intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề đổi mới quản lý thực tập sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số vấn đề đổi mới quản lý thực tập sư phạm một số đề nghị khá chủ quan nhìn nhận từ thực tiễn hướng dẫn giáo sinh thực tập, kiến tập sư phạm tại trường phổ thông hiện nay; Xây dựng mối quan hệ giữa trường thực tập và trường đến thực tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề đổi mới quản lý thực tập sư phạm

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM Hoàng Ngân Hà Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Bài viết này chỉ là một số đề nghị khá chủ quan nhìn nhận từ thực tiễn hướng dẫn giáo sinh thực tập, kiến tập sư phạm tại trường phổ thông hiện nay. 1. Vấn đề tồn tại * Nhiệm vụ thực tập, kiến tập sư phạm của sinh viên trong thời gian 1 tháng rưỡi thường được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, khi tổ chức cho 2 đối tượng thực hiện nhiệm vụ cùng một thời gian sẽ có những bất cấp nhất định: - Thứ nhất về phía trường phổ thông: người hướng dẫn thực tập sẽ phải đảm nhận 2 nhiệm vụ một lúc: hướng dẫn sinh viên năm 2 và sinh viên năm cuối. Về trình độ thì 2 đối tượng này chênh lệch nhau. Việc hướng dẫn của giáo viên phải đảm bảo chính xác, đúng theo nội dung, chương trình, kế hoạch của trường (công việc đảm nhiệm nặng gấp 3). Mức độ đánh giá lên giảng tập của hai đối tượng này cũng khá chênh lệch, đương nhiên kết quả sinh viên kiến tập bao giờ cũng thấp hơn sinh viên năm cuối. Gây tâm lý lo ngại không đáng có trong sinh viên kiến tập. Thực ra đối với những sinh viên kiến tập chỉ cần giảng thử có thể đưa ra những nhận xét rút kinh nghiệm cần, tăng cường bồi dưỡng thêm về kỹ năng nào trong những năm còn lại. Đối với sinh viên kiến tập yêu cầu chính là dự giờ giảng: chuyên môn, các môn khác và chủ nhiệm để có khái niệm hoặc củng cố kiến thức về kỹ năng cơ bản (các bước lên lớp) của người giáo viên đứng lớp và biết cách quản lý lớp và tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm. - Thứ hai về phía: trường sư phạm cũng có mặt thuận lợi nhất định về bố trí người đưa đoàn đi thực tập, song liệu về phương pháp giảng dạy thì thời điểm này đối với sinh viên kiến tập chưa có đủ kiến thức sư phạm để đứng lớp. * Thực trạng của những sinh viên đi thực tập hiện nay, đặc biệt sinh viên hệ song ngữ chưa thực sự an tâm và tập trung cho việc học bộ môn chính. Khả năng linh hoạt chủ nhiệm và các kĩ năng cơ bản của người giáo sinh chưa được hình thành một cách toàn diện: ca hát, sinh hoạt tập thể, hoặc kiến thức các bộ môn cơ bản mà người chủ nhiệm cần có để có thể làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Nhiều sinh viên còn vắng mặt trong thời gian thực tập với lý do: đi học thêm, đi thi … * Vấn đề sử dụng giáo cụ trực quan hoặc, giáo án điện tử vào trong quá trình giảng dạy chưa được chuẩn bị chu đáo mặc dù khả năng của các em có thể soạn những phần mềm minh hoạ cho tiết dạy một cách dễ dàng. Nguyên nhân chính là giáo sinh chưa nắm trước được bài học của học sinh (tại trường thực tập), 43
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm theo hệ thống kiến thức của sách giáo khoa của lớp sẽ thực tập. Để có thể soạn trước giáo án điện tử cho tiết dạy hoặc chưa quan tâm đầu tư cho công tác thực tập. * Các giáo sinh chưa nắm được chương trình kế hoạch, đặc biệt là khối lượng kiến thức của lớp mình sẽ thực tập. Chính vì vậy, khi lên lớp sinh viên thường đưa lượng kiến thức quá khả năng của học sinh. Vì giáo sinh không xác định được lượng kiến thức nào mới, lượng kiến thức nào cũ đối với học sinh, nên khi lên lớp thường lúng túng (sử dụng những nội dung từ ngữ, câu quá khó đối với học sinh) trên lớp gây khó khăn cho việc tiếp thu cho các em. (Ví dụ: trong sử dụng từ vựng, ngữ pháp). * Trong quản lý: Trường ĐHSP đưa đoàn thực tập đến cần phổ biến những yêu cầu trực tiếp cho giáo viên phổ thông. Khi giáo viên hướng dẫn nắm được yêu cầu về thực tập thì việc hướng dẫn sẽ đúng yêu cầu của trường hơn, và các vấn đề cần trao đổi với trưởng đoàn thực tập cho giáo viên phổ thông sẽ được phản ánh trực tiếp cho đoàn thực tập. Nhiệm vụ của mình người hướng dẫn sẽ nắm rõ ràng hơn. Để người hướng dẫn và người được hướng dẫn thông hiểu yêu cầu của nhau, phối hợp trong giảng dạy và hướng dẫn để đạt được hiệu quả cao hơn. * Mức kinh phí hỗ trợ cho giáo viên hướng dẫn tại trường phổ thông quá thấp, hoặc trả công giảng tập chưa thoả đáng, thậm chí còn bị trả chậm (có khi tới đợt thực tập của năm sau). Về hướng dẫn thực tập: Trung bình một người hướng dẫn 5 em trong 40 ngày chỉ nhận khoảng 600.000 đ như vậy trung bình mỗi ngày chỉ được trả 12.000 đ: cho việc sửa chữa giáo án, hướng dẫn các kỹ năng, nhận xét đánh giá giờ dạy cho giáo sinh. Mà thực chất người giáo viên còn phải bỏ nhiều công sức để uốn nắn, hướng dẫn tỉ mỉ. 2. Một số đề xuất đổi mới thực tập sư phạm 2.1 Tăng cường phối hợp hơn nữa giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong khâu giới thiệu về thực tế trường phổ thông: để cho thí sinh nắm bắt được kế hoạch tổng thể của trường, chủ đề môn học, các tiết dạy, nội dung bài giảng trong 6 tuần thực tập. Giao cho trưởng đoàn thực tập chấm báo cáo về tình hình nhà trường và những kinh nghiệm thu được là một phần điểm trong đánh gia kết quả thực tập của giáo sinh. 2.2 Tăng cường kiểm tra lý luận về phương pháp giảng dạy cho giáo sinh trước khi thực tập: các thức tổ chức giờ học. Phân nhiệm vụ trong giờ học đối với mỗi dạng bài học: lý thuyết, luyện tập, kiểm tra…Để giáo sinh khi áp dụng thực tiễn sẽ thận lợi dễ dàng. Đồng thời tăng cường kiểm tra việc hiểu cấu trúc, nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa phổ thông để khi lên lớp người dạy. 2.3 Các khoa tăng cường xây dựng những giáo án chuẩn, đặc biệt giáo án điện tử phù hợp với nội dung bài giảng mà trong đợt thực tập, các giáo sinh sẽ phải dạy để các giáo sinh tham khảo, dạy thử cho nhuần nhuyễn. 2.4 Đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác thực tập sư phạm. Thực chất các trường kỹ thuật được đầu tư máy móc, trang thiết bị để sinh viên thực tập, còn đối với trường ĐHSP TP.HCM, thì chính đội ngũ giáo viên phổ thông chính là “cỗ 44
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm máy cái”, để giáo sinh có thể học hỏi, khai thác kinh nghiệm. Chính họ là những người có tâm huyết, có kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ sư phạm có thể dìu dắt thế hệ giáo sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu không đầu tư đúng, đầu tư đủ những cỗ máy này sẽ hỏng hóc, chai sạn. Thậm chí có người nhận nhiệm vụ hướng dẫn thực tập ở trường phổ thông vì kinh tế khó khăn, còn người kinh tế không khó khăn thì họ từ chối không nhận hướng dẫn vì chẳng mất gì lại còn có thời gian làm việc khác kiếm nhiều tiền hơn. 2.5 Trong xây dựng mối quan hệ giữa trường thực tập và trường đến thực tập thì vai trò của người tổ trưởng bộ môn ở phổ thông rất quan trọng. Họ cần tổng hợp những kinh nghiệm, những khiếm khuyết của giáo sinh, thậm chí của giáo viên để trao đổi bàn bạc với các khoa ở trường ĐHSP để có định hướng mới trong phương pháp giảng dạy, hoặc cùng phối hợp giữa 2 đơn vị nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong giảng dạy trong việc cải tiến thực tập sư phạm. Trên đây là một số suy nghĩ riêng của cá nhân, nhằm góp thêm tiếng nói cho việc đổi mới TTSP của sinh viên ĐHSP ngày một tốt hơn. 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2