intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ký sinh trùng ký sinh ở Ghẹ xanh (Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) đánh bắt tại vùng biển Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ lệ nhiễm chung dao động từ 1,3 (đối với A. monody ký sinh dưới mai) đến 73,6% (đối với C. mitsukurii ở mang); cường độ nhiễm tương ứng là 1,0 đến 47,5 cá thể ký sinh trùng trên một cá thể ghẹ bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm của A. monody không khác nhau ở ghẹ cái và ghẹ đực (1,3%); còn tỷ lệ nhiễm C. mitsukurii ở mang ghẹ cái cao hơn ở mang ghẹ đực. Bắt gặp C. mitsukurii ở tất cả các tháng từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012, với tỷ lệ nhiễm giảm dần từ 100,0% (tháng 8/2011) xuống 51,6% (tháng 1/2012). Tỷ lệ và cường độ nhiễm của C. mitsukurii ở mang ghẹ ôm trứng đều thấp hơn ở mang của ghẹ không ôm trứng; ngược lại, tỷ lệ nhiễm của loài này ở trứng cao hơn hẳn ở yếm của những con ghẹ cái không ôm trứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ký sinh trùng ký sinh ở Ghẹ xanh (Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) đánh bắt tại vùng biển Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH Ở GHẸ XANH<br /> (Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) ĐÁNH BẮT TẠI VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA<br /> SOME PARASITES FOUND FROM SWIMMING CRAB<br /> (Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) CAUGHT IN KHANH HOA MARINE WATER<br /> Võ Thế Dũng1, Glenn Allan Bristow2, Phạm Nguyễn Hậu3, Nguyễn Thị Hồng Tuyên4<br /> Ngày nhận bài: 11/4/2012; Ngày phản biện thông qua: 27/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> 79 cá thể ghẹ xanh cái bao gồm 32 ghẹ cái ôm trứng và 47 ghẹ cái không ôm trứng (khối lượng bình của 79 cá<br /> thể là 151,9 ± 45,1g) và 80 cá thể ghẹ xanh đực (khối lượng bình quân của 80 cá thể là 170,6 ± 56,1g) còn sống đã<br /> được thu từ tháng 8/2011 - 1/2012 để nghiên cứu ký sinh trùng. Đã bắt gặp 4 loài ký sinh trùng gồm Carcinonemertes<br /> mitsukurii,Choniosphaera indica Allokepon monody và Loxosomella sp.; trong đó C. mitsukurii ký sinh ở mang, yếm và<br /> trứng, C. indica ký sinh trên trứng, A. monody ký sinh dưới mai và Loxosomella sp. ký sinh ở yếm. Tỷ lệ nhiễm chung dao<br /> động từ 1,3 (đối với A. monody ký sinh dưới mai) đến 73,6% (đối với C. mitsukurii ở mang); cường độ nhiễm tương ứng<br /> là 1,0 đến 47,5 cá thể ký sinh trùng trên một cá thể ghẹ bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm của A. monody không khác nhau ở ghẹ cái và<br /> ghẹ đực (1,3%); còn tỷ lệ nhiễm C. mitsukurii ở mang ghẹ cái cao hơn ở mang ghẹ đực. Bắt gặp C. mitsukurii ở tất cả các<br /> tháng từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012, với tỷ lệ nhiễm giảm dần từ 100,0% (tháng 8/2011) xuống 51,6% (tháng<br /> 1/2012). Tỷ lệ và cường độ nhiễm của C. mitsukurii ở mang ghẹ ôm trứng đều thấp hơn ở mang của ghẹ không ôm trứng;<br /> ngược lại, tỷ lệ nhiễm của loài này ở trứng cao hơn hẳn ở yếm của những con ghẹ cái không ôm trứng.<br /> Từ khóa: Ghẹ xanh; ghẹ ôm trứng; ký sinh trùng; Khánh Hòa<br /> <br /> ABSTRACT<br /> 79 specimens of female including 32 egg carrying and 47 non-egg carrying females (weight 151.9 ± 45,1g) and 80<br /> specimens of male (weight 170.6 ± 56.1g) of alive swimming crab, were collected from August, 2011 to January, 2012 for<br /> examination of parasites. Four parasitic species, including Carcinonemertes mitsukurii, Choniosphaera indica, Allokepon<br /> monody, and Loxosomella sp. were found. C. mitsukurii was found on the gill, shield and egg, C. indica was found on<br /> egg, A. monody was found interior carapace and Loxosomella sp. was found on the shield. Overal prevalence varied<br /> from 1.3% (for A. monody under the shield) to 73.6% (for C. mitsukurii on the gills); with respective intensities of 1.0 and<br /> 47.5 parasitic specimens on an infected crab individual. Prevalence of A. monody was not different between female and<br /> male crab (both were 1.3%); while prevalence of C. mitsukurii on the gills of female was higher than on the gills of mlae.<br /> C. mitsukurii was found in all months from August, 2011 to January, 2012, with prevalence gradually reduced from 100.0%<br /> (August, 2011) to 51.6% (January, 2012). Prevalence and intensity of C. mitsukurii on the gills of egg carrying female were<br /> lower than on the gills of non-egg carrying female; prevalence of this species on the egg of the egg carrying female was<br /> much higher than on the shield of the non-egg carrying female.<br /> Key words: Swimming crab; egg-carrying crab; parasites; Khanh Hoa<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ghẹ xanh là một đối tượng có giá trị kinh tế đã<br /> được nuôi ở nhiều nơi (Quảng Ninh, Hải Phòng,<br /> Nam Định và khu vực đồng bằng sông Cửu Long)<br /> <br /> tạo ra một sản lượng lớn cho thị trường (Võ Thế<br /> Dũng, 2011). Nghề nuôi ghẹ xanh không chỉ trực<br /> tiếp cung cấp sản phẩm ghẹ nguyên con như là một<br /> loại đặc sản có nhiều dinh dưỡng, các vitamin và<br /> <br /> TS. Võ Thế Dũng, 4 Nguyễn Thị Hồng Tuyên: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Nha Trang<br /> Glenn Allan Bristow: Đại học Bergen, Nauy<br /> 3<br /> Phạm Nguyễn Hậu: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> chất khoáng rất cần thiết cho đời sống con người<br /> mà còn tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho nuôi<br /> ghẹ lột, tạo ra một dạng sản phẩm có giá trị cao<br /> gấp nhiều lần ghẹ thương phẩm bình thường (Võ<br /> Thế Dũng, 2011). Cũng như nhiều đối tượng thủy<br /> sản khác, ghẹ xanh cũng thường bị các bệnh do ký<br /> sinh trùng gây ra. Trên thế giới, đã có nhiều công<br /> trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở ghẹ xanh như<br /> Shield (1992), Markham (1992), Duan et al. (2008).<br /> Ở nước ta, mặc dù đã thành công trong việc sử<br /> dụng nguồn ghẹ bố mẹ tự nhiên để sản xuất giống<br /> phục vụ cho nghề nuôi ghẹ thương phẩm, nhưng<br /> đến nay, luôn phải đối mặt với rủi ro như mang theo<br /> tác nhân gây bệnh, đặc biệt là tác nhân gây bệnh<br /> <br /> ký sinh trùng vào hệ thống sản xuất. Để nghề sản<br /> xuất giống đạt hiệu quả cao, việc hạn chế tác hại<br /> của các loại bệnh, trong đó có bệnh do ký sinh trùng<br /> gây ra là cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả<br /> nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ tự nhiên thành<br /> thục sinh dục ở vùng biển Khánh Hòa được thực<br /> hiện từ tháng 8/2011 đến tháng 1/2012.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vật liệu nghiên cứu:<br /> - Ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linaeus, 1766)<br /> tự nhiên đánh bắt được ở vùng biển Khánh Hòa.<br /> - Số lượng, kích thước ghẹ xanh đem nghiên<br /> cứu được trình bày ở bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Số lượng, kích thước ghẹ theo giới tính và trạng thái thành thục sinh dục<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Ghẹ đực<br /> <br /> Ghẹ cái không ôm trứng<br /> <br /> Ghẹ cái ôm trứng<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> 80<br /> <br /> 47<br /> <br /> 32<br /> <br /> Khối lượng (g)<br /> <br /> 170,6 ± 56,1<br /> <br /> 140,2 ± 47,3<br /> <br /> 169,1 ± 42,2<br /> <br /> Chiều dài mai (mm)<br /> <br /> 120,3 ± 1,4<br /> <br /> 120,0 ± 1,3<br /> <br /> 120,4 ± 1,0<br /> <br /> 2. Phương pháp thu mẫu<br /> Ghẹ còn sống, được mua trực tiếp từ những người đánh bắt ghẹ tại địa phương, mỗi ngày mua từ 3 - 5<br /> con, được vận chuyển về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III bằng thùng xốp đựng nước biển lọc sạch,<br /> có sục khí, việc nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện ngay trong ngày thu mẫu.<br /> Trước khi nghiên cứu ký sinh trùng, đem cân ghẹ bằng cân có độ chính xác đến 0,1 gam, đo chiều rộng<br /> mai ghẹ bằng thước đo có độ chính xác đến 0,1mm.<br /> Thu và đếm tất cả các ký sinh trùng phát hiện được trên các mẫu nghiên cứu<br /> 3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel.<br /> X<br /> Tỷ lệ nhiễm: A (%) = 100% * <br /> N<br /> Trong đó:<br /> <br /> A là tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng được tính bằng đơn vị %<br /> X là số cá thể ghẹ bị nhiễm ký sinh trùng<br /> N là tổng số cá thể ghẹ được sử dụng trong nghiên cứu<br /> S<br /> Cường độ nhiễm trung bình: P = <br /> M<br /> Trong đó:<br /> P là cường độ nhiễm ký sinh trùng trung bình trên các cá thể ghẹ bị nhiễm<br /> S là tổng số cá thể ký sinh trùng trên các cá thể ghẹ bị nhiễm<br /> M là số cá thể ghẹ bị nhiễm ký sinh trùng<br /> Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm theo Bush et al. (1997) và Margolis et al. (1982)<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Thành phần, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh của các ký sinh trùng ở ghẹ xanh tự nhiên<br /> Bảng 2. Thành phần, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh của các ký sinh trùng<br /> Choniosphaera indica<br /> <br /> Allokepon monodi<br /> <br /> Loxosomella sp.<br /> <br /> Vị trí ký sinh<br /> <br /> Mang<br /> <br /> Yếm và trứng*<br /> <br /> Trứng<br /> <br /> Dưới mai<br /> <br /> Yếm<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> <br /> 73,6<br /> <br /> 40,9<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> trung bình<br /> <br /> 47,5 ± 62,0<br /> (5.560/117)<br /> <br /> 27,8 ± 36,5<br /> (1.804/65)<br /> <br /> 43,5 ± 56,9<br /> (435/10)<br /> <br /> 1,0 ± 0,0<br /> (2/2)<br /> <br /> 26,1 ± 28,0<br /> (183/7)<br /> <br /> Carcinonemertes mitsukurii<br /> <br /> Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở ghẹ đực, ghẹ cái và trên trứng ở ghẹ cái<br /> <br /> 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Hình 1. C. mitsukurii<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> Hình 2. C. indica<br /> <br /> Hình 3. A. monody<br /> <br /> Có 4 loài ký sinh trùng đã được tìm thấy từ<br /> mang, trứng và yếm ghẹ tự nhiên trưởng thành ở khu<br /> vực biển Khánh Hòa. Trong đó, Carcinonemertes<br /> mitsukurii ký sinh ở mang và yếm của cả cá thể<br /> đực và cá thể cái, và trứng ở cá thể cái ôm trứng;<br /> Choniosphaera indica chỉ ký sinh trên trứng;<br /> Allokepon monody ký sinh dưới mai và Loxosomella<br /> sp. ký sinh trên yếm của cả cá thể đực và cá thể<br /> cái. Carcinonemertes mitsukurii ký sinh trên mang<br /> có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (73,6% và 47,5<br /> ký sinh trùng/ghẹ) (bảng 2). Allokepon monody có<br /> tỷ lệ và cường nhiễm thấp nhất (1,3% và 1 ký sinh<br /> <br /> Hình 4. Loxosomella sp.<br /> <br /> trùng/ghẹ) (bảng 2) . McCabe et al. (1987) cho biết<br /> một loài trong giống Carcinonemertes là C. errans<br /> ký sinh và ăn trứng của cua biển Cancer magister<br /> ở Mỹ, thậm chí chúng ăn hết toàn bộ số trứng cua<br /> đã đẻ ra. Choniosphaera indica đã được thông báo<br /> ký sinh ở cua (chủ yếu ở trứng, một số ấu trùng ở<br /> mang cua), và ăn trứng bằng cách dùng vòi nhỏ đục<br /> thủng màng trứng và hút dịch trong đó, chúng có thể<br /> chết nếu bị tách khỏi trứng cua vài giờ (Mantelatto<br /> et al., 2003). Allokepon monodi đã được An (2009)<br /> thông báo tìm thấy ký sinh ở ghẹ xanh ở Trung Quốc<br /> và Senegal.<br /> <br /> 2. Thành phần ký sinh trùng và mức độ nhiễm qua một số tháng trong năm 2011 và tháng 1/2012 ở ghẹ<br /> xanh tự nhiên<br /> Bảng 3. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh qua một số tháng<br /> trong năm 2011 và tháng 1/2012<br /> Loài ký sinh trùng<br /> <br /> Carcinonemertes<br /> mitsukurii<br /> <br /> Choniosphaera<br /> indica<br /> Allokepon<br /> monodi<br /> <br /> Vị trí ký sinh<br /> <br /> Tháng 8<br /> <br /> Mang<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 86,2<br /> <br /> 78,1<br /> <br /> 73,3<br /> <br /> 74,2<br /> <br /> 51,6<br /> <br /> Yếm, và trứng*<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 48,3<br /> <br /> 40,6<br /> <br /> 56,7<br /> <br /> 29,0<br /> <br /> 32,3<br /> <br /> Mang<br /> Cường độ nhiễm<br /> trung bình<br /> Yếm, và trứng*<br /> <br /> 48,9<br /> <br /> 28,5<br /> <br /> 43,6<br /> <br /> 44,6<br /> <br /> 65,9<br /> <br /> 56,3<br /> <br /> 10,6<br /> <br /> 32,8<br /> <br /> 24,8<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> 17,9<br /> <br /> 27,2<br /> <br /> 13,8<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 77,5<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 13,0<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 31,3<br /> <br /> 51,0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> Cường độ nhiễm<br /> trung bình<br /> <br /> Trứng<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> Cường độ nhiễm<br /> trung bình<br /> <br /> Dưới mai<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> Loxosomella sp.<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> trung bình<br /> <br /> Yếm<br /> <br /> Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1<br /> <br /> Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở ghẹ đực và trên trứng ở ghẹ cái<br /> <br /> Kết quả từ bảng 3 cho thấy, có thể bắt gặp<br /> Carcinonemertes mitsukuriii ký sinh ở ghẹ xanh<br /> trong tất cả các tháng từ tháng 8/2011 đến tháng<br /> 1/2012. Tỷ lệ nhiễm của C. mitsukuriii cao nhất<br /> ở mang lên đến 100,0% (tháng 8), sau đó giảm<br /> <br /> dần xuống 51,6% (tháng 1 năm 2012); ngược lại<br /> cường độ nhiễm trên mang của loài này lại có xu<br /> hướng tăng dần từ tháng 9 đến tháng 12/2011,<br /> giảm không đáng kể vào tháng 1/2012. Trong lúc<br /> đó tỷ lệ nhiễm trên yếm và trứng thay đổi không<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> có quy luật rõ ràng, nhưng có cao hơn từ tháng<br /> 9 đến tháng 11/2011. Loài Choniosphaera indica<br /> được tìm thấy từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2012,<br /> với tỷ lệ nhiễm có xu hướng giảm. Loài Allokepon<br /> monody chỉ được tìm thấy trong tháng 9 và tháng<br /> 10/2011, với tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp ở cả 2<br /> tháng. Loài Loxosomella sp. được tìm thấy trong<br /> các tháng 9, 10, và 11/2011 và tháng 1/2012. Hai<br /> loài Allokepon monodi và Loxosomella sp. có tỷ<br /> lệ và cường độ nhiễm qua các tháng thấp hơn<br /> <br /> nhiều so với 2 loài Carcinonemertes mitsukurii<br /> và Choniosphaera indica. Với tỷ lệ và cường<br /> độ nhiễm cao, trải đều qua hầu hết các tháng<br /> nghiên cứu, các loài Carcinonemertes mitsukuriii<br /> và Choniosphaera indica có khả năng gây tác hại<br /> không nhỏ cho ghẹ xanh nói chung và đặc biệt<br /> cho trứng ghẹ nói riêng, dẫn tới ảnh hưởng đến<br /> tỷ lệ nở của ghẹ; điều này cần được chú ý trong<br /> quá trình sản xuất giống để đảm bảo đạt hiệu<br /> quả cao.<br /> <br /> 3. Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở ghẹ xanh đực và cái tự nhiên<br /> Bảng 4. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm ở ghẹ xanh cái (n=79) và đực (n=80)<br /> Choniosphaera indica<br /> <br /> Allokepon monodi<br /> <br /> Loxosomella sp.<br /> <br /> Vị trí ký sinh<br /> <br /> Mang<br /> <br /> Yếm, trứng*<br /> <br /> Trứng<br /> <br /> Dưới mai<br /> <br /> Yếm<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> ở ghẹ cái<br /> <br /> 78,5<br /> <br /> 22,8<br /> <br /> 12,7<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (%)<br /> ở ghẹ đực<br /> <br /> 68,8<br /> <br /> 58,8<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> Cường độ nhiễm trung<br /> bình ở ghẹ cái<br /> <br /> 75,5<br /> <br /> 22,4<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> Cường độ nhiễm trung<br /> bình ở ghẹ đực<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 29,8<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> Carcinonemertes mitsukurii<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở con đực và trên trứng ở con cái<br /> <br /> Kết quả từ bảng 4 cho thấy, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của C. mitsukurii ở mang của ghẹ cái đều cao<br /> hơn ở mang của ghẹ đực; tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở yếm của cá thể đực cao hơn ở trứng<br /> của cá thể cái. Mặc dù loài ký sinh trùng này ăn trứng, nhưng không phải tất cả ghẹ cái đều đẻ trứng trong thời<br /> gian nghiên cứu, nên tỷ lệ nhiễm của ký sinh trùng trên tổng số ghẹ cái không cao. Bảng 4 cũng cho thấy tỷ lệ<br /> nhiễm và cường độ nhiễm loài Choniosphaera indica là khá cao, điều này cần được chú ý, vì loài ký sinh trùng<br /> này cũng là loài ăn trứng cua, ghẹ (Mantelatto et al., 2003).<br /> 4. Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên ghẹ cái ôm trứng và ghẹ cái không ôm trứng<br /> Bảng 5. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm ở ghẹ cái ôm trứng và ghẹ cái không ôm trứng<br /> Carcinonemertes mitsukurii<br /> <br /> Choniosphaera indica<br /> <br /> Allokepon monodi<br /> <br /> Loxosomella sp.<br /> <br /> Dưới mai<br /> <br /> Yếm<br /> <br /> Vị trí ký sinh<br /> <br /> Mang<br /> <br /> Yếm, Trứng**<br /> <br /> Trứng<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm ở ghẹ cái ôm<br /> trứng (%)<br /> <br /> 59,4<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 31,3<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm ở ghẹ cái<br /> không ôm trứng (%)<br /> <br /> 91,5<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> Cường độ nhiễm trung<br /> bình ở ghẹ cái ôm trứng<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> Cường độ nhiễm trung bình<br /> ở ghẹ cái không ôm trứng<br /> <br /> 91,8<br /> <br /> 24,0<br /> <br /> 9,4<br /> 2,1<br /> <br /> 43,5<br /> <br /> 2,1<br /> 35,5<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 64,0<br /> <br /> Ghi chú: ** ở yếm những con cái không ôm trứng, và ở trứng những con cái ôm trứng<br /> <br /> Kết quả từ bảng 5 cho thấy tỷ lệ và cường độ<br /> nhiễm C. mitsukurii trên mang ghẹ cái ôm trứng<br /> thấp hơn so với mang của ghẹ cái không ôm trứng;<br /> nhiều khả năng sau khi ghẹ cái sinh sản, một số cá<br /> thể của loài ký sinh trùng này đã di chuyển từ mang<br /> sang trứng để ký sinh, làm giảm tỷ lệ và cường độ<br /> <br /> 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> nhiễm ở mang của những ghẹ có ôm trứng. Tỷ lệ và<br /> cường độ nhiễm C. mitsukurii ở trứng (của những<br /> ghẹ ôm trứng) cao hơn so với ở yếm (của những<br /> ghẹ không ôm trứng); chứng tỏ những ghẹ ôm trứng<br /> là vật chủ ưa thích hơn của loài ký sinh trùng này.<br /> Tỷ lệ và cường độ nhiễm Loxosomella sp. không<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> thể hiện ghẹ ôm trứng là vật chủ ưa thích hơn ghẹ<br /> không ôm trứng. Loài A. monody chỉ ký sinh ở dưới<br /> mai của những ghẹ không ôm trứng, nhưng do tỷ lệ<br /> và cường độ nhiễm thấp, chưa phản ánh đúng quy<br /> luật, cần nghiên cứu thêm với những ký sinh trùng<br /> này trên ghẹ xanh tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa.<br /> <br /> Số 3/2013<br /> <br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> sinh trùng này đều mới được công bố bắt gặp lần<br /> đầu tiên ở Việt Nam.<br /> Loài Carcinonemertes mitsukurii có tỷ lệ nhiễm<br /> và cường độ nhiễm cao nhất trong số các loài đã tìm<br /> thấy. Ghẹ xanh tự nhiên (giai đoạn trưởng thành bị<br /> nhiễm) loài Carcinonemertes mitsukurii ở tất cả các<br /> tháng từ 8/2011 - 1/2012 với tỷ lệ nhiễm và cường<br /> độ nhiễm cao.<br /> <br /> 1. Kết luận<br /> Đã tìm thấy 4 loài ký sinh trùng khác nhau<br /> (Carcinonemertes mitsukurii, Choniosphaera indica,<br /> Allokepon monody, Loxosomella sp.) ở mang, yếm,<br /> trứng và dưới mai ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành<br /> đánh bắt ở vùng biển Khánh Hòa. Tất cả các loài ký<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> Cần có nghiên toàn diện hơn về ký sinh trùng ở<br /> ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành để đánh giá được<br /> mức độ ảnh hưởng của các ký sinh trùng đến quy<br /> trình sản xuất giống ghẹ xanh, nhằm nâng cao hiệu<br /> quả của nghề sản xuất này.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Tiếng Việt<br /> 1.<br /> <br /> Võ Thế Dũng, 2011. Báo cáo Quy hoạch phát triển nuôi giáp xác đến năm 2020. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> An, J., 2009. A review of bopyrid isopods infesting crabs from China. Integrative and comparative Biology, 49: 95-105.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bush, A.O., Lafferty K.D., Lotz J.M., and Shostak A.W., 1997. Parasitology meetis ecology on its own terms: Margolis et al.<br /> revised. Journal of Parasitolgy, 83: 575-583.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Duan, J.Y., An J.M., and Yu H.Y., 2008. A new species and two new record species of genus Allokepon Markham, 1982<br /> (Isopoda: Epicaridae: Bopyridae) from China. Zootaxa, 1682: 62-68.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> McCabe, G.T., Emmett R.L., Coley T.C., and McConell R.J., 1987. Effect of a river-dominated estuary on the prevalence of<br /> Carcinonemertes errans, an egg predator of the Dungeness crab, Cancer magister. Fisheries Bulletin, 85: 140-142.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Mantelatto, F.L., Obrien J.J., and Biagi R., 2003. Parasites and symbionts of crabs from Ubatuba Bay, Sao Paolo State, Brazil.<br /> Comparative Parasitology, 70: 211-214.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Margolis, L., Esch G.W., Holmes J.C., Kuris A.M., and Schad G.A., 1982. The use of ecological terms in parasitology (report<br /> of an ad hoc committee of the American society of parasitologists). Journal of parasitolgy, 68: 131-133.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Shield, J.D., 1992. Parasites and symbionts of the crab Portunus pelagicus from Moraton Bay, Eastern Australia. Journal of<br /> Crustacean Biology, 12: 94-100.<br /> <br /> Tiếng Anh<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2