Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì
lượt xem 2
download
Tăng áp động mạch phổi gây ra 26% trong các trường hợp tử vong ở bệnh nhân xơ cứng bì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá một số yếu tố nguy cơ tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG ÁP ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ Vũ Thị Hằng1,, Hoàng Thị Lâm2 Chu Chí Hiếu1, Nguyễn Như Nguyệt1 1 Bệnh viện Bạch Mai 2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tăng áp động mạch phổi gây ra 26% trong các trường hợp tử vong ở bệnh nhân xơ cứng bì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá một số yếu tố nguy cơ tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. Trong tổng số 50 bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi và 25 bệnh nhân xơ cứng bì không có tăng áp động mạch phổi nhập viện Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai trong 1 năm (từ tháng 08/2017 đến tháng 8/2018). Bệnh nhân có tuổi 20 - 40 tuổi, kháng thể RNP dương tính có nguy cơ tăng áp động mạch phổi với OR lần lượt là 5,4 (95%CI: 1,14 - 25,81) và 9 (95%CI: 1,01 - 80,1). NT-proBNP và điểm Rodnan là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tăng áp phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. NT-proBNP tăng lên 1 pmol/L thì nguy cơ tăng áp động mạch phổi tăng lên 1,039 lần, điểm Rodnan tăng lên 1 điểm thì nguy cơ tăng áp động mạch phổi tăng lên 1,079 lần. Khả năng dự báo đúng của mô hình đa biến này là 80,7%. Từ khóa: Xơ cứng bì hệ thống, tăng áp động mạch phổi, NT-proBNP, điểm Rodnan, yếu tố nguy cơ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tần suất tăng áp động mạch phổi xuất hiện nhân được chẩn đoán tăng áp phổi sau 5 năm khoảng 5 - 9 % ở bệnh nhân xơ cứng bì (XCB).1 có triệu chứng đầu tiên không phải Raynaud, Bệnh liên quan đến tiến triển của hiện tượng điển hình xuất hiện ở những người già, tuy Raynaud, tổn thương da khu trú và kháng thể nhiên không có sự khác biệt trong tần suất khởi kháng centromere dương tính. Trong nghiên phát sớm tăng áp động mạch phổi giữa nhóm cứu của EULAR 2010 về nguyên nhân tử vong xơ cứng bì khu trú và lan tỏa.4 Biểu hiện giãn trong xơ cứng bì, thì tăng áp động mạch phổi mao mạch và bất thường giường móng góp chiếm đến 26%.2 Nếu bệnh nhân xơ cứng bì có phần tăng nguy cơ phát triển thành tăng áp tăng áp động mạch phổi không được điều trị, động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì.5 Theo thời gian sống sau 1 năm là 50%, còn ở bệnh nghiên cứu DETECT, có một số nguy cơ làm nhân không có tăng áp lực động mạch phổi là tăng khả năng tăng áp động mạch phổi (mắc trên 90%.3 Một số yếu tố giúp dự báo nguy cơ xơ cứng bì > 3 năm, độ khuếch tán cacbon tăng áp động mạch phổi đã được công bố. E. monoxide phế nang DLCO < 60%).6 Theo Hachulla và cộng sự (2010) nghiên cứu hồi cứu DETECT trong nhóm PAH, có 20% xơ cứng bì trên 78 bệnh nhân xơ cứng bì, có 55% bệnh lan tỏa, 70 % dạng xơ cứng bì khu trú. Tỉ lệ tăng áp động mạch phổi liên quan đến bệnh phổi kẽ Tác giả liên hệ: Vũ Thị Hằng tùy từng nghiên cứu 1 - 4%.1,7 Tại Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai các nghiên cứu về tăng áp lực động mạch phổi Email: vuhangbc92@gmail.com ở bệnh nhân xơ cứng bì còn ít được quan tâm Ngày nhận: 21/06/2024 đến. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên Ngày được chấp nhận: 29/07/2024 cứu này với mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố TCNCYH 180 (7) - 2024 233
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi ở bệnh xơ cứng bì, triệu chứng của tăng áp động bệnh nhân xơ cứng bì. mạch phổi. Bệnh nhân được khám lâm sàng, cận lâm sàng. Siêu âm tim tại Viện tim mạch II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Việt Nam trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhập 1. Đối tượng viện, dựa trên kết quả siêu âm phân loại hai Bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì bao nhóm tăng áp động mạch phổi và không tăng gồm cả tăng áp động mạch phổi và không tăng áp động mạch phổi. Thu thập thông tin vào mẫu áp động mạch phổi nhập viện tại Trung tâm Dị bệnh án sẵn. Xử trí số liệu và đưa ra kết luận. Phương pháp xử trí và phân tích số liệu: ứng – Miễn dịch lâm sàng thoả mãn tiêu chuẩn Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS version lựa chọn và loại trừ như sau: 20. Sử dụng các thuật toán min, max, trung Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân bình và độ lệch chuẩn, tính tỉ lệ. Sử dụng các - Bệnh nhân được chẩn đoán Xơ cứng bì test thống kê phù hợp: Test ANOVA, test Khi hệ thống theo tiêu chuẩn của Hội khớp học Mỹ bình phương, Fisher exact test, Independent và hội khớp học Châu Âu (ACR/EULAR) 2013. samples T test. Hồi quy Binary logistic đa biến. - Chẩn đoán tăng áp động mạch phổi dựa Lấy mức ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và 3. Đạo đức nghiên cứu Hội hô hấp Châu Âu (ESC/ERC) năm 2009 dựa trên siêu âm Doppler tim. Trong nghiên cứu Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên này, chúng tôi lựa chọn mức áp lực động mạch cứu này đều tuân thủ qui định và nguyên tắc phổi tâm thu ước tính trên siêu âm Doppler tim chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học > 36mmHg làm tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân của Việt Nam và quốc tế. Các hoạt động nghiên vào nhóm bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp cứu không gây nguy hiểm và các nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu. Tất cả các đối tượng động mạch phổi. nghiên cứu tự nguyện tham gia vào nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ sau khi được tư vấn đầy đủ. Các số liệu y học - Bệnh nhân dưới 16 tuổi. mang tính cá nhân trong nghiên cứu được đảm - Bệnh tự miễn khác: Viêm khớp dạng thấp, bảo nguyên tắc bí mật. viêm da cơ, viêm đa cơ, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren. III. KẾT QUẢ - Phụ nữ có thai, bệnh nhân không đồng ý 1. Đặc điểm tuổi, giới tham gia nghiên cứu. Nhóm xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi 2. Phương pháp hay gặp bệnh nhân trẻ (20-40 tuổi) hơn nhóm Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu: Nghiên cứu xơ cứng bì không tăng áp động mạch. Những tiến cứu, mô tả cắt ngang, có đối chứng với cỡ bệnh nhân có tuổi 20-40 tuổi có nguy cơ tăng mẫu thuận tiện. áp động mạch phổi tăng OR = 5,4 (95%CI: 1,14 Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Nghiên - 25,81). Cả 2 nhóm xơ cứng bì có và không có cứu được tiến hành tại Trung tâm Dị ứng – tăng áp động mạch phổi đều gặp chủ yếu lứa Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Thời tuổi trung niên (41 - 60 tuổi). gian từ tháng 08/2017 đến tháng 08/2018. Đối tượng nữ chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt của Quy trình nghiên cứu: Bệnh nhân đủ tiêu hai nhóm có và không có tăng áp động mạch chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu sẽ được khám phổi là 86% (p < 0,01) và 76% (p < 0,01). Tỉ lệ lâm sàng phát hiện các tổn thương cơ quan của giới nữ giữa hai nhóm là như nhau. 234 TCNCYH 180 (7) - 2024
