Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
58(10): 14 - 20<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH CẦU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trần Đình Tuấn*<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự suy thoái ngày càng sâu rộng của kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực<br />
đến thị trường hàng hóa xuất khẩu, thị trường vốn và hoạt động dịch vụ<br />
nước ta. Ở trong nước, lạm phát cao cùng với suy giảm sản xuất công<br />
nghiệp và xây dựng cuối năm 2008 kéo dài sang những tháng đầu năm 2009<br />
đã làm trầm trọng thêm những khó khăn, yếu kém vốn có của nền kinh tế. Vì<br />
vậy việc tìm ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế,<br />
duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nền kinh tế nói chung<br />
và cho từng địa phương nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Qua bài viết tác<br />
giả đề xuất một số giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nước ta và cho<br />
tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.<br />
Từ khóa: Một số giải pháp kích cầu ở việt nam trong giai đoạn khủng khoảng<br />
kinh tế toàn cầu.<br />
<br />
*<br />
<br />
Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới<br />
chuẩn lan rộng ở Mỹ kể từ giữa năm<br />
2007 đã dẫn tới tình trạng suy thoái<br />
kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008,<br />
nền kinh tế thế giới và trong nước có<br />
nhiều biến động vô cùng phức tạp.<br />
Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu,<br />
lương thực, thực phẩm và nhiều loại<br />
hàng hóa khác trên thị trường thế giới<br />
tăng mạnh trong những tháng đầu<br />
năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu<br />
hết các nước trên thế giới. Đến cuối<br />
năm, giá cả các loại hàng hóa và<br />
nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác<br />
động của suy thoái kinh tế toàn cầu.<br />
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ<br />
và các cấp, các ngành từ Trung ương<br />
đến địa phương, các tổ chức kinh tế<br />
và toàn xã hội đều phải xác định thực<br />
*<br />
<br />
Trần Đình Tuấn, Tel: 0912039920<br />
Email:<br />
<br />
,<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là<br />
phải tập trung mọi nỗ lực để tìm mọi<br />
giải pháp chủ động ngăn chặn suy<br />
giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh<br />
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu<br />
đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh<br />
xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu<br />
tăng trưởng kinh tế năm 2009 và các<br />
năm tiếp theo.<br />
Tình hình triển khai thực hiện các<br />
giải pháp chống suy giảm và ổn<br />
định vĩ mô nền kinh tế nước ta<br />
trong thời gian qua<br />
Trong năm 2008, dưới sự lãnh đạo<br />
của Đảng, sự điều hành quyết liệt của<br />
Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả<br />
của Quốc hội với việc thực hiện có kết<br />
quả 8 nhóm giải pháp của Chính phủ,<br />
lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ<br />
mô cơ bản giữ được ổn định, an ninh<br />
xã hội được bảo đảm, tốc độ tăng<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trưởng kinh tế đạt 6,23%. Tuy vậy,<br />
khủng hoảng tài chính và suy thoái<br />
kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp<br />
đến kinh tế nước ta, làm cho sản<br />
xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm<br />
sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm<br />
và đời sống nhân dân. Trước tình<br />
hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị<br />
quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11-122008 về những giải pháp cấp bách<br />
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế,<br />
duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm<br />
an sinh xã hội với 5 nhóm giải pháp<br />
chủ yếu: (1) Thúc đẩy sản xuất kinh<br />
doanh và xuất khẩu; (2) Thực hiện<br />
các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu<br />
dùng; (3) Chính sách tài chính và tiền<br />
tệ; (4) Bảo đảm an sinh xã hội; (5)<br />
Tăng cường công tác điều hành, tổ<br />
chức thực hiện chính sách. Nhờ việc<br />
triển khai kịp thời, quyết liệt, có những<br />
chính sách cụ thể trong việc thực hiện<br />
các giải pháp cơ bản trên, tình hình<br />
kinh tế - xã hội hai quý đầu năm 2009<br />
đã có những dấu hiệu tích cực: Kinh<br />
tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng<br />
kinh tế được duy trì; việc điều hành lãi<br />
suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp, giữ<br />
được an toàn hệ thống ngân hàng;<br />
lạm phát được kiềm chế; sản xuất<br />
nông nghiệp phát triển; an sinh xã hội<br />
được tăng cường... Nhưng nhìn<br />
chung nền kinh tế nước ta vẫn đang<br />
đứng trước nhiều khó khăn thách<br />
thức trong việc thực hiện chính sách<br />
tài chính và tiền tệ, sản xuất và tiêu<br />
thụ sản phẩm, thu hút và giải ngân<br />
nước ngoài tăng chậm; giải quyết việc<br />
làm đang là vấn đề nhức nhối... Vì vậy<br />
vẫn phải tiếp tục thực hiện đồng bộ<br />
các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho<br />
sản xuất, kinh doanh, huy động tối đa<br />
các nguồn lực cho phát triển nhằm<br />
ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì<br />
tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế<br />
- xã hội đang gặp khó khăn... Dưới<br />
góc độ bài viết này, tác giả xin trao đổi<br />
một số nội dung liên quan đến vấn đề<br />
thực hiện một số giải pháp kích cầu<br />
hiện nay ở nước ta và liên hệ với tỉnh<br />
Thái Nguyên.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
58(10): 14 - 20<br />
<br />
Một số giải pháp nhằm thực hiện<br />
kích cầu hiện nay ở nước ta<br />
1. Những quan điểm để thực hiện<br />
giải pháp kích cầu<br />
- Kích cầu phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo: Thực hiện kích<br />
cầu phải làm tăng thêm của cải vật<br />
chất cho xã hội, tăng trưởng GDP cho<br />
nền kinh tế, tăng thu nhập cho doanh<br />
nghiệp, tạo thêm việc làm cho người<br />
lao động nhằm tăng thu nhập cho<br />
người lao động nói riêng và nhân dân<br />
nói chung. Đồng thời thúc đẩy các<br />
cân đối vĩ mô, giảm bội chi ngân<br />
sách, cải cách thể chế, thực hiện<br />
công bằng xã hội... Cơ chế hỗ trợ lãi<br />
suất của Chính phủ là giải pháp kích<br />
cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh<br />
tế, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh<br />
doanh, tạo việc làm cho người lao<br />
động và hiện đang được các doanh<br />
nghiệp và toàn xã hội hưởng ứng,<br />
đồng tình.<br />
- Kích cầu phải có trọng tâm, trọng<br />
điểm, không rải mành mành, phân tán<br />
manh mún..., nhưng phải đặc biệt<br />
quan tâm giám sát vì rất dễ tạo ra cơ<br />
chế “xin – cho”, tình trạng “chạy dự<br />
án”, “nước chảy chỗ trũng” để được<br />
ưu tiên vốn hoặc lãi suất kích cầu... Vì<br />
