intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Chia sẻ: ViChaeng ViChaeng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, yêu cầu về dạy học phát triển năng lực ở người học và dạy học tích hợp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

  1. 54 Kỷ yếu hội thảo khoa học MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Phan Thị Châu Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, yêu cầu về dạy học phát triển năng lực ở người học và dạy học tích hợp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS được thiết kế thành môn học Lịch sử - Địa lý với diện mạo mới, thể hiện sự tích hợp trên cơ sở những yếu tố chung - riêng - chung theo mạch nội dung của từng môn học. Vì vậy, đổi mới dạy và học theo hướng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu, bắt buộc đối với giáo viên, và do vậy, để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đổi mới giáo dục đặt ra, người giáo viên lịch sử ở các trường THCS cần có những năng lực có thể đáp ứng được những mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Đặc điểm môn học Lịch sử - Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Khác với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, lịch sử không còn là một môn học đứng độc lập và riêng lẻ, mà thay vào đó, Lịch sử được ghép với Địa lý thành môn học Lịch sử - Địa lý. Lịch sử - Địa lý là môn học bắt buộc ở cấp tiểu học và THCS. Ở cấp THCS môn học này được được dạy từ lớp 6 đến lớp 9, gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lý và một số chủ đề liên môn. Tuy nói là môn học tích hợp liên môn, nhưng trong chương trình môn học Lịch sử - Địa Lý (cấp THCS) của Bộ GD và ĐT ban hành ngày 26/12/2018, về cơ bản hai môn học này có sự độc lập tương đối. Cụ thể, ở lớp 6 Lịch sử và Địa lý gần như độc lập và số tiết lên lớp song song với nhau và không có chuyên đề chung nào; trong chương trình lớp 7 mới bắt đầu có những chuyên đề tích hợp chung, theo đó lớp 7,8 có 2 chuyên đề chung, lớp 9 có 3 chuyên đề. Điều đó cho thấy bên cạnh việc coi trọng tích hợp lịch sử và địa lí, chương trình cũng tôn trọng đặc điểm khoa học của mỗi phân môn. Bảng 1. Các chủ đề tích hợp chung ở cấp THCS Lớp Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Các cuộc phát kiến địa lý x Đô thị: lịch sử và hiện tại x X Văn minh châu thổ sông Hồng và sông cửu Long X X Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp X X của Việt Nam ở Biển Đông Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS )trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tr.17.
  2. Kỷ yếu hội thảo khoa học 55 Ngoài ra, môn học còn góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo tiền đề cho học sinh tiếp tục phát triển ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Hình thành và phát triển năng lực chung và những năng lực đặc thù lịch sử và địa lí. Kết nối, tạo nền tảng để học tốt các môn học/ hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt là Ngữ văn, Toán, Khoa học Tự nhiên, Tin học, Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng, các hoạt động trải nghiệm. 2. Những năng lực cần trang bị cho giáo viên Lịch sử THCS Trên cơ sở đặc điểm môn học và những quy định chung của chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên Lịch sử ở các trường THCS bên cạnh việc phải có những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn theo quy định, thì họ còn phải có những năng lực khác để có thể đáp ứng những mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, những năng lực đó là: a. Năng lực xây dựng và phát triển chương trình, năng lực lựa chọn sách giáo khoa và thiết kế bài giảng của giáo viên. Với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, người giáo viên sẽ là người đóng vai trò quyết định quá trình lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường. Chương trình giáo dục phổ thông mới “đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục…”(1) . Vì vậy, để dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tốt, người giáo viên phải có những hiểu biết những vấn đề lý luận cơ bản về thiết kế và phát triển chương trình (khái niệm, bản chất, nội dung, cấu trúc, phân loại, cách thức, quy trình thiết kế và phát triển chương trình…). Hiểu được chương trình lịch sử sẽ được dạy ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, cách thức thiết kế và phát triển chương trình môn học (chương trình môn lịch sử, chương trình từng lớp, cấp học, hệ thống chủ đề, chuyên đề môn học…). Phân tích được mối quan hệ giữa chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử, về các