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 80 70 68% 60 50% 50 Tỷ lệ % 40 32% 30 24% 20 18% 10 8% 0 20 - 40 (p = 0,02) 41 - 60 (p = 0,22) > 60 (p = 0,54) Nhóm tuổi Tăng áp động mạch phổi Không tăng áp động mạch phổi Biểu đồ 1. Biểu đồ phân bố nhóm tuổi (n1 = 50, n2 = 25) 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 100 90% 90 84% 80 70 60 54% 52% Tỷ lệ % 50 40 30 26% 20 16% 12% 10 8% 8% 8,2% 0 Hội chứng Sẹo lõm đầu chi Loét đầu chi (p Hoại tử khô (p Cắt cụt (p = Raynaud (p = (p = 0,87) = 0,06) = 0,6) 0,3) 0,45) Tăng áp động mạch phổi Không tăng áp động mạch phổi Biểu đồ 2. Tổn thương đầu chi (n1 = 50, n2 = 25) Hầu hết bệnh nhân xơ cứng bì (cả hai nhóm xơ cứng bì không tăng áp động mạch phổi là có và không có tăng áp động mạch phổi) đều 20,08 ± 9,58. có hội chứng Raynaud, tỉ lệ lần lượt 90%, 84%. Tỉ lệ gặp viêm phổi kẽ và xơ phổi ở nhóm Tỉ lệ hội chứng Raynaud, sẹo lõm đầu chi, loét tăng áp động mạch phổi là như nhau (39,1% đầu chi, hoại tử khô và cắt cụt ngón của hai và 19,6%, p = 0,14). Tỉ lệ viêm phổi kẽ, xơ phổi nhóm là như nhau. giữa nhóm xơ cứng bì có và không có tăng áp Điểm cứng da Rodnan trung bình của nhóm động mạch phổi cũng không có sự khác biệt (p xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi là 25,3 = 0,08 và p = 0,06). ± 12,08, không khác biệt so với điểm của nhóm TCNCYH 180 (7) - 2024 235
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nhóm tăng áp động mạch phổi Nhóm không tăng áp động mạch phổi (p = 0,14) (p = 0,32) 19,6% Bình thường 41,3% 40,9% 40,9% Viêm phổi kẽ Xơ phổi 39,1% 18,2% Biểu đồ 3. Tổn thương phổi kẽ (n1 = 46, n2 = 22) Bảng 1. Tự kháng thể Nhóm tăng áp Nhóm không tăng áp Tổn thương miễn dịch động mạch phổi động mạch phổi p n % n % Kháng thể ANA 33 94,3 9 81,8 0,24 (n1 = 35, n2 = 11) Kháng thể Scl - 70 9 28,1 5 50 0,26 (n1=32, n2 = 10) Kháng thể RNP 15 50 1 10 0,03 (n1 = 30, n2 = 10) Tỷ lệ RNP dương tính của nhóm tăng áp nhân có kháng thể RNP dương tính, nguy cơ động mạch phổi cao hơn hẳn so với nhóm không tăng áp động mạch phổi gấp 9 lần so với kháng tăng áp động mạch phổi (p = 0,03). Nhóm bệnh thể RNP âm tính (95%CI: 1,01 - 80,1). Bảng 2. Nồng độ bổ thể (n1 = 39, n2 = 18) Nhóm tăng áp Nhóm không tăng áp Bổ thể p động mạch phổi động mạch phổi C3 trung bình 0,96 ± 0,28 1,12 ± 0,23 0,04 C4 trung bình 0,196 ± 0,08 0,249 ± 0,10 0,04 Nồng độ C3, C4 của nhóm xơ cứng bì tăng Nồng độ NT-proBNP trong nhóm tăng áp áp động mạch phổi thấp hơn so với nhóm xơ động mạch phổi cao gấp hơn 20 lần so với cứng bì không có tăng áp động mạch phổi, sự nhóm không tăng áp động mạch phổi sự khác khác biệt có ý nghĩa thống kê với cả hai p là biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,004. 0,04. 236 TCNCYH 180 (7) - 2024
