MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO <br />
NHÓM TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
Hoàng Thị Huệ An<br />
Bộ môn Hóa<br />
ABSTRACT<br />
The report presents experiences, primary results as well as difficulties in the <br />
application of colaborative learning approach to Chemistry courses in Nha Trang <br />
University for the past few years.<br />
I. Mở đầu<br />
Trong thời đại ngày nay, kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork) là một <br />
trong những tố chất quyết định sự thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do <br />
vậy, việc trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên là một trong những yêu cầu <br />
quan trọng của giáo dục đại học. <br />
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ <br />
tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như thảo <br />
luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực <br />
hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các <br />
thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương <br />
pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh <br />
viên hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường <br />
đại học trên thế giới.<br />
Bài viết này trình bày một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo <br />
nhóm trong giảng dạy các môn Hóa Cơ bản tại Đại học Nha Trang.<br />
II. Vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng <br />
dạy Hóa học tại Đại học Nha Trang<br />
1. Hình thành động cơ hoạt động nhóm:<br />
Do hạn chế của nền giáo dục phổ thông ở nước ta, nhiều sinh viên (SV) <br />
mới vào trường tỏ ra khá rụt rè, thụ động, thờ ơ với sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập <br />
thể. Do vậy, ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần động <br />
viên, khuyến khích SV tự tin, mạnh dạn thể hiện mình. Bên cạnh đó, để SV thực <br />
sự tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm (HĐN), cần hình thành cho SV nhận <br />
thức đúng đắn rằng mục tiêu của HĐN không phải chỉ để nâng cao điểm số mà là <br />
giúp SV nắm vững kiến thức môn học, phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ <br />
năng giao tiếp, kỹ năng xã hội thông qua sự hợp tác, nhờ đó đáp ứng