần xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước với các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán như các ngân hàng giám sát, công ty chứng khoán,… để phục vụ công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán nhà nước, vì các tổ chức này trực tiếp khai thác và quản lý thông tin của khách hàng là những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thứ năm, nghiên cứu và cấp thẩm quyền điều tra và truy tố cho cơ quan giám sát thị trường chứng khoán là Ủy ban chứng khoán nhà nước. Thứ sáu, hoàn thiện khung thể chế nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường như: kiên quyết tách bạch tài sản của nhà đầu tư với tài sản của công ty chứng khoán, tái cấu trúc các công ty chứng khoán thông qua việc rà soát, giải thể, hợp nhất các công ty chứng khoán yếu kém. Bên cạnh đó, xem xét phân loại các nhóm chứng khoán, sàn giao dịch chứng khoán theo các khung tiêu chuẩn niêm yết. Thứ bảy, xây dựng các thể chế pháp luật theo hướng thân thiện thị trường, nguyên tắc xây dựng các thể chế này cơ bản là quản lý và giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro thay vì giám sát tuân thủ. Thứ tám, hiện đại hóa, điện tử hóa hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân lực cho công tác giám sát và thanh tra xử lý vi phạm. Hiện tại, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã triển khai một số hệ thống hỗ trợ cho công tác giám sát như: MSS (giám sát giao dịch), IDS (công bố thông thông tin). Dù vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ giám sát, kết nối dữ liệu với các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán để tăng cường quản lý tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức phát hành,… Từ đó, xây dựng 363
  12. hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giám sát, thay thế cho công tác giám sát thủ công. Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ giám sát các cấp. Yêu cầu của công tác giám sát giao dịch đòi hỏi cán bộ giám sát phải có các kỹ năng chuyên môn về phân tích, xử lý dữ liệu; kỹ năng tiếp xúc với các đối tượng giám sát thuộc nhiều thành phần khác nhau; cũng như khả năng vận hành hệ thống công nghệ phục vụ cho công tác giám sát. Tài liệu tham khảo 1. Đào Văn Hùng, Cải c ch hệ thống tài chính Việt Nam - Động lực và trở ngại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. 2. Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh, B o c o ph t triển nền kinh tế thị trường 2014, Nhà xuất bản Tri thức, 2015. 3. Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh, Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo ph t triển, Nhà xuất bản Tri thức, 2016. 4. Quách Đức Pháp, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 11/2011), Vì sao vi phạm ph p luật về chứng khoán ngày càng ph t triển và trở n n phổ biến công khai. 5. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, B o c o thường ni n c c năm 2006 -2015. 6. Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, B o c o thường ni n c c năm 2006 -2015. 7. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành, An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2016. 8. Và một số bài viết sau (truy cập ngày 5/03/2017): http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/de-hoan- thien-cong-tac-quan-ly-giam-sat-thi-truong-chung-khoan-64475.html http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2017-01-05/153-nha- dau-tu-ngoai-duoc-cap-ma-giao-dich-trong-thang-12-39589.aspx và http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi- truong/2016/01/3BA2535A_nam-2015-hon-1000-nha-dau-tu-nuoc-ngoai- duoc-cap-ma-so-giao-dich/ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/de-hoan- thien-cong-tac-quan-ly-giam-sat-thi-truong-chung-khoan-64475.html 364
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2