TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ NHIỄM ĐỘC CỦA<br />
NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT ĂN MÕN TRÊN ĐƢỜNG TIÊU HÓA<br />
Vũ Xuân Nghĩa*; Hà Trần Hưng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá mức độ nhiễm độc và một số yếu tố liên quan của ngộ độc (NĐ) cấp các<br />
chất ăn mòn trên đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả kết<br />
hợp hồi cứu trên 82 bệnh nhân (BN) NĐ các chất ăn mòn, có 64 BN điều trị tại Trung tâm<br />
Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 01 - 2012 đến 11 - 2014 được đánh giá nội soi dạ dày thực quản. Kết quả: nam 53,7%, nhóm tuổi từ 15 - 24 gặp nhiều nhất (31,7%). NĐ mức độ nặng,<br />
trung bình và nhẹ lần lượt là: 14,6%, 34,1% và 51,3%. Không có sự khác biệt về độ nặng giữa<br />
nhóm NĐ axít, bazơ và các chất ăn mòn khác. Tỷ lệ BN uống lượng hóa chất ăn mòn > 30 ml<br />
trong nhóm BN nặng, trung bình và nhẹ là 75%, 17,9% và 12,5%. Có sự khác biệt về độ nặng<br />
giữa các nhóm uống số lượng hóa chất khác nhau (p < 0,001), giữa nhóm có và không có<br />
triệu chứng đau thượng vị (p < 0,001), có và không có loét miệng họng (p < 0,001). Kết luận:<br />
nghiên cứu cho thấy NĐ chất ăn mòn biểu hiện nặng không nhiều, các yếu tố liên quan NĐ<br />
nặng là lượng hóa chất uống, triệu chứng loét miệng họng và đau thượng vị.<br />
* Từ khóa: Ngộ độc cấp; Chất ăn mòn; Đường tiêu hóa.<br />
<br />
Some Predict Factors Related to Severity of Acute Corrosive<br />
Poisoning in Gastrointestinal Tract<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the severity and factors related to severity of acute corrosive poisoning<br />
in gastrointestinal tract. Subjects and methods: A prospective and retrospective observational<br />
study on 82 patients with corrosive poisoning treated at Poison Control Center of Bachmai Hospital<br />
from 01 - 2012 to 11 - 2014. Results: Males accounted for 53.7%, the age group of 15 - 24 years<br />
old was the most common (31.7%). 64 patients were evaluated by gastric endoscopy. Severe,<br />
moderate and mild poisoning accounted for 14.6%, 34.1% and 51.3%, respectively. There was no<br />
difference in severity between poisonings of acids, bases and other corrosive substances. The<br />
rate of patients taking more than 30 ml of caustic agents in severe, morderate and mild group was<br />
75%, 17.9%, and 12.5%, respectively. There were differences in severity between the groups<br />
taking different chemical quantity (p < 0.001) between the groups with and without epigastric pain<br />
(p < 0.001), the groups with and without ulcers in mouth and throat (p < 0.001). Conclusion: The study<br />
showed the severity of corrosive poisonings and predict factors related severe toxicity were<br />
amount of ingested chemicals, ulcers in mouth and throat and epigastric pain.<br />
* Key words: Acute poison; Corrosive; Gastrointestinal tract.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Xuân Nghĩa (nghia69@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 11/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/03/2016<br />
<br />
116<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới, theo Hiệp hội các Trung<br />
tâm Kiểm soát Độc chất của Mỹ (2011),<br />
NĐ cấp các chất ăn mòn đứng thứ 3<br />
trong những nguyên nhân NĐ [1]. Độ nặng<br />
của tổn thương ở những trường hợp NĐ<br />
các chất ăn mòn có thể không rõ ràng khi<br />
BN mới phơi nhiễm. Việc tiên lượng cần<br />
can thiệp ngay để phòng ngừa thương tật<br />
và tử vong cần đến nhiều thông số lâm<br />
sàng và xét nghiệm [2]. Nhìn chung, BN<br />
uống các chất kiềm hoặc axít đều có những<br />
biểu hiện ban đầu tương tự. Tùy thuộc<br />
vào chủng loại, số lượng và dạng chất<br />
lỏng hay rắn của tác nhân ăn mòn mà khi<br />
tiêu hóa chúng có thể gây ra đau nhiều ở<br />
môi, miệng, họng, ngực hay bụng [3]. Phù<br />
nề và bỏng hầu họng có thể làm tăng tiết<br />
đờm dãi, gây nguy hiểm nhanh chóng<br />
tới đường thở. Những triệu chứng liên<br />
quan đến thực quản bao gồm khó nuốt và<br />
nuốt đau, đau thượng vị, nôn ra máu có<br />
thể là triệu chứng liên quan đến dạ dày<br />
[3, 4]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về chẩn<br />
đoán và điều trị NĐ các chất ăn mòn,<br />
nhưng tỷ lệ biến chứng muộn còn cao từ<br />
15 - 85% và tỷ lệ tử vong từ 2 - 10% [5].<br />
Ở Việt Nam, tuy BN được sơ cứu và điều<br />
trị ở tuyến trước, nhưng số lượng BN<br />
chuyển tới Trung tâm Chống độc, Bệnh<br />
viện Bạch Mai vẫn tăng cao. Cho đến<br />
nay, nghiên cứu về NĐ các chất ăn mòn<br />
tại Việt Nam còn hạn chế, do đó chúng tôi<br />
tiến hành đề tài nhằm: Đánh giá mức độ<br />
nặng và một số yếu tố liên quan mức độ<br />
nặng của NĐ cấp các chất ăn mòn đường<br />
tiêu hóa tại Trung tâm Chống độc, Bệnh<br />
viện Bạch Mai.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN được chẩn đoán là NĐ cấp các<br />
chất ăn mòn (bằng chứng lâm sàng và<br />
xét nghiệm) điều trị tại Trung tâm Chống<br />
độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 01 - 2012<br />
đến 11 - 2014.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
Chẩn đoán NĐ cấp các chất ăn mòn<br />
gồm 2 tiêu chuẩn sau:<br />
<br />
-<br />
<br />
Uống các chất ăn mòn (uống dung<br />
dịch axít, bazơ, chất oxy hóa có tính ăn<br />
mòn…).<br />
- Có biểu hiện lâm sàng NĐ.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN NĐ các chất ăn mòn kèm theo<br />
chất độc khác.<br />
- Tiền sử bệnh thực quản, xuất huyết<br />
tiêu hóa trong vòng 1 tháng.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu tiến cứu mô tả kết hợp<br />
hồi cứu.<br />
- Chọn mẫu nghiên cứu: tất cả BN NĐ<br />
cấp chất ăn mòn điều trị tại Trung tâm<br />
Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng<br />
01 - 2012 đến 11 - 2014 được chọn vào<br />
nghiên cứu.<br />
* Công cụ nghiên cứu:<br />
- Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu<br />
thống nhất để thu thập số liệu gồm các<br />
thông số sau:<br />
+ Thu thập thông tin lúc vào viện.<br />
+ Thông tin chung: tuổi, giới, trình độ<br />
học vấn, nghề nghiệp, địa chỉ.<br />
+ Tiền sử NĐ, tiền sử bệnh tật.<br />
<br />
117<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
+ Hoàn cảnh xảy ra NĐ (tự tử, nhầm<br />
lẫn, tai nạn, đầu độc).<br />
+ Xác định loại tác nhân gây độc: hóa<br />
chất ăn mòn hay gặp.<br />
+ Thời điểm đến viện.<br />
+ Thời gian từ khi tiếp xúc chất độc<br />
đến khi xuất hiện triệu chứng.<br />
+ Triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng: tăng<br />
tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, đau miệng<br />
họng, đau thượng vị, viêm xung huyết<br />
miệng họng, loét miệng họng, nuốt đau,<br />
nuốt khó và nôn máu.<br />
+ Biến chứng (xuất huyết tiêu hóa, thủng<br />
thực quản, hẹp thực quản, sặc phổi, viêm<br />
phổi...), hẹp thực quản.<br />
* Đánh giá mức độ nhiễm độc trên<br />
đường tiêu hóa (dùng bảng điểm PSS Poisoning severity score) như sau [6]:<br />
- Độ 0: không có triệu chứng hoặc dấu<br />
hiệu liên quan đến NĐ.<br />
- Nhẹ: các triệu chứng nhẹ, thoáng<br />
qua và tự hết:<br />
+ Nôn, tiêu chảy, đau miệng họng.<br />
+ Bỏng rát, loét nhỏ ở miệng.<br />
+ Nội soi: bỏng thực quản độ I.<br />
- Trung bình: các triệu chứng rõ hoặc<br />
kéo dài:<br />
+ Nôn, tiêu chảy, đau, tắc ruột.<br />
+ Nuốt khó.<br />
+ Nội soi: bỏng thực quản độ II.<br />
- Nặng: các triệu chứng nặng:<br />
+ Xuất huyết tiêu hóa, thủng đường<br />
tiêu hóa.<br />
+ Nuốt khó.<br />
+ Nội soi: bỏng thực quản độ III.<br />
- Tử vong:<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: phân tích<br />
số liệu theo phương pháp thống kê y học,<br />
118<br />
<br />
sử dụng chương trình SPSS 16.0 for Window,<br />
tính tỷ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
So sánh trung bình bằng t-test. So sánh<br />
tỷ lệ % bằng χ2 (hoặc Fisher exact test).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu trên 82 BN NĐ các chất ăn<br />
mòn, 64 BN được đánh giá nội soi dạ dày<br />
- thực quản, điều trị tại Trung tâm Chống<br />
độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 01 - 2012<br />
đến 11 - 2014. Nhóm tuổi từ 15 - 24 gặp<br />
nhiều nhất (31,7%), nhóm tuổi < 15 có tỷ lệ<br />
thấp nhất (< 5%). Nam 53,7%, nữ 46,3%.<br />
2. Mức độ nặng của NĐ cấp chất ăn<br />
mòn đƣờng tiêu hóa và yếu tố liên<br />
quan.<br />
* Mức độ nhiễm độc trên lâm sàng:<br />
Nặng: 12 BN (14,6%); trung bình: 28 BN<br />
(34,1%); nhẹ: 42 BN (51,3%).<br />
Mức độ nặng của BN NĐ được đánh<br />
giá qua thang điểm mức độ nặng của<br />
Persson H dựa trên các triệu chứng lâm<br />
sàng và cận lâm sàng [6]. Kết quả cho<br />
thấy, đa số BN có biểu hiện lâm sàng ở<br />
mức độ nhẹ với các triệu chứng cơ năng<br />
như buồn nôn, tăng tiết nước bọt mà<br />
không có tổn thương thực thể. Kết quả<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của<br />
Chibishev Andon và CS (2012) trên 735<br />
BN, mức độ nhẹ chiếm 51,7% [5]. Đa số<br />
có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ bởi<br />
do phần lớn uống nhầm hoặc tai nạn<br />
đều chỉ uống một lượng nhỏ các chất<br />
ăn mòn và nhổ ra ngay. Những trường<br />
hợp nặng chủ yếu là BN có ý định tự tử<br />
uống các chất ăn mòn với số lượng lớn.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Bảng 1: Liên quan giữa loại hóa chất ăn mòn và mức độ nhiễm độc.<br />
Bazơ<br />
<br />
Axít<br />
<br />
Hóa chất ăn mòn khác<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
7<br />
<br />
20,6<br />
<br />
3<br />
<br />
13,6<br />
<br />
2<br />
<br />
7,7<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
13<br />
<br />
38,2<br />
<br />
4<br />
<br />
18,2<br />
<br />
11<br />
<br />
42,3<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
14<br />
<br />
41,2<br />
<br />
15<br />
<br />
68,2<br />
<br />
13<br />
<br />
50<br />
<br />
34<br />
<br />
100<br />
<br />
22<br />
<br />
100<br />
<br />
26<br />
<br />
100<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Không có sự khác biệt về độ nặng giữa các nhóm nguyên nhân với p > 0,05.<br />
* Lượng chất ăn mòn đã uống:<br />
≤ 10 ml: 20 BN (24,4%); 10 - 30 ml:<br />
41 BN (50%); ≥ 30 ml: 19 BN (23,2%).<br />
2 BN không ước lượng được số lượng<br />
hóa chất uống, 1 BN do bị đầu độc và<br />
1 BN do bị tai nạn. Kết quả cho thấy mức<br />
độ nặng gặp ở cả 3 nhóm nguyên nhân<br />
axít, bazơ và các chất ăn mòn khác.<br />
Không có sự khác biệt về độ nặng giữa<br />
các nhóm nguyên nhân gây NĐ, chứng<br />
<br />
tỏ NĐ các chất ăn mòn trên đường tiêu<br />
hóa có thể gây tổn thương nặng đường<br />
tiêu hóa mà không phụ thuộc vào bản<br />
chất axít mạnh hay bazơ mạnh, ngay cả<br />
những chất ăn mòn có pH trung tính cũng<br />
có thể gây tổn thương nặng. Kết quả này<br />
khác với tài liệu y văn thế giới cho rằng<br />
kiềm thường gây tổn thương nặng hơn<br />
[2]. Có sự khác biệt này có thể do mẫu<br />
nghiên cứu của chúng tôi còn khiêm tốn.<br />
<br />
Bảng 2: Liên quan giữa số lượng hóa chất đã uống và mức độ nhiễm độc.<br />
Số lƣợng<br />
Độ nặng<br />
<br />
≤ 10 ml<br />
<br />
≥ 30 ml<br />
<br />
10 - 30 ml<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
25<br />
<br />
9<br />
<br />
75<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
2<br />
<br />
7,1<br />
<br />
21<br />
<br />
75<br />
<br />
5<br />
<br />
17,9<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
18<br />
<br />
45<br />
<br />
17<br />
<br />
42,5<br />
<br />
5<br />
<br />
12,5<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Trong nhóm BN nặng, 75% BN uống<br />
các hoá chất ăn mòn > 30 ml chiếm<br />
75%, từ 10 - 30 ml là 25%. Nhóm trung<br />
bình, tỷ lệ uống chất ăn mòn > 30 ml<br />
chiếm 17,9%, từ 10 - 30 ml: 75%, < 10 ml:<br />
7,1%. Nhóm BN nhẹ, tỷ lệ uống > 30 ml là<br />
12,5%, 10 - 30 ml chiếm 42,5%, < 10 ml:<br />
45%. Có sự khác biệt về độ nặng giữa<br />
các nhóm uống số lượng hóa chất khác<br />
nhau với p < 0,001. Để xác định lượng<br />
hóa chất đã uống, chúng tôi ước lượng<br />
<br />
qua lời khai và cho BN uống nước lọc<br />
với số lượng tương ứng mà BN cho rằng<br />
mình đã uống các chất ăn mòn và đo lại<br />
số lượng nước lọc đó. Chúng tôi chia<br />
ra 3 mức độ: ≤ 10 ml, từ 10 - 30 ml và<br />
≥ 30 ml dựa trên nghiên cứu của Chibishev<br />
Andon, số lượng chất ăn mòn đã uống<br />
có thể tiên lượng mức độ nặng và tổn<br />
thương [5]. Đa số BN trong nghiên cứu<br />
uống với số lượng từ 10 - 30 ml (50%).<br />
Kết quả này khác với Chibishev Andon:<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
lượng hóa chất uống gặp nhiều nhất<br />
5 - 10 ml (65,58%) [5]. 9/12 BN nặng<br />
(75%) đã uống > 30 ml chất ăn mòn, 3 BN<br />
(25%) uống từ 10 - 30 ml hóa chất ăn<br />
mòn và không có trường hợp nào uống<br />
< 10 ml. Ngược lại, trong nhóm nhẹ, 5<br />
BN uống > 30 ml (12,5%), 17 BN uống từ<br />
10 - 30 ml (42,5%) và 18 BN uống < 10<br />
ml (45%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
<br />
kê, p < 0,001. Kết quả trên phù hợp với<br />
nhiều nghiên cứu khác trên thế giới [2,<br />
5]. Như vậy, BN uống hóa chất ăn mòn<br />
với số lượng càng nhiều thì lâm sàng<br />
càng nặng. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với y văn thế giới, theo đó mức độ tổn<br />
thương phụ thuộc vào một số yếu tố,<br />
trong đó có số lượng hóa chất đã uống<br />
[2].<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan giữa triệu chứng đau thượng vị và mức độ nhiễm độc.<br />
Đau thƣợng vị<br />
Có triệu chứng<br />
Mức độ<br />
nhiễm<br />
độc<br />
<br />
p<br />
Không triệu chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
12<br />
<br />
41,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
10<br />
<br />
34,5<br />
<br />
18<br />
<br />
34<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
7<br />
<br />
24,1<br />
<br />
35<br />
<br />
66<br />
<br />
Mặc dù có 2 BN không ước lượng<br />
được số lượng hóa chất uống, tuy nhiên<br />
vẫn đánh giá được độ nặng theo PSS<br />
nên số lượng BN được đánh giá là 82.<br />
Theo chúng tôi, trong những BN có triệu<br />
chứng đau thượng vị, nhóm nặng chiếm<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
41,4%, trung bình 34,5% và nhẹ 24,1%.<br />
Ở nhóm BN không có triệu chứng đau<br />
thượng vị, không có BN nào nặng, 34%<br />
trung bình và 66% nhẹ. Có sự khác biệt<br />
về độ nặng giữa nhóm có và không có<br />
triệu chứng đau thượng vị với p < 0,001.<br />
<br />
Bảng 4: Liên quan giữa triệu chứng loét miệng họng và độ nặng.<br />
Loét miệng họng<br />
Có<br />
<br />
Độ<br />
nặng<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
10<br />
<br />
37<br />
<br />
2<br />
<br />
3,6<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
8<br />
<br />
29,7<br />
<br />
20<br />
<br />
36,4<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
9<br />
<br />
33,3<br />
<br />
33<br />
<br />
60<br />
<br />
Sự khác biệt về mức độ nặng trên lâm<br />
sàng giữa nhóm có và không có loét miệng<br />
họng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Qua phân tích mối tương quan giữa triệu<br />
chứng lâm sàng và mức độ nặng trên lâm<br />
sàng chúng tôi nhận thấy triệu chứng loét<br />
120<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
miệng họng và đau thượng vị có giá trị<br />
tiên lượng tổn thương. Như vậy, có mối liên<br />
quan giữa triệu chứng đau thượng vị, loét<br />
miệng họng và độ nặng của BN lúc vào<br />
viện. Theo chúng tôi, BN có triệu chứng<br />
đau thượng vị hoặc loét miệng họng hoặc<br />
<br />