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 300 269,06 p = 0,004 250 NT-proBNP (pmol/L) 200 150 100 50 19,11 0 Nhóm tăng áp động mạch phổi Nhóm không tăng áp động mạch phổi Biểu đồ 4. Giá trị NT-proBNP trong tổn thương tăng áp động phổi (n1 = 50, n2 = 25) 3. Yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng áp động mạch phổi Bảng 3. Yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi Biến phụ thuộc nguy cơ tăng áp động mạch phổi Tên biến độc lập OR p 95%CI Tuổi 0,967 0,425 0,890 - 1,050 Thời gian phát hiện xơ cứng bì 1,074 0,372 0,919 - 1,255 C3 5,165 0,527 0,032 - 831,437 C4 0,000 0,208 0,000 - 139,173 NT-proBNP 1,039 0,026 1,004 - 1,074 Điểm Rodnan 1,079 0,042 1,003 - 1,161 Chỉ có nồng độ NT-proBNP và điểm Rodnan bệnh nhân ở lứa tuổi trung niên 41 - 60 tuổi. Ở là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan tăng áp nhóm tăng áp động mạch phổi hay gặp bệnh động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. NT- nhân trẻ (20 - 40 tuổi) hơn nhóm xơ cứng bì proBNP tăng lên 1 pmol/L thì nguy cơ tăng không tăng áp động mạch phổi. Cứng da là áp động mạch phổi tăng lên 1,039 lần. Điểm dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh xơ cứng Rodnan tăng lên 1 điểm thì nguy cơ tăng áp bì hệ thống.8 Điểm dày da Rodnan trung bình động mạch phổi tăng lên 1,079 lần. Khả năng của nhóm xơ cứng bì tăng áp động mạch phổi dự báo đúng của mô hình đa biến này là 80,7%. là 25,3 ± 12,08, không khác biệt so với nhóm xơ cứng bì không tăng áp động mạch phổi là IV. BÀN LUẬN 20,08 ± 9,58. Điểm Rodnan trong nghiên cứu Tổng số 75 bệnh nhân xơ cứng bì trong của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên nghiên cứu của chúng tôi (bao gồm 50 bệnh cứu của Lưu Phương Lan và những nghiên nhân có tăng áp động mạch phổi và 25 bệnh cứu nước ngoài, Diab (2014) có điểm Rodnan nhân không có tăng áp động mạch phổi), đa số nhóm xơ cứng bì chung là 18,1 ± 10,3, của TCNCYH 180 (7) - 2024 237
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Schneeberger là 11,8.9,10 Sự khác biệt do bệnh mạch phổi cũng đã được ghi nhận ở bệnh nhân nhân của chúng tôi chủ yếu trong giai đoạn tiến có kháng thể kháng U1-RNP dương tính.13 U1- triển bệnh phải điều trị nội trú. Tỉ lệ loét đầu chi RNP cũng là một trong những yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có và không tăng áp động mạch tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng phổi cũng không có sự khác biệt. So với nghiên bì. Nồng độ C3, C4 trung bình ở nhóm tăng cứu nước ngoài tỉ lệ loét đầu chi trong nghiên áp động mạch phổi thấp hơn hẳn so với nhóm cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn, Alhajeri nghiên không tăng áp động mạch phổi. Một số nghiên cứu trên 724 bệnh nhân loét đầu chi 54%, sẹo cứu báo cáo có sự kích hoạt bất thường bổ thể lõm đầu chi 43%.11 Tác giả Diab và cộng sự và vùng dưới tế bào nội mô dẫn đến lắng đọng nghiên cứu đa trung tâm trên 1417 bệnh nhân phức hợp miễn dịch ở những trường hợp viêm sẹo lõm đầu chi 54,9%, loét đầu chi 58,4%.9 mạch.14 Viêm mạch góp phần trong cơ chế tăng Sự khác biệt này có liên quan đến nền nhiệt áp động mạch phổi. Đây là lí do ở những bệnh của Việt Nam thấp hơn so với các nước lục địa nhân tăng áp động mạch phổi có sự kích hoạt Âu - Mỹ, nhiệt độ càng thấp thì nguy cơ loét và sử dụng bổ thể, dẫn đến nồng độ bổ thể của do co mạch đầu chi càng cao ở bệnh nhân có nhóm tăng áp động mạch phổi thấp hơn ở nhóm hội chứng Raynaud. Tăng áp động mạch phổi không tăng áp động mạch phổi. NT-proBNP là và tổn thương phổi kẽ là hai tổn thương