tài liệu giáo khoa, cấu trúc sách giáo khoa… Để hiểu biết thuần thục và sử dụng một cách nhuần nhuyễn năng lực này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học hỏi và tự trang bị cho mình những hiểu biết nói trên thì mới thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa không còn là một bộ sách dùng chung cho một môn học, cấp học trên cả nước như trước đây, mà thay vào đó sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, các sở giáo dục trên cơ sở thực tế của tỉnh mình mà có sự lựa chọn phù hợp. Do đó, những quy chuẩn về bài dạy, số tiết cũng chỉ mang tính chất tương đối. Người giáo viên có thể tự do sáng tạo trong môn học, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu chung về mục tiêu môn học. Để thực hiện được điều đó, người giáo viên lịch sử phải có năng lực chuyên môn vững vàng để có thể thực hiện việc xây dựng bài giảng dựa trên bất cứ bộ sách giáo khoa nào theo sự lựa chọn, và có (1) Chương trình phổ thông tổng thể, trang 12 - 2018, trang 5
  3. 56 Kỷ yếu hội thảo khoa học ý kiến riêng của bản thân trong việc thực hiện bộ sách giáo khoa đó. Đồng thời, trong quá trình tiến hành bài giảng trên nội dung chương trình sách giáo khoa đã lựa chọn, giáo viên cũng cần có nhãn quan nhìn thấy những mặt tích cực và phát huy nó, và ngược lại. Ngoài ra, việc xây dựng bài giáo án bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã có những thay đổi. Theo bài soạn minh họa trong “Tài liệu tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa Lý (THCS) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” và “Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa Lý (THCS) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” thay vì như trước đây ở phần mục tiêu bài học, chúng ta phải tách ra thành các nội dung: Kiến thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển (kỹ năng), thì trong chương trình mới đã không có sự phân chia rõ ràng như vậy nữa, mà thay vào đó chỉ gọi chung là “Mục tiêu dạy học”.. Ngoài ra, trong chương trình mới còn có các quy định trong từng mục nội dung của bài học phải xác định “mục tiêu” riêng, “phương thức tiến hành” và “gợi ý sản phẩm”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giáo án mang tính chất gợi ý, giáo viên có thể tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân mà xây dựng những bài soạn phù hợp, miễn là đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục bộ môn và chương trình giáo dục chung. Ví dụ, khi soạn mục I “Tìm hiểu nước Pháp trước cách mạng”, trong bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, các bước được thể hiện như sau: a) Mục tiêu: HS trình bày được tình hình nước Pháp trước cách mạng về kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng. Rút ra được nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Pháp. b) Phương thức: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo kĩ thuật “ổ bi”. Chia lớp thành 3 nhóm. - Vòng 1. Mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung kiến thứ. + Nhóm 1: tìm hiểu tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng. Phát hiện mâu thuẫn trong nền kinh tế. Em có nhận xét gì về người nông dân trong bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông dân Pháp”? 1. Bức tranh vẽ về nội dung gì? 2. Bức tranh cho ta thấy điều gì về bộ phận thống trị trong xã hội Pháp trước cách mạng? 3. Em nghĩ giai cấp nào vẽ bức tranh này? Tại sao? + Nhóm 2 - Tìm hiểu tình hình chính trị: Khai thác tranh Chân dung Lu-i XVI và
  4. Kỷ yếu hội thảo khoa học 57 Ma-ri Ăng-toan-nét hoặc cho HS tìm hiểu trích một đoạn trong tác phẩm Hoàng hậu Mác-gô để HS thấy rõ sự sa đọa của chế độ PK. Nên khai thác kĩ Lu-i XVI và Hoàng hậu vì phần diễn biến có sự kiến xử tử vua, bắt giam và xử tử hoàng hậu. + Nhóm 3 - Tìm hiểu trên lĩnh vực tư tưởng. Nội dung nổi bật trong quan điểm của các nhà triết học Ánh sáng là gì? Khai thác một đoạn trích về nội dung Trào lưu Triết học Ánh sáng (GV không phải giảng, HS tự hoạt động để tìm ra nội dung kiến thức, GV chỉ định hướng và chốt kiến thức) - Vòng 2. Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng. Đổi thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm mới bao gồm 1/3 nhóm 1, 1/3 nhóm 2, 1/3 nhóm 3. Chia sẻ nội dung và thảo luận: Nước Pháp trước cách mạng có những mâu thuẫn xã hội nào? Mâu thuẫn đó sẽ dẫn đến điều gì? Các thành viên nhóm chia sẻ nội dung mà nhóm mình đã tìm hiểu với thành viên trong nhóm. - HS thảo luận và ghi kết quả thảo luận chung ra giấy. - GV mời đại diện HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. c) Gợi ý sản phẩm 1. Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: Lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp, nạn mất mùa đói kém thường xảy ra, đời sống nông dân khổ cực. - Công thương nghiệp: Phát triển, nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. - Mâu thuẫn giữa nền kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. 2. Tình hình chính trị - xã hội - Nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế - Xã hội Pháp chia 3 đẳng cấp + Hai đẳng cấp trên, gồm Tăng lữ và Qúy tộc có mọi đặc quyền. + Đẳng cấp thứ ba gồm giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Họ không có đặc quyền và bị áp bức bóc lột. - Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 và hai đẳng cấp trên ngày càng gay gắt. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Các nhà tư tưởng kiệt xuất đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng: Mông-texki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. - Nội dung: ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, tố cáo, phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế, ủng hộ tư tưởng tự do, dân chủ. - Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng bùng nổ.(2) Qua một nội dung của bài soạn minh họa, chúng ta có thể thấy cách thiết kế bài học theo hướng tích hợp, phát triển năng lực học sinh đòi hỏi người giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần có sự hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại như kỹ thuật “ổ bi”, kỹ thuật chia tách nhóm... Trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bài soạn phải đảm bảo được các yêu cầu cầu đạt về phẩm chất và năng lực theo 3 mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng và mỗi bài soạn phải thể hiện được sự phân hóa đó. b. Yêu cầu về năng lực dạy học tích hợp và phân hóa của người giáo viên Dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy và trí (2) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tr.37-39.
  5. 58 Kỷ yếu hội thảo khoa học tưởng tượng khoa học, tạo ra các tình huống có vần đề, giảm thiểu những kiến thức trùng lặp, tạo hứng thú cho học sinh, khiến kiến thức gần gũi với cuộc sống. Nghị quyết số 29 của BCH trung ương lần thứ 8 khóa XI, đã xác định: “xây dựng và chuẩn hóa bội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. Từ nội dung Nghị quyết ấy quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã được xác định là “Đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở những lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên…”(3) Ở dạy học tích hợp mức độ phức hợp của nội dung dạy học cao hơn với dạy học truyền thống cả trong quá trình chuẩn bị giáo án và quá trình tổ chức dạy học. Người giáo viên phải năng động, linh hoạt vì phải thực hiện nhiều công đoạn, không chỉ việc soạn giáo án mà phải thiết kế nội dung dạy học như thế nào để tạo sự liên kết trong nội bộ môn học và giữa các môn học một cách khoa học phù hợp với yêu cầu của học sinh. Ngoài việc hiểu rõ nội dung các dạng tích hợp liên môn, đa môn, xuyên môn, người giáo viên còn biết sử dụng các quan điểm, phương pháp, hình thức dạy học và các kỹ thuật dạy học hiện đại. Đồng thời, người giáo viên cần có kiến thức sâu và rộng, đảm bảo vận dụng các kiến thức liên môn một cách phù hợp. Để thực hiện tốt những điều này, giáo viên cần phải tự nổ lực phát triển các năng lực cho mình như nắm bắt đặc điểm và nhu cầu đối tượng học sinh; xây dựng mục tiêu, kế hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học; giải quyết những tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học… Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên trong dạy học tích hợp để phát triển năng lực học sinh. c. Năng lực về lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn học phù hợp Cấu trúc chương trình môn Lịch sử - Địa lý ở cấp THCS trong chương trình phổ đã được Bộ giáo dục và Đào tạo thông qua, như sau: Bảng 2. cấu trúc nội dung chương trình môn học Lịch sử - Địa lý ở cấp THCS Lớp Lịch sử Địa lý Tại sao cần học Lịch sử? Thời nguyên thuỷ Tại sao cần học Địa lí? Bản đồ: Phương tiện thể hiện bề mặt Xã hội cổ đại Trái Đất Lớp 6 Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Trái đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời Công nguyên đến thế kỉ X Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái đất Khí hậu và biến đổi khí hậu Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công Nước trên Trái Đất nguyên đến đầu thế kỉ X Đất và sinh vật trên Trái Đất Con người và thiên nhiên (3) Chương trình phổ thông tổng thể, tháng 12 - 2018, tr. 5.
