intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc của các nước đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có rất nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít những thách thức. Một trong những điều kiện để các nước đang phát triển có thể khai thác được những nhân tố thuận lợi trong xu thế toàn cầu hóa đó chính là chiến lược bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc của các nước đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa

Nguyễn Hữu Toàn<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 91 - 94<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC<br /> CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA<br /> Nguyễn Hữu Toàn*<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Hiện nay, khi toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo trong mọi mặt của đời sống thế giới thì vấn đề<br /> bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia dân tộc là một vấn đề luôn mang tính thời sự với các quốc<br /> gia, nhất là đối với những nước đang phát triển. Trong điều kiện toàn cầu hóa, các nước đang phát<br /> triển có rất nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít những thách thức. Một trong những điều kiện để<br /> các nước đang phát triển có thể khai thác được những nhân tố thuận lợi trong xu thế toàn cầu hóa<br /> đó chính là chiến lược bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia dân tộc. Do đó, cần có cách nhìn<br /> khoa học về vấn đề này, từ những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa, những lợi ích mà<br /> các quốc gia đang phát triển có thể khai thác để phát triển cho đến những tác động tiêu cực không<br /> những ảnh hưởng đến quá trình phát triển, mà còn liên quan chặt chẽ tới sự tồn vong của một quốc<br /> gia dân tộc.<br /> Từ khóa: Bảo vệ, chủ quyền quốc gia dân tộc, đang phát triển, điều kiện, toàn cầu hóa<br /> <br /> Chủ quyền quốc gia dân tộc là thuật ngữ dùng<br /> để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả<br /> xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất<br /> định, được thể hiện trên mọi phương diện<br /> chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao,<br /> kinh tế, văn hóa, xã hội; và được đảm bảo<br /> toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp,<br /> hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong<br /> phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Hiểu một cách<br /> chung nhất chủ quyền quốc gia dân tộc là<br /> quyền làm chủ của một quốc gia.*<br /> Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị<br /> pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập,<br /> được thể hiện trong các hoạt động của các cơ<br /> quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật<br /> quốc gia. Quốc gia dân tộc là chủ thể duy<br /> nhất có chủ quyền, được coi là một thực thể<br /> chính trị - pháp lý bao gồm các yếu tố cơ bản:<br /> lãnh thổ, dân cư, bộ máy nhà nước và quyền<br /> năng chủ thể. Chủ quyền quốc gia dân tộc<br /> được coi là thuộc tính cơ bản của quốc gia<br /> dân tộc, là phạm trù chính trị - pháp lý có liên<br /> hệ mật thiết với vấn đề độc lập, chính trị, an<br /> ninh, kinh tế… của quốc gia dân tộc.<br /> Trong lịch sử chủ quyền là vấn đề gây nên sự<br /> tranh luận giữa các nhà triết học, chính trị<br /> học, luật học, các nhà chính trị, các nhà ngoại<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912386627<br /> <br /> giao, các nhà kinh tế… và là một khái niệm<br /> được giải thích khác nhau dưới nhiều góc độ,<br /> song nhìn chung người ta thường quan tâm<br /> tới các thuộc tính liên quan đến một quốc gia<br /> độc lập, có chủ quyền trong cộng đồng quốc<br /> tế; nguồn gốc của quyền lực chính trị trong<br /> một quốc gia dân tộc.<br /> Vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc có rất<br /> nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau,tuy<br /> nhiên trên cơ sở kế thừa những thành tựu của<br /> chính trị học, dân tộc học…. cũng như những<br /> thay đổi lớn trong so sánh lực lượng trên thế<br /> giới trong thời đại ngày nay, đặc biệt kể từ<br /> sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm về<br /> chủ quyền quốc gia dân tộc thường được biểu<br /> hiện trên nhiều bình diện và được thể hiện ở<br /> nhiều khía cạnh như chủ quyền dân tộc<br /> (quyền của mỗi dân tộc được thành lập một<br /> quốc gia dân tộc độc lập của mình), chủ<br /> quyền quốc gia và chủ quyền nhân dân<br /> (quyền của nhân dân trong việc hoạch định<br /> một hệ thống kinh tế - xã hội và hình thái tổ<br /> chức nhà nước theo sự lựa chọn phù hợp với<br /> mình, quyền xác định trong một quy chế<br /> chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý cho<br /> mình…). Có thể khái quát quan niệm chủ<br /> quyền quốc gia dân tộc ở hai nội dung cơ bản:<br /> quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong<br /> phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc<br /> gia dân tộc trong quan hệ quốc tế.<br /> 91<br /> <br /> Nguyễn Hữu Toàn<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Với tính cách là một xu thế khách quan trong<br /> tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, toàn<br /> cầu hoá có quá trình hình thành từ sớm trên<br /> cơ sở những tiền đề vật chất - kỹ thuật cụ thể.<br /> Toàn cầu hóa được hiểu trước hết là quá trình<br /> phổ biến hoá trên phạm vi toàn cầu những giá<br /> trị, tri thức, những hoạt động, những định chế,<br /> mô hình,... theo chiều hướng đi tới nhất thể<br /> hoá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,<br /> nhưng trước hết là về kinh tế và kỹ nghệ. Do<br /> vậy, toàn cầu hóa là sự phát triển trên một cấp<br /> độ mới cao hơn về chất của quá trình quốc tế<br /> hoá lực lượng sản xuất vốn có trước đó. Từ<br /> cách tiếp cận này, có thể thấy về thực chất, xu<br /> thế toàn cầu hóa có quá trình hình thành từ<br /> cuối thế kỷ XIX và từng bước vận động qua<br /> các nấc thang mang tính tiền đề là quốc tế<br /> hoá, khu vực hoá.<br /> Như vậy, từ quốc tế hoá và khu vực hoá đến<br /> toàn cầu hóa đã diễn ra một quá trình vận<br /> động và phát triển đan quyện với nhau của<br /> các yếu tố kinh tế, vật chất - kỹ thuật, quản lý,<br /> chính trị, văn hoá.., vừa mang tính khách<br /> quan, vừa có tính chủ quan; song yếu tố nổi<br /> lên xuyên suốt và chi phối có ý nghĩa quyết<br /> định là sự phát triển không ngừng của lực<br /> lượng sản xuất xã hội thế giới. Nói cách khác,<br /> toàn cầu hoá là một xu thế lịch sử xuất hiện<br /> trong những điều kiện của một thời đại cụ thể<br /> và được quyết định trước hết bởi các nhân tố<br /> vật chất khách quan của chính thời đại ấy.<br /> Nếu quốc tế hoá là quá trình liên kết, hợp tác,<br /> phân công lao động giữa hai quốc gia trở lên<br /> trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn<br /> hoá, xã hội…,chủ thể của mọi hành động vẫn<br /> là các quốc gia độc lập; thì khu vực hoá là<br /> quá trình thiết lập liên minh, liên kết giữa các<br /> nước trong cùng khu vực trên cơ sở tương<br /> đồng, gần gũi về văn hoá, địa lý và lợi ích cơ<br /> bản. Tham gia quá trình khu vực hoá tuy các<br /> quốc gia - dân tộc vẫn có vai trò là những chủ<br /> thể độc lập trong các hoạt động chủ yếu,<br /> nhưng họ đã bị ràng buộc bởi các quy tắc<br /> pháp lý đã được thoả thuận đa phương; đồng<br /> thời trước một số vấn đề quốc tế, họ ứng xử<br /> trong tư cách một đối tác tập thể. Còn toàn<br /> cầu hóa là quá trình chứa đựng khuynh hướng<br /> 92<br /> <br /> 80(04): 91 - 94<br /> <br /> nhất thể hoá hoạt động của các quốc gia khi<br /> tham gia vào đời sống quan hệ quốc tế trên<br /> nhiều lĩnh vực, cho nên nó không chỉ bao hàm<br /> những nội dung cốt yếu của quốc tế hoá và<br /> khu vực hoá mà còn là cấp độ cao hơn về<br /> chất, hành động của các chủ thể quốc gia dân tộc bị ràng buộc, tuỳ thuộc lẫn nhau một<br /> cách chặt chẽ, dưới sự chế định của các thoả<br /> thuận và thiết chế toàn cầu mà họ tham gia.<br /> Toàn cầu hóa có tác động sâu sắc đến các nhà<br /> nước dân tộc, nhất là đối với các nước đang<br /> phát triển. Với tư cách là một quá trình mang<br /> tính hai mặt, tác động của toàn cầu hóa theo<br /> cả hai chiều thuận - nghịch, tích cực và tiêu<br /> cực. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với<br /> việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc ở các<br /> nước đang phát triển cũng chứa đựng nhiều<br /> nội dung mới.<br /> Những tác động tích cực của toàn cầu hóa:<br /> - Trên lĩnh vực kinh tế, xu thế toàn cầu hóa<br /> thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của các quan<br /> hệ kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho từng quốc<br /> gia tận dụng được thị trường thế giới cho các<br /> hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.<br /> Trong nền kinh tế thị trường, việc khai thông<br /> và mở rộng thị trường có ý nghĩa quan trọng<br /> sống còn đối với mỗi nền kinh tế quốc gia.<br /> Đồng thời, xu thế toàn cầu hóa làm lưu<br /> chuyển tự do các nguồn vốn đầu tư, công<br /> nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý<br /> hiện đại, đặt các yếu tố quan trọng này vào<br /> khả năng tiếp cận, sử dụng của mọi quốc gia.<br /> - Xu thế toàn cầu hóa mở ra khả năng cho các<br /> quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển<br /> có thể tham gia nhanh chóng và hiệu quả vào<br /> hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó có<br /> thể tận dụng mọi nguồn lực (nội lực và ngoại<br /> lực), hay nói chính xác hơn là có thể kết hợp<br /> nội lực với ngoại lực thành sức mạnh quốc<br /> gia tổng hợp phục vụ mục tiêu phát triển của<br /> quốc gia mình.<br /> - Xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho tất cả<br /> các nước trong cộng đồng quốc tế tham gia<br /> vào đời sống các quan hệ quốc tế thông qua<br /> các tổ chức quốc tế, các tập hợp lực lượng lớn<br /> nhỏ trên các lĩnh vực khác nhau đang hoạt<br /> động trên khắp địa cầu. Chính nhờ được tham<br /> <br /> Nguyễn Hữu Toàn<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> gia vào các tổ chức này, các tập hợp lực<br /> lượng này mà các nước lớn - nhỏ, mạnh - yếu<br /> dù khác nhau cũng có thể tham gia vào các<br /> diễn đàn, các tổ chức quốc tế nhằm đạt được<br /> các mục đích của mình.<br /> - Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ các<br /> hoạt động giao lưu văn hóa và tri thức quốc<br /> tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau<br /> và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Có thể thấy<br /> giao lưu văn hóa đã là quy luật tồn tại và phát<br /> triển của mọi nền văn hóa và mọi xã hội từ<br /> xưa đến nay.<br /> - Xu thế toàn cầu hóa làm cho các nước ngày<br /> càng phụ thuộc lẫn nhau. Cùng với đà phát<br /> triển của xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc<br /> lẫn nhau giữa các nhà nước dân tộc ngày càng<br /> đa chiều hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn và<br /> với quy mô rộng lớn hơn. Đáng chú ý là sự<br /> phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà nước dân tộc<br /> hiện nay thể hiện không chỉ trên lĩnh vực kinh<br /> tế như trước đây, mà còn trên các lĩnh vực<br /> chính trị, an ninh… Tính tùy thuộc, phụ thuộc<br /> lẫn nhau và sự ràng buộc lợi ích nhiều mặt<br /> giữa các quốc gia, nhà nước dân tộc gia tăng<br /> đã làm hạn chế những ý đồ của quốc gia, nhà<br /> nước này muốn xâm phạm chủ quyền của<br /> quốc gia, nhà nước dân tộc khác, vì điều đó<br /> nhất định sẽ làm tổn hại đến lợi ích của chính<br /> những quốc gia có ý đồ xâm hại chủ quyền và<br /> lợi ích của các nước khác.<br /> Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:<br /> - Trên lĩnh vực kinh tế, đông đảo các nước<br /> trên thế giới đã và đang phải chịu sự ràng<br /> buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài<br /> chính - tiền tệ, đầu tư chủ yếu do các nước<br /> Phương Tây đề ra từ cách đây hơn nửa thế kỷ.<br /> Sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế<br /> quốc tế trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý cao<br /> độ. Trong bối cảnh đó, chủ quyền quốc gia của<br /> các nước đang phát triển trên lĩnh vực kinh tế<br /> đứng trước những thách thức rất lớn cả từ bên<br /> trong từng nước lẫn do áp lực từ bên ngoài.