Nguyễn Hưng Thịnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 163 - 168<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC<br />
PHÁP LUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH,<br />
SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY<br />
Nguyễn Hưng Thịnh<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói<br />
chung và trong các nhà trường nói riêng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh,<br />
sinh viên trong các nhà trường góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhằm phát triển toàn diện con<br />
người Việt Nam. Bài báo đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay ở Đại<br />
học Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác<br />
này, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Đại học Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật, học sinh, sinh viên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật<br />
(PBGDPL) luôn được Đảng, Nhà nước và các<br />
tổ chức đoàn thể xã hội chú trọng, quan tâm<br />
trong nhiều năm qua và coi đây là nhiệm vụ<br />
quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý<br />
thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân<br />
dân. Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế hội<br />
nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ<br />
trên mọi lĩnh vực, đất nước ta đang trong tiến<br />
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội<br />
chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân<br />
thì công tác PBGDPL càng trở nên quan trọng<br />
và cần thiết.<br />
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát huy dân<br />
chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương,<br />
tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng<br />
pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân,<br />
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”[1].<br />
Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà<br />
nước và các tổ chức đoàn thể xã hội trong<br />
việc thực hiện công tác PBGDPL nhằm nâng<br />
cao ý thức chấp hành pháp luật của toàn dân.<br />
Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương<br />
Đảng (Khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 32CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng<br />
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,<br />
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912.512.051<br />
<br />
bộ, nhân dân. Chỉ thị đã xác định rõ: “phổ<br />
biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của<br />
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là<br />
nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt<br />
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những<br />
năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực<br />
hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo<br />
chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp<br />
luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật<br />
của cán bộ và nhân dân”[2]. Chỉ thị đã tạo<br />
một bước phát triển mới về nhận thức và lãnh<br />
đạo công tác PBGDPL, đưa công tác<br />
PBGDPL lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu<br />
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của<br />
Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX), Thủ<br />
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số<br />
1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 phê duyệt Đề<br />
án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến,<br />
giáo dục pháp luật trong nhà trường” (gọi tắt<br />
là Đề án 1928). Mục tiêu của Đề án là: “Nâng<br />
cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ<br />
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.<br />
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý<br />
thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp<br />
hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý<br />
cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn<br />
định môi trường giáo dục, nâng cao chất<br />
lượng giáo dục toàn diện” [3].<br />
Ngày 20/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội<br />
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam<br />
163<br />
<br />
168Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hưng Thịnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Khóa XIII đã thông qua Luật phổ biến, giáo<br />
dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày<br />
01/01/2013. Luật đã dành Mục 3 của Chương<br />
II để quy định về Giáo dục pháp luật trong<br />
các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục<br />
quốc dân.<br />
Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt<br />
động giáo dục pháp luật trong nhà trường với<br />
ý nghĩa là một hình thức không thể thiếu, đặc<br />
trưng riêng của hoạt động PBGDPL góp phần<br />
thực hiện quá trình đào tạo nhằm phát triển<br />
toàn diện của con người Việt Nam.<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PBGDPL<br />
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC<br />
THÁI NGUYÊN<br />
Kết quả đạt được<br />
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, từ<br />
khi thành lập (1994) đến nay, Đại học Thái<br />
Nguyên đã không ngừng phát triển và hoàn<br />
thiện về mọi mặt hoạt động. Trong quá trình<br />
đào tạo, công tác PBGDPL cho học sinh, sinh<br />
viên (HSSV) đã được Đại học Thái Nguyên<br />
triển khai thực hiện và đạt được một số kết<br />
quả nhất định như:<br />
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên từng bước bổ<br />
sung đội ngũ cán bộ giảng dạy pháp luật đại<br />
cương và pháp luật chuyên ngành.<br />
- Hàng năm đều cử cán bộ tham gia hội thảo,<br />
tập huấn cập nhật về công tác pháp chế do Bộ<br />
Giáo dục và đào tạo tổ chức.<br />
- Chỉ đạo việc PBGDPL ngoại khóa cho<br />
HSSV thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu<br />
năm học, sinh hoạt chính trị đầu khóa học,<br />
sinh hoạt chính trị cuối khóa học, các đợt sinh<br />
hoạt chính trị chuyên đề, sinh hoạt chính trị<br />
nhân ngày lễ lớn…<br />
- Trên trang Web của Đại học Thái Nguyên<br />
và các đơn vị thành viên thường xuyên cập<br />
nhật các văn bản pháp quy nhằm tăng cường<br />
tuyên truyền, phổ biến các định hướng, chính<br />
sách, chế độ có liên quan đến cán bộ, giảng<br />
viên, HSSV.<br />
Tồn tại, khó khăn<br />
Về cơ bản, công tác PBGDPL ở Đại học Thái<br />
Nguyên đã có những chuyển biến tích cực.<br />
Tuy nhiên, với số lượng HSSV tương đối<br />
đông (Năm 2012, tổng số HSSV và học viên<br />
Sau Đại học của Đại học Thái Nguyên là trên<br />
<br />
105(05): 163 - 168<br />
<br />
90.000 người), công tác PBGDPL cho HSSV<br />
ở Đại học Thái Nguyên thời gian qua còn bộc<br />
lộ những hạn chế, tồn tại như:<br />
- Đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác<br />
PBGDPL còn thiếu, đặc biệt là giảng viên<br />
chuyên ngành luật. Cụ thể: Trường Đại học Y<br />
– Dược có tổng số 5 giảng viên giảng dạy<br />
môn học pháp luật nhưng đều không phải là<br />
giảng viên về chuyên ngành luật; Trường Đại<br />
học Công nghệ Thông tin và Truyền thông có<br />
tổng số 3 giảng viên giảng dạy môn học pháp<br />
luật nhưng đều không phải là giảng viên về<br />
chuyên ngành luật; Trường Cao đẳng kinh tế<br />
Kỹ thuật có 10 giảng viên giảng dạy môn học<br />
pháp luật nhưng chỉ có 02 giảng viên về<br />
chuyên ngành luật [4].<br />
- Nội dung, hình thức PBGDPL chưa phong<br />
phú, đa dạng.<br />
- Nhiều HSSV chưa thật sự quan tâm đến kiến<br />
thức về pháp luật.<br />
- Công tác biên soạn giáo trình giảng dạy<br />
pháp luật đại cương và pháp luật chuyên<br />
ngành chưa được quan tâm đúng mức.<br />
- Chưa xây dựng chuyên mục PBGDPL trên<br />
trang Web của đơn vị.<br />
- Kinh phí dành cho công tác PBGDPL còn<br />
hạn chế.<br />
- Sự phối hợp trong công tác PBGDPL với<br />
các cơ quan chuyên môn về triển khai, hành<br />
pháp ngoài Đại học chưa được đẩy mạnh…<br />
Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn<br />
Nguyên nhân khách quan: Các văn bản pháp<br />
luật quy định về công tác PBGDPL chưa đủ<br />
mạnh; sự phối giữa nhà trường với các lực<br />
lượng khác trong công tác này chưa chặt chẽ.<br />
Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vị trí,<br />
vai trò của công tác PBGDPL trong nhà<br />
trường chưa được coi trọng so với nhiệm vụ<br />
chuyên môn của ngành giáo dục; đội ngũ<br />
giảng viên chuyên ngành luật còn thiếu; kinh<br />
phí dành cho công tác PBGDPL còn hạn chế.<br />
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC<br />
PBGDPL<br />
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, để công tác<br />
PBGDPL thực sự có hiệu quả, góp phần nâng<br />
cao ý thức pháp luật cho HSSV ở Đại học<br />
Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, cần<br />
thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:<br />
<br />
164<br />
<br />
169Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hưng Thịnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo<br />
của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức<br />
về vị trí, vai trò quan trọng của công tác<br />
PBGDPL trong các nhà trường<br />