  6. Kỷ yếu hội thảo khoa học 59 Lớp 7 Tây Âu từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ Châu Âu XVI Châu Á Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Châu Phi Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Châu Mỹ Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa Châu Đại Dương đầu thế kỉ XVI Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ Châu Nam Cực XVI Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX Lớp 8 Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam XVIII Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn Nam học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Biển đảo Việt Nam Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Lớp 9 Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 Địa lí dân cư Việt Nam Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 Địa lí các ngành kinh tế Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 Sự phân hóa lãnh Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài Thế giới từ năm 1991 đến nay nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam từ năm 1991 đến nay Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS )trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tr.16. Và có 4 chủ đề tích hợp được thiết kế theo khối lớp, bắt đầu từ lớp 7, gồm các chủ đề: Các cuộc phát kiến địa lý; đô thị: lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông
  7. 60 Kỷ yếu hội thảo khoa học Hồng và sông cửu Long; bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Xuất phát từ định hướng cấu trúc nội dung chương trình môn học Lịch sử - Địa lý như trên, nên việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận dạy học tích hợp là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Từ đó, PPDH trong môn học ở trường THCS cần chú ý các yêu cầu sau: thứ nhất, tăng cơ hội để học sinh được học tập thông qua trải nghiệm, đặt người học vào những yêu cầu, nhiệm vụ đối với các vấn đề liên quan đến nội dung/chủ để gắn với thực tế cuộc sống. Đồng thời, tinh giản kiến thức hàn lâm, hướng đến hình thành năng lực ở người học, đặc biệt là thay đổi thái độ - hành vi gắn với yêu cầu cần đạt của mục tiêu bài học. Quan trọng hơn, quá trình đó còn phải đảm bảo tính hệ thống kiến thức của môn học/các môn học không và tăng cường tính hợp tác/cộng tác. Thứ 2, chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội. Thứ 3, khuyến khích thiết kế các hoạt động học tập từ thực tế để học sinh được trải nghiệm, khám phá trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Không gian học tập cần thoát khỏi bức tường lớp học, nội dung học tập không hạn định giữa các tờ bìa của sách giáo khoa, tạo cơ hội cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Thứ 4, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý. Hình thức dạy học chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện lịch sử, giáo viên giúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới qua các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử. Dạy học gắn liền với việc khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu như phim ảnh, báo viết/ báo hình, lược đồ/biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; Chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua thảo luận, đóng vai, dự án,… nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng tri thức địa lý vào thực tiễn. Thứ 5, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, phương pháp sử dụng di sản, phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng tư liệu gốc theo hướng
  8. Kỷ yếu hội thảo khoa học 61 phát triển năng lực học sinh, phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học theo nhóm.... và các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật KWLH, kỹ thuật vòng bi... Ví dụ, vận dụng phương pháp dạy học nhóm để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về “Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã” (Lớp 6). Chúng ta sẽ chia học sinh trong lớp thành 5 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau. Nhóm 1, Tìm hiểu và giới thiệu cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân phương Tây cổ đại. So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn?; Nhóm 2, Khám phá thành tựu chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây; Nhóm 3 : Tìm hiểu những hiểu biết về khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây; Nhóm 4 : Tìm hiểu và giới thiệu thành tựu về văn học; Nhóm 5 : Tìm hiểu những thành tựu nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Tây. Cùng