Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HỒI SỨC SAU MỔ GHÉP GAN<br />
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP GHÉP GAN TỪ NGƯỜI CHO GAN SỐNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Trần Thanh Linh*, Huỳnh Quang Đại**, Phạm Thị Ngọc Thảo**, Nguyễn Trường Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ghép gan ngày nay đã được chấp nhận rộng rãi và trở nên là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh<br />
nhân bệnh gan giai đoạn cuối và suy gan cấp. Sự tiến bộ của kỹ thuật ghép gan, đặc biệt kỹ thuật ghép gan từ<br />
người cho gan sống đã giải quyết đáng kể lượng bệnh nhân chờ ghép gan.<br />
Mục tiêu: chia xẻ một số kinh nghiệm về hồi sức từ công việc chuẩn bị, quá trình theo dõi sau mổ, điều trị<br />
miễn dịch và một số biến chứng nhân 2 ca mổ ghép gan từ người cho gan sống.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: báo cáo 2 ca ghép gan từ người cho sống tại BVCR.<br />
Kết quả: Bệnh nhân thứ nhất được chẩn đoán xơ gan ứ mật giai đoạn cuối, cường lách, được tiến hành ghép<br />
gan phải từ con trai, nối mật ruột và cắt lách, điều trị miễn dịch với Cyclosporin và steroid. Hậu phẫu ngày 6 biến<br />
chứng chảy máu sau mổ từ bờ dưới đuôi tụy, phẫu thuật cầm máu thành công. Hậu phẫu ngày 61 xuất huyết<br />
tiêu hóa mức độ nặng do vỡ giả phình động mạch gan vào ruột non. Sau DSA tắc mạch cầm máu, hoại tử gan<br />
ghép, tử vong sau 70 ngày ghép. Bệnh nhân thứ hai xơ gan giai đoạn cuối do rượu, viêm gan siêu vi B đang hoạt<br />
động, đái tháo đường type 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ đã đặt stent LAD. Bilirubin trước mổ 45mg%, được thay<br />
huyết tương 3 lần, sau đó ghép gan phải từ con trai, nối mật-mật. Sau mổ được rút nội khí quản trong ngày hậu<br />
phẫu thứ nhất, điều trị miễn dịch với Tacrolimus, steroid và Mycophenolate mofetil. Phòng ngừa tái nhiễm HBV<br />
theo phác đồ. Diễn tiến thuận lợi cho thấy mảnh gan ghép hoạt động tốt sau ghép, xuất viện sau 1 tháng. Tiếp tục<br />
điều trị ngoại trú.<br />
Kết luận: Thành công ca mổ ghép gan là sự phối hợp chặt chẽ của từng bộ phận trong một nhóm, từ giai<br />
đoạn chuẩn bị trước mổ, phẫu thuật, gây mê và hồi sức sau phẫu thuật. Trong đó, hồi sức sau mổ có vai trò quan<br />
trọng trong việc giúp sớm phục hồi chức năng gan ghép và theo dõi phát hiện sớm những biến chứng, điều trị kịp<br />
thời. Rất nhiều biến chứng sau mổ ghép gan xãy ra trong giai đoạn hậu phẫu xa, tuy nhiên nhiều xét nghiệm và<br />
chẩn đoán hình ảnh định kỳ thường qui có thể giúp phát hiện sớm những biến chứng đó khi lâm sàng chưa biểu<br />
hiện triệu chứng, do đó cần tuân thủ các bước theo dõi như các phác đồ đã khuyến cáo là cần thiết.<br />
Từ khóa: ghép gan người cho gan sống, chảy máu ổ bụng, dò mật, giả phình động mạch gan.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
POSTOPERATIVE RESUSCITATION AND COMPLICATIONS OF LIVING DONOR LIVER<br />
TRANSPLANTATION: REPORT OF TWO CASES<br />
Tran Thanh Linh, Huynh Quang Dai, Pham Thi Ngoc Thao, Nguyen Truong Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 267 - 272<br />
