TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS<br />
TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2012<br />
Tạ Thị Lan Hương*; Hoàng Huy Phương*; Đỗ Văn Dung*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến hành tại 2 Phòng khám Ngoại trú tỉnh Ninh Bình từ tháng 12 - 2011 đến<br />
6 - 2012 bằng phương pháp mô tả cắt ngang và hồi cứu trên bệnh án, tiến hành phỏng vấn<br />
296 bÖnh nh©n (BN) đang điều trị ARV.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị (TTĐT) ARV trong vòng 7 ngày trước thời<br />
điểm điều tra là 64,2%; tỷ lệ người tham gia nghiên cứu có kiến thức về TTĐT đạt 70,9%. Các<br />
yếu tố cản trở đối với việc TTĐT là đi làm xa nhà, uống rượu và có sử dụng ma túy; các yếu tố<br />
tăng cường TTĐT bao gồm: phác đồ điều trị đơn giản (uống thuốc 1 lần/ngày), có biện pháp<br />
nhắc nhở uống thuốc và có kiến thức tốt về TTĐT. Sau điều trị ARV từ 6 đến 48 tháng, < 50%<br />
BN tăng cân, > 94% BN không còn nhiễm trùng cơ hội, > 94% BN có số lượng CD4 tăng so với<br />
trước điều trị ARV.<br />
* Từ khóa: Nhiễm HIV/AIDS; ARV; Tuân thủ điều trị.<br />
<br />
SOME RELATED FACTORS TO ADHERENCE TO ARV<br />
AND TREATMENT OUTCOMES IN PEOPLE WITH HIV/AIDS at two<br />
OUTPATIENT CLINICS IN NINHBINH PROVINCE IN 2012<br />
summary<br />
The study was carried out on 2 outpatient clinics in Ninhbinh from December, 2011 to June,<br />
2012, using the cross-section description study and history case re-check and interview with<br />
296 patients treated with ARV.<br />
The result study showed that the percentage of following ARV treatment properly within 7<br />
days prior to the study was 64.2%; the percentage of people in the study who had the knowledge to<br />
follow the treatment properly was 70.9%. The factors to prevent the proper treatment for patients<br />
are working away from home, drinking alcohol and taking drugs; the factors to facilitate the proper<br />
treatment are simple treatment regimen (taking medicine once a day), being reminded to take medicine<br />
every day and having good knowledge about proper treatment. After the treatment with ARV from 6<br />
to 48 months, less than 50% of patients gain weight, more than 94% of patients have no opportunistic<br />
infection, more than 94% of patients have higher level of CD4 than before the treatment.<br />
* Key words: HIV/AIDS infections; ARV; Adherence.<br />
* Sở Y tế Ninh Bình<br />
Người phản hồi (Corresponding): Tạ ThÞ Lan H-¬ng (lanhuong689@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 26/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/01/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/03/2014<br />
<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
§¹i dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đối với<br />
loài người, gây tổn thất to lớn cho quốc<br />
gia, cộng đồng và gia đình trên toàn thế<br />
giới, hơn 30 triệu người đã chết vì AIDS;<br />
34 triệu người đang sống chung với HIV,<br />
> 7.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, 6 triệu<br />
người đang điều trị ARV tại các quốc gia<br />
có thu nhập thấp và trung bình [1, 2].<br />
Ở Việt Nam, chưa từng có dịch bệnh<br />
nào lây lan rộng khắp và kéo dài như dịch<br />
HIV/AIDS. Theo báo cáo tính đến 31 - 12<br />
- 2011, cả nước có 197.355 người nhiễm<br />
HIV đang còn sống, trong đó 48.720 BN<br />
AIDS còn sống và đã có 52.325 người<br />
chết do AIDS. Dịch vẫn đang tiếp tục lây<br />
lan trên đất nước ta với > 10.000 người<br />
nhiễm mới mỗi năm; hơn 75% số xã/phường;<br />
98% quận/huyện; 100% tỉnh/thành phố báo<br />
cáo có người nhiễm HIV [1].<br />
Với sự gia tăng nhanh chóng của số<br />
người nhiễm HIV và số người chuyển<br />
sang giai đoạn AIDS, công tác chăm sóc,<br />
điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày càng<br />
trở nên cấp thiết. Cho đến nay, phương<br />
pháp điều trị bằng thuốc kháng retrovirut<br />
(ARV) vẫn là phương pháp hiệu quả nhất<br />
giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức<br />
khoẻ, kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong, giảm<br />
các bệnh nhiễm trùng cơ hội… Nhiều nghiên<br />
cứu gần đây cho thấy điều trị ARV cho<br />
người nhiễm HIV là liệu pháp dự phòng<br />
tốt, đây là quá trình liên tục kéo dài suốt<br />
cuộc đời và đòi hỏi sự TTĐT tuyệt đối của<br />
người bệnh [1, 4].<br />
<br />
Ninh Bình là tỉnh có số người nhiễm<br />
HIV tăng nhanh, số BN chuyển sang giai<br />
đoạn AIDS và có nhu cầu điều trị ARV<br />
cũng gia tăng nhanh trong những năm<br />
gần đây. Đến ngày 31 - 3 - 2012, số người<br />
nhiễm HIV còn sống của tỉnh là 2.200<br />
người, trong đó, số BN AIDS còn sống<br />
730 người; hiện đã có 582 người tử vong<br />
do AIDS, tổng số BN đang điều trị ARV tại<br />
tỉnh là 420 người (tăng gấp 14 lần so với<br />
năm 2007). Tại tỉnh Ninh Bình, hiện vẫn<br />
chưa có báo cáo đầy đủ về việc đánh giá<br />
TTĐT, các yếu tố liên quan và kết quả điều<br />
trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS [7].<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
Mô tả một số yếu tố liên quan và đánh<br />
giá kết quả sau điều trị ARV của BN<br />
HIV/AIDS tại 2 Phòng khám Ngoại trú,<br />
tỉnh Ninh Bình năm 2012.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị<br />
ARV tại 2 Phòng khám Ngoại trú ở Ninh<br />
Bình.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích và<br />
hồi cứu thông tin trong hồ sơ bệnh án<br />
ngoại trú.<br />
- Cỡ mẫu: toàn bộ BN đang điều trị<br />
ARV tại 2 Phòng khám Ngoại trú của tỉnh<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn<br />
(khảo sát ban đầu được 330 người; kết<br />
quả nghiên cứu đã tiếp cận và mời được<br />
296 người đồng ý tham gia nghiên cứu).<br />
<br />
Toàn bộ bệnh án ngoại trú của 296<br />
người đã đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
* Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần<br />
mềm Epidata 3.1 và làm sạch, phân tích<br />
số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 1: Thông tin về điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (n = 296).<br />
(n = 296)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Phác đồ điều trị<br />
1a (d4T + 3TC + NVP)<br />
<br />
121<br />
<br />
40,9<br />
<br />
1b (d4T + 3TC + EFV)<br />
<br />
25<br />
<br />
8,4<br />
<br />
1c (AZT + 3TC + NVP)<br />
<br />
79<br />
<br />
26,7<br />
<br />
1e (TDF + 3TC + NVP)<br />
<br />
27<br />
<br />
9,1<br />
<br />
1g (TDF + 3TC + EFV)<br />
<br />
44<br />
<br />
14,9<br />
<br />
127<br />
<br />
42,9<br />
<br />
123<br />
<br />
41,6<br />
<br />
44<br />
<br />
14,9<br />
<br />
Có<br />
<br />
65<br />
<br />
22<br />
<br />
Không<br />
<br />
231<br />
<br />
78<br />
<br />
CD4 trước điều trị (thấp nhất: 1; cao nhất: 575; trung vị: 110 )<br />
3<br />
<br />
≤ 100 TB/mm<br />
<br />
101 - 200 TB/mm<br />
> 200 TB/mm<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Đang gặp tác dụng phụ của thuốc<br />
<br />
Ghi chú: d4T: stavudine; 3TC: lamivudine; NVP: nevirapine; EFV: efavirenz; AZT:<br />
zidovudine; TDF: tenofovir. Tên gọi của phác đồ 1e và 1g do cơ sở điều trị đặt.<br />
Số liệu cho thấy, tỷ lệ BN đang điều trị theo phác đồ 1a chiếm nhiều nhất (40,9%),<br />
tiếp đến là phác đồ 1c (26,7%), phác đồ 1g (14,9%), có ít BN điều trị theo phác đồ 1b<br />
(8,4%) và 1e (9,1%).<br />
Có tới 42,9% BN vào điều trị ARV khi số lượng tế bào (TB) CD4 < 100 TB/mm3<br />
máu, người có số lượng TB miễn dịch thấp nhất trước khi vào điều trị là 1 TB/mm3<br />
máu, người có CD4 khi vào điều trị cao nhất là 575 TB/mm3 máu.<br />
<br />
104<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
Kh«ng tu©n thñ,<br />
106 ng-êi, 35,8%<br />
<br />
Tu©n thñ,<br />
190 ng-êi, 64,2%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV trong tuần.<br />
64,2% BN TTĐT, 35,8% không TTĐT. Những lý do khiến đối tượng nghiên cứu<br />
không tuân thủ uống thuốc trong tuần cho thấy, 54 lượt người (50,9%) với lý do bận<br />
việc, 46 lượt người (43,4%) do đi làm không mang theo thuốc, 23 lượt người (21,7%)<br />
do ngủ quên.<br />
Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến tuân thủ điều trị (n = 296).<br />
<br />
KHÔNG TUÂN THỦ<br />
(n = 106) (%)<br />
<br />
TUÂN THỦ<br />
(n = 190) (%)<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
÷2<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
66 (36,1)<br />
<br />
117 (63,9)<br />
<br />
1,03 (0,63 - 1,68)<br />
<br />
0,14<br />
<br />
0,91<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
40 (35,4)<br />
<br />
73 (64,6)<br />
<br />
< Trung học phổ thông<br />
<br />
81 (36,3)<br />
<br />
142 (63,7)<br />
<br />
1,09 (0,63 - 1,91)<br />
<br />
0,11<br />
<br />
0,85<br />
<br />
≥ Trung học phổ thông<br />
<br />
25 (34,2)<br />
<br />
48 (65,8)<br />
<br />
Độc thân/ly dị/góa<br />
<br />
44 (41,5)<br />
<br />
62 (58,5)<br />
<br />
1,46 (0,89 - 2,39)<br />
<br />
2,33<br />
<br />
0,16<br />
<br />
Sống cùng vợ/chồng<br />
<br />
62 (32,6)<br />
<br />
128 (67,4)<br />
<br />
Có<br />
<br />
41 (47,1)<br />
<br />
46 (52,9)<br />
<br />
2,12 (1,27 - 3,53)<br />
<br />
8,33<br />
<br />
0,006<br />
<br />
Không<br />
<br />
65 (31,1)<br />
<br />
141 (68,9)<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
NHÂN KHẨU HỌC<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
<br />
Đi làm xa nhà*<br />
<br />
104<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
Không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ TTĐT giữa từng phân nhóm các yếu tố<br />
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu.<br />
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TTĐT với việc đi làm xa nhà của đối<br />
tượng nghiên cứu (χ2 = 8,33, p < 0,05). Nhóm BN đi làm xa nhà có nguy cơ không<br />
TTĐT ARV > 2,12 lần so với nhóm BN không đi làm xa nhà.<br />
Bảng 3: Sử dụng rượu, bia, ma túy liên quan đến TTĐT (n = 296).<br />
KHÔNG TUÂN<br />
THỦ (n = 106) (%)<br />
<br />
TUÂN THỦ<br />
(n = 190) (%)<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
÷2<br />
<br />
p<br />
<br />
Có<br />
<br />
54 (44,3)<br />
<br />
68 (55,7)<br />
<br />
1,86 (1,15 - 3,02)<br />
<br />
6,45<br />
<br />
0,016<br />
<br />
Không<br />
<br />
52 (29,9)<br />
<br />
122 (70,1)<br />
<br />
Có<br />
<br />
17 (65,4)<br />
<br />
9 (34,6)<br />
<br />
4,5 (1,8 - 10,9)<br />
<br />
11,8<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Không<br />
<br />
36 (29,8)<br />
<br />
85 (70,2)<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
<br />
Uống rượu tuần qua*<br />
<br />
Sử dụng ma túy tuần qua*<br />
<br />
Trong số những người uống rượu, 44,3% không TTĐT, trong đó tỷ lệ này ở nhóm<br />
không uống rượu là 29,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và OR = 1,86).<br />
65,4% người có sử dụng ma túy không TTĐT, tỷ lệ này ở nhóm không sử dụng ma túy<br />
thấp hơn (29,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001 và OR = 4,5).<br />
Bảng 4: Các yếu tố hỗ trợ liên quan đến TTĐT (n = 296).<br />
YẾU TỐ<br />
<br />
KHÔNG TUÂN<br />
THỦ (n = 106) (%)<br />
<br />
OR<br />
<br />
TUÂN THỦ<br />
(n = 190) (%)<br />
<br />
(95%CI)<br />
<br />
÷2<br />
<br />
p<br />
<br />
2,76 (1,46 - 5,25)<br />
<br />
10,2<br />
<br />
0,003<br />
<br />
1,82 (1,08 - 3,06)<br />
<br />
5,11<br />
<br />
0,033<br />
<br />
Có biện pháp nhắc uống thuốc*<br />
Không<br />
<br />
26 (56,5)<br />
<br />
20 (43,5)<br />
<br />
Có<br />
<br />
80 (32)<br />
<br />
170 (68)<br />
<br />
Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ*<br />
Không<br />
<br />
78 (40,4)<br />
<br />
115 (59,6)<br />
<br />
Có<br />
<br />
28 (27,2)<br />
<br />
75 (72,8)<br />
<br />
Nghiên cứu chỉ ra có mối tương quan chặt chẽ giữa TTĐT với biện pháp nhắc nhở<br />
uống thuốc (p < 0,01 và OR = 2,76).<br />
Những BN tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thì TTĐT (72,8%) cao hơn nhóm BN không<br />
tham gia câu lạc bộ (59,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và OR = 1,82).<br />
105<br />
<br />