intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về thực trạng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về thực trạng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh phân tích thực trạng quy định pháp luật về việc buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về thực trạng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Mai Trung Kiên, Đoàn Phạm Khánh Trang* Khoa Luật - Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh là một vấn đề có mặt ở hầu hết các luật hành chính. Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh ngày một nhiều và nó ảnh hưởng rất lớn chất lượng đời sống của người dân. Trình độ khoa học phát triển dẫn đến hành vi buôn bán hàng kém chất lượng ngày càng biến tướng thành chiều cách khác nhau và ngày càng tinh vi. Phần lớn vì hiện nay lợi nhuận là thứ được ưu tiên hàng đầu nên việc hàng hoá có đảm bảo an toàn hay không không quan trọng, một phần vì nhu cầu của người dùng quá khắt khe, luôn luôn phải rẻ mà chất lượng, tạo điều kiện cho hàng hóa cấm kinh doanh ra đời. Trong phạm vi bài viết, này nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng quy định pháp luật về việc buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: hàng hóa, cấm kinh doanh, vi phạm hành chính, buôn bán. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng hóa cấm kinh doanh đã và đang là một vấn đề vô cùng nan giải và cấp thiết trong tình hình xã hội hiện nay ở nước ta. Song vẫn thực sự không có nhiều không có nhiều người hiểu rõ về định nghĩa hàng hóa cấm kinh doanh và những quy định pháp luật hay những chế tài xoay quanh nhằm hạn chế hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh. Thông qua những số liệu thống kê và những phân thích, ta có thể thấy rằng hàng hóa cấm kinh doanh đã được quy định tại các Luật và Nghị định, cùng với sự phát triển và sửa đổi bổ sung pháp luật nước ta căn cứ vào các nguyên tắc, hình thức, thủ tục, thời hiệu, và thẩm quyền xử phạt đối với từng mức độ vi phạm, hậu quả và giá trị của hàng hóa bị cấm. Việc tìm hiểu so sánh và phân tích ở trên là cơ sở để các cá nhân tổ chức hiểu hơn về vấn đề vi phạm hành chính về buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh cũng như các cá nhân, tổ chức có thể tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình khi phát hiện có chủ thể đang thực hiện hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh. Do đó, việc luật bao gồm quyền tài phán cũng như thủ tục để xử phạt vi phạm hành chính cũng nhằm mục đích đảm bảo tiến hành hợp lý các hoạt động của nhà nước cũng như để bảo vệ quyền và tính hợp pháp của cá nhân, nhóm và Nhà nước. Vi phạm luật hành chính, giống như tất cả các vi phạm luật khác, là những hành vi nguy hiểm cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bởi. Vì vậy, việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính luôn là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. 2675
  2. 2. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH Trong công tác phòng chống, ngăn chặn và khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh, nhà nước ta đã ban hành những văn bản nhằm chế tài vi phạm này một cách hiệu quả. Trong đó có Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, Nghị định số 124/2015/NĐ- CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2016, hiện nay Nghị định này đã hết hiệu lực vào ngày 15 tháng 10 năm 2020. Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2020, Nghị định này đã thay thế cho Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Thay đổi về từ ngữ, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã thêm một số từ ngữ ở phần đề mục so với Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã thêm “vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa cấm kinh doanh” tại Điều 8 của Nghị định này. Điều này làm cho thêm phần minh bạch trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh. Mức xử phạt cũng tăng lên đáng kể tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Hơn nữa, tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng phân chia rõ ràng về mức xử phạt cho từng hành vi phạm tội giúp phân chia rõ hơn về từng tính chất của mỗi hành vi. Hình thức xử phạt bổ sung tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP có phần dễ dãi hơn và không có tính răn đe cao như Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Có thể nói Nghị định 98/2020/NĐ-CP là văn bản đã đóng góp rất lớn vào công tác xử lý và là cơ sở để xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về mua bán hàng hóa cấm kinh doanh dựa vào các nguyên tắc, điều khoản cụ thể hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt là căn cứ pháp lý rất quan trọng để các cấp, các ngành áp dụng, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. 2676
  3. 3. NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH Hiện nay, tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm vi phạm pháp luật về ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm; truy cứu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hàng hóa cấm kinh doanh. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lại chủ yếu tập trung vào chống, nhất là chống tiêu thụ hàng hóa cấm kinh doanh mà chưa chú trọng đúng mức đến phòng ngừa ngăn chặn sản xuất hàng hóa cấm kinh doanh vì vậy cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, về khái niệm hàng hóa cấm kinh doanh: Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa cấm kinh doanh bao gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Hàng hóa cấm kinh doanh là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh. Chưa có khái niệm hàng hóa cấm kinh doanh trong văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Hoàn thiện về khái niệm hàng hóa cấm kinh doanh: Hoàn thiện khái niệm hàng hóa cấm kinh doanh là một việc làm vô cùng quan trọng, là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định được xem mặt hàng đó có là hàng hóa cấm kinh doanh. Vì thế khái niệm hàng hóa cấm kinh doanh nên được quy định. Nên khái quát được hàng hóa cấm kinh doanh sẽ cấm cho đối tượng nào, phạm vi ra sao và cụ thể hơn về đối tượng lưu hành hàng hóa cấm kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền nên đưa ra những quy định rõ ràng về hàng hóa cấm kinh doanh. Thứ hai, vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh: Mức phạt tiền chưa tương xứng, vẫn còn quá thấp so với khoản lợi nhuận mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh thu được. Theo đó việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh hiện nay vẫn chưa đủ mạnh để răn đe, nhưng cũng có một số quy định xử lý vi phạm hàng hóa cấm kinh doanh còn quá nặng và chưa đến mức thực việc mức phạt như thế. Ví dụ như việc buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh của các tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn còn có diễn biến lặp lại hoặc xuất hiện các chủ thể vi phạm mới. Có thể thấy kĩ hơn trong các cuộc phòng chống, đấu tranh, chống phá của các lực lượng chức năng khi phát hiện nhưng hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh với số lượng lớn và giá trị rất cao. Giải pháp về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh: Cần tăng thêm về mức tiền phạt vi phạm, có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba về hình thức xử phạt cũng như mức tiền, đồng thời có những biện pháp xử phạt cụ thể đối với từng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhằm cải thiện tính răn đe. Tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt chỉ từ 10.000.000 tới 100.000.000 đồng, chừng đó là quá ít so với lợi nhuận mà các cá nhân hay tổ chức. Cần quy định mức phạt cao hơn nữa để nó có thể tương xứng với những hành vi và hậu quả từ việc buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh đem lại. Bên cạnh đó cần có những hình phạt khác như tước giấy tờ tuỳ thân hay phương tiện lưu thông nhằm tăng nặng hơn tính răn đe. Đặc biệt, phải tuyên truyền để người dân nếu phát hiện cơ sở nào bán mỹ phẩm giả, không 2677
  4. rõ nguồn gốc, thì kịp thời báo cho cơ quan chức năng gần nhất để ngăn chặn, xử lý. Đặc biệt, phải tuyên truyền về tác hại của hàng hóa cấm kinh doanh để người tiêu dùng nếu phát hiện cơ sở nào bán hàng hóa cấm kinh doanh, không rõ nguồn gốc, nhập lậu... thì kịp thời báo cho cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý. Xác định đúng hành vi kinh doanh hàng hóa cấm kinh doanh, tức là xác định đúng hình thức và mức xử phạt, thì việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mới có sự chính xác cao, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân. Thứ ba, về văn bản hướng dẫn xử phạt về hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh: Văn bản hướng dẫn xử phạt về hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh vẫn còn nhiều thiếu sót. Tại khoản 11,12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP các hình thức xử phạt bổ sung vẫn còn rất sơ sài. Vì nếu chỉ thu giữ phương tiện của các cá nhân, ngay lập tức sẽ có một phương tiện khác thay thế. Việc tước giấy phép cá nhân vẫn có thời hạn còn quá ngắn, chỉ từ một tới ba tháng là không đủ sức răn đe. Giải pháp về văn bản hướng dẫn xử phạt về hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh: Cần hoàn thiện hơn về hình thức xử phạt về hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh. Ngoài việc chỉ phạt tiền, những hình phạt khác cũng cần phải tăng nặng hơn, như việc tước giấy phép hành nghề nên tăng lên từ một đến hai năm. Có như vậy mới có thể phần nào đẩy lùi hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp. 4. KẾT LUẬN Việc buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh ở Việt Nam diễn ra vô cùng rầm rộ với nhiều thủ đoạn khác nhau, xuất hiện dưới nhiều hình thức từ hàng tiêu dùng thông thường đến hàng giá cao, thậm chí cả tư liệu sản xuất. Đảng ta và Nhà nước ta luôn coi việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong trong việc xử lý và ngăn chặn việc bán các sản phẩm cấm là một vấn đề cấp bách. Nhằm nâng cao sự an tâm của người tiêu dùng với các mặt hàng hiện có trên thị trường, cũng như để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thương mại Việt Nam. Các tác giả đã đánh giá và các quy định của pháp luật về nguyên tắc, hình thức, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. Trên cơ sở này, chúng ta có thể thấy rằng mức xử phạt vi phạm hành chính có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của một số chủ thể nhất định. Do đó, việc luật bao gồm quyền tài phán cũng như thủ tục để xử phạt vi phạm hành chính cũng nhằm mục đích đảm bảo tiến hành hợp lý các hoạt động của nhà nước cũng như để bảo vệ quyền và tính hợp pháp của cá nhân, nhóm và Nhà nước. Vi phạm luật hành chính giống như tất cả các vi phạm luật khác, là những hành vi nguy hiểm cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bởi vậy việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính luôn là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. Các tác giả nghiên cứu tình trạng của việc thực thi pháp luật để trừng phạt các hành vi phạm tội bán hàng hóa cấm kinh doanh. Từ ở đó, có thể thấy rằng hành chính đối với buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh là một biện pháp hiện nay phù hợp với sự hợp tác quốc tế sâu rộng. Trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh, cũng cần đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, cải tiến hệ thống máy kiểm tra hàng hóa nhanh. Góp phần đấu tranh chống buôn bán hàng kém chất lượng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và người tiêu dùng. Qua thực 2678
  5. tế xử lý vi phạm hành chính, có thể kết luận rằng bên cạnh những ưu điểm và những mặt tích cực thì cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này. Việc công nhận những thiếu sót này sẽ là tiền đề để các nhà lập pháp thực hiện các sửa đổi, bổ sung cần thiết và đối với công việc cải cách hành chính đang được thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (SĐ, BS 2020) 2. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa cấm kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa cấm kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2679
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1