Background: Liver transplantation is now widely accepted and become the optimal treatment for patients<br />
with end-stage liver disease and acute fulminant liver failure. The progress of liver transplant techniques,<br />
particularly techniques for living donor liver transplantation (LDLT) resolved substantially number of patients in<br />
<br />
* Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
** Bộ môn Hồi Sức Cấp Cứu – Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKII.Trần Thanh Linh, ĐT: 0918168846,<br />
Email: thanhlinhcr@gmail.com<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
267<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
the waiting list.<br />
Objectives: Discuss about the preparation, postoperative management, immunosuppressive therapy,<br />
complications of the two first cases LDLT in Cho Ray hospital, Viet Nam<br />
Patient and method: two case reports<br />
Result: The first patient was diagnosed as secondary biliary cirrhosis and hypersplenism. She was<br />
transplanted by right liver graft from her son and splenectomy, immunosuppressive therapy with Cyclosporin,<br />
steroid. Post-operative day 6 (POD6), the patient had to re-operate to stop intra-abdominal bleeding from<br />
pancreatic tail. On POD 61, the patient had severe upper gastrointestinal bleeding due to pseudo-aneurysm of<br />
hepatic artery ruptured into small intestine. After DSA to emboli hepatic artery, the patient had liver graft<br />
necrosis, fulminant hepatic failure and died on POD70. The second patient had end-stage alcohol cirrhosis, active<br />
hepatitis B, type 2 diabetes, ischemic heart disease with a stent in LAD. Pre-operative bilirubin was 45mg%. The<br />
patient had plasma exchange 3 times and was transplanted by his son’s right liver graft. He was endotracheal<br />
extubation on POD1, immunosuppressive therapy with tacrolimus, steroid, mycophenolate mofetil and prevented<br />
reactive hepatitis B. His graft recovered soon and he discharged after 1 month, follow up in outpatient clinic.<br />
Conclusion: The success needs the cooperation of each other in liver transplantation team, form preoperative<br />
evaluation, surgery, anesthesia and postoperative care. Especially, the role of postoperative resuscitation is very<br />
important in helping early retrieving function of graft, detection and monitoring of complications to correct<br />
promptly. Many liver transplant postoperative complications occur in late postoperative period, however many<br />
tests and routine imaging diagnosis can detect early these complications such as no clinical symptoms, therefore<br />
required to comply with the monitoring task as the recommended protocols is needed.<br />
Keywords: living donor liver transplantation, intra-abdominal bleeding, biliary leak, hepatic artery pseudoaneurysm.<br />
năm, 5 năm là 87%, 78% và 73% từng nhóm(6).<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tại Bệnh viện Chợ rẫy đã thực hiện 2 trường<br />
Những năm 1970 tỉ lệ sống một năm sau<br />
hợp ghép gan nguồn từ người cho gan sống<br />
ghép gan chỉ khoảng 30%, với sự tiến bộ trình độ<br />
trong năm 2012 và 2013 bước đầu cho thấy thành<br />
