Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG<br />
TÀU THUYỀN KHAI THÁC TRÊN VÙNG ĐẶC QUYỀN<br />
KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM<br />
SOME THOUGHTS OF THE DEVELOPMENT OF FISHING VESSEL FORCE<br />
IN THE EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE OF VIETNAM<br />
Trần Đình Chất1<br />
Ngày nhận bài: 08/5/2014; Ngày phản biện thông qua: 13/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự phát triển gần như tự phát của lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản trên vùng biển Việt nam gây ra nhiều hệ lụy<br />
khôn lường. Trong hơn 3 thập kỷ qua số lượng đơn vị đánh bắt hải sản tăng hơn 4 lần, tổng công suất tàu khai thác tăng 15<br />
lần tạo ra một sức ép khổng lồ đối với nguồn lợi vốn dĩ đã cạn kiệt trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Hơn nữa<br />
cơ cấu đội tàu khai thác lại bất hợp lý, những tàu có công suất nhỏ đánh bắt ven bờ chiếm tỷ trọng quá lớn làm cho tình<br />
hình càng trầm trọng hơn. Đứng trước tình hình đó, vấn đề đặt ra vô cùng cấp thiết là phải tổ chức lại ngành khai thác hải<br />
sản Việt nam như thế nào cho hợp lý để bảo đảm sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.<br />
Từ khóa: Số lượng, cơ cấu, tự phát, sức ép, cạn kiệt, bất hợp lý, tỷ trọng, trầm trọng hơn, cấp thiết, tổ chức lại, phát<br />
triển bền vững.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The spontaneous increase of the number of fishing vessels in Exclusive Economic Zone of Vietnam has created<br />
serious consequences. Over last three decades, the number of fishing boats has increased more than 4 times, or equivalence<br />
to 15 times of harvesting capacity. The situation has created a huge pressure on fishery resources that are believed to be<br />
exhausted. In addition, the structure of fishing vessels is unreasonable, with a high density of small boats exploiting inshore<br />
have made the state worsen. In that situation, there is an urgent necessitate to reorganize the fishing industry so that it<br />
becomes sustainable and has the most efficient social-economic results.<br />
Keywords: Spontaneous, number of fishing vessels, serious consequences, pressure, serious consequences,<br />
unreasonable, high density, inshore, state worsen, urgent necessitate<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Trong vài thập kỷ gần đây, khai thác hải sản<br />
của nước ta ghi nhận sự tăng trưởng liên tục.<br />
Sản lượng khai thác năm 2011 đạt 2.226.600 tấn,<br />
tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1990; trong đó giá<br />
trị kim ngạch xuất khẩu từ khai thác hải sản đạt<br />
gần 2 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất<br />
khẩu thủy sản (6,1 tỷ USD), cung cấp một nguồn<br />
thực phẩm vô cùng quan trọng cho tiêu dùng nội<br />
địa, tạo công ăn việc làm cho khoản 700.000 lao<br />
động trực tiếp trên biển. Có thể nói, ngành khai<br />
thác hải sản đã có những đóng góp to lớn cho sự<br />
phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của<br />
<br />
1<br />
<br />
TS. Trần Đình Chất: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
220 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
đất nước. Trong những năm trước mắt cũng như<br />
về lâu dài, vị trí đặc biệt của nó là không thể thay<br />
thế được.<br />
Thực trạng số lượng cũng như tổng công suất<br />
tàu thuyền hiện có là quá lớn so với quy định, dẫn<br />
tới sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa năng lực<br />
khai thác và trữ lượng nguồn lợi cho phép đánh bắt.<br />
Xét về cơ cấu tàu thuyền cũng hết sức bất hợp lý,<br />
điều đó tạo ra sức ép toàn diện cho nguồn lợi trên<br />
toàn bộ vùng biển đặc quyền kinh tế và đặc biệt là<br />
vùng biển ven bờ. Trong khi đó, sự phát triển gần<br />
như tự phát của lực lượng tàu thuyền vẫn tiếp tục<br />
diễn ra.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trong bối cảnh đó, việc đánh giá năng lực khai<br />
thác của các đơn vị tàu thuyền trong mối tương quan<br />
với trữ lượng của nguồn lợi là hết sức cần thiết. Đây<br />
là một trong những cơ sở quan trọng nhất để tiến<br />
hành tổ chức lại sản xuất ngành khai thác hải sản<br />
nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành<br />
này, trên cơ sở hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Tình hình biến động của lực lượng tàu thyền<br />
khai thác hải sản trên vùng biển nước ta<br />
Số lượng tàu thuyền khai thác trên vùng biển Việt<br />
nam đã tăng gần 4 lần trong vòng 3 thập kỷ (1981 2013), từ 29.584 lên tới 117.998 chiếc (bảng 1).<br />
Trong thời kỳ này, chỉ có nửa đầu thập niên 80<br />
của thế kỷ trước số lượng tàu thuyền có giảm chút<br />
ít; thời gian còn lại ghi nhận sự tăng trưởng. Đặc<br />
biệt số lượng tàu thuyền tăng lên nhanh chóng.<br />
diễn ra trong các năm 1991 - 1994. Chẳng hạn,<br />
<br />
Số 1/2015<br />
trong năm 1992 thống kê được 54.612 chiếc, điều<br />
đó có nghĩa là so với năm trước đã tăng lên 10.672<br />
chiếc hay 24,3%. Trong năm 1993, số lượng tàu<br />
thuyền lại tăng tiếp 7.143 chiếc, hay tăng 13,2% so<br />
với năm 1992. Tốc độ tăng trưởng còn cao hơn nữa<br />
vào năm 2008, bởi lẽ so với năm trước số đơn vị<br />
khai thác trên vùng biển Việt nam tăng thêm 37.109<br />
(42,9%). Đó là sự tăng trưởng cao nhất ghi nhận<br />
được trong kỳ phân tích. Nguyên nhân của sự biến<br />
động bất thường này là do chính vào năm này Nhà<br />
nước thực hiện trợ giá xăng dầu cho bà con ngư<br />
dân và để được hưởng sự ưu đãi này ngư dân đã kê<br />
khai tàu thuyền khai thác của mình, vốn dĩ trước đó<br />
nằm ngoài số liệu thống kê của cơ quan chức năng.<br />
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhờ có chính<br />
sách trợ giá xăng dầu của Nhà nước, số lượng tàu<br />
thuyền thực tế mới được làm rõ. Mặt khác, phần<br />
nào ta cũng có thể kết luận số liệu thống kê được<br />
công bố có độ chính xác không cao.<br />
<br />
Bảng 1. Số lượng và công suất bình quân của lực lượng tàu thuyền thời kỳ 1981–2008<br />
Năm<br />
<br />
1981<br />
1982<br />
1983<br />
1984<br />
1985<br />
1986<br />
1987<br />
1988<br />
1989<br />
1990<br />
1991<br />
1992<br />
1993<br />
1994<br />
1995<br />
1996<br />
1997<br />
1998<br />
1999<br />
2000<br />
2001<br />
2002<br />
2003<br />
2004<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
<br />
Số lượng tàu<br />
<br />
29.584<br />
29.429<br />
29.117<br />
29.549<br />
29.323<br />
31.680<br />
35.406<br />
35.774<br />
37.035<br />
41.266<br />
43.940<br />
54612<br />
61.805<br />
67.254<br />
69.000<br />
69.953<br />
71.500<br />
71.779<br />
73.397<br />
75.928<br />
78.978<br />
81.800<br />
83.122<br />
83.300<br />
84.080<br />
85.530<br />
86.500<br />
123.609<br />
131.000<br />
128.449<br />
126.458<br />
125.000<br />
117.998<br />
<br />
Tốc độ tăng [%]<br />
<br />
-0,5<br />
-1,1<br />
1,5<br />
-1,8<br />
8,0<br />
11,7<br />
1,0<br />
3,5<br />
11,4<br />
6,5<br />
24,3<br />
13,2<br />
8,8<br />
2,6<br />
1,4<br />
2,2<br />
0,4<br />
2,3<br />
3,4<br />
4,0<br />
3,6<br />
1,6<br />
0,2<br />
0,9<br />
1,7<br />
1,1<br />
42,9<br />
6,0<br />
-2,0<br />
-1,6<br />
-11,6<br />
-5,9<br />
<br />
−<br />
<br />
Công suất b/q [CV]<br />
<br />
16,2<br />
16,0<br />
16,3<br />
16,4<br />
16,9<br />
17,0<br />
16,9<br />
17,0<br />
17,8<br />
17,6<br />
18,8<br />
18,1<br />
20,9<br />
21,5<br />
21,7<br />
22,0<br />
25,9<br />
33,8<br />
34,3<br />
42,0<br />
47,1<br />
49,4<br />
49,3<br />
50,4<br />
50,0<br />
53,5<br />
64<br />
55<br />
57<br />
65<br />
72<br />
77,6<br />
85<br />
<br />
Tốc độ tăng [%]<br />
<br />
-1,3<br />
1,8<br />
0,6<br />
3,0<br />
0,6<br />
-0,6<br />
0,6<br />
4,7<br />
-1,1<br />
6,8<br />
-3,7<br />
15,5<br />
2,9<br />
0,9<br />
1,4<br />
17,7<br />
30,5<br />
1,5<br />
22,2<br />
12,4<br />
4,9<br />
-0,2<br />
2,2<br />
-0,8<br />
7,0<br />
19,6<br />
-16,4<br />
3,6<br />
14,0<br />
10,8<br />
7,7<br />
9,5<br />
<br />
−<br />
<br />
Nguồn: Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 221<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Công suất tàu thuyền bình quân trong kỳ<br />
nghiên cứu cũng chứng tỏ xu hướng tăng trưởng<br />
hàng năm. Vào năm 2007, công suất bình quân của<br />
một đơn vị tàu khai thác hải sản lớn gấp 3,7 lần so<br />
với năm 1981; cụ thể tăng từ 16,2 CV đến 59,9 CV.<br />
Sự tăng trưởng này là kết quả của chiến lược tái cơ<br />
cấu lực lượng tàu thuyền theo hướng tăng tỷ trọng<br />
của những tàu có công suất lớn hơn, có khả năng<br />
khai thác xa bờ nhằm giảm sức ép đối với nguồn lợi<br />
gần bờ vốn dĩ đã khai thác đến ngưỡng cho phép,<br />
thậm chí cạn kiệt, một só loài khó có khả năng phục<br />
hồi. Tuy nhiên, trong năm 2008 công suất bình<br />
quân của một đơn vị tàu thuyền đột ngột giảm 9 CV<br />
(16,4%). Song đây không phải là một hiện tượng<br />
bất thường trong quá trình phát triển, mà là do thời<br />
kỳ trước chưa thống kê được số lượng tàu thuyền<br />
chính xác, trong năm này nhờ có sự kê khai của<br />
chính ngư dân để hưởng trợ giá xăng dầu mới biết<br />
được con số sát với thực tế như đã nói ở trên.<br />
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Nhà nước<br />
đã có chương trình cho ngư dân vay với lãi suất ưu<br />
đãi để đóng tàu có công suất lớn khai thác xa bờ<br />
nhằm bảo vệ nguồn lợi gần bờ đang có nguy cơ<br />
cạn kiệt.<br />
Từ thời điểm này cơ cấu tàu thuyền khai thác<br />
trên các vùng biển nước ta có sự thay đổi nhanh<br />
chóng, khi các tàu có công suất trên 90 CV chiếm<br />
tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong tổng số các đơn<br />
vị đánh bắt.<br />
2. Cơ cấu tàu theo công suất và khu vực khai thác<br />
Tuy nhiên, một vấn đề mà các nhà quản lý cần<br />
đặc biệt quan tâm là số tàu thuyền có công suất nhỏ<br />
(