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố<br />
quyết định thắng lợi của công tác PBGDPL<br />
nói chung và công tác PBGDPL cho HSSV<br />
nói riêng, trong đó có việc nâng cao ý thức<br />
pháp luật của HSSV.<br />
Để thực hiện giải pháp này, Đảng ủy Đại học<br />
Thái Nguyên cần có nghị quyết chuyên đề về<br />
công tác PBGDPL, cụ thể là nghị quyết về tiếp<br />
tục thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013 - 2016<br />
và tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực<br />
hiện nghị quyết đến các đảng bộ, chi bộ cơ sở.<br />
Đồng thời, tổ chức quán triệt các văn bản chỉ<br />
đạo, các quy định về công tác PBGDPL, tiếp<br />
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến<br />
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của<br />
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường<br />
sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến,<br />
giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành<br />
pháp luật của cán bộ, nhân dân; Luật Phổ<br />
biến, giáo dục pháp luật năm 2012...<br />
Từ đó sẽ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò<br />
quan trọng của công tác PBGDPL, làm chuyển<br />
biến nhận thức về vị trí, vai trò của công tác này<br />
từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến công chức, viên<br />
chức, giảng viên, người lao động và HSSV. Có<br />
được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp thì công<br />
tác này mới đạt hiệu quả.<br />
Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
làm công tác PBGDPL; thành lập bộ phận<br />
chuyên trách làm công tác pháp chế ở cấp<br />
Đại học Thái Nguyên và cấp các đơn vị<br />
thành viên<br />
<br />
K iện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
làm công tác PBGDPL trong toàn Đại<br />
học Thái Nguyên<br />
Để thực hiện giải pháp này, nhiệm vụ đặt ra là:<br />
- Thường xuyên rà soát, bổ sung (phân công)<br />
cán bộ phụ trách công tác PBGDPL, giáo<br />
viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên pháp luật...<br />
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng<br />
cao kiến thức pháp luật và trình độ chuyên<br />
môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác<br />
PBGDPL:<br />
<br />
105(05): 163 - 168<br />
<br />
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,<br />
củng cố đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp<br />
luật đại cương và pháp luật chuyên ngành,<br />
cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ làm<br />
công tác quản lý HSSV và cán bộ làm công<br />
tác PBGDPL trong các đơn vị thành viên.<br />
+ Cử cán bộ tham gia đầy đủ và có hiệu quả các<br />
chương trình tập huấn về công tác PBGDPL do<br />
các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.<br />
+ Mời các báo cáo viên, tuyên truyền viên,<br />
các giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh<br />
nghiệm trong công tác PBGDPL về tập huấn<br />
cho đội ngũ làm công tác này.<br />
Thành lập bộ phận chuyên trách làm công<br />
tác pháp chế ở cấp Đại học Thái Nguyên và<br />
cấp các đơn vị thành viên<br />
Ngày 21/12/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2004/CTBGD&ĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ<br />
nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành<br />
giáo dục và sau đó là Công văn số<br />
3450/BGD&ĐT-PC ngày 05/5/2005 về thành<br />
lập tổ chức làm công tác pháp chế.<br />
Theo đó, Tổ chức pháp chế, cán bộ làm công<br />
tác pháp chế trong các trường thực hiện 6<br />
nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: “Tổ chức<br />
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,<br />
nội quy, quy chế của trường cho cán bộ, nhân<br />
viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh<br />
viên, học viên trong trường; phối hợp với<br />
phòng, ban khác kiểm tra việc thực hiện pháp<br />
luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện<br />
pháp xử lý vi phạm”[5].<br />
Như vậy, theo các văn bản này thì bộ phận<br />
đầu mối, tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị<br />
trong công tác PBGDPL là Tổ chức pháp chế,<br />
cán bộ làm công tác pháp chế.<br />
Với nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của Tổ<br />
chức pháp chế, với vị thế là một Đại học vùng<br />
trọng điểm, Đại học Thái Nguyên cần thành<br />
lập Tổ chức pháp chế (ở cấp Đại học Thái<br />
Nguyên và cấp các đơn vị thành viên) xứng<br />
tầm với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.<br />
Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, khi<br />
chưa thể thành lập Tổ chức pháp chế độc lập<br />
thì mô hình tổ chức pháp chế tại Đại học Thái<br />
Nguyên có thể thực hiện theo các mô hình<br />
ghép, kết hợp như sau:<br />
165<br />
<br />
170Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hưng Thịnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Cấp Đại học Thái Nguyên: Thành lập Ban<br />
Thanh tra – Pháp chế trên cơ sở tách bộ phận<br />
thanh tra ra khỏi Ban Thanh tra, Khảo thí và<br />
Đảm bảo chất lượng Giáo dục.<br />
+ Cấp các Trường, khoa trực thuộc: Thành<br />
lập Phòng Thanh tra – Pháp chế trên cơ sở<br />
tách bộ phận thanh tra ra khỏi Phòng Thanh<br />
tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.<br />
Với mô hình tổ chức như vậy, công tác<br />
PBGDPL ở Đại học Thái Nguyên sẽ đảm bảo<br />
hoạt động thống nhất, phát huy được hiệu<br />
quả, có chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu của<br />
công tác PBGDPL.<br />
Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ giảng viên; đẩy mạnh công tác biên<br />
soạn giáo trình, tài liệu tham khảo và đổi<br />
mới phương pháp giảng dạy môn pháp luật<br />
đại cương và pháp luật chuyên ngành<br />
- Củng cố, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ giảng viên giảng dạy môn pháp luật<br />
đại cương và pháp luật chuyên ngành. Dành<br />
chỉ tiêu hợp lý và ưu tiên tuyển dụng giảng<br />
viên chuyên ngành luật để bổ sung lực lượng<br />
giảng viên còn thiếu.<br />
- Đối với số lượng giảng viên hiện có: cần<br />
quan tâm bồi dưỡng, đào tạo hoặc tạo điều<br />
kiện để họ tự đào tạo nâng cao trình độ.<br />
- Trong khi chưa tuyển dụng đủ giảng viên<br />
chuyên ngành luật thì cần thực hiện tốt cơ chế<br />
thỉnh giảng. Đặc biệt là các cán bộ đang công<br />
tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Viện<br />
kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Sở Tư<br />
pháp, cơ quan Công an.... Ở các cơ quan này<br />
có nhiều cán bộ đã có trình độ từ thạc sỹ<br />
chuyên ngành luật trở lên, có nhiều kinh<br />
nghiệm thực tế.<br />
- Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy;<br />
đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình và<br />
thường xuyên đổi mới tài liệu tham khảo phục<br />
vụ cho hoạt động giảng dạy pháp luật đại<br />
cương và pháp luật chuyên ngành.<br />
Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất,<br />
phương tiện làm việc phục vụ cho công tác<br />
PBGDPL; xây dựng trang (hoặc chuyên<br />
mục) thông tin điện tử PBGDPL<br />
<br />
105(05): 163 - 168<br />
<br />
Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất,<br />
phương tiện làm việc phục vụ công tác<br />
PBGDPL<br />
Để công tác PBGDPL hoạt động có chiều sâu,<br />
đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự quan tâm<br />
đầu tư thích đáng về kinh phí (gồm nguồn<br />
kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí bảo<br />
đảm cho công tác PBGDPL), cơ sở vật chất,<br />
phương tiện làm việc cho công tác này (Giáo<br />
trình, Sách giáo khoa; Tài liệu PBGDPL,Tủ<br />
sách pháp luật, Thiết bị dạy học và các<br />
phương tiện vật chất khác).<br />
Kinh phí dành cho công tác PBGDPL phải<br />
tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng của<br />
công tác này và cần phải được đưa thành mục<br />
riêng trong kế hoạch kinh phí tổng thể của<br />
Đại học, của các đơn vị thành viên. Có như<br />
vậy thì công tác PBGDPL mới đạt được hiệu<br />
quả cao.<br />
Ngoài ra có thể thực hiện xã hội hóa công tác<br />
PBGDPL [6] để thu hút nguồn kinh phí cho<br />
công tác này.<br />
<br />
Xây dựng trang thông tin điện tử<br />
PBGDPL ở Đại học Thái Nguyên và các<br />
đơn vị thành viên<br />
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin<br />
hiện nay, PBGDPL trên mạng internet là một<br />
hình thức tuyên truyền hiện đại, rất hiệu quả,<br />
tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự<br />
tìm hiểu, tự học đối với HSSV.<br />
Chính vì vậy có thể xây dựng trang thông<br />
tin điện tử PBGDPL (hoặc một chuyên mục<br />
trên website) của Đại học Thái Nguyên<br />
cũng như ở các đơn vị thành viên. Nội dung<br />
của trang thông tin cần phải phong phú, đa<br />
dạng, sinh động nhưng thiết thực, gần gũi<br />
với đối tượng HSSV.<br />
Một số nội dung, chuyên mục cần có trên<br />
trang thông tin như:<br />
- Cung cấp, cập nhật đầy đủ hệ thống các văn<br />
bản, quy định của Nhà nước, của Bộ giáo dục<br />
và Đào tạo, của Đại học Thái Nguyên và các<br />
văn bản khác có liên quan.<br />
- Chuyển tải các ấn phẩm, tài liệu PBGDPL<br />
đã được xuất bản như: sách, đặc san, tờ gấp,<br />