gây mê, kỹ thuật mổ, thuốc ức chế miễn dịch và<br />
công.<br />
đặc biệt hồi sức sau mổ góp phần tăng tỉ lệ sống<br />
mảnh ghép và tỉ lệ sống của bệnh nhân 1 năm, 3<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Người nhận<br />
Người cho<br />
CUNG THỊ KIM Đ 53 tuổi<br />
Chẩn đoán: Xơ gan mật giai đoạn cuối –<br />
DIỆP HỮU L<br />
cường lách.<br />
Giới: nữ, Số nv: 89671<br />
Tuổi 22, Giới: nam<br />
Tiền căn: mổ nhiều lần: cắt túi mật, nối ống<br />
Nhóm máu A+, CMV-IgG (+),HBsAg (-)<br />
Nhóm máu A+, CMVmật chủ, xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn TM<br />
IgG (-), HBcAg (+)<br />
Ngày vv:08/10/2012, Ngày PT: 12/10/2012. TL<br />
thực quản 3 lần. MELD: 13, CTP: 7<br />
mảnh ghép: 630gr<br />
Thời gian mổ 13 giờ. Trong mổ truyền 8 HCL, 10FFP, 2TC. Phương pháp phẫu thuật: ghép gan phải, nối mật-ruột, cắt lách.<br />
Sau mổ thở máy, không duy trì thuốc vận mạch, tỉnh sau 4 giờ, cai máy sau 12 giờ, rút NKQ sau 16 giờ.<br />
HUỲNH CÔNG T 50 tuổi<br />
Chẩn đoán: Hôn mê gan -Xơ gan giai đoạn<br />
HUỲNH GIA T<br />
cuối do rượu-HBV<br />
Giới: nam, Số nv: 64662<br />
Tuổi 18, Giới: nam<br />
Tiền căn: Đái tháo đường type 2, bệnh mạch Nhóm máu A+, CMVNhóm máu AB+, CMV-IgG (+), HBsAg (+),<br />
vành đã đặt stent năm 2012. MELD: 29,<br />
HBeAg(+), HBV-DNA (+)<br />
IgG (-), HBsAg (-)<br />
CTP: 10<br />
Ngày vv:11/8/2013, Ngày PT: 15/8/2013<br />
Trước mổ Bilirubin 45mg%, điều trị thay<br />
Trọng lượng mảnh ghép: 750gr<br />
huyết tương 3 lần<br />
Thời gian mổ 14 giờ. Trong mổ truyền 11 HCL, 11FFP, 20TC, 20 kết tủa lạnh. Phương pháp phẫu thuật: ghép gan phải, nối<br />
mật-mật. Sau mổ thở máy, duy trì thuốc vận mạch Noradrenalin, tỉnh sau 6 giờ, cai máy sau 15 giờ, rút NKQ sau 18 giờ.<br />
<br />
268<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Tình trạng khi nhập ICU<br />
Cả hai thở máy, monitoring theo dõi Mạch,<br />
HA động mạch xâm lấn, CVP, SpO2 liên tục.ghi<br />
lại sinh hiệu, lượng nước tiểu, Glasgow, dịch dẫn<br />
lưu (JP), dịch mật mỗi giờ. Xét nghiệm CTM,<br />
ĐMTB, sinh hóa, KMĐM mỗi 6 giờ, Đường<br />
huyết mao mạch mỗi 2 giờ. Nồng độ thuốc ức<br />
chế miễn dịch 2 lần/ ngày. Siêu âm Doppler gan<br />
mỗi ngày, XQ bụng một lần / ngày, XQ phổi 4<br />
lần / ngày, CT scan bụng dựng hình mạch máu<br />
mỗi tuần.<br />
<br />
Điều trị<br />
Kháng sinh: Piperacillin/Tazobactam +<br />
Levofloxacin, Phòng nhiễm nấm: Amphotericine<br />
B liên tục 7 ngày sau mổ→ uống Sporanox 3<br />
tháng, Phòng nhiễm Virus: Gancyclovir liên tục<br />
7 ngày sau mổ → uống Valtrex 3 tháng.<br />
Điều hòa miễn dịch: Imunoglobulin IV,<br />
Gabexate mesilate (Foy) x 7 ngày→ngưng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thuốc ức chế miễn dịch: Bệnh nhân đầu tiên:<br />
Steroid + Cyclosporin (CSA) . Bệnh nhân thứ hai<br />
chúng tôi sử dụng Tacrolimus kết hợp MMF và<br />
steroid.<br />
Ngừa tái nhiễm HBV theo phác đồ cho bệnh<br />
nhân thứ hai: 20.000IU HBIG truyền TM trong<br />
giai đoạn không gan, rồi10.000IU truyền từ hậu<br />
phẫu ngày 1 – ngày 7 + Entecavir 0.5mg/ ngày,<br />
rồi tiếp tục 10.000UI/ mỗi tuần x 4 tuần, sau đó<br />