phổi một hormone được giải phóng vào máu, NT- hay gặp trong xơ cứng bì hệ thống. Tổn thương proBNP được biết đến là một dấu ấn sinh học tăng áp phổi có thể phối hợp hoặc độc lập với của bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu của tổn thương phổi kẽ. Tổn thương phổi kẽ có thể chúng tôi, nồng độ NT-proBNP trong nhóm tăng gặp ở 1/3 bệnh nhân xơ cứng bì.12 Tuy nhiên, áp động mạch phổi cao gấp hơn 20 lần so với trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ viêm phổi nhóm không tăng áp động mạch phổi. Nghiên kẽ và xơ phổi cũng không có sự khác biệt giữa cứu của C.T Gan cho thấy ở bệnh nhân tăng áp hai nhóm có và không có tăng áp động mạch phổi, NT-proBNP biến đổi song song với thay phổi. Có thể do một vài yếu tố tương tác, khiến đổi trong cấu trúc của thất phải và chức năng cho kết quả khi phân tích riêng lại không có sự tâm thu.15 NT-proBNP cao có thể phản ánh sự liên quan đến tăng áp động mạch phổi. Tỉ lệ tổng hợp tăng cường và phóng thích vào tuần kháng thể ANA, Scl 70 dương tính ở hai nhóm hoàn do quá tải thất phải. Theo y văn, tăng áp là như nhau. Nhóm tăng áp động mạch phổi động mạch phổi trong xơ cứng bì được xem có 50% bệnh nhân có kháng thể RNP dương như biểu hiện muộn của tiến triển bệnh (ít nhất tính.13 Tỉ lệ này khác biệt có ý nghĩa thống kê 10 năm sau khi mắc bệnh xơ cứng bì) và tỉ lệ với tỉ lệ RNP dương tính ở nhóm không tăng cao hơn được báo cáo ở bệnh nhân xơ cứng áp động mạch phổi, 10% (p = 0,032). Nhóm bì khu trú. Yếu tố lâm sàng nguy cơ phát triển bệnh nhân có RNP dương tính, nguy cơ tăng tăng áp động mạch phổi trong xơ cứng bì đã áp động mạch phổi gấp 9 lần so với RNP âm được xác định gồm: tuổi, tổn thương da, sau tính (95%CI: 1,01 - 80,1). Kháng thể kháng mạn kinh, bệnh lí mạch máu ngoại vi nặng, tổn U1-RNP ở bệnh mô liên kết có liên quan đến thương xơ phổi, trào ngược dạ dày thực quản sự xuất hiện của hiện tượng Raynaud, sưng và khó nuốt.16 Biểu hiện giãn mao mạch và bất phồng tay, khô da, bệnh phổi, viêm khớp, đau thường giường móng góp phần tăng nguy cơ khớp, viêm cơ và bệnh thực quản. Phì đại vách phát triển thành tăng áp động mạch phổi ở xơ ngăn và mạch máu phổi dẫn đến tăng áp động cứng bì.5 Theo nghiên cứu DETECT, có một 238 TCNCYH 180 (7) - 2024
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC số nguy cơ làm tăng khả năng tăng áp động 2007.01370.x mạch phổi (Mắc xơ cứng bì > 3 năm, khuếch 4. Hachulla E, Launay D, Clerson P, et al. Is tán cacbon monoxide phế nang DLCO < 60%).6 Pulmonary Arterial Hypertension Really a Late Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi xét riêng Complication of Systemic Sclerosis? Chest. từng yếu tố độc lập bệnh nhân có độ tuổi 20 2010;138(2):462-463. - 40 có nguy cơ tăng áp động mạch phổi cao 5. Shah AA, Wigley FM, Hummers LK. hơn 5,4 lần so với nhóm tuổi khác, RNP dương Telangiectases in scleroderma: a potential tính tăng nguy cơ tăng áp động mạch phổi gấp clinical marker of pulmonary arterial 9 lần so với nhóm RNP âm tính. Khi đánh giá hypertension. The Journal of rheumatology. mô hình đa biến trong mối tương tác với các 2010;37(1):98-104. yếu tố bao gồm: tuổi, C3, C4, NT-proBNP, điểm 6. Coghlan JG, Denton CP, Grünig E, et Rodnan. Chỉ có nồng độ NT-proBNP và điểm al. Evidence-based detection of pulmonary Rodnan là yếu tố nguy cơ tăng áp động mạch arterial hypertension in systemic sclerosis: phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. NT-proBNP tăng the DETECT study. Annals of the rheumatic lên 1 pmol/L thì nguy cơ tăng áp động mạch diseases. 2014;73(7):1340-1349. phổi tăng lên 1,039 lần. Điểm Rodnan tăng lên 7. Iudici M, Codullo V, Giuggioli D, et al. 1 điểm thì nguy cơ tăng áp động mạch phổi Pulmonary hypertension in systemic sclerosis: tăng lên 1,079 lần. Khả năng dự báo đúng của prevalence, incidence and predictive factors mô hình đa biến này là 80,7%. in a large multicentric Italian cohort. Clin Exp Rheumatol. 2013;31(2 Suppl 76):31-36. V. KẾT LUẬN 8. Hinchcliff M, Varga J. Managing systemic Nồng độ NT-proBNP và điểm Rodnan là sclerosis and its complications. The Journal of yếu tố nguy cơ tăng áp động mạch phổi ở bệnh Musculoskeletal Medicine. 2011;28(10):380. nhân xơ cứng bì. 9. Diab S, Dostrovsky N, Hudson M, et al. Systemic sclerosis sine scleroderma: a TÀI LIỆU THAM KHẢO multicenter study of 1417 subjects. The Journal 1. Avouac J, Airò P, Meune C, et al. of rheumatology. 2014;41(11):2179-2185. Prevalence of pulmonary hypertension in 10. Schneeberger D, Tyndall A, Kay J, systemic sclerosis in European Caucasians et al. Systemic sclerosis without antinuclear and metaanalysis of 5 studies. The Journal of antibodies or Raynaud’s phenomenon: a rheumatology. 2010;37(11):2290-2298. multicentre study in the prospective EULAR 2. Tyndall AJ, Bannert B, Vonk M, et Scleroderma Trials and Research (EUSTAR) al. Causes and risk factors for death in database. Rheumatology. 2013;52(3):560-567. systemic sclerosis: a study from the EULAR 11. Alhajeri H, Hudson M, Fritzler M, et Scleroderma Trials and Research (EUSTAR) al. 2013 American College of Rheumatology/ database. Annals of the rheumatic diseases. European League Against Rheumatism 2010;69(10):1809-1815. Classification Criteria for Systemic Sclerosis 3. Proudman SM, Stevens WM, Sahhar Outperform the 1980 Criteria: Data From the J, et al. Pulmonary arterial hypertension in Canadian Scleroderma Research Group. systemic sclerosis: the need for early detection Arthritis Care & Research. 2015;67(4):582-587. and treatment. Internal Medicine Journal. doi:10.1002/acr.22451 2007;37(7):485-494. doi:10.1111/j.1445-5994. 12. Lambova S, Müller-Ladner TCNCYH 180 (7) - 2024 239
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC U. Pulmonary arterial hypertension in 2002;61(3):257-260. systemic sclerosis. Autoimmunity Reviews. 15. Gan CT, McCann GP, Marcus JT, 2010;9(11):761-770. et al. NT-proBNP reflects right ventricular 13. Ho KT, Reveille JD. The clinical structure and function in pulmonary relevance of autoantibodies in scleroderma. hypertension. European Respiratory Journal. Arthritis Res Ther. 2003;5(2):80. doi:10.1186/ 2006;28(6):1190-1194. ar628 16. Steen V, Medsger TA. Predictors of 14. Arason GJ, Geirsson ÁJ, Kolka R, isolated pulmonary hypertension in patients et al. Deficiency of complement-dependent with systemic sclerosis and limited cutaneous prevention of immune precipitation in systemic involvement. Arthritis & Rheumatism. sclerosis. Annals of the rheumatic diseases. 