intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số nhận xét đặc điểm, kỹ thuật gỡ dính trong phẫu thuật nội soi sỏi đường mật mổ lại

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu cả bài viết nhằm nhận xét một số đặc điểm, kỹ thuật gỡ dính trong phẫu thuật nội soi sỏi đường mật mổ lại. Bài viết ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật mổ lại trên 56 bệnh nhân từ 7 - 2013 đến 1 - 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số nhận xét đặc điểm, kỹ thuật gỡ dính trong phẫu thuật nội soi sỏi đường mật mổ lại

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM, KỸ THUẬT GỠ DÍNH<br /> TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI SỎI ĐƢỜNG MẬT MỔ LẠI<br /> Nguyễn Quang Nam*; Bùi Tuấn Anh*<br /> TÓM TẮT<br /> Sỏi đƣờng mật là một bệnh lý phổ biến của vùng Đông Á, trong đó sỏi trong gan chiếm tỷ lệ<br /> khá cao, tỷ lệ sỏi tái phát cao. Đối tượng và phương pháp: ứng dụng phẫu thuật nội soi (PTNS)<br /> điều trị sỏi đƣờng mật mổ lại trên 56 bệnh nhân (BN) từ 7 - 2013 đến 1 - 2015. Kết quả và kết<br /> luận: tạng dính lên thành bụng thƣờng ở dƣới vết mổ cũ, hạ sƣờn phải và dƣới gan; có thể đặt<br /> trocar đầu vào vùng hạ sƣờn trái; nên gỡ dính vào vùng màng nhện nằm giữa tạng dính với<br /> thành bụng; PTNS là phƣơng pháp khá an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi đƣờng mật mổ lại.<br /> * Từ khóa: Sỏi đƣờng mật mổ lại; Phẫu thuật nội soi.<br /> <br /> Some Remarks on Features, Specification of Adhesiolysis in<br /> Laparoscopic Surgery of Biliary Stones with Previous Surgery<br /> Summary<br /> Hepatolithiasis is common in East Asia, the management of residual and recurrent stones is<br /> difficult and complicated. Subjects and methods: Application of laparoscopic surgical treatment<br /> of biliary stones was conducted on 56 patients from July 2013 to January 2015. Results and<br /> conclusion: Abdominal organs stick is below old incision, right upper quadrant and below the<br /> liver; the input trocar can be set into left upper quadrant; stick to remove the sticky spider web<br /> between the abdominal organs. Laparoscopic surgery is a relatively effective and safe method<br /> in the treatment of biliary stones with previous surgery.<br /> * Key words: Biliary stones with previous surgery; Laparoscopic surgery.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Điều trị ngoại khoa sỏi mật mổ lại là<br /> một thách thức cho các phẫu thuật viên do<br /> dính tạng và thay đổi giải phẫu. Trong<br /> phẫu thuật mổ mở, BN sau mổ sẽ đau hơn<br /> so với mổ lần đầu, chậm hồi phục, thời<br /> gian nằm viện kéo dài và chăm sóc hậu<br /> phẫu vất vả hơn...<br /> Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật<br /> <br /> trong y học cùng với tr nh độ không<br /> ngừng nâng cao của phẫu thuật viên,<br /> PTNS ngày càng chứng tỏ tính ƣu việt<br /> với những chỉ định phong phú. Tuy nhiên,<br /> chƣa có nhiều nghiên cứu về vai trò của<br /> phƣơng pháp này đối với điều trị sỏi mật<br /> mổ lại.<br /> Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br /> Nhận xét một số đặc điểm, kỹ thuật gỡ<br /> dính trong PTNS sỏi đường mật mổ lại.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Nam (nguyenquangnam80@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 13/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 12/05/2015<br /> <br /> 157<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 56 BN sỏi đƣờng mật mổ lại đƣợc<br /> PTNS tại Khoa Phẫu thuật Bụng, Bệnh<br /> viện Quân y 103 từ 7 - 2013 đến 1 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn chọn: BN đƣợc chẩn<br /> đoán sỏi đƣờng mật mổ lại, kỹ thuật thực<br /> hiện theo một quy trình thống nhất.