mỗi tháng 1 lần. Mục tiêu: tháng 1,2,3,4,5,6 – duy<br />
trì antiHBs > 1000IU/L đến > 6 tháng duy trì<br />
antiHBs > 500IU/L. Theo dõi HBsAg/Ab mỗi<br />
ngày tới ngày hậu phẫu 7→ mỗi tuần x 4 tuần,<br />
rồi mỗi tháng.<br />
Kiểm soát huyết áp với Dihydropyridin<br />
(Perdipine truyền liên tục), Amlor. Lasix tiêm<br />
mạch để đạt mục tiêu nước tiểu 150-200ml/giờ.<br />
Phòng ngừa huyết khối: Plavix, Aspirin.<br />
Bù albumin để duy trì Albumin / máu ><br />
3,5g/L. Ngừa loét dạ dày với Nexium, Sucralfate<br />
<br />
Bảng 1. Cận lâm sàng hậu phẫu người nhận gan (trường hợp 1)<br />
Ngày HP<br />
Nhập ICU<br />
1<br />
2<br />
5<br />
6 (mổ lại)<br />
<br />
Hb<br />
(g/dL)<br />
8,5<br />
79<br />
7,9<br />
8,6<br />
7,5<br />
<br />
PLT<br />
(G/L)<br />
29<br />
77,5<br />
82<br />
141<br />
96<br />
<br />
% PT<br />
<br />
INR<br />
<br />
Bilirubin<br />
(mg%)<br />
<br />
30<br />
40<br />
50<br />
68<br />
76<br />
<br />
2,27<br />
1,49<br />
1,23<br />
1,19<br />
1,14<br />
<br />
3,01<br />
1,85<br />
1,1<br />
1,2<br />
3,12<br />
<br />
Đến sáng sớm ngày HP6 (18/10/2012)<br />
Dẫn lưu ổ bụng ra dịch máu đỏ hồng tăng<br />
dần,mạch tăng, Hb giảm dần và không tăng<br />
dù được bù máu, men gan tăng, chức năng<br />
<br />
AST<br />
U/L<br />
770<br />
365<br />
153<br />
50<br />
137<br />
<br />
ALT<br />
U/L<br />
610<br />
454<br />
290<br />
157<br />
217<br />
<br />
Lactate<br />
mg/dl<br />
49,6<br />
19<br />
15<br />
10,5<br />
<br />
Đường<br />
máu(mg%)<br />
287<br />
113<br />
171<br />
172<br />
<br />
đông máu không thay đổi. Kết quả CT scan<br />
bụng dựng hình mạch máu: thoát mạch thì<br />
ĐM vùng hố lách.<br />
<br />
Hình 1. Biến chứng chảy máu hậu phẫu ngày 6<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
269<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Xử trí<br />
Rút DL đường mật, kháng sinh Ertapenem.<br />
Sau 10 ngày bệnh ổn định xuất viện.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh CT-scan giả phình động mạch gan<br />
<br />
Bệnh nhân được mổ lại lúc 22h30 18/10/2012<br />
Chẩn đoán sau mổ: Chảy máu vùng bờ dưới<br />
đuôi tụy sát mỏm cắt và cuống gan trên tá tràng<br />
của vùng nhận. Xử trí: khâu cầm máu.<br />
<br />
Đến ngày 11/12/2012 (ngày HP thứ 61) 21<br />
giờ<br />
Tiêu phân máu đỏ sậm lượng nhiều, Mạch,<br />
HA tụt nhanh khó đo, Hb giảm nhanh. Nội soi<br />
DD-TT không thấy tổn thương. CT-Scan bụng<br />
dynamic: giả phình, thoát thuốc vào lòng quai<br />
ruột non cạnh ĐM gan riêng đoạn nối, DSA:<br />
hình ảnh giả phình mạch + thoát mạch vào<br />
lồng ruột ở vị trí ghép nhánh ĐM gan của<br />
người cho và người nhận (miệng nối ĐM).<br />
<br />
Xử trí<br />
DSA tắt ĐM gan , sau tắt ĐM gan tình trạng<br />
chảy máu được kiểm soát, tuy nhiên suy gan<br />
hoại tử tế bào gan cấp, bệnh tử vong 1 tuần sau<br />
đó trong bệnh cảnh hôn mê gan, suy đa tạng.<br />
<br />
Ca thứ hai<br />
Giai đoạn hậu phẫu bệnh ổn định, xuất viện<br />
sau một tháng và theo dõi định kỳ theo lịch. Đến<br />
hậu phẫu ngày 95 bệnh đau bụng âm ỉ liên tục<br />
vùng thượng vị và hạ sườn phải, không sốt,<br />
không ói, được nhập viện theo dõi. Kết quả CT<br />
scan dynamic: dịch dưới gan, dạ dày nhiều thức<br />
ăn. Chụp đường mật: rò mật từ chân ống dẫn<br />
lưu đường mật.<br />
<br />
270<br />
<br />
Cả hai trường hợp sau mổ đều rất nặng, đều<br />
có thân nhiệt thấp < 36oC ngay khi nhập hồi sức.<br />
Cuộc mổ kéo dài, mở bụng lớn bảo quản gan<br />
lạnh, cũng như truyền nhiều máu là nguyên<br />
nhân hạ thân nhiệt. Tăng nhiệt độ phòng, tăng<br />
nhiệt độ làm ấm máy thở và mền ủ ấm với máy<br />
làm ấm Bair huger đã giúp chúng tôi kiểm soát<br />
được thân nhiệt bệnh nhân.<br />
Việc xây dựng một qui trình hồi sức, các biểu<br />
mẫu theo dõi, thành lập một bảng cập nhật các<br />
kết quả xét nghiệm liên tục, ghi chú những diễn<br />
biến, số lượng dịch dẫn lưu và các điều chỉnh<br />
điều trị như một bệnh án tóm tắt đã giúp chúng<br />
tôi gặp nhiều thuận lợi trong theo dõi, phát hiện<br />
sớm những bất thường cũng như dễ dàng bàn<br />
giao giữa các phiên trực với nhau.<br />
Trong tuần lễ đầu sau mổ chúng tôi đã duy<br />
trì mức CVP thấp từ 4-5mmHg, lượng nứơc tiểu<br />
150-200ml/giờ với Bilan xuất nhập âm, trọng<br />
lượng ngày hôm sau giảm 0.5kg so ngày trước,<br />
mục tiêu giữ bệnh nhân hơi khô, điều này giúp<br />
giảm được áp lực tĩnh mạch chủ trên và giảm<br />
tình trạng phù mảnh ghép.<br />
Khi tỉnh và được điều trị thuốc miễn dịch cả<br />
hai đều có tình trạng tăng HA và tăng đường<br />
huyết. Các thống kê cho thấy 80% bệnh nhân sau<br />
mổ ghép gan có tăng HA do co mạch từ các<br />
nguyên nhân do stress, đau, thuốc ức chế miễn<br />
dịch. Thuốc<br />
dãn mạch ức chế canxi<br />
dihydropyridin ( Perdipine ), lasix, giảm đau cho<br />
thấy kiểm soát hiệu quả HA. (5,4)<br />
Công tác vô trùng với phòng cách ly có khu<br />
vực đệm thay áo choàng và dép, rửa tay thường<br />
xuyên, rút sớm các đường truyền khi không cần<br />
thiết. Kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn<br />
đường tiêu hóa và da với Tazocin, Levofloxacin.<br />
Cả hai cho thấy không có dấu hiệu nhiễm trùng<br />
trong giai đoạn hậu phẫu.(5)<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Nhiễm CMV rất thường gặp ở bệnh nhân<br />
sau ghép gan, xãy ra giữa tuần 3-8 sau ghép,<br />
đỉnh trong khoảng tuần 5 với tần suất 30 –<br />
78%. Rất nhiều nghiên cứu về chiến lược điều<br />
trị dự phòng, tuy nhiên hiện tại Ganciclovir là<br />
lựa chọn hàng đầu cho điều trị thường qui dự<br />
phòng nhiễm CMV và cho thấy giảm đáng kể<br />
nhiễm CMV.(5,4)<br />
Trong số ghép tạng đặc, bệnh nhân ghép gan<br />
có nguy cơ nhiễm nấm cao nhất tỉ lệ 20 – 50%,<br />
90% xảy ra trong 2 tuần đầu sau ghép, 80%<br />
nhiễm Candida. Tử vong 38-40%. Nhờ điều trị<br />
phòng ngừa sau mổ hiện nay tỉ lệ nhiễm 4-10%.<br />
Hiện nay Amphotericin B là vẫn là thuốc ưu tiên<br />
chọn lựa phòng nhiễm nấm(5,4)<br />
Khi chưa có miễn dịch phòng ngừa, tái phát<br />
HBV đến 75% ở bệnh nhân viêm gan B mãn có<br />
bệnh hoạt động tại thời điểm ghép gan. Tần suất<br />
này giảm xấp xỉ 10% hai năm sau ghép gan khi<br />
HBIG được điều trị. Tái nhiễm HBV có thể xãy<br />
ra trong tháng đầu sau ghép, cao nhất tháng 18<br />
sau ghép. Thuận lợi của dự phòng HBIG lớn<br />
nhất khi nó được cung cấp thời gian dài và liều<br />
cao(5). Bệnh nhân chúng tôi kết quả bước đầu cho<br />
thấy đang kiểm soát tốt việc ngừa tái nhiễm.<br />
Bảng 2. Nồng độ anti-HBs dự phòng với HBIG trong<br />
thời gian nằm viện<br />
Ngày<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
14 21 28 35<br />
HP<br />
HBsAg antiHBs 7598 7057 7247 7752 7111 2371 2573 3899 2964<br />
<br />
Chọn lựa thuốc ức chế miễn dịch: làm sao<br />
hài hòa giữa phòng ngừa thải ghép và hạn chế<br />
tối đa tác dụng có hại do thuốc ức chế miễn dịch.<br />
Khuyến cáo hiện nay:<br />
Đơn trị liệu: nhóm ức chế cancineurin<br />
(Cyclosporin hoặc Tacrolimus) + Steroid: cho<br />
những bệnh nhân chức năng thận tốt và kiểm<br />
soát tốt đường huyết.<br />
Đa trị liệu: nhóm ức chế calcineurin + MMF +<br />
Steroid: cho những trường hợp chức năng thận<br />
kém, đái tháo đường hay ghép gan bất tương<br />
hợp nhóm máu ABO.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ở bệnh nhân đầu tiên chức năng thận tốt,<br />
không bị tiểu đường do đó chúng tôi đã chọn lựa<br />
đơn trị liệu với CSA và steroid. Ngược lại bệnh<br />
nhân thứ hai suy thận sau mổ, đái tháo đường<br />
với đường huyết tăng cao chúng tôi chọn đa trị<br />
liệu với liều thấp của Tacrolimus và steroid kết<br />
hợp MMF, kết quả cho thấy kiểm soát tốt chức<br />
năng thận và đường huyết. Chúng tôi nhận thấy<br />
sự tăng nồng độ thuốc CSA khi bắt đầu điều trị<br />
với Itraconazole, và giai đoạn kẹp dẫn lưu mật.<br />
Ở bệnh nhân thứ hai với Tacrolimus trong giai<br />
đoạn liều cao có xuất hiện run 2 tay, tuy nhiên<br />
sau khi giảm liều thì không còn tình trạng trên.<br />
<br />
Biến chứng chảy máu<br />
Thường gặp từ ngày hậu phẫu 1-21, trung<br />
bình ngày thứ 6, tần suất hiện nay khoảng 5%,<br />
hầu hết chảy từ vị trí miệng nối, mặt cắt, từ biến<br />
chứng mạch máu (LDLT: 11,8 – 22,6%) tuy nhiên<br />
khoảng 50% bệnh nhân không tìm thấy vị trí<br />
chảy máu. Nghiên cứu tại AMC từ 2008-2010<br />
trên 1039 bệnh nhân sau ghép, kết quả cho thấy<br />
tỉ lệ chảy máu ổ bụng 9%, thời điểm trung bình<br />
6.1 ngày sau mổ (1-21) và hầu hết được kiểm soát<br />
bằng can thiệp nội mạch, phẫu thuật hoặc kết<br />
hợp cả hai.(5,3)<br />
<br />
Biến chứng đường mật<br />
Thường gặp, tỉ lệ 5-32%, thường gặp hẹp<br />
đường mật, dò mật, sỏi đường mật. Các yếu tố<br />
nguy cơ làm tăng biến chứng đường mật như: tái<br />
tạo đường mật ống T, miệng nối Roux-en-Y,<br />
thiếu máu nuôi, tổn thương tái tưới máu, huyết<br />
khối động mạch gan, nhiễm CMV, viêm đường<br />
mật nguyên phát. Biến chứng rò mật tỉ lệ 2-25%<br />
sau ghép gan, được chia làm biến chứng sớm ( 4<br />
tuần kể từ sau ghép), và muộn. Hầu hết rò mật<br />
tại miệng nối, tại vị trí ống T, tụt ống T hay sau<br />
rút ống T. Nghiên cứu tại AMC từ năm 19992005 dò mật 46/856 bệnh nhân, tỉ lệ 5,4%, chủ<br />
yếu rò mật từ miệng nối, kết hợp rò mật và hẹp<br />
đượng mật, ít hơn là rò mật từ mặt cắt gan.(5,8,2,7)<br />
<br />
Biến chứng giả phình động mạch gan<br />
Rất hiếm gặp, thường được phát hiện chậm,<br />
tỉ lệ tử vong cao. Thời điểm thường gặp sau mổ<br />
<br />
271<br />
<br />