2003;48(2):516-522. doi:10.1002/art.10775 Summary RICK FACTORS ASSOCIATED WITH PULMONARY ARTERIAL HYPERTENSION IN SYSTEMIC SCLEROSIS Pulmonary arterial hypertension (PAH) in systemic sclerosis (SSc) is a lethal complication affecting 26% of patients. The cross-sectional study was conducted to determine rick factors associated with pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis. Among 50 patients with SSc - PAH and 25 patients with SSc - nonPAH at Center of Allergy and Clinical Immunology, Bach Mai hospital for 1 year (from June 2017 to June 2018). The result showed, age from 20 to 40 and anti RNP positive increase rick of PAH with odds ratio 5.4 (95%CI: 1.14 - 25.81) and 9 (95%CI: 1.01 - 80.1), respectively. NT-proBNP and Rodnan score were independent rick factors that associated pulmonary arterial hypertesion in systemic sclerosis. An increase of 1 poin in Rodnan score was associated with a 1.039 times higher in rick of PAH and an increase of 1 pmo/L in NT-proBNP was associated with a 1.079 times higher in rick of PAH, correct prediction percentage was 80.7%. Keywords: Systemic sclerosis, Pulmonary arterial hypertension, NT-proBNP, rick factor, Rodnan score. 240 TCNCYH 180 (7) - 2024
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012
7 p | 200 | 15
-
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân khám nội khoa tại Bệnh viện Quân y 103
9 p | 83 | 7
-
Khảo sát một số yếu tố nguy cơ doạ sinh non
6 p | 62 | 5
-
Thực trạng mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành tại 2 xã của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
8 p | 88 | 5
-
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch theo mục tiêu khuyến cáo điều trị của ESC- EASD 2019 ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jut, Đắk Nông năm 2020
8 p | 45 | 4
-
Một số yếu tố nguy cơ rối loạn đường huyết của người trưởng thành 40 - 69 tuổi tại một số phường thuộc TP. Hạ Long
7 p | 74 | 3
-
Ảnh hưởng chế độ ăn chay trường trên kháng insulin và một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên đối tượng nam giới
4 p | 67 | 3
-
Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch
7 p | 69 | 3
-
Khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở thai phụ bị chửa trứng
6 p | 74 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tăng đông trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch nội sọ tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010
5 p | 55 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học của não và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não thầm lặng
9 p | 103 | 2
-
Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tăng LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 175
7 p | 69 | 2
-
Một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 39 | 2
-
Tỷ lệ các loại nhau tiền đạo và một số yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2021
7 p | 5 | 2
-
Đánh giá mối liên quan giữa đề kháng insulin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
7 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu nồng độ Asymmetric dimethylarginine huyết tương và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối
10 p | 86 | 1
-
Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch đùi chung với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm doppler
6 p | 54 | 1
-
Khảo sát nồng độ glucagon huyết tương và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người trên 40 tuổi
6 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn