intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trình bày một số ý kiến các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, chỉ ra những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, hệ quả pháp lý, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Lưu Nguyễn Đông Tú, Phạm Bồ Thư Nhàn, Huỳnh Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Kim Thi, Nguyễn Minh Huy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Chế độ tài sản theo thoả thuận (độ tài sản ước định) đã xuất hiện từ rất sớm và không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, phần lớn các quốc gia phát triển đều quy định cả hai chế định “tài sản vợ chồng theo pháp luật” và “tài sản vợ chồng theo thoả thuận”, nổi bật là các quốc gia Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ,… Ngoài ra, trong khu vực Châu Á cũng có Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã công nhận và có các quy định về chế độ này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của nước Việt Nam ta, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã được ban hành kịp thời và ghi nhận điểm mới, tiến bộ, phù hợp với Hiến pháp hiện hành, đó chính là “chế độ tài sản theo thoả thuận” của vợ chồng, cùng tồn tại song song với chế độ tài sản theo luật định và chỉ được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận. Bài viết trình bày một số ý kiến các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, chỉ ra những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, hệ quả pháp lý, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Từ khoá: chế độ tài sản, vợ chồng, theo thoả thuận, hôn nhân gia đình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn là sự kiện pháp lý tạo ra quan hệ hôn nhân và gia đình. Thông thường sau khi kết hôn thì tài sản của vợ chồng được coi là tài sản chung. Tuy nhiên pháp luật cũng sẽ có quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên sau khi về chung một mái ấm. Pháp luật Việt Nam quy định có hai chế độ tài sản vợ chồng bao gồm: chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định, được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014). Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được coi như một hợp đồng thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do, bảo đảm quyền lợi không bị ép buộc. Nên vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thực hiện, sử dụng tài sản riêng của họ. 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1 Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận 2591
  2. Chế độ tài sản ước định ra đời đã giải quyết được các bất cập về quyền định đoạt tài sản của đôi bên: ngay trước khi đăng kí kết hôn, cả hai người đều có thể thỏa thuận và định đoạt phần tài sản riêng hiện có của bản thân. Việc định đoạt cũng không kết thúc ở giai đoạn đó mà nó luôn liên tục tiếp diễn trong thời kì hôn nhân, đảm bảo tính hợp hiến và hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu, định đoạt tài sản của cá nhân. Giảm tỉ lệ các tranh chấp dân sự; Hạn chế tranh chấp, bất công hơn so với việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Thứ nhất, “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn” (Điều 47). Vậy, quy định này cũng tương tự với các quy định được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam trước đây, và các pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới hiện tại, thì việc xác lập thoả thuận phải có hình thức và thời điểm cụ thể và phái được được lập trước khi kết hôn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những cặp vợ chồng muốn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận sau khi đăng ký kết hôn là hoàn toàn không thể. Thứ hai, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Đây là điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận. Theo Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Trường hợp này, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn cũng là một giao dịch dân sự, bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Mọi hình thức còn lại đều không có giá trị. Nếu đáp ứng dầy đủ các điều kiện khác nhưng hình thức không đạt yêu cầu thì giao dịch dân sự này vô hiệu và không được thực hiện. Thứ ba, để thoả thuận có hiệu lực, hai bên phải tiến hành đăng ký kết hôn. Diều 47 Luật HNGĐ 2014 có đề cập:”…Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”, do đó, muốn xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận thì người nam và người nữ cần phải đăng ký kết hôn. Vì vậy mà những trường hợp kết hôn trái pháp luật, đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, trên nguyên tắc sẽ không thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước đó. Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị vô hiệu một phần hoặc bị vô hiệu toàn bộ. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chỉ bị vô hiệu khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Nhưng chỉ có trường hợp vô hiệu toàn bộ mới không có tác dụng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nói tóm lại, điều kiện cơ bản cần để xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, hai bên phải đáp ứng đủ 4 điều kiện: Thỏa thuận về chế độ tài sản phải được lập trước khi kết hôn, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực; phải tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng điều kiện và thủ tục luật định và thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu toàn bộ. Chế độ tài sản theo thỏa thuận không thể được xác lập nếu thiếu một trong các điều kiện trên. 2.2 Căn cứ chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận 2592
  3. Thứ nhất, chấm dứt chế độ tài sản ước định theo thoả thuận của vợ chồng. Theo quy định tại Điểm c) Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản nêu ra:“Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản”. Từ quy định này có thể nói rằng chế độ tài sản theo thỏa thuận được chấm dứt theo thỏa thuận của vợ chồng và chấm dứt trong điều kiện nào thì sẽ do vợ chồng thỏa thuận. Thứ hai, chấm dứt chế độ tài sản theo thoả thuận khi thỏa thuận bị vô hiệu toàn bộ. Điều 50 Luật HNGĐ 2014 có quy định về các trường hợp thoả thuận bị vô hiệu như sau: Một là, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Điều kiện để một giao dịch có hiệu lực được quy định ở Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2014: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về điều kiện về hình thức để giao dịch dân sự có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có quy định. Hai là, vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này như: vi phạm quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng; có sự phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập; vi phạm nguyên tắc bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác; vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng khi nhà là nơi ở duy nhất;… Ba là, nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. Là trường hợp mà các bên xác lập thỏa thuận đó nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định. Cuối cùng, khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, nên quan hệ hôn nhân chấm dứt đồng thời cũng làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. 2593
  4. 2.3 Hệ quả pháp lý khi chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận Trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, tài sản cũng sẽ được chia theo thỏa thuận ban đầu của các bên. Trong trường hợp có những nội dung chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng trong chế độ tài sản luật định để giải quyết. Trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận chấm dứt do thỏa thuận đó bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ luật định được áp dụng. Khi đó, cách xác định tài sản chung, tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ về tài sản của mỗi bên; quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, tài sản riêng được áp dụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng chấm dứt do hôn nhân chấm dứt. Hôn nhân chấm dứt trong 2 trường hợp: một bên vợ hoặc chồng chết và vợ chồng ly hôn. Đối với mỗi trường hợp hôn nhân chấm dứt thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận cũng chấm dứt theo những cách khác nhau. Căn cứ vào nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, có thể xác định như sau: Trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết: Nếu giữa vợ chồng không có tài sản chung, tất cả đều là tài sản riêng thì phần tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng đã chết sẽ được chia thừa kế. Phần tài sản riêng của người còn lại sẽ thuộc về chính họ; Giữa vợ chồng vừa có tài sản chung vừa có tài sản riêng thì phần tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Phần tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng đã chết cộng với một nửa tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia thừa kế; Vợ chồng chỉ có tài sản chung, không có tài sản riêng thì toàn bộ tài sản sẽ được chia đôi, bên còn sống được hưởng một nửa, một nửa còn lại được chia thừa kế. Trường hợp hôn nhân chấm dứt do vợ chồng ly hôn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ chấm dứt theo thỏa thuận của chính các bên đã xác lập ban đầu. Trong trường hợp có những nội dung chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng trong chế độ tài sản luật định. 2.4 Thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận Vợ chồng cần thực hiện đầy đủ những nội dung đã xác lập trong văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Thời điểm bắt đầu thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận là sau khi đăng ký kết hôn. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng các nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng về việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản theo pháp luật quy định. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng. Pháp luật cho phép vợ chồng được sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Nhưng việc sửa đổi, bổ sung này chỉ được thực hiện khi thỏa thuận chưa bị tuyên bố vô hiệu. Khi đã bị tuyên bố vô hiệu rồi thì chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng chấm dứt, vợ chồng bắt buộc phải áp dụng các quy định của chế độ luật định để điều chỉnh quan hệ tài sản của mình. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng 2594
  5. theo luật định được áp dụng. Ta có thể thấy, quan hệ pháp luật về tài sản giữa vợ và chồng trong trường hợp này vừa áp dụng chế độ luật định vừa áp dụng chế độ thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự. 3. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THOẢ THUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thứ nhất, về quy định về căn cứ chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận. Điểm c khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản, trong đó có nội dung “Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản”. Quy định trên, ngoài cách hiểu mà tác giả đã trình bày ở mục 2.2, thì có một số người hiểu ra cách thứ hai, đó là hai là vợ chồng không có quyền chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nội dung mà pháp luật muốn diễn đạt ở đây chỉ là các nội dung mà vợ chồng thỏa thuận về hậu quả khi chấm dứt chế độ tài sản (chỉ trong trường hợp ly hôn hoặc một trong hai bên chết). “Điều kiện” mà điều khoản này nhắc tới là điều kiện chia tài sản, ví dụ vợ sẽ được chia thêm tài sản của chồng nếu vợ đáp ứng điều kiện là khi ly hôn vợ đang khó khăn về tài chính (thất nghiệp, thu nhập thấp…), chứ không phải là điều kiện về trường hợp chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận. Mặt khác, nếu hiểu theo cách thứ nhất là vợ chồng có quyền thỏa thuận để chấm dứt chế độ tài sản thì thỏa thuận này có bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực hay không, hay chỉ cần làm theo những thỏa thuận về điều kiện thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản đã thỏa thuận trong văn bản ban đầu, thì pháp luật không quy định. Tiếp theo, vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản; Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này (Điều 49 Luật HNGĐ 2014). Cùng với điều 49 của Luật HNGĐ 2014 thì Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP[*] (Nghị Định 126) về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ cũng có quy định hướng dẫn bổ sung như sau: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân nếu văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chưa rõ ràng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng và gia đình thì vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung văn bản thoả thuận đó. Phạm vi sửa đổi, bổ sung cũng rất rộng, thậm chí còn có thể thay thế bằng chế độ tài sản pháp định. Việc quy định như vậy làm chế độ này thiếu đi sự ổn định, vì ở bất kì thời điểm nào trong hôn nhân kể cả là sau khi đăng ký kết hôn 24 giờ, vợ chồng đều có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế chế độ thoả thuận và không giới hạn số lần sửa đổi, bổ sung, thay thế. Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị Định 126 Điều 16: “Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, 2595
  6. thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự”, như vậy mỗi lần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chế độ tài sản của vợ chồng, dù giá trị tài sản không lớn, hoặc chỉ nhằm mục đích bảo đảm nhu cầu cần thiết của gia đình (ăn, mặc, học hành, chữa bệnh, chi tiêu vặt,…) thì vợ chồng có nghĩa vụ phải thông báo, cung cấp cho người thứ ba có liên quan biết về những thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế này. Nếu không giới hạn phạm vi, hạn chế số lần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc giá trị các giao dịch thì quy định này sẽ có phần rườm rà, gây phiền toái đến bên kết ước và đặc biệt, không thể thực hiện được chức năng điều chỉnh của pháp luật. Giải pháp để đơn giản hoá quy định này là nên phát triển theo các hướng sau như: về thời gian, nếu xét thấy có nội dung trong văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có vấn đề thì phải trải qua một thời gian nhất định kể từ sau khi hết hôn (theo pháp luật của các quốc gia có chế độ ước định lâu đời là hai năm) mới có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận; về việc thông tin với người thứ ba, thì chỉ những tài sản chung hoặc riêng của vợ chồng có giá trị lớn; là nhà ở và là nơi ở duy nhất; hay là hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng, là nguồn sống duy nhất của gia đình thì mới có nghĩa vụ phải thông báo, cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng cho bên kết ước. Cuối cùng, thời điểm văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế bắt đầu có hiệu lực là hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi xác định được thời điểm có hiệu lực của văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì mới làm phát sinh quyền, nghĩa của vợ chồng đối với tài sản, và quyền, nghĩa vụ của người liên quan. Từ đó, mới dẫn đến sự xuất hiện văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế thoả thuận về chế độ tài sản và hiệu lực của văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Vậy hiệu lực của hai văn bản này bắt đầu từ khi nào, theo tổng hợp từ Điều 47 Luật HNGĐ 2014 và ghi chép từ những văn bản pháp luật trước đó thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn; thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; cùng với hiệu lực của văn bản sửa đổi, hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng cũng được quy định tại Điều 18 Nghị định này. Tóm lại, các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận đã đáp ứng tương đối cho việc điều chỉnh của pháp luật về tài sản của vợ chồng và đảm bảo cho sự ổn định trong giao lưu dân sự nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu thêm để và sửa đổi, bổ sung làm cho các quy định thêm phần rõ ràng nhưng ngắn gọn, súc tích. 4. KẾT LUẬN Chế độ tài sản của vợ chồng được hiểu là chế độ sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Nhận thức được tầm quan trọng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cũng như chế độ tài sản của vợ chồng đối với sự tồn tại và phát triển trong xã hội ngày nay. Từ những ngày thành lập nhà nước CHXHCNVN, Nhà nước ta đã sớm ban hành ra Luật Hôn Nhân và Gia Đình từ năm 1959, năm 1986, năm 2000 và cho đến nay những pháp 2596
  7. luật quy định về Luật Hôn Nhân và Gia Đình ngày càng được hoàn thiện hơn đó là Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 với quy định về những chế độ về tài sản vợ chồng, đồng thời nhà nước củng đã bổ sung những chế định mới về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc được quy định trong Hiến Pháp 2013 và trong Bộ Luật Dân Sự về quyền định đoạt của cá nhân về tài sản của mình trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người.Từ khi Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 có hiệu lực đến nay, các quy định pháp luật về chế độ tàu sản theo thỏa thuận vợ chồng từng bước đi vào thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, về việc áp dụng và thi hành còn có một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện./ TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Hiện hành). 4. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình. 5. Bộ luật Dân sự 2015. 2597
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0