vậy cần tăng cường giám sát để tránh<br />
việc chi sai mục tiêu, đối tượng sử<br />
dụng, gây lãng phí nguồn lực. Đối với<br />
nước ta là một nước nông nghiệp vì<br />
vậy cần ưu tiên các nguồn lực cho<br />
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy<br />
sản. Khu vực kinh tế tư nhân, các<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần<br />
phải được quan tâm phát triển do đặc<br />
điểm kinh tế của nước ta còn sản xuất<br />
nhỏ, đồng thời góp phần giải quyết<br />
vấn đề lao động dư thừa ở nông thôn.<br />
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng,<br />
sản lượng nông nghiệp chỉ tăng<br />
nhanh khi lao động nông nghiệp được<br />
chuyển từ khu vực nông nghiệp ra<br />
các khu vực khác. Rất cần có một môi<br />
trường hỗ trợ cho sự phát triển doanh<br />
nghiệp để khuyến khích sự tăng<br />
trưởng của các ngành công nghiệp sử<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dụng nhiều lao động ở nông thôn [4].<br />
Thực hiện kích cầu cũng cần đặc biệt<br />
quan tâm đến các đối tượng bị ảnh<br />
hưởng nhiều trong cuộc khủng hoảng<br />
kinh tế là tầng lớp dân nghèo, yếu thế<br />
ở khu vực nông thôn, lao động thất<br />
nghiệp... Nói chung, hiệu quả của gói<br />
kích cầu của Chính phủ phải đến<br />
được tới từng người dân, không phân<br />
biệt giàu nghèo, đối tượng.<br />
- Kích cầu cần được triển khai đồng<br />
bộ trên cả 2 giác độ sản xuất và tiêu<br />
dùng. Sản xuất và dịch vụ làm tăng<br />
cung sản phẩm, còn tiêu dùng lại làm<br />
tăng cầu hàng hóa và dịch vụ. Ở Việt<br />
Nam, vai trò của sản xuất và tiêu<br />
dùng trong GDP rất quan trọng, nên<br />
muốn tăng trưởng kinh tế bền vững<br />
nhất thiết phải quan tâm đến cả 2 mặt<br />
sản xuất và tiêu dùng.<br />
- Kích cầu mang tính ngắn hạn nên<br />
cần phải phát huy tác dụng nhanh, do<br />
đó cần quan tâm đến tiêu chí thời<br />
gian dự án. Những dự án kích cầu<br />
cần thời gian triển khai càng dài thì ý<br />
nghĩa, tác dụng của kích cầu càng<br />
giảm.<br />
2. Một số giải pháp đối với kích cầu<br />
đầu tư và kích cầu tiêu dùng ở Việt<br />
Nam hiện nay<br />
a) Về kích cầu đầu tư<br />
Giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng vốn đầu tư cần được coi là<br />
nhiệm vụ vừa cấp bách vừa là chiến<br />
lược đối với nền kinh tế Việt Nam<br />
trong thời gian tới. Cần phải tập trung<br />
mọi nguồn lực tài chính của Chính<br />
phủ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,<br />
duy trì nền kinh tế phát triển ổn định.<br />
Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra,<br />
giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng<br />
chi sai mục tiêu, đối tượng sử dụng,<br />
gây lãng phí các nguồn lực. Trong<br />
kích cầu đầu tư, nguồn tiền sẽ được<br />
trích từ ngân sách nhà nước về xây<br />
dựng cơ bản hàng năm, trái phiếu<br />
Chính phủ và vốn ODA. Chính phủ đã<br />
cho phép hoãn thu hồi 3.383,7 tỉ đồng<br />
vốn ngân sách đã ứng những năm<br />
trước và cho phép thực hiện 7.700 tỉ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
58(10): 14 - 20<br />
<br />
đồng trái phiếu chính phủ chưa thực<br />
hiện năm 2008. Số vốn trái phiếu đã<br />
thông báo sẽ phát hành năm 2009 là<br />
36.000 tỉ đồng, đồng thời tiếp tục trình<br />
Quốc hội xin phát hành thêm khoảng<br />
15.000 – 20.000 tỉ đồng trong năm<br />
2009. Số trái phiếu Chính phủ bằng<br />
ngoại tệ đợt 1 đã phát hành là 300<br />
triệu USD trên thị trường vốn trong<br />
nước. Ngoài nguồn vốn của các<br />
doanh nghiệp trong nước, cần tăng<br />
cường thu hút các nguồn vốn đầu tư<br />
nước ngoài để thực hiện giải pháp<br />
kích cầu. Các nguồn tài chính dành<br />
cho kích cầu đầu tư cần được sử<br />
dụng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc<br />
các thành phần kinh tế phát triển sản<br />
xuất và mở rộng dịch vụ. Tập trung<br />
nguồn lực quan trọng nhất để đầu tư<br />
cho các ngành kinh tế, các doanh<br />
nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh<br />
dịch vụ chất lượng cao. Đặc biệt là<br />
phải ưu tiên nguồn lực cho xuất<br />
khẩu, nhất là khi nước ta đang ở<br />
trong giai đoạn nhập siêu.<br />
+ Cần phải có một chính sách điều<br />
hành tỷ giá linh hoạt. Trong cơ chế thị<br />
trường mở, điều tiết nền kinh tế có 3<br />
yếu tố quan trọng: giá cả hàng hóa,<br />
dịch vụ, tỷ giá và lãi suất, không thể<br />
xem nhẹ yếu tố nào. Nhưng một nền<br />
kinh tế mở cửa càng gắn bó với thị<br />
trường thế giới thì tỷ giá càng quan<br />
trọng. Nếu cố định tỷ giá, làm tê liệt<br />
công cụ điều tiết thị trường, thì tác hại<br />
của nó là khôn lường. Một chính sách<br />
điều hành tỷ giá linh hoạt thực chất là<br />
một chính sách để cho các yếu tố của<br />
cơ chế thị trường tự động điều tiết<br />
nền kinh tế, chính phủ chỉ can thiệp<br />
để giảm bớt mực độ thái quá của<br />
chúng [3].<br />
+ Đẩy mạnh việc thực hiện lãi suất<br />
4% đối với các doanh nghiệp thông<br />
qua Ngân hàng Thương mại. Bản<br />
chất của việc bù lãi suất là sử dụng<br />
công cụ tài khóa để thực hiện chính<br />
sách tiền tệ. Số tiền bù chênh lệch<br />
được lấy từ ngân sách, được Ngân<br />
hàng Nhà nước triển khai qua hệ<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thống Ngân hàng Thương mại. Theo<br />
số liệu đăng ký kế hoạch giải ngân<br />
vốn vay được hỗ trợ lãi suất trong<br />
tháng 2 và 3/2009 của các Ngân hàng<br />
Thương mại khoảng 400.000 tỉ đồng,<br />
số vốn này sẽ ngày càng tăng thêm.<br />
Hỗ trợ vốn vay trong chương trình<br />
kích cầu cần ưu tiên cho các doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư<br />
nhân để tạo thêm nhiều việc làm cho<br />
nhiều lao động đang thất nghiệp do<br />
khủng hoảng kinh tế gây ra (khoảng<br />
600 nghìn người) và lao động dư<br />
thừa ở nông thôn. Việc thực hiện kích<br />
cầu lãi suất thông qua hệ thống Ngân<br />
hàng Thương mại cần phải có một<br />
thiết chế ngân hàng và tài chính lành<br />
mạnh, thông thoáng, đủ rõ ràng. Thực<br />
tế cho thấy rằng, thiết chế ngân hàng,<br />
tài chính của các nước đang lâm vào<br />
khủng hoảng nếu thiếu những yếu tố<br />
trên sẽ không có khả năng kiểm soát<br />
và bị bộ máy chính trị can thiệp quá<br />
mức vào hoạt động ngân hàng với<br />
những quan hệ mờ ám. Tam giác lợi<br />
ích: Các quan chức lãnh đạo - Các<br />
ngân hàng - Các công ty “liên kết” lợi<br />
ích với nhau làm cho thiết chế ngân<br />
hàng tài chính của các nước này trở<br />
nên hư hỏng. Những quan hệ móc<br />
ngoặc, hối lộ, những chỉ thị ngầm để<br />
được vay vốn và đầu tư ưu đãi là<br />
những ung nhọt trong hệ thống ngân<br />
hàng và tài chính Châu Á. Đây cũng<br />
là một trong những nguyên nhân làm<br />
cho hệ thống ngân hàng và tài chính<br />
của các nước Châu Á khó điều chỉnh<br />
linh hoạt theo những thay đổi mới của<br />
thị trường [2].<br />
+ Tăng cường và ưu tiên kích cầu cho<br />
khu vực nông nghiệp, nông thôn bao<br />
gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư<br />
gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất tín<br />
dụng. Đây là một khu vực rộng lớn cả<br />
về sản xuất, dân cư và thị trường.<br />
Thực tế cho thấy, vừa qua khu vực<br />
này chịu ảnh hưởng ít nhất của khủng<br />
hoảng kinh tế và vẫn đang có sự tăng<br />
trưởng. Nông nghiệp cung cấp các<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
58(10): 14 - 20<br />
<br />
nhu yếu phẩm hàng ngày cho con<br />
người, vì vậy đầu tư vào khu vực này<br />
có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng rộng<br />
đến các ngành kinh tế khác và cả xã<br />
hội. Ưu tiên phát triển nông nghiệp và<br />
nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan<br />
trọng trong việc giảm nghèo, đầu tư<br />
vào khu vực này vừa nhằm thực hiện<br />
tinh thần Nghị quyết Trung ương 7<br />
khóa X về nông nghiệp, nông dân và<br />
nông thôn; thực hiện Chương trình<br />
giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61<br />
huyện nghèo đang được triển khai<br />
tích cực; vừa nhằm mục tiêu tăng<br />
nhanh nông sản hàng hóa phục vụ<br />
cho tiêu dùng trong nước và cho xuất<br />
khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2009,<br />
Việt Nam đã xuất khẩu được gần 3,5<br />
triệu tấn gạo đem lại nguồn thu hơn<br />
1,5 tỷ USD. Với xu hướng này, Việt<br />
Nam có thể xuất khẩu 5 triệu tấn gạo<br />
trong năm 2009. Nhưng cũng cần có<br />
chính sách quản lý xuất khẩu gạo để<br />
chống phá giá gạo xuất khẩu. Ngoài<br />
gạo, các mặt hàng nông sản có thế<br />
mạnh của nước ta cũng cần phải<br />
được đầu tư để mở rộng thêm thị<br />
trường xuất khẩu. Đồng thời, phải<br />
khẩn trương ban hành chính sách hỗ<br />
trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất<br />
khẩu, kiểm tra chặt chẽ nhập siêu, có<br />
chính sách phù hợp để khuyến khích<br />
sản xuất và tiêu dùng trong nước.<br />
Hiện nay, lúa là cây lương thực chiếm<br />
tới 60% diện tích đất nông nghiệp,<br />
cần phải có chiến lược cho nông dân<br />
thực hiện đa dạng hóa sản xuất để<br />
tăng thu nhập và giảm bớt khả năng<br />
dễ bị tổn thương do biến động của thị<br />
trường.<br />
Sản xuất nông nghiệp hiện nay, khi tư<br />
liệu sản xuất quan trọng là đất đai<br />
đang bị thu hẹp, nhường chỗ cho các<br />
dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc<br />
phát triển du lịch nông thôn tại những<br />
địa phương có nhiều tiềm năng du<br />
lịch cần được quan tâm hơn để góp<br />
phần giải quyết việc làm, tạo nguồn<br />
thu nhập từ dịch vụ cho nông dân.<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phát triển dịch vụ nói chung và du lịch<br />
nông thôn nói riêng ở nước ta có vai<br />
trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế,<br />
tạo nhiều việc làm mới ở nông thôn.<br />
Dự kiến những ngành này sẽ tăng<br />
trưởng GDP 14% mỗi năm vào năm<br />
2010 (so với 4% của nông nghiệp); tỷ<br />
lệ của những ngành này trong tổng<br />
việc làm ở nông thôn sẽ tăng từ 14%<br />
năm 2000 lên đến 28% năm 2010, tạo<br />
ra khoảng 400.000 việc làm trực tiếp<br />
mỗi năm và hàng trăm ngàn việc làm<br />
gián tiếp do hiệu ứng của du lịch nông<br />
thôn [6]. Thực hiện được mục tiêu<br />
trên sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo<br />
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo<br />
hướng sản xuất hàng hóa và phát<br />
triển nông thôn mới.<br />
b) Về kích cầu tiêu dùng<br />
Cùng với kích cầu đầu tư, kích cầu<br />
tiêu dùng cũng là nhóm giải pháp rất<br />
quan trọng để hạn chế ảnh hưởng<br />
của suy thoái kinh tế. Ở các nước<br />
khác nhau, kích cầu tiêu dùng được<br />
thực hiện bằng các giải pháp khác<br />
nhau rất đa dạng. Thường được thực<br />
hiện bằng việc miễn giảm thuế cho<br />
người nghèo, bồi hoàn thuế thu nhập<br />
cá nhân; giảm giá hàng tiêu dùng<br />
hoặc trợ giá hàng hóa, dịch vụ, du<br />
lịch, vui chơi giải trí...; cho người<br />
nghèo vay mua nhà trả góp với lãi<br />
suất ưu đãi... Ở Việt Nam, Chính phủ<br />
đã sử dụng cả chính sách tài khóa và<br />
chính sách tiền tệ để kích thích tăng<br />
trưởng, phòng ngừa sụt giảm kinh tế.<br />
Trong phạm vi của chính sách tài<br />
khóa, kích cầu tiêu dùng nội địa là<br />
biện pháp quan trọng hàng đầu. Tăng<br />
cường thị trường nội địa vừa đáp ứng<br />
nhu cầu tiêu dùng của người dân<br />
trong nước, vừa góp phần làm giảm<br />
áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp<br />
phần cân bằng cán cân thương mại.<br />
Để tăng sức mua trong nước, Chính<br />
phủ đã quyết định giảm 50% thuế<br />
VAT cho 19 nhóm mặt hàng và hoãn<br />
thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng<br />
đầu năm 2009, tăng mức lương tối<br />
thiểu... [6]. Tuy nhiên sức cầu tiêu<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
58(10): 14 - 20<br />
<br />
dùng của dân cư đang ở mức thấp vì<br />
tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế dẫn<br />
đến việc người dân lưu giữ các tài<br />
sản có giá, tiết kiệm chi tiêu làm cho<br />
sức mua trên thị trường dù có tăng<br />
nhưng mức tăng rất thấp. Vì vậy, kích<br />
cầu tiêu dùng ở nước ta hiện nay vẫn<br />
cần phải tìm ra các giải pháp thích<br />
hợp.<br />
+ Kích thích tiêu dùng nội địa: Trong<br />
khi thị trường xuất khẩu giảm sút, cần<br />
tiếp tục đẩy mạnh sức mua trên thị<br />
trường nội địa bằng các biện pháp<br />
như phát triển mạng lưới phân phối,<br />
mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa<br />
dịch vụ. Tăng cường các biện pháp<br />
quản lý thị trường, giá cả, chất lượng<br />
hàng hóa, chống đầu cơ, độc quyền.<br />
Tiếp tục cơ chế điều hành giá với một<br />
số mặt hàng thiết yếu như điện, than,<br />
xăng dầu, nước sạch, phân bón, sắt<br />
thép, xi măng, thuốc chữa bệnh...<br />
Ngăn chặn tình trạng tăng giá dây<br />
chuyền ảnh hưởng tới sản xuất, kinh<br />
doanh và đời sống của nhân dân.<br />
Khuyến khích các doanh nghiệp giảm<br />
giá hàng hóa và dịch vụ... để kích cầu<br />
tiêu dùng.<br />
+ Cần nghiên cứu miễn hoặc lùi thời<br />
gian nộp thuế thu nhập cho các<br />
doanh nghiệp; lùi thêm thời hạn thực<br />
hiện thuế thu nhập cá nhân; tiếp tục<br />
thực hiện việc miễn giảm thuế VAT<br />
đối với một số hàng hóa, dịch vụ sản<br />
xuất trong nước. Biện pháp này có<br />
thể làm giảm nguồn thu của ngân<br />
sách, nhưng lại có tác dụng kích thích<br />
sản xuất và tăng sức mua, vì sức<br />
mua của người dân phụ thuộc vào thu<br />
nhập của họ. Giảm thuế có tác dụng<br />
tương tự như việc tăng một phần thu<br />
nhập cho người lao động.<br />
+ Cần tiếp tục phát triển thêm thị<br />
trường xuất khẩu cho những mặt<br />
hàng có thế mạnh của Việt Nam như<br />
hàng nông sản, hàng dệt may, giày<br />
dép, thiết bị điện tử... Để đạt được<br />
mục tiêu trên có thể thực hiện các<br />
vấn đề như: chính sách điều hành tỷ<br />
giá linh hoạt, có lợi cho hoạt động<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />