Một số vấn đề về công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông
lượt xem 452
download
Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp BCVT nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác…dưới đây xin đề cập đến một trong những vấn đề nói trên là công tác hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong trong bối cảnh mới. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề về công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông
- Một số vấn đề về công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp BCVT nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác…dưới đây xin đề cập đến một trong những vấn đề nói trên là công tác hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong trong bối cảnh mới. ThS. Hà Văn Hội MỞ ĐẦU Trong xu thế đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tập đoàn. Bước chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh mới, đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động trong doanh nghiệp theo nguyên tắc đúng người, đúng việc đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp
- BCVT nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác…dưới đây xin đề cập đến một trong những vấn đề nói trên là công tác hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong trong bối cảnh mới. TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC? Trong hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông, công tác lập kế hoạch giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình. Việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác kế hoạch nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Vậy tại sao phải lập kế hoạch nguồn nhân lực? Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của trong những năm vừa qua cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng
- người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Có thể kể ra các nguyên nhân đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành công tác hoạch định nguồn nhân lực: Thứ nhất, lập kế hoạch gắn nguồn nhân lực và tổ chức lại với nhau. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông phải đưa ra những quyết định cạnh tranh theo những cách khác nhau như: giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường khuyến mãi… Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp giành được ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào con người trong tổ chức đó. doanh nghiệp cần phải tin rằng con người là chìa khoá dẫn đến mọi thành công. Việc lập kế hoạch chính là tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ hơn, đào tạo nhiều hơn cho người lao động, trả lương cao hơn để họ có thu nhập ổn định hơn… từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và hứng thú với các công việc của mình. Thứ hai, lập kế hoạch nhân sự liên kết các hành động với các kết quả. Nếu không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ không thể biết được có đi đúng hướng hay không. Các hoạt động về lập kế hoạch nhân sự có thể được đánh giá bằng việc sử dụng chính các mô hình như các trường hợp đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới, những chiến dịch marketing hay những công cụ tài chính. Cũng giống như những
- trường hợp đầu tư này, các hoạt động nhân sự tiêu hao đầu vào như thời gian, tiền bạc, vật tư và sự tham gia của người lao động. Các chi phí của những hoạt động nhân sự là nguồn tài nguyên cần thiết để tiến hành hạot động đó. Những chi phí này có thể là chi phí đào tạo, chi phí điều hành và quản lý… Thứ ba, lập kế hoạch nhân lực cho phép nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn khớp với nhau không, đồng thời giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề như: nguồn nhân lực có phù hợp với chiến lược không, nguồn nhân lực có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không… Nhìn chung, chiến lược nhân sự tốt nhất là tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho người lao động sao cho họ có thể sáng tạo ra những chiến lược tương lai tốt nhất, bất kể các điều kiện tương lai như thế nào. Chiến lược này phải chú trọng tới các đặc điểm chung của con người như khả năng sáng tạo, trí thông thông minh, tính ham hiểu biết, có thể tin cậy được và tận tuỵ với tổ chức. Điều này sẽ dẫn đến những chiến lược sáng suốt và hiện thực trong tương lai. Mặt khác, việc tìm ra cách thức tốt nhất để đánh giá đúng năng lực hoàn thành công việc của nhân viên để thực hiện trả công và đãi ngộ xứng đáng, để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tích cực tích luỹ kinh nghiệm, phát huy sáng kiến trong công việc để cống hiến cho doanh nghiệp và cũng chính là để nâng cao lợi ích của chính bản thân họ. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực, một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Quá trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh chung của doanh nghiệp. Thông thường, quá trình hoạch định thực hiện theo các bước như: - Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp. - Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối lượng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn) và nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn). - Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và đề ra các chính sách, kế hoạch chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- - Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện. Sau đây là các bước thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực (Hình 1): Hình 1. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực Bước 1: phân tích môi trường quản trị tài nguyên nhân sự Hình 2. Môi trường quản trị nguồn nhân lực Phân tích môi trường là cơ sở cho việc xác định mục tiêu, cho việc hoạch định nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài; và các yếu tố thuộc môi trường bên trong. Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố khung cảnh kinh tế, dân số/lực lượng lao động, luật lệ của Nhà nước, văn hóa – xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật và khách hàng. Môi trường bên trong bao gồm những vấn đề thuộc về nội bộ doanh nghiệp như quy mô, cơ cấu, khả năng công nghệ… Tất cả các yêu cầu về nguồn nhân lực đều phát xuất từ chiến lược của các bộ phận chuyên môn. Giai đoạn này cũng gọi là hoạch định tác vụ hoặc hoạch định nguồn nhân lực. Dĩ nhiên bộ phận nguồn nhân lực và các bộ phận khác tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn
- nhau. Hiểu được mối quan hệ trên nhà quản trị nguồn nhân lực mới giúp các nhà quản trị giải quyết được các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của người lao động. Sau khi phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định được một số vấn đề như: - Thế mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì ? - Khả năng cung cấp ứng viên từ thị trường lao động địa phương cho các công việc phổ biến trong các doanh nghiệp như thế nào? - Luật lao động, luật công đoàn và các quy định về mức lương tối thiểu, về thời gian làm việc, v.v… sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ra sao? - Các nhân viên tương lai sẽ mong đợi gì ở doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh sẽ có thể đáp ứng được những điều kiện nào của ứng viên có các kỹ năng cao, khan hiếm trên thị trường địa phương ra sao?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chiến lược marketing: Một số vấn đề cần quan tâm đối với CEO - TS. Trần Đình Hiền
38 p | 956 | 499
-
Giáo trình Quản trị văn phòng - ĐH Công nghiệp TP.HCM
143 p | 1131 | 294
-
Vấn đề về công nghệ - Quản lý công nghệ cho doanh nghiệp
376 p | 272 | 111
-
Bài giảng Quản trị văn phòng - Phạm Thị Minh Lan
141 p | 236 | 75
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
43 p | 161 | 31
-
Bài giảng Quản trị chất lượng - Chương 4: Một số phương pháp, kỹ thuật và công cụ quản lý chất lượng
16 p | 132 | 14
-
Hoàn thiện một số quy định pháp luật về dịch vụ ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0
15 p | 86 | 12
-
Bài giảng Thương mại điện tử (Lê Huy Ba) - Chương 2 Công nghệ thương mại điện tử và vấn đề an toàn mạng
26 p | 131 | 10
-
Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển điện tử và giải pháp áp dụng tại Việt Nam
14 p | 21 | 8
-
Những vấn đề đặt ra về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam
6 p | 64 | 7
-
Một số vấn đề thúc đẩy hợp tác trong thương mại hóa sáng chế thông qua các tổ chức trung gian
10 p | 11 | 6
-
Một số vấn đề về xử lý hóa đơn có sai sót và hóa đơn phản ánh giảm trừ doanh thu
8 p | 14 | 6
-
Một số vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
7 p | 100 | 6
-
ceo và hội đồng quản trị: phần 2 xã hội
35 p | 94 | 5
-
Tác động và lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn
4 p | 16 | 3
-
Một số vấn đề lí luận về sự gắn kết công việc
12 p | 10 | 2
-
Chuyển đổi số ngành logistics - Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực logistics
7 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn