Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019)
lượt xem 5
download
Bài viết Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) tập trung làm rõ thực trạng, bất cập và đưa ra kiến nghị với mong muốn hoàn thiện pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019)
- MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 (SỬA ĐỔI NĂM 2017, 2019). Phạm Công Thiên Đỉnh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Buộc bồi thường thiệt hại (BTTH) trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích chủ yếu bù đắp những tổn thất, thiệt hại về vật chất, hoặc tinh thần cho đối tượng bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định trong Luật Thương mại 2005 (sửa đổi 2017, 2019) và các văn bản khác, bên cạch đó, để được BTTH cần phải có điều kiện kèm theo cụ thể như phương thức bồi thường, nghĩa vụ chứng minh theo Bộ luật Tố tụng dân sự, căn cứ phát sinh...Tuy nhiên, sự đồng bộ giữa các luật, điều kiện đặt ra để được BTTH, không thể phối hợp hài hòa gây khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình áp dụng. Bài viết này làm rõ quan điểm những vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh diễn ra với các bên trong thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, bất cập và đưa ra kiến nghị với mong muốn hoàn thiện pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Từ khóa: bồi thường, thiệt hại, chế tài, thương mại, hợp đồng. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 (SỬA ĐỔI 2017, 2019) 1.1. Khái niệm chế tài buộc bồi thường thiệt hại Chế tài trong dân sự nói chung là hậu quả pháp lý bất lợi, nằm ngoài mong muốn và có thể được áp dụng đối với đối tượng có hành vi nào đó vi phạm trong quan hệ dân sự chẳn hạn như: một khi đối tượng đó không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến một số vấn đề cụ thể: liên quan về tài sản buộc sửa chữa, hoặc buộc bồi thường thiệt hại [1, tr.131]. Bồi thường mang ý nghĩa “đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất mà mình phải chịu trách nhiệm” [12, tr.102]. Việc bồi thường mang ý nghĩa khi một người làm thiệt hại cho một người khác, thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại về tài sản, của cải hoặc thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường cho người khác nếu họ yêu cầu. Đối với "thiệt hại" mang ý nghĩa bị tổn thất, bị hư hao về của cải, tài sản, thậm chí bị mất mát hoặc giảm sút về người, về của cải. Còn việc "buộc bồi thường thiệt hại" theo tinh thần của Điều 302 Luật Thương mại 2005 “là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” [8, tr.369]. Trách nhiệm buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại là một trong bảy chế tài được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005. Khi xem xét các khía cạnh đã nêu trên, khái niệm chung nhất đựơc hiểu như sau: chế tài buộc bồi thường thiệt hại là chế tài liên quan đến trách nhiệm ràng buộc và mang hậu quả pháp 2491
- lý bất lợi đối với bên vi phạm, buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 1.2. Đặc điểm chế tài buộc bồi thường thiệt hại Có thể thấy việc bắt buộc phải thực hiện bồi thường khi có vi phạm diễn ra là một trong những nét đặc trưng trong pháp luật thương mại liên quan đến bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bột này khác với bồi thường thiệt hại so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác trong dân sự. Đặc điểm chế tài buộc bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng để phân biệt chế tài buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại với các chế tài khác. Một số đặc điểm liên quan đến chế tài buộc bồi thường thiệt hại bao gồm: Một là, phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà các bên đã có ký với nhau Hai là, việc bồi thường thiệt hại bị "buộc" phải thực hiện vì có vi phạm điều khoản trong hợp đồng Ba là, chế tài này mang hậu quả pháp lý bất lợi cho bên có hành vi vi phạm Bốn là, buộc bồi thường thiệt hại chủ yếu liên quan đến tài sản 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 (SỬA ĐỔI 2017, 2019) Theo tinh thần Điều 302 Luật Thương mại 2005, buộc bồi thường thiệt hại do bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi của mình gây ra khi vi phạm hợp đồng. Đồng thời giá trị bồi thường thiệt hại là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra mà khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có sự vi phạm. Để được bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chẳng hạn: theo tinh thần Điều 303 Luật Thương mại 2005, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, và có hành vi vi phạm hợp đồng. Đây là một trong những căn cứ để buộc bồi thường. Tuy nhiên đối với vấn đề dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015 bồi thường thiệt hại có thể phát sinh “bất kể hành vi đó là trái pháp luật hay không trái pháp luật” [5, tr.871]. Ngoài ra còn có thể có căn cứ khác phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ví dụ: dùng thủ thuật, làm sai lệch gây hiểu lầm, có yếu tố lừa đảo để dẫn đến việc ký kết hợp đồng được thực hiện, hoặc làm cho hợp đồng bị hủy bỏ thì người tạo ra việc này buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi có yêu cầu [9, tr.62]. Đặc biệt yếu tố "lỗi" làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đề cập, và quan điểm về lỗi còn gây tranh cãi hiện nay, có quan điểm cho rằng "tổ chức, cá nhân kinh doanh mặc nhiên bị coi là có lỗi vô ý hoặc cố ý, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại" [10, tr.75]. Để được bồi thường thiệt hại ngoài căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người yêu cầu bồi thường thiệt hại còn phải cung cấp chứng cứ và chứng minh. Đối với Luật Thương mại, theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 "căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại" không có quy định yếu tố "lỗi" kèm theo, và Điều 304 "nghĩa vụ chứng minh tổn thất" trong nghĩa vụ này cũng không yêu cầu nghĩa vụ chứng minh "lỗi" của bên vi phạm. Có thể thấy yếu tố "lỗi" không được kèm vào, điều này hợp lý trong tình hình chung hiện nay. Tinh thần này cũng phù hợp với các luật khác, mà yếu tố "lỗi" chỉ dùng để cân nhắc mức độ vi phạm ra sao, mức độ thiệt hại nặng nhẹ. Đồng thời theo tinh thần từ Khoản 1- Khoản 4 Điều 91 Bộ 2492
- luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể nghĩa vụ chứng minh, cũng không quy định và không yêu cầu chứng minh lỗi của các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, và thậm chí một số trường hợp quy định rõ "không có nghĩa vụ chứng minh lỗi" của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: điểm a Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 "người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ". Khoản 3 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 "tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ" [1, Điều 91]. Bên cạnh đó Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 là một trong nhánh luật dân sự đi chuyên sâu vào vấn đề tiêu dùng, cũng quy định nghĩa vụ chứng minh đối với người tiêu dùng, không cần phải chứng minh lỗi, lỗi được loại trừ hoàn toàn, cụ thể: "trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" theo Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Vậy có thể thấy yếu tố lỗi đã được loại ra ở nhiều luật khác nhau. Thực trạng đáng nói hiện nay trong Luật Thương mại 2005. Để được bồi thường thiệt hại bên bị thiệt hại cần phải dưa ra bằng chứng, chứng cứ chứng minh. Trường hợp khi thương nhân kinh doanh "dịch vụ giám định", khách hàng sử dụng dịch vụ giám định do thương nhân cung cấp. Ví dụ trong trường hợp: khách hàng mua một nhẫn ngọc lục bảo trị giá 1 triệu Đô la Mỹ, khách hàng nhờ đến thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định để giám định về chất lượng, giá trị, xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu chính đáng của mình về nội dung giám định. Tuy nhiên nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định vì lý do nào đó đưa ra kết quả sai do lỗi cố ý thì phải bồi thường Khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại 2005. Để được bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương nhân giám định sai. khách hàng nói chung, phải có nghĩa vụ đưa chứng cứ chứng minh việc giám định của thương nhân bị sai trong quá trình giám định dẫn đế kết quả sai, đồng thời còn phải chứng minh “lỗi” của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo tinh thần Khoản 3 Điều 266 Luật Thương mại 2005: "khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định". Việc chứng minh "lỗi" của thương nhân theo Luật Thương mại 2005 sẽ làm mâu thuẫn giữa một số luật với nhau, trong khi tiêu chí Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 người yêu cầu bồi thường không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là vấn đề chưa phù hợp giữa các luật, và đồng thời yếu tố chứng minh "lỗi" của thương nhân trong Luật Thương mại 2005 lại gây mâu thuẫn với một số luật trong đó có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Đây cũng là một trong các điểm chưa tương thích và chưa phù hợp giữa các luật với nhau. Trong Luật Thương mại 2005, có quy định nguyên tắc áp dụng: theo tinh thần Điều 4 Luật Thương mại 2005, nguyên tắc sẽ áp dụng luật chuyên ngành trước, nếu luật chuyên ngành không qui định thì áp dụng Luật Thương mại 2005, nếu Luật Thương mại 2005 không qui định lại áp dụng Bộ luật Dân sự 2015. Vậy đầu tiên phải xem xét Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 vì luật này xem là luật chuyên ngành, theo Khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của thương nhân thì không cần phải chứng minh "lỗi" nhà kinh doanh, mà cần cung cấp chứng cứ chứng minh. Điều này phù hợp với Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên Khoản 3 Điều 266 Luật Thương mại 2005 gây mâu thuẫn với các luật khác. Trên thức tế, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao 2493
- gồm cả thương nhân theo Luật Thương mại 2005, trong đó có cả cá nhân hoạt động thương mại không đăng ký kinh doanh theo tinh thần Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, khi muốn không bồi thường thiệt hại thì phải tự chứng minh mình không có lỗi. Tóm lại, khi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tự chứng minh mình không có lỗi khi không muốn bồi thường thiệt hại. Khách hàng nói chung, hay người tiêu dùng nói riêng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Quy định này phù hợp với pháp luật hiện nay và pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cụ thể ở Đức cũng miễn trách nhiệm chứng minh lỗi của người khách hàng ở vị thế yếu. Trách nhiệm phải tự chứng minh mình không có lỗi khi không muốn bồi thường thiệt hại của thương nhân này gọi là trách nhiệm đảo nghĩa vụ chứng minh chứng cứ liên quan đến lý thuyết "đảo nghĩa vụ chứng minh" (Beweislastumkehr) [4, tr.31]. Khách hàng hay người tiêu dùng ở vị thế yếu được ưu tiên không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ. 3. KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN Một là, đối với Khoản 3 Điều 303 Luật Thương mại 2005 trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại "hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại" mấu chốt không nằm ở tính “trực tiếp hay gián tiếp”, mấu chốt của vấn đề là có thiệt hại hay không có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra hay không, và đồng thời có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế hiện có hay không. Thế nên việc quy định “trực tiếp” gây thiệt hại... là điều bất hợp lý. Có thể thấy, suy cho cùng nguyên nhân trực tiếp có thể gây thiệt hại, nguyên nhân gián tiếp cũng có thể gây thiệt hại. Quy định này có thể không phù hợp, và sẽ trở thành rào cản. Luật cần loại trừ tính trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai là, tại Khoản 3 Điều 266 Luật Thương mại 2005 "khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giảm định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định". Điều này gây mâu thuẫn luật chuyên ngành tại Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, không cần chứng minh "lỗi" của nhà kinh doanh, không phù hợp với Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, và không phù hợp với pháp luật ở quốc gia có nên kinh tế phát triển, không phù hợp với lý thuyết "đảo nghĩa vụ chứng minh chứng cứ trong bồi thường thiệt hại (Beweislastumkehr), không phù hợp với pháp luật hiện nay ở Việtnam. Nên bỏ đi yếu tố chứng minh lỗi từ phía khách hàng để làm giảm bớt đi gánh nặng cho người khách hàng ở vị thế yếu. Trên thực tế việc chứng minh vô cùng phức tạp, vì thế nên loại bỏ yếu tố lỗi. 4. KẾT LUẬN Chế tài buộc bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định trong Luật Thương mại 2005 (sửa đổi 2017, 2019) và các văn bản khác liên quan, bên cạch đó, để được bồi thường thiệt hại cần phải có điều kiện kèm theo cụ thể như nghĩa vụ chứng minh, căn cứ phát sinh...Tuy nhiên, sự đồng bộ giữa các luật chưa đạt được, cần có sự rà soát, đối chiếu, tham khảo, tu chỉnh tạo thành một chỉnh thể thống nhất, với mục đích làm cho pháp luật không mâu thuẫn lẫn nhau, và có thể áp dụng phù hợp trên thực tế ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2494
- 1. Bộ luật Dân sự (2015) 2. Bộ luật Tố tụng dân sự (2015) 3. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) 4. Luật Thương mại 2005 (sửa đổi 2017, 2019) 5. Từ điển luật học (2006), NXB Từ điển bách khoa, NXB Tư pháp, tr.131 6. Nguyễn Thị Vân Anh, và Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội. Tr.3 7. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Công An Nhân Dân, tr.871 8. Nguyễn Ngọc Điệp (2020), Từ điển pháp luật Việt Nam, Nxb Thế Giới, tr.369 9. Francis Rose (2015 - 2016), Commercial & Consumer Law, tr.62 10. Trần Thị Phượng Liên (2021), Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, Tạp Chí Công Thương số 15 tháng 6/2021, tr.75 11. Mai Xuân Minh, Lê Thị Minh Thư, Pháp luật về hợp đồng, tài liệu học tập của Hutech, tr.166 12. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, tr.102 2495
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế mạch in P4
23 p | 398 | 207
-
Công nghệ CAD - CAM P6
12 p | 235 | 134
-
Bài tập lớn - Kỹ thuật truyền dẫn
16 p | 545 | 127
-
ĐO CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
24 p | 658 | 123
-
Giáo trình kỹ thuật đo lường P10
24 p | 232 | 120
-
Giáo trình lý thuyết môn An toàn điện
76 p | 427 | 104
-
Bảo vệ rơle và tự động hóa P8
5 p | 270 | 94
-
Công nghệ CAD / CAM Phần 6
12 p | 180 | 92
-
Tập san câu lạc bộ chế tạo máy 2
30 p | 219 | 86
-
Bài tập về môn học: Kỹ Thuật truyền dẫn
16 p | 206 | 45
-
Giáo trình An Toàn Điện -Chương số 1
75 p | 114 | 23
-
Hệ thống lập trình cắt TOWEDM
20 p | 148 | 18
-
Kiến trúc Pháp nhìn từ trung tâm Tp.HCM
6 p | 101 | 11
-
Những sự cố kỹ thuật nhà thầu thi công thường gặp khi thi công tầng hầm theo phương pháp semi top - down
3 p | 60 | 9
-
Ảnh hưởng của chế độ công nghệ khi sửa đá đến tinh cắt của đá mài
5 p | 68 | 4
-
Thực trạng điều kiện vệ sinh cơ sở và trang thiết bị dụng cụ chế biến của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội năm 2013
5 p | 66 | 3
-
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm card điều khiển điện áp máy phát điện phụ trợ cho đầu máy D19E
10 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn