MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC DÙNG KHÁNG SINH<br />
TRONG PHẪU THUẬT ĐẠI TRỰC TRÀNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Nguyễn Anh Dũng*, Võ Thị Mỹ Ngọc*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá về việc dùng kháng sinh trong phẫu thuật đại trực tràng chương trình tại khoa<br />
Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân dân Gia định (NDGĐ) trong năm 2007.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp phẫu thuật đại trực tràng chương trình tại khoa<br />
Ngoại tiêu hóa, ghi nhận các yếu tố về dịch tễ, giới, tiền căn nội khoa, vị trí phẫu thuật và phương pháp mổ,<br />
cách thức chuẩn bị đại tràng, cách dùng kháng sinh, từ đó nhận xét sự khác nhau về kết quả dùng kháng<br />
sinh qua tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng và biến chứng tại miệng nối giữa 2 nhóm dùng kháng<br />
sinh dự phòng và kháng sinh điều trị.<br />
Kết quả: Nhiễm trùng vết mổ nói chung là 5%, ở nhóm dùng kháng sinh dự phòng là 9%, không có<br />
trường hợp nào áp xe ổ bụng hay bục miệng nối.<br />
Kết luận: Đây là bước đầu để thực hiện nghiên cứu tiền cứu xa hơn để tìm ra phác đồ kháng sinh trong<br />
phẫu thuật đại trực tràng chương trình tại bệnh viện NDGĐ.<br />
Từ khóa: Kháng sinh, phẫu thuật đại trực tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
REMARKS ON USING THE ANTIBIOTICS IN THE SELECTED OLORECTAL OPERATIONS<br />
AT NHAN DAN GIA DINH’S HOSPITAL<br />
Nguyen Anh Dung, Vo Thi My Ngoc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 – 2009: 189 - 193<br />
Objectives: To evaluate about using of antibitotics in elective colorectal operations at the digestive<br />
department of NDGD’ hospital in 2007.<br />
Patients and method: Cross sectional, descriptive, retrospective study. All patients who had<br />
underwent elective colorectal operation were included. The study focused on epidemiological factors, sex,<br />
medical history, site of lesion, surgical method, mechanical bowel preparation, the way of using antibiotics.<br />
Then evaluating differences between using phrophylatic and treating antibiotics based on incidence of<br />
superficial surgical infection (SSI), intra-abdominal abscess and anastomotic leak.<br />
Results: Incidence of SSI is 5%; in the study population of the group using prophylatic antibiotics 9%,<br />
there was no intra-abdominal abscess or anastomotic leak.<br />
Conclusions: This was the first step to do further prespective study to establish a strategy of using<br />
antibiotics in elective colorectal operations at our hospital.<br />
Keywords: Antibiotics, colorectal operations<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh lý đại trực tràng thường gặp ở tất cả các khoa ngoại ở các bệnh viện trên thế giới và cả Việt<br />
Nam. Phẫu thuật trên đại trực tràng là loại phẫu thuật sạch nhiễm, tức có sự dây nhiễm đối với khoang<br />
phúc mạc và bề mặt vết mổ. Hơn nữa, bệnh lý cần phẫu thuật ở cơ quan này lại thường xảy ra ở người<br />
bệnh lớn tuổi. Sự kết hợp của môi trường không sạch, phẫu thuật lớn và cơ địa kém của người bệnh<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
189<br />
<br />
tạo nên nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao. Vì vậy việc dùng kháng sinh trong phẫu thuật đại trực tràng<br />
được chú ý nhiều nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ. Một khảo sát từ 147 nghiên cứu lâm sàng<br />
từ năm 1984 đến năm 1995 của thư viện Cochrane khẳng định hiệu quả của việc dùng kháng sinh dự<br />
phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật đại trực tràng(15).<br />
Tại bệnh viện NDGĐ, mỗi năm có hơn 100 trường hợp phẫu thuật liên quan đến đại trực tràng, cả<br />
phẫu thuật cấp cứu và chương trình. Do điều kiện khác nhau ở từng quốc gia và từng bệnh viện nên<br />
không thể áp dụng cùng một công thức dùng kháng sinh ở các bệnh viện.<br />
Chúng tôi tiến hành tổng kết này nhằm đánh giá lại cách dùng kháng sinh trong phẫu thuật<br />
chương trình đại trực tràng tại bệnh viện NDGĐ. Liệu chúng tôi chỉ cần dùng kháng sinh dự phòng là<br />
đủ hay phải dùng kháng sinh dài ngày hơn?<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá việc dùng kháng sinh trong phẫu thuật chương trình đại trực tràng tại bệnh viện NDGĐ<br />
trong năm 2007.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp: mô tả, hồi cứu hồ sơ người bệnh tại khoa Ngoại tiêu hóa, bệnh viện NDGĐ, có bệnh<br />
đại trực tràng cần mổ trong năm 2007. Tất cả các trường hợp này được ghi nhận các yếu tố về dịch tễ,<br />
giới, tiền căn nội khoa, vị trí phẫu thuật và phương pháp mổ, cách thức chuẩn bị đại tràng, cách dùng<br />
kháng sinh, từ đó nhận xét sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng và biến<br />
chứng tại miệng nối giữa 2 nhóm dùng kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị. Trong nghiên cứu<br />
sẽ loại bỏ đi các trường hợp có nhiễm trùng nơi khác và các trường hợp có dùng kháng sinh trong<br />
vòng 10 ngày trước mổ vì có ảnh hưởng đến việc dùng kháng sinh trong phòng ngừa nhiễm trùng<br />
vùng mổ.<br />
Kháng sinh dự phòng: dùng một liều ngay trước mổ (30 phút), liều thứ 2 sau 6-8 giờ, ngưng kháng<br />
sinh trong vòng 24 giờ sau mổ.<br />
Kháng sinh điều trị: dùng thêm kháng sinh sau hơn 24 giờ sau mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong năm 2007, tổng kết 42 trường hợp phẫu thuật chương trình đại trực tràng tại khoa Ngoại<br />
tiêu hóa bệnh viện NDGĐ, có 36 trường hợp đủ điều kiện đưa vào nhóm nghiên cứu. 6 trường hợp<br />
loại trừ do có dùng kháng sinh trong vòng 10 ngày trước mổ và có biến chứng viêm phổi sau mổ.<br />
36 trường hợp bao gồm 16 nam (44,6%) và 20 là nữ (55,4%). Tuổi trung bình 57,94 ± 16,88, lớn nhất<br />
là 87, nhỏ nhất là 20.<br />
Trong các trường hợp này có 1 trường hợp có kèm bệnh đái tháo đường, 1 trường hợp hen phế<br />
quản, 1 trường hợp lao phổi, 7 trường hợp tăng huyết áp và 2 trường hợp thiếu máu cơ tim.<br />
24 trường hợp phẫu thuật trên đại tràng (9 trường hợp ở đại tràng phải, 16 ở đại tràng trái, 1<br />
trường hợp cắt cả đại tràng phải và trái), 10 trường hợp phẫu thuật trên trực tràng. Trong đó 6 trường<br />
hợp đóng hậu môn nhân tạo và một trường hợp làm hậu môn nhân tạo đều ở đại tràng trái, 2 trường<br />
hợp phẫu thuật Miles.<br />
Trong 36 trường hợp này có 13 trường hợp được thụt tháo, 21 được dùng fortrans để chuẩn bị đại<br />
tràng trước mổ. Có 1 trường hợp không chuẩn bị được đại tràng do u lớn<br />
Có 15 trường hợp mổ nội soi và 21 trường hợp mổ mở<br />
Về thời gian mổ: có 20 trường hợp thời gian mổ dưới 3 giờ và 16 trường hợp thời gian mổ trên 3<br />
giờ.<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
190<br />
<br />
Chúng tôi đã làm phép kiểm X2 chi bình phương đối với các yếu tố về giới, tuổi, bệnh lý nội<br />
khoa đi kèm, vị trí phẫu thuật, cách chuẩn bị đại tràng, phương pháp phẫu thuật và thời gian mổ ở<br />
2 nhóm dùng kháng sinh dự phòng và điều trị thì không thấy khác biệt có ý nghĩa (p> 0,05).<br />
Có 2 trường hợp có nhiễm trùng vết mổ, nhiễm độ I, chiếm tỷ lệ 5%, còn lại các trường còn lại đều<br />
tốt. Trong 2 trường hợp này, 1 trường hợp là phẫu thuật đại tràng (4,1%), 1 trường hợp là phẫu thuật<br />
trực tràng (8,33%).<br />
Về việc dùng kháng sinh: có 14 trường hợp dùng kháng sinh điều trị (5 trường hợp là phẫu thuật<br />
trực tràng) và 22 trường hợp dùng kháng sinh dự phòng (7 trường hợp là phẫu thuật trực tràng). Loại<br />
kháng sinh thường dùng trước mổ là 20 trường hợp dùng augmentin (55,6%), 12 trường hợp dùng<br />
unasyn (33,3%), 1 trường hợp dùng ceftazidim (2,8%), 2 trường hợp dùng cefuroxim (5,6%), 1 dùng<br />
ciprofloxacin (2,8%).<br />
Ở các trường hợp dùng kháng sinh dự phòng thì có 13 trường hợp dùng Augmentin, 1 dùng<br />
ceftazidim, 1 dùng cefuroxim và 7 dùng unasyn.<br />
Trong số còn lại thì 7 dùng augmentin, 5 dùng unasyn, 1 dùng cefuroxim, 1 dùng<br />
ciprofloxacin. Sau mổ có 2 trường hợp được dùng thêm metronidazole, một trường hợp phải<br />
chuyển dùng ceftazidim do người bệnh sốt sau khi augmentin (đã dùng augmentin trước đó 3<br />
ngày).<br />
Số ngày dùng kháng sinh sau mổ ít nhất là 1 ngày, nhiều nhất là 6 ngày.<br />
Ghi nhận được triệu chứng để dùng thêm kháng sinh ớ các trường hợp dùng kháng sinh điều trị là<br />
sốt sau mổ: ở 3 trường hợp, và một trường hợp có cắt bàng quang kèm theo khi phẫu thuật u trực<br />
tràng.<br />
Trong 2 nhóm: dùng kháng sinh dự phòng và điều trị thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trong nhóm dự<br />
phòng là 9%, nhóm dùng kháng sinh điều trị không có trường hợp nào có biến chứng này. Tỷ lệ nhiễm<br />
trùng vết mổ nói chung là 5%. Không ghi nhận có áp xe ổ bụng và bục miệng nối sau mổ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhiễm trùng vết mổ thường gặp nhất trong các biến chứng phẫu thuật, làm tăng chi phí điều trị,<br />
kéo dài thời gian nằm viện và có thể dẫn đến tử vong(5,10,13). Trong phẫu thuật đại trực tràng, nhiễm<br />
trùng vết mổ là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, có báo cáo cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng vế mổ có<br />
thể đến 30%(3,17).<br />
Tần suất nhiễm trùng vết mổ trong phẫu thuật đại trực tràng phụ thuộc từng người bệnh có thể<br />
thay đổi từ 12% tới 20%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm trùng là 5%. Chúng tôi tìm lại<br />
nguyên nhân của 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ này. Một trường hợp mổ mở cắt đại tràng chậu<br />
hông, không thể chuẩn bị đại tràng do u lớn, gây bán tắc, có rửa đại tràng trong mổ, thời gian mổ là<br />
215 phút (3 giờ 35 phút). Một trường hợp do thời gian mổ là 256 phút (hơn 4 giờ), thực hiện phẫu thuật<br />
Miles qua nội soi hỗ trợ và đây chỉ là trường hợp nhiễm trùng độ I ở vết mổ tầng sinh môn. Theo lý<br />
thuyết thì 2 trường hợp này đều có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao do thời gian mổ quá dài (cả 2<br />
trường hợp), hơn 3 giờ, và thực hiện phẫu thuật trên trực tràng (trường hợp 2) thì chỉ định phải dùng<br />
kháng sinh điều trị. Trong tổng kết này thì 2 trường hợp này chỉ được dùng kháng sinh một liều trước<br />
và một liều sau mổ (dùng theo kiểu dự phòng). Mặc dù vậy, mức độ nhiễm trùng chỉ ở độ I, người<br />
bệnh ổn định với săn sóc vết mổ. Bác sĩ đã thiếu sót khi không cho thêm một liều trong mổ khi thời<br />
gian mổ hơn 3 giờ hay không cần liều kháng sinh thứ hai? Như vậy vẫn có thể dùng kháng sinh dự<br />
phòng trong phẫu thuật trực tràng hay thời gian mổ quá lâu hơn 3 giờ chăng?<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
191<br />
<br />
Các nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trong các phẫu thuật đại tràng và trực<br />
tràng không giống nhau(4,12). Phẫu thuật trực tràng với nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn do có liên<br />
quan đến làm lỗ mở thông ruột, xạ trị trước mổ cắt toàn bộ mạc treo(7,19,20). Trong tổng kết của chúng<br />
tôi, 15/24 (62,5%) trường hợp phẫu thuật trên đại tràng dùng kháng sinh dự phòng, 7/12 (58,33%)<br />
trường hợp phẫu thuật trên trực tràng dùng kháng sinh dự phòng. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở nhóm<br />
đại tràng là 4,1%, ở nhóm trực tràng là 8,33%. Cả 2 trường hợp nhiễm trùng này trong nhóm dùng<br />
kháng sinh dự phòng. Như đã phân tích ở trên, có sự thiếu sót khi không dùng thêm liều kháng sinh<br />
thứ hai trong mổ.<br />
Theo Kingstonet và cs, nguy cơ chính cho nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật chương trình đại<br />
trực tràng qua nghiên cứu 618 người bệnh là sự dây nhiễm phân vào khoang phúc mạc và cơ địa kém<br />
của người bệnh. Các yếu tố trước mổ bao gồm giới, tình trạng thể chất của người bệnh và kinh nghiệm<br />
của nhà ngoại khoa. Chúng tôi làm một phép tính nhỏ để xem xét hiệu quả của kháng sinh dự phòng<br />
và điều trị. Chúng tôi đã thử so sánh 2 nhóm dùng kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị về<br />
giới, tuổi, bệnh lý nội khoa sẵn có, vị trí phẫu thuật, phương pháp mổ, cách thức chuẩn bị đại tràng,<br />
thời gian mổ và nhận thấy không có sự khác biệt về các yếu tố này giữa 2 nhóm một cách tương đối thì<br />
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở 2 nhóm này không khác nhau.<br />
Việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa đối với người bệnh trải qua phẫu thuật đại trực tràng<br />
chương trình thì cần thiết để giảm tần suất nhiễm trùng vết thương sau mổ(1,18). Kháng sinh chọn lựa<br />
cần bao phủ cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Một số các nghiên cứu chỉ dùng ampicillin/sulbactam(11),<br />
hoặc cefoxitin (cephalosporin thế hệ 1)(9), hay metronidazole và gentamycin. Từ 1998, một phân tích<br />
gộp gồm các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng cho thấy dùng phòng ngừa bằng kháng sinh đơn<br />
liều trước mổ trong phẫu thuật đại trực tràng chương trình cũng hiệu quả như công thức nhiều kháng<br />
sinh vì thế có tác dụng giảm chi phí điều trị và các tác dụng ngược không mong muốn đồng thời giảm<br />
đề kháng kháng sinh cùng nhiễm độc cơ thể(2,18) (chứng cứ mức độ I). Mặc dù vậy, nhiều nhà ngoại<br />
khoa trên thế giới vẫn có xu hướng dùng công thức nhiều kháng sinh và dùng trong nhiều ngày sau<br />
mổ (cả khi không có chỉ định)(8,22). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thường chỉ dùng đơn kháng sinh<br />
để dự phòng. Đa số đều chỉ dùng Augmentin (Acid Clavulanic và Amoxycillin) (55,6%) hay Unasyn<br />
(Ampicillin và Sulbactam) (33,3%) còn lại dùng Cefuroxime và Ciprofloxacin, có 1 trường hợp dùng<br />
Ceftazidim. Kết quả theo chúng tôi là khả quan vì tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn so với các nghiên cứu<br />
khác và không có trường hợp nào có biến chứng bục miệng nối hay áp xe trong ổ bụng. Tuy nhiên,<br />
việc chỉ định dùng kháng sinh thế hệ thứ III để phòng ngừa nhiễm trùng sau mổ là đúng đắn hay<br />
không, trong khi các nghiên cứu trên thế giới rất hạn chế vấn đề này. Một số các nghiên cứu cũng bàn<br />
đến việc dùng thêm Metronidazole trong phẫu thuật đại trực tràng. Trong tổng kết này chúng tôi có 2<br />
trường hợp dùng thêm Metronidazole sau mổ, một trường hợp phẫu thuật trên trực tràng, một phẫu<br />
thuật trên đại tràng và cuộc mổ kéo dài hơn 3 giờ. Như vậy việc dùng thêm Metronidazole trong 2<br />
trường hợp này là hợp lý. Tuy nhiên các trường hợp phẫu thuật trực tràng và thời gian mổ trên 3 giờ<br />
không dùng thêm Metronidazole kết quả vẫn ổn định. Như vậy, vấn đề này cũng cần phải xem lại.<br />
Nói thêm về việc dùng thêm kháng sinh thứ hai hay duy trì kháng sinh sau mổ. Chỉ có 4 trường<br />
hợp lý giải được do có sốt sau mổ, và phẫu thuật thêm trên bàng quang. Còn lại 10 trường hợp không<br />
tìm được lý do chỉ định kháng sinh thêm. Điều này cho thấy việc dùng kháng sinh của chúng ta còn<br />
quá dễ dãi, chủ yếu do thói quen, hay kinh nghiệm cá nhân, thực tế đây chỉ là những lo sợ theo chủ<br />
quan. Đây là vấn đề chúng ta cần rút kinh nghiệm. Chúng ta không phải áp dụng nhất nhất theo các<br />
phác đồ của các bệnh viện khác trên thế giới hay trong nước vì mỗi nơi có một kháng sinh đồ riêng với<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
192<br />
<br />
các chủng vi khuẩn khác nhau nhưng cũng không thể sử dụng kháng sinh một cách không có cơ sở<br />
như vậy.<br />
Việc dùng kháng sinh dự phòng làm giảm rõ rệt tần suất các biến chứng. Nếu không có kháng sinh<br />
dự phòng thì có tới 40% các trường hợp nhiễm trùng vết mổ. Nguy cơ này giảm xuống 11-22% khi<br />
dùng kháng sinh dự phòng. Trong nghiên cứu của chúng tôi tuy không có người bệnh nào bị nhiễm<br />
trùng vết mổ trong nhóm dùng kháng sinh điều trị nhưng tỷ lệ nhiễm trùng ở nhóm dùng kháng sinh<br />
dự phòng hay tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ nói chung thì thấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Kháng sinh trong phẫu thuật đại trực tràng đã góp phần đáng kể trong giảm tỉ lệ nhiễm trùng sau<br />
mổ, cần được thực hiện một cách hệ thống. Trong thời gian qua, việc sử dụng kháng sinh đã không<br />
đúng mức về chỉ định và cách dùng. Việc lựa chọn cách dùng và loại kháng sinh cần thực hiện nghiêm<br />
túc để có thể tránh việc lạm dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh. Đây là nhiệm vụ của chúng tôi<br />
trong thời gian tới.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
22.<br />
<br />
Baum ML et al (1981). A survey of clinical trials of antibiotic prophylaxis in colon surgery: evidence against further use of no-treatment<br />
controls. N Engl J Med; 305:795- 799.<br />
Brachman PS et al. (1980). Nosocomial surgical infections: incidence and cost. Surg Clin North Am; 60:15-25.<br />
Bullard KM et al (2005). Primary perineal wound closure after preoperative radiotherapy and abdominoperineal resection has a high<br />
incidence of wound failure. Dis Coslon Rectum; 48:438– 443.<br />
Coppa GF, Eng K (1988). Factors involved in antibiotic selection in elective colon and rectal surgery. Surgery; 104: 853– 858.<br />
Cruse PJ, Foord R (1980). The epidemiology of wound infection: a 10-year prospective study of 62,939 wounds. Surg Clin North Am; 60:<br />
27– 40.<br />
Elie Aoun et al. (2005). The use and abuse of antibiotics in elective colorectal surgery: The Saga Continues. International Journal of<br />
Surgery; 3: 69-74<br />
Enker WE et al (1999). Safety and efficacy of low anterior resection for rectal cancer: 681 consecutive cases from a specialty service. Ann<br />
Surg; 230: 544 – 552; discussion 552–554.<br />
Gul YA, Lian LH, Jabar FM, Moissinac K.(2002). Antibiotic prophylaxis in elective colorectal surgery. ANZ J Surg; 72: 275-8.<br />
Jewesson Pet al. (1997). A Double-Blind, Randomized Study of Three Antimicrobial Regimens in the Prevention of Infections after<br />
Elective Colorectal Surgery Diagn Microbiol Infect Dis; 29:155-165.<br />
Mangram AJ et al. (1999). Guideline for prevention of surgical site infection. Hospital Infection Control Practices Advisory Committee.<br />
Infect Control Hosp Epidemiol. 1999; 20:250 –278; 279–280.<br />
Menzel J et al. (1996). Perioperative use of ampicillin /sulbactam, cefoxitin and piperacillin/metronidazole in elective colon and rectum<br />
surgery: a prospective and randomized quality control study in 422 patients. International Journal of Antimicrobial Agents; 6: 79-82.<br />
Nichols RL, Choe EU, Weldon CB (2005). Mechanical and antibacterial bowel preparation in colon and rectal surgery. Chemotherapy;<br />
51(suppl 1): 115– 121.<br />
Olson MM, Lee JT Jr (1990). Continuous, 10-year wound infection surveillance: results, advantages, and unanswered questions. Arch<br />
Surg. 1990; 125:794– 803<br />
Platell C, Hall JL, Hall JC. (1999) A multivariate analysis of the factors associated with wound infection after colorectal surgery. Colorect<br />
Dis; 1:267- 271.<br />
Platell C. và Hall JC, (2001). The prevention of wound infection in patients undergoing colorectal surgery. Journal of Hospital Infection;<br />
49: 233- 238<br />
Rau HG et al. (2000). Perioperative infection prophylaxis and risk factor impact in colon surgery. Chemotherapy; 46:353-363.<br />
Smith RL (2004). Wound infection after elective colorectal resection. Ann Surg; 239:599–605; discussion 605–607.<br />
Song F, Glenny AM. (1998). Antimicrobial prophylaxis in colorectal surgery: a systematic review of randomized controlled trials. Br J<br />
Surg; 85:1232- 1241.<br />
Sutton CD và cs (2002). A technique for wound closure that minimizes sepsis after stoma closure. Aust NZ J Surg; 72:766 – 767.<br />
Tang R (2001). Risk factors for surgical site infection after elective resection of the colon and rectum: a single-center prospective study of<br />
2,809 consecutive patients. Ann Surg; 234: 181– 189.<br />
Tsuyoshi K. (2006). Elective Colon and Rectal Surgery Differ in Risk Factors for Wound Infection Results of Prospective Surveillance. Ann<br />
Surg; 244: ss758–763<br />
Zmora O et al. (2003). Trends in preparation for colorectal surgery: survey of the members of the American Society of Colon and Rectal<br />
Surgeons. Am Surg; 69:150-4.<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
193<br />
<br />