<br /> - Mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa có<br /> thể biến động phức tạp, tiêu cực và khó<br /> lường, làm cho sự phân tầng, phân hóa xã hội<br /> cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản<br /> thân sự phát triển của đất nước. Đây là những<br /> nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến sự bùng nổ xã<br /> hội trong từng quốc gia cũng như trên phạm<br /> vi toàn cầu, và đây cũng là cơ hội thuận lợi<br /> <br /> 80(04): 91 - 94<br /> <br /> cho các thế lực cực đoan từ bên trong từng<br /> nước và từ bên ngoài lợi dụng phục vụ cho<br /> các mục đích của họ.<br /> - Xu thế toàn cầu hóa đặt nền văn hóa của các<br /> quốc gia đang phát triển vào nguy cơ bị các<br /> giá trị phương Tây nhất là các giá trị văn hóa<br /> Mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn<br /> hóa dân tộc. Khuynh hướng đồng nhất trên<br /> những bình diện nào đó về văn hóa (không<br /> nhất thiết là đồng hóa trên cơ sở một nền văn<br /> hóa lớn, mạnh, mà có thể là sự lai tạp nhiều<br /> giá trị của các nền văn hóa khác nhau) đang<br /> trở nên rất rõ ràng. Đây thực sự là vấn đề rất<br /> lớn, không đơn giản chỉ đe dọa bản sắc dân<br /> tộc, mà còn là vấn đề tác động đến sự tồn<br /> vong của mỗi dân tộc.<br /> - Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, xu thế toàn<br /> cầu hóa đặt ra cho mỗi nhà nước dân tộc hàng<br /> loạt vấn đề rất mới. Nội dung khái niệm "an<br /> ninh quốc gia" được mở rộng với nhiều nội<br /> dung phức tạp. Cục diện an ninh dưới tác<br /> động của toàn cầu hóa đã thay đổi, nên các<br /> công cụ, biện pháp, hình thức, cơ chế bảo<br /> đảm an ninh cũng phải thay đổi. Chính sách<br /> phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm an<br /> ninh kinh tế trên mọi bình diện trở thành nội<br /> dung trung tâm, xuyên suốt của các quốc gia<br /> đang phát triển.<br /> Việc nhận thức đúng về những thời cơ cũng<br /> như những thách thức của xu thế toàn cầu hóa<br /> sẽ là điều kiện tiên quyết để các nước đang<br /> phát triển giữ vững được chủ quyền quốc gia<br /> dân tộc cũng như có những hướng đi đúng<br /> trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ Ngoại giao (1999), Hội nhập kinh tế<br /> trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc<br /> gia, Hà Nội.<br /> [2]. Đỗ Minh Hợp và Nguyễn Kim Lai (2005),<br /> Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay,<br /> Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br /> [3]. Đoàn Văn Thắng, An ninh quốc gia trong bối<br /> cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,<br /> Số 3 tháng 9 năm 2004<br /> [4]. Viện Nghiên cứu khoa học xã hội (2003),<br /> Toàn cầu hóa và phát triển bền vững, Nxb Khoa<br /> học xã hội, Hà Nội.<br /> [5]. Phạm Thái Việt, Chủ quyền quốc gia trong<br /> thời đại toàn cầu hóa, Thông tin khoa học xã hội ,<br /> số 6/2003<br /> <br /> 93<br /> <br /> Nguyễn Hữu Toàn<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 91 - 94<br /> <br /> SUMMARY<br /> SOME PROBLEMS OF NATIONAL SECURITY NATIONAL SOVEREIGNTY<br /> OF DEVELOPING COUNTRIES IN GLOBALIZATION CONDITIONS<br /> Nguyen Huu Toan*<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> Currently, when globalization is becoming the mainstream in all aspects of life in the world,<br /> national sovereignty and protection issues is a matter which is the most important to other<br /> countries, especially for developing countries. In the globalization, developing countries have a lot<br /> of chances but they also have challenges. One of the conditions for developing countries can<br /> exploit the favorable factors in the trend of globalization that is the strategy to protect, maintain<br /> national sovereignty. Therefore, there should be scientific perspective on this issue, from the<br /> positive impact of the globalization process, the benefits that developing countries can be<br /> exploited to develop criteria for the effects poles not only affect the development process, but also<br /> closely related to the survival of a nation<br /> Keywords: Protection, national sovereignty, growing conditions, globalization<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0912386627<br /> <br /> 94<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2