với việc cho học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. Ngoài ra, giáo viên cũng có thế sử dụng kỹ thuật dạy học KWLH (Trong đó, K= Know: HS biết gì hoặc cho rằng mình đã biết gì? - W= Want to know/ Wonder: HS muốn biết điều gì? -L= Learned: HS học được gì?, H=How: cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học) để kết nối giữa các vấn đề đã biết và muốn biết về một vấn đề nào đó. Ví dụ, khi tổ chức cho hs tìm hiểu bài Cuộc cách mạng khoa học,công nghệ - toàn cầu hóa, để kích thích hứng thú và sự ham học hỏi ở hs, giáo viên lập bảng như sau: Em đã biết gì về Cuộc Em muốn biết gì về Em đã học được gì về Em có thể đưa ra thông cách mạng khoa học Cuộc cách mạng khoa Cuộc cách mạng khoa điệp nào qua bài học kĩ thật- công nghệ và học kĩ thật- công nghệ học kĩ thật- công nghệ ngày hôm nay? (H) Toàn cầu hóa?(K) và Toàn cầu hóa?(W) và Toàn cầu hóa?(L) -Hs sẽ nêu lên những -Những điều học sinh -Là cuộc cách mạng Cần phát triển sự tiến điều đã biết về cuộc muốn biết có thể là: diễn ra từ nửa sau thế bộ của KHCN và tìm cách mạng KHCN và nguồn gốc, đặc điểm, kỷ XIX, thành tựu nổi cách hạn chế tối đa tác toàn cầu hóa như: Đó thành tựu... của cuộc bật trên các lĩnh vực động tiêu cực của cuộc là cuộc cách mạng cách mạng KHCN khác nhau; tác động cách mạng đó đến nhân khoa học kỹ thuật có lớn đến cuộc sống của loại.... tác động lớn đến cuộc con người. sống của con người trên trái đất. Hoặc là cuộc cách mạng tri thức của nhân loại... Thứ 6, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học Địa lý và Lịch sử. Hiện nay, hệ thống bản đồ giáo khoa và địa lý được thiết kế và sự dụng tách bạch, chưa/ít có phương tiện sử dụng chung để phục vụ các tiết học/ bài học/chủ đề tích hợp. Vì vậy, đối với giáo viên phổ thông, cần đầu tư xây dựng bộ tư liệu dạy học tích hợp phù hợp với nội dung các bài học, đặc biệt là những bài học tích hợp chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp có tác dụng thiết thực trong việc khơi gợi hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó cũng là một phương cách quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
  9. 62 Kỷ yếu hội thảo khoa học triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự đa dạng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học “Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học”(4) . Trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay, có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, như: dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp (tự học ở nhà, tham quan học tập, tiến hành bài học tại di tích ...) và hoạt động ngoại khóa thực hành. Mỗi hình thức, tổ chức dạy học có vai trò, ý nghĩa nhất định đối với việc phát triển năng lực bộ môn, để đáp ứng mục tiêu môn học. Do đó, giáo viên tùy thuộc vào từng bài học cụ thể mà có hình thức tổ chức dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của môn học, chương trình. Tóm lại, trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, vai trò của người giáo viên là rất quan trọng. Do đó, người giáo viên cần phải rèn luyện và nâng cao các năng lực chuyên môn, năng lực bộ môn và các năng lực dạy học khác, để có thể thực hiện được mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra. Để có được những năng lực đó, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng và được tích lũy qua thực tế lên lớp. Đảm bảo các bài lên lớp, không những tạo hứng thú, kích thích sự ham học hỏi ở học sinh mà còn thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục sau năm 2018. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông mới, tháng 12 năm 2018. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp THCS), tháng 12 năm 2018. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 5. Đại học Huế (2016), Kỷ yếu hội thảo Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh, tháng 4/2016. 6. Đại học Vinh (2018), Kỷ yếu hội thảo Đổi mới dạy học Lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực, tháng 10 năm 2018. 7. Nguyễn Thị Việt Hà (2016), Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm Địa lý, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Đỗ Hương Trà (chủ biên), (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Trang Thanh, Dạy học tích hợp môn Lịch sử - Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo KH ĐH Vinh, 10/2018. (4) Trần Thị Tuyết Oanh (CB), Giáo trình giáo dục học, tập1, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2012, tr.245.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0