<br />
166<br />
<br />
171Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hưng Thịnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng… thành<br />
dữ liệu điện tử và đăng tải trên trang thông tin<br />
điện tử. Ưu điểm của hình thức này là tiết<br />
kiệm thời gian, chi phí vì không phải lúc nào<br />
cũng có điều kiện để xây dựng các chuyên<br />
mục tuyên truyền hay biên soạn mới nội dung<br />
tuyên truyền. Đồng thời giúp cho người làm<br />
công tác PBGDPL có thể chủ động lựa chọn<br />
các ấn phẩm, tài liệu phù hợp, có chất lượng.<br />
- Chuyên mục Hỏi - đáp pháp luật.<br />
Đây là một trong những hình thức PBGDPL<br />
cũng rất hiệu quả. Các câu hỏi - đáp có thể do<br />
người đọc gửi đến hoặc do Ban biên tập<br />
Trang thông tin xây dựng trên cơ sở thực tiễn<br />
những vấn đề được nhiều người quan tâm.<br />
- Các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật.<br />
Các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật có<br />
thể được xây dựng theo tiêu chí như đối<br />
tượng, nội dung pháp luật cần tuyên truyền để<br />
cung cấp những kiến thức sâu về từng vấn đề<br />
pháp luật cụ thể.<br />
- Tổ chức đối thoại, giao lưu trực tuyến theo<br />
chủ đề.<br />
Hình thức này giúp những người tham gia có<br />
thể bày tỏ, trao đổi những quan điểm của<br />
mình về những vấn đề cụ thể góp phần nâng<br />
cao nhận thức về pháp luật.<br />
Để thực hiện PBGDPL trên trang thông tin<br />
điện tử có hiệu quả, cần phải:<br />
- Xây dựng kế hoạch PBGDPL trên trang<br />
thông tin: Trong kế hoạch phải xác định rõ<br />
mục đích, nội dung pháp luật sẽ tuyên truyền<br />
và thời gian tuyên truyền.<br />
- Xây dựng nội dung thông tin PBGDPL trên<br />
Trang thông tin: Thông tin cần được biên<br />
soạn ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa<br />
sinh động và cần được cập nhật thường<br />
xuyên. Nội dung thông tin càng phong phú thì<br />
càng hấp dẫn được người đọc.<br />
- Thiết kế giao diện trình bày Trang thông tin<br />
khoa học, hợp lý thể hiện rõ được ý tưởng,<br />
mục đích của việc PBGDPL.<br />
- Quảng bá giới thiệu địa chỉ Trang thông tin<br />
để nhiều người biết và truy cập vào trang này.<br />
- Để duy trì và phát huy tác dụng của Trang<br />
thông tin trong công tác PBGDPL đòi hỏi<br />
phải thường xuyên cập nhật thông tin.<br />
<br />
105(05): 163 - 168<br />
<br />
Tuy nhiên vấn đề hết sức quan trọng cần lưu<br />
ý là vấn đề an ninh thông tin khi thực hiện<br />
tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet. Đó<br />
là vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp phòng,<br />
chống sự xâm nhập của các đối tượng bên<br />
ngoài (nhằm tránh làm sai lệnh nội dung<br />
thông tin).<br />
Tăng cường phối hợp công tác PBGDPL<br />
với các lực lượng bên ngoài Đại học Thái<br />
Nguyên và đẩy mạnh xã hội hóa công tác<br />
PBGDPL<br />
Cùng với việc tăng cường phối hợp giữa các<br />
lực lượng bên trong, Đại học Thái Nguyên và<br />
các đợn vị thành viên cần phải tăng cường<br />
phối hợp công tác PBGDPL với các lực lượng<br />
khác bên ngoài Đại học Thái Nguyên và đẩy<br />
mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL.<br />
Để thực hiện giải pháp này, Đại học Thái<br />
Nguyên và các đơn vị thành viên cần ký kết các<br />
văn bản hợp tác với các đơn vị cần phối hợp.<br />
Một số cơ quan, tổ chức cần phối hợp như:<br />
- Phối hợp với Sở Tư pháp để tổ chức các hội<br />
nghị tập huấn nghiệp vụ PBGDPL cũng như<br />
cập nhật kiến thức văn bản pháp luật mới.<br />
- Phối hợp với cơ quan Tòa án: Tổ chức cho<br />
HSSV tham quan, quan sát các phiên tòa xét<br />
xử liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự,<br />
dân sự, bình đẳng giới, HSSV; tổ chức các<br />
phiên tòa giả định.<br />
- Phối hợp với Hội Luật gia: Hội Luật gia sẽ<br />
hỗ trợ phổ biến những kiến thức về pháp luật<br />
nhằm giúp HSSV có những hiểu biết pháp<br />
luật cơ bản cũng như am hiểu các luật chuyên<br />
ngành liên quan đến nghề nghiệp như: Luật<br />
Lao động, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật<br />
hình sự, Luật Kinh doanh...<br />
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh<br />
nghiệp: Lồng ghép công tác PBGDPL trong<br />
các buổi tọa đàm, giới thiệu việc làm, quảng<br />
bá hình ảnh của doanh nghiệp có mối quan hệ<br />
hợp tác đầu tư với Đại học Thái Nguyên...<br />
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ thường xuyên<br />
và bền chặt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.<br />
167<br />
<br />
172Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />