intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học – cao đẳng hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học – cao đẳng hiện nay trình bày thực trạng việc thực hiện đào tạo liên thông giữa các trường Đại học – Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học – cao đẳng hiện nay

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Tài1 Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM 1. Thực trạng việc thực hiện đào tạo liên thông giữa các trường Đại học – Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 về đào tạo liên thông (ĐTLT), và đã cho phép hơn 60 trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) được thực hiện hoạt động ĐTLT trên tổng số các cơ sở giáo dục ĐH toàn quốc, kể cả liên thông ngang giữa các ngành và liên thông dọc từ hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) lên hệ CĐ, từ hệ CĐ lên hệ ĐH và từ hệ TCCN lên hệ ĐH. Quyết định này là một cơ hội lớn cho học sinh, sinh viên cũng như các công nhân muốn học lên các hệ tiếp theo, học tập để nâng cao trình độ và nó đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội . Khi thực hiện ĐTLT, các trường ĐH, CĐ và TCCN đã gặp một số khó khăn về các mặt như: - Quy mô của hoạt động ĐTLT - Về nội dung, chương trình ĐTLT - Quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành Trong giáo dục ĐH chúng ta có 2 bậc ĐH và CĐ, việc mà các nhà quản lý giáo dục cần phải quan tâm là đào tào đội ngũ các nhà nghiên cứu, kỹ sư thực hành như thế nào cho tương thích với bậc học. Vì vậy cần phải xác định rõ sự khác biệt giữa việc đào tạo này. Ở nước ngoài, việc liên thông từ ngành này sang ngành khác, từ trường này sang trường khác được thực hiện rất dễ dàng. Nhưng ở Việt Nam chưa thể 1 ThS, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Giáo dục đại học – Viện Nghiên cứu Giáo dục 94
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ chế hóa việc này, ngay trong cùng một trường cũng không liên thông ngang được mà chủ yếu là liên thông dọc. Các cơ sở giáo dục cần phải được trang bị một số kiến thức để có thể hiểu rộng về hệ thống liên thông. Cần phải thể hiện văn hóa liên thông, vì vậy Luật Giáo dục cần quy định rõ về cách thức liên thông như thế nào và trong hệ thống liên thông và phải thể hiện cụ thể trong từng cấp học nhằm đạt được chất lượng tốt nhất. Chúng ta phải nhìn nhận các ưu điểm của ĐTLT: đó là con đường rất rộng mở, đặc biệt là đào tạo từ TC-CĐ. Như vậy học chế tín chỉ rất phù hợp với ĐTLT. Khi thực hiện ĐTLT các trường đã gặp một số vấn đề cần thống nhất như: - Quy định được học liên thông phải có 1 năm làm việc về ngành nghề đó hoặc học viên tốt nghiệp loại khá thì được liên thông ngay. Vậy mục tiêu của Bộ GD&ĐT khi đưa ra điều kiện này có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay? Nếu cho rằng qua một năm làm việc tay nghề học viên sẽ thích hợp hơn cho việc học kế tiếp thì sẽ nảy sinh một mâu thuẫn là đã khẳng định các trường đào tạo bậc dưới (chủ yếu là tay nghề) chưa tốt. Yêu cầu này cần phải bàn thêm. - Khi xét tốt nghiệp ĐTLT chỉ xét kết quả trong 2, 3 năm gây nên mâu thuẫn là kết quả giữa thí sinh ĐTLT cao hơn thí sinh chính quy. Chúng ta cần xét cả điểm của cả hai giai đoạn. - Bộ đã quy định cho các trường tự thỏa thuận liên thông nhưng thực tế các trường đều bỏ qua khâu này. Mặt khác, tuy cùng một chương trình, một ngành nhưng chất lượng sinh viên ở trường này với trường kia có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là giữa trường công lập và dân lập. Do vậy, một số trường công lập đã quyết định không tuyển sinh viên ở các trường dân lập liên thông lên ĐH để giữ cho chất lượng đào tạo được bảo đảm. Các trường muốn liên thông phải tự khẳng định mình bằng chất lượng đào tạo. - Mỗi trường đào tạo TC, CĐ, ĐH theo chương trình thiết kế riêng của trường mình dẫn đến chất lượng không đồng bộ. Cần xây dựng khung 95
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM chương trình và chương trình khung ở 3 cấp học cụ thể để tạo điều kiện liên thông giữa các trường. Hiện nay, đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH thời gian chỉ từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, do đó cần phải xem xét đầu ra của sinh viên hệ đào tạo này, bởi thực tế nhiều sinh viên ĐH hệ chính quy học 4 -5 năm nhưng khi ra trường chỉ chuyên sâu một lĩnh vực, thiếu hẳn sự nhanh nhạy, không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chúng ta chưa có quy chế chuẩn mực và thống nhất trong quản lý, điều hành ĐTLT, một số trường còn đào tạo theo mục đích lợi nhuận cục bộ, coi nhẹ việc tuyển sinh và chất lượng đào tạo, “mềm hóa” những quy định của Bộ GD&ĐT để giữ số lượng sinh viên cho trường mình, gây khó khăn cho các trường khác khi tuyển sinh. Việc thiết kế chương trình học ở bậc ĐH không đơn thuần chỉ thêm các môn học mà bậc CĐ hay TCCN chưa có. Cái khó chính là ở những môn học trùng tên đã được học ở bậc dưới sẽ được tái cấu trúc như thế nào để vừa bổ sung kiến thức vừa nâng cao trình độ nhận thức của người học. Để giải quyết bất cập khi liên thông giữa trường này với trường khác, một số nhà quản lý giáo dục cho rằng trước khi liên kết đào tạo, cần phải xem trường nào có khung chương trình tương đối phù hợp với chương trình đào tạo của trường mình, rồi ngồi lại cùng trao đổi để đưa ra một chương trình thống nhất. Một vấn đề cần xem xét nữa đó là vai trò "văn hóa" trong quan hệ trao đổi giữa các trường ĐH, làm sao để các trường được kiểm định chủ động có những quy định chấp nhận tín chỉ của nhau, tạo điều kiện cho người học có thể lựa chọn việc học ở nơi nào mình muốn mà vẫn có thể có được tấm bằng ĐH tại trường mà họ đăng ký theo học. “Nét văn hóa” này còn được thể hiện bằng một việc làm cụ thể quan niệm của lãnh đạo các trường là tôn trọng các trường có bậc đào tạo thấp hơn, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ ra cho các trường còn thiếu gì để bổ sung, để có thể liên thông được với trường mình trong tương lai, thay vì “chỉ đi riêng” với một số trường thân thuộc. Đứng về phía quyền lợi của người học, đề nghị các trường cần phổ biến rộng rãi “lộ trình liên thông” cụ thể để học sinh, sinh viên biết sau khi tốt nghiệp 96
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ một ngành nghề nào đó và những cơ sở giáo dục này sẽ chào đón họ, nhất là những học sinh, sinh viên khẳng định được khả năng tiếp tục học tập của mình. Làm sao để tự bản thân mỗi người học có thể tự đến các cơ sở giáo dục này để đăng ký dự tuyển mà không cần phải có sự can thiệp của trường cũ. 2. Kết luận: ĐTLT là một việc làm thiết thực đáp ứng nhu cầu học nữa học mãi của toàn xã hội. Tuy nhiên khi thực hiện đào tạo liên thông giữa các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ phù hợp nhiều hơn so với các trường còn đào tạo theo niên chế.Vì vậy việc ban hành Luật cho ĐTLT sẽ rất cần thiết vì nó sẽ là kim chỉ nam cho các trường khi thực hiện ĐTLT. Một vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội là chúng ta muốn khắc phục sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực khi nguồn nhân lực đang đào tạo cho xã hội bị khủng hoảng vì “thừa thầy, thiếu thợ”. Các nhà quản lý giáo dục đang muốn phân luồng học sinh THCS và THPT để đào tạo tốt nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội. ĐTLT là một cánh cửa rộng mở giải quyết rất tốt cho việc phân luồng này. Tuy nhiên hiện nay một số trường đang tận dụng ưu điểm của ĐTLT để chiêu sinh vào TCCN và CĐ nhưng bản thân các trường này cũng không dám khẳng định là học sinh của họ sau khi tốt nghiệp sẽ liên thông ở đâu, trường ĐH nào chấp nhận? Các ngành kỹ thuật như cơ khí, điện, ô tô, cắt may, công nghệ thông tin… còn có nhiều trường ĐH để liên thông. Các ngành nghề khác như nhóm kinh tế, nhóm hành chánh, ngân hàng, thông tin lưu trữ, nhóm khoa học xã hội… tìm được trường để chấp nhận cho liên thông là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy việc ĐTLT nên được thực hiện ở tất cả các nhóm ngành nghề thì mới đạt được sự công bằng trong giáo dục. 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1