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đƣợc<br /> xác định trong mổ là sỏi đƣờng mật, sỏi<br /> mật mổ lần đầu hoặc quy trình kỹ thuật<br /> khác với nghiên cứu này.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Chỉ định và chống chỉ định:<br /> - Chỉ định:<br /> + Sỏi đƣờng mật trong và ngoài gan,<br /> sót sỏi hoặc tái phát.<br /> + Tình trạng cho phép phẫu thuật, gây<br /> mê nội khí quản và bơm CO2.<br /> - Chống chỉ định: có chống chỉ định<br /> phẫu thuật, chống chỉ định bơm CO2 ổ bụng<br /> hoặc không gây mê nội khí quản đƣợc.<br /> * Quy trình kỹ thuật:<br /> - Dụng cụ và trang thiết bị phẫu thuật:<br /> giàn máy nội soi phẫu thuật và các dụng<br /> cụ PTNS.<br /> - Tƣ thế BN và phẫu thuật viên: BN<br /> nằm ngửa trên bàn mổ, hai chân dạng,<br /> đầu cao.<br /> - Vị trí phẫu thuật viên:<br /> + Phẫu thuật viên chính đứng giữa 2<br /> chân BN,<br /> + Phụ camera đứng bên trái, phụ 2<br /> đứng bên phải.<br /> + Phụ dụng cụ đứng bên phải phẫu<br /> thuật viên.<br /> <br /> 158<br /> <br /> - Th đặt trocar:<br /> + Đặt trocar, bơm CO2: thƣờng sử<br /> dụng 4 trocar.<br /> + Trocar thứ nhất (trocar 10): thông<br /> thƣờng chúng tôi đặt ở đƣờng trắng giữa<br /> - dƣới rốn, đặt cách xa vết mổ cũ.<br /> + Trocar thứ 2 (trocar 10): ở đƣờng<br /> trắng bên bên trái, ngang - trên rốn. Gỡ<br /> dính vùng mạn sƣờn phải để tạo khoảng<br /> trống đặt trocar thứ 3.<br /> + Trocar thứ 3 (trocar 5) ở mạn sƣờn<br /> phải: ở khoảng giữa của đƣờng trắng bên<br /> và đƣờng nách trƣớc - trên rốn.<br /> + Trocar thứ 4 (trocar 5): dƣới bờ<br /> sƣờn trái, mục đích để nâng vén gan bộc<br /> lộ vùng rốn gan.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Kết quả chung.<br /> - Số lƣợng BN nghiên cứu: 56.<br /> - Tỷ lệ nữ/nam: 32/24 (1,33).<br /> - Tuổi: 28 - 78; trung bình 53,75 ±<br /> 12,37 tuổi.<br /> 2. Tiền sử bệnh.<br /> * Tiền sử mổ sỏi mật (n = 56):<br /> 1 lần: 37 BN (66,07%); 2 lần: 13 BN<br /> (23,22%); 3 lần: 4 BN (7,14%); 4 lần: 2<br /> BN (3,57%).<br /> Tiền sử mổ sỏi mật 01 lần chiếm chủ<br /> yếu (66,07%). Bên cạnh đó, lần mổ cuối<br /> lâu nhất > 20 năm và gần nhất 04 tháng.<br /> 3. Vị trí đặt trocar đầu tiên lên thành<br /> bụng.<br /> Trên rốn: 5 BN (8,92%); dƣới rốn: 36 BN<br /> (64,29%); hạ sƣờn trái: 15 BN (26,79%).<br /> 05 BN (8,92%) đặt trocar đầu trên rốn,<br /> là những BN đã mổ nội soi hoặc mổ mở ở<br /> đƣờng trắng giữa - trên và cách xa rốn.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> 15 BN (26,79%) đặt tại hạ sƣờn trái vì có<br /> đƣờng mổ trắng giữa - dƣới rốn kéo dài.<br /> 4. Một số nhận xét đặc điểm và kỹ<br /> thuật gỡ dính.<br /> - Trocar thứ nhất (trocar 10): đóng vai<br /> trò quan trọng, giúp phẫu thuật viên khảo<br /> sát tình trạng ổ bụng và đặt các trocar<br /> tiếp theo. Thông thƣờng, chúng tôi đặt ở<br /> đƣờng trắng giữa - dƣới rốn, đặt cách xa<br /> vết mổ cũ.<br /> Khảo sát tình trạng ổ bụng cho thấy,<br /> vùng hạ sƣờn - hố chậu trái hầu nhƣ<br /> không có tạng dính, một số có mạc nối<br /> dính. Đây cũng là cơ sở để có thể đặt<br /> trocar đầu vào hạ sƣờn trái.<br /> <br /> ngang, tá tràng, dạ dày. Do đó, việc gỡ<br /> dính để bộc lộ ống mật chủ cần thận<br /> trọng và tỷ mỷ, hạn chế tổn thƣơng đại<br /> tràng và tá tràng (tá tràng thƣờng dính<br /> với ống mật chủ).<br /> Giữa các tạng dính thông thƣờng có<br /> một lớp màng mỏng, phẫu thuật viên có<br /> thể dùng dụng cụ vén tạng dính hoặc<br /> dùng đơn cực (vì lớp màng mỏng nên khi<br /> dùng đơn cực, cần thận trọng để không<br /> làm tổn thƣơng tạng).<br /> Những trƣờng hợp gan dính lên thành<br /> bụng, chúng tôi không gỡ dính, v khi đó<br /> gan sẽ đƣợc nâng lên và bộc lộ vùng<br /> phẫu tích vào ống mật chủ.<br /> <br /> - Trocar thứ 2 (trocar 10): ở đƣờng<br /> trắng bên bên trái, ngang - trên rốn.<br /> Sau khi đặt 2 trocar này, tiến hành<br /> dùng đơn cực gỡ dính, chúng tôi nhận<br /> thấy qua vết mổ cũ từ 1/2 đƣờng trắng<br /> giữa trở xuống, tạng dính là mạc nối lớn<br /> và hỗng tràng. Do ổ bụng đƣợc bơm căng<br /> nên chúng tôi tận dụng trọng lực của tạng<br /> dính làm lực đối trọng để gỡ dính vào<br /> khoảng giữa tạng dính với thành bụng.<br /> Khoảng giữa của tạng dính với thành<br /> bụng thông thƣờng là một lớp màng<br /> nhện, đây chính là điều kiện thuận lợi cho<br /> phẫu thuật viên gỡ dính, tránh tổn thƣơng<br /> tạng và hạn chế chảy máu.<br /> Gỡ dính vùng mạn sƣờn phải để tạo<br /> khoảng trống đặt trocar thứ 3.<br /> + Trocar thứ 3 (trocar 5) ở mạn sƣờn<br /> phải: ở khoảng giữa của đƣờng trắng bên<br /> và đƣờng nách trƣớc, trên rốn. Qua<br /> trocar này, phẫu thuật viên sử dụng dụng<br /> cụ để nâng, vén và bộc lộ các vùng tạng<br /> dính khác.<br /> Chúng tôi cũng nhận thấy, ở vùng dƣới<br /> gan, tạng dính là mạc nối, đại tràng<br /> <br /> Hình 1: Vùng màng nhện giữa tạng dính<br /> và thành bụng.<br /> 5. Thời gian bộc lộ đƣờng mật: 15 155 phút; trung bình: 58,63 phút.<br /> 6. Lƣợng máu mất trong mổ.<br /> Ít nhất: 5 ml, nhiều nhất: 160 ml; trung<br /> bình: 53,85 ± 18,73 ml.<br /> 7. Tỷ lệ biến chứng.<br /> Không có tai biến nặng trong mổ, trong<br /> quá trình gỡ dính, 2 BN có tổn thƣơng<br /> thanh mạc đại tràng ngang và 02 BN tổn<br /> thƣơng thanh mạc tá tràng. Các tổn<br /> thƣơng đều ổn định sau xử trí bằng khâu<br /> với chỉ safil 3/0.<br /> 159<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua PTNS sỏi đƣờng mật mổ lại cho<br /> 56 BN, chúng tôi rút ra nhận xét về đặc<br /> điểm và kỹ thuật gỡ dính:<br /> - Vị trí đặt trocar thứ nhất: 15 BN<br /> (26,79%) đặt tại hạ sƣờn trái; 36 BN<br /> (64,29%) đặt dƣới rốn.<br /> - Tạng dính chủ yếu qua vết mổ cũ và<br /> vùng hạ sƣờn phải, do vậy trocar thứ<br /> nhất có thể đặt ở hạ sƣờn trái.<br /> - Phẫu thuật viên nên đi vào vùng màng<br /> nhện ở giữa tạng dính với thành bụng sẽ<br /> hạn chế chảy máu và tổn thƣơng tạng.<br /> - Gỡ dính có chọn lọc, tận dụng mặt<br /> dính của gan với thành bụng để nâng gan.<br /> - PTNS trong điều trị sỏi mật mổ lại là<br /> kỹ thuật khá an toàn. Việc gỡ dính tạng<br /> bộc lộ ống mật chủ tƣơng đối thuận lợi.<br /> Tuy nhiên, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có<br /> kinh nghiệm về PTNS và giải phẫu.<br /> <br /> 2. Nguyễn Khắc Đức và CS. Đánh giá kết<br /> quả sớm điều trị PTNS sỏi đƣờng mật chính<br /> tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học<br /> TP. HCM. 2008, số 4 (12).<br /> 3. Đỗ Trọng Hải. Kết quả điều trị sỏi trong<br /> gan với PTNS so với mổ mở kết hợp kỹ thuật<br /> tán sỏi điện thủy lực. Tạp chí Y học TP. HCM.<br /> 2005, số 1 (9).<br /> 4. Phạm Minh Hải, Đặng Tâm. Kết quả sớm<br /> của PTNS lấy sỏi ống mật chủ qua ống túi mật.<br /> Tạp chí Y học TP. HCM. 2010, số 1 (14).<br /> 5. Anbok Lee, Seog Ki Min, Jae Jung<br /> Park1, Hyeon Kook Lee. Laparoscopic<br /> common bile duct exploration for elderly<br /> patients: as a first treatment strategy for<br /> common bile duct stones. J Korean Surg Soc.<br /> 2011, 81, pp.128-133.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 6. CN Tang, KK Tsui, JPY Ha, MKW Li, WT<br /> Siu. Laparoscopic exploration of the common<br /> bile duct: 10-year experience of 174 patients<br /> from a single centre. Hong Kong Med J. 2006,<br /> June, 3 (12), p.191.<br /> <br /> 1. Đặng Quốc Ái và CS. Nghiên cứu PTNS<br /> trong điều trị bệnh lý đƣờng mật. Tạp chí Y<br /> học Thực hành. 2011, số 12 (799).<br /> <br /> 7. Hindmarsh A, Bignell M, Rhodes M.<br /> Laparoscopic stenting of the common bile duct.<br /> Ann R Coll Surg Engl. 2011, 93, pp.256-257.<br /> <br /> 160<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2