intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về chủ thể phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về chủ thể phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nêu khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đồng thời phân tích các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ trong việc phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, qua đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực của chủ thể phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về chủ thể phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Nguyễn Trọng Nghĩa, Dương Mộng Tuyền, Nguyễn Thị Kiều Loan, Lê Anh Tuấn, Huỳnh Quốc Nhật* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Trong phạm vi bài biết này, nhóm tác giả nêu khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đồng thời phân tích các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ trong việc phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, qua đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực của chủ thể phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Từ khóa: Cho vay lãi nặng, tội cho vay lãi nặng, vụ án hình sự, tội phạm. 1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÒNG NGỪA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ a. Khái niệm phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các nguyên nhân của tội phạm bằng các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội như: biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, pháp luật… Từ đó tiến tới loại bỏ tình hình cho vay lãi nặng ra khỏi đời sống xã hội. Để phòng ngừa loại tội này một cách có hiệu quả cần làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lý của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: Khách thể của tội phạm: Đối tượng tác động của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là số tiền mà người phạm tội cho người khác vay để hưởng số tiền lãi vượt quá lãi suất quy định. Chủ thể của tội phạm: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Cụ thể, người phạm tội không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, bất cứ ai nếu thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng nên theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017), thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này trong bất cứ trường hợp nào. Trên thực tế, chủ thể thực hiện tội danh này thường là các đối tượng có tiền án, tiền sự, lưu manh, côn đồ, 2627
  2. hoặc các cá nhân, tổ chức núp bóng dưới các hình thức trá hình là công ty cho vay tài chính, tiệm cầm đồ hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng để cho vay với lãi suất cao. Mặt chủ quan của tội phạm: Động cơ phạm tội là vụ lợi. Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, người phạm tội này bao giờ cũng nhằm mục đích thu lợi bất chính thông qua hành vi cho vay lãi nặng. Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là “hành vi cho người khác vay tiền (đồng Việt nam, ngoại tệ), kim khí quý, đá quý với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự”3. Mặt khách quan của tội phạm này ngoài những hành vi nguy hiểm cho xã hội thì còn có các dấu hiệu khác như phương tiện phạm tội; phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Các hình thức cho vay lãi nặng có thể được biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau, người cho vay và người vay có thể bằng một hợp đồng viết (rất ít được thực hiện trên thực tế), có thể chỉ bằng một hợp đồng miệng hoặc chỉ ghi số tiền vay vào sổ và người vay ký nhận. Thủ đoạn phạm tội thường là lợi dụng người đi vay gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất như bị thiệt hại do thiên tai, bệnh tật hoặc những khó khăn khác cần gấp một số tiền để trang trải nên người cho vay đã ép buộc hoặc thỏa thuận để người đi vay phải chịu lãi suất cao. Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng có thể là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất. Thiệt hại về vật chất của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi suất quá cao, số tiền lãi quá lớn, có thể dẫn đến không có tiền trả, từ đó đưa đến hệ lụy là người cho vay có hành vi cố ý gây thương tích, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hoặc người phạm tội sử dụng các hành vi khủng bố tinh thần như tạt sơn, chất bẩn… làm cho người đi vay và người thân của họ ở trong tình trạng luôn lo lắng, áp lực trả nợ, túng quẫn, gây ra các hành vi phạm pháp khác, thậm chí dẫn đến người đi vay phải tự tử. Những thiệt hại phi vật chất khác như về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và nhiều hệ lụy khôn lường cho người dân, cho xã hội như các băng nhóm xã hội đen, đòi nợ thuê liên tục được mở rộng tràn lan, trật tự trị an xã hội bị ảnh hưởng. Đối với Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. 1.2. Mục đích phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Mục đích của phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nói riêng là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm, từng bước tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.86 Có thể khái quát mục đích phòng ngừa tội phạm thành những ý cơ bản như sau: 86 Võ Khánh Vinh, Phạm Hồng Hải, Đào Trí Úc, Nguyễn Mạnh Kháng, Phạm Văn Tỉnh (2000), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2628
  3. Thứ nhất, xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Thứ hai, phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để chủ động phương hướng ngăn chặn đối với các tội phạm về cho vay lãi nặng, để đạt mục tiêu này các cơ quan chuyên trách, lực lượng nòng cốt phải chủ động ngăn chặn các nguyên nhân, điều kiện tội phạm cũng như đối với các tội phạm đã xảy ra. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng ngừa tình hình tội cho vay lãi nặng. Thứ ba, phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhằm làm rõ xu hướng phạm tội qua đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp đối với tình hình các tội phạm này, ngăn chặn không để xẩy ra các hành vi phạm tội mới, phòng ngừa tái phạm tội. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phục vụ kịp thời, có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội. Thứ tư, tiếp tục phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tình hình tội cho vay lãi nặng trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. 1.3. Ý nghĩa phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Đứng trên phương diện phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đây là hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế, loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Khi nghiên cứu về tình hình cho vay lãi nặng và hoạt động phòng ngừa tội phạm về cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, có thể rút ra một số ý nghĩa nổi bật sau: Ý nghĩa về lý luận của phòng ngừa tình hình tội phạm cho vay lãi nặng: Nghiên cứu về tội phạm học khẳng định, phòng ngừa tình hình tội phạm chỉ có thể đạt được trên cơ sở đã hiểu rõ tình hình tội phạm cũng như xác định được quy luật vận động của khách thể đó. Như vậy, việc nghiên cứu tội phạm cho vay lãi nặng chính là chúng ta đi nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm cho vay lãi nặng cũng như đi nghiên cứu những yếu tố tác động đến người có hành vi lệch chuẩn với xã hội. Chính vì vậy, muốn phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng đạt hiệu quả phải khống chế hoặc loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm cho vay lãi nặng và các tệ nạn khác liên quan. 2629
  4. Ý nghĩa về thực tiễn của phòng ngừa tội cho vay lãi nặng: Thứ nhất, phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ con người và mang tính nhân đạo sâu sắc. Thứ hai, phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Phòng ngừa tội phạm không để tội phạm xảy ra sẽ hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, nhất là những thiệt hại về kinh tế. Thứ ba, trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội thì hoạt động tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tựu chung lại, việc phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự luôn phải được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ nhằm từng bước loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện tiến tới loại bỏ các tội phạm về cho vay lãi nặng nói riêng và tội phạm nói chung ra khỏi đời sống xã hội. 2. CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Đảng Cộng sản Việt Nam Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 có quy định “Đảng cộng sản Việt Nam…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” 87. Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc, đường lối thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam luôn được ghi nhận là chủ thể quan trọng của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội phạm cho vay lãi nặng nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự luôn là một trong những nhân tố hết sức cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Quốc hội. Theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi bố sung năm 2020), “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. 88Quốc hội là chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm trong đó có tội cho vay lãi nặng. Là chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, Quốc hội tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau: Kịp thời ban hành các đạo luật, các nghị quyết, các văn bản pháp lý làm cơ sở và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm; Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức xã hội khác. 87 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 88 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2630
  5. Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như: quyết định những chủ trương, biện pháp, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước trong đó có phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự .Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng. Các cơ quan quản lý chung và quản lý kinh tế - Chính phủ Vai trò phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Chỉnh phủ thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục trong phạm vi quốc gia, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự ; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội; thực hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựng các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Ủy ban nhân dân các cấp Vai trò phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Ủy ban nhân dân các cấp thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cụ thể như: tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm về đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của địa phương mình quản lý. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Cơ quan Công an Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong đó có tội 2631
  6. phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Cơ quan công an là một trong những cơ quan tham gia chính vào việc phối hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể trong phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự mà cụ thể ở đây là lực lượng CSĐTTP về TTXH ở các cấp với việc tiến hành phòng ngừa theo hai hướng đó là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ thể khác, nhất là quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự . Viện kiểm sát nhân dân Theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, VKSND thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc thực hiện theo đúng pháp luật quy định trong hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án...Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS sử dụng tổng thể các quyền năng pháp lý được Nhà nước giao để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự sao cho đúng người, đúng tội, không bỏ lọt, làm oan người vô tội. Bên cạnh đó, VKS còn giám sát việc tuân thủ chấp hành pháp luật của các chủ thể khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, bất cứ chủ thể nào có hành vi vi phạm điều có chế tài xử lý phù hợp tương xứng với hành vi đã gây ra, tránh việc lạm quyền để vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật đối với mọi người dân trong xã hội. Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự trong đó có tội phạm cho vay lãi nặng và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và mọi thành viên xã hội Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa. Các tổ chức xã hội được Hiến pháp Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ... và các tổ chức xã hội khác. Vận động dân cư trên địa bàn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng cho vay lãi nặng sau tù tha về tái hòa nhập cộng đồng, tạo công việc làm ổn định. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong đấu tranh, tố giác tội phạm cho vay lãi nặng và các tội phạm khác, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. 2632
  7. Công dân: Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình đã được quy định cụ rhể trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm. Quần chúng nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh tố giác các loại tội phạm nhất là tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự . Khi phát hiện các thông tin về các đối tượng nghi vấn cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, các đối tượng có biểu hiện thường xuyên lui tới, gạ gẫm cho vay, phát tờ rơi, dán quảng cáo cho vay, cầm đồ…Kịp thời thông báo cho cơ quan chức nơi gần nhất để kịp thời giải quyết. 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Quản lý người phạm tội tiềm tàng của tội cho vay lãi nặng. Tội phạm tiềm tàng là khái niệm chỉ tội phạm ở trạng thái chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra, tức là trên thực tế có những dấu hiệu có khả năng xảy ra. Người phạm tội tiềm tàng là những người có nguy cơ cao trở thành người phạm tội. Qua nghiên cứu cho thấy các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội cho vay lãi nặng chủ yếu là nam giới, dân tộc Kinh, bị cáo thường có độ tuổi từ 18 đến 55, không có nghề nghiệp ổn định, có trình độ học vấn thấp, đặc biệt chú ý các đối tượng có tiền án, tiền sự. Việc quản lý tốt các đối tượng trên có thể phòng ngừa, ngăn chặn được số lượng tình hình tội phạm nói chung và tội cho vay lãi nặng nói riêng đáng kể. Để quản lý tốt những đối tượng này cần thực hiện một số biện pháp sau: Các cấp chính quyền ở địa phương cần tăng cường quản lý các đối tượng có tiền sự, những người nghiện ma túy, nghiện game, những người ham chơi cờ bạc, những người đang phải thi hành hình phạt không phải là hình phạt tù và những người đã thi hành xong hình phạt tù về tội cho vay lãi nặng. Thứ hai, cơ quan Công an các cấp tăng cường lực lượng bám sát cơ sở, thường xuyên tuần tra các địa bàn, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lập hồ sơ cá nhân đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội để theo dõi, quản lý, thường xuyên giáo dục họ để chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Cần đưa những phiên tòa xét xử vụ án cho vay lãi nặng thành những phiên tòa lưu động, giúp người dân nhận thức được hậu quả của việc người đi vay phải chịu những hậu quả gì, tội phạm cho vay lãi nặng sẽ bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật, để người dân thấy đó là những vụ án điển hình thực tế mà họ cần tránh xa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Lê Thị Minh Thư, Quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017),2020 2. Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 3. Nguyễn Hồng Vinh, Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007. 4. Phạm Văn Tỉnh (2007), Khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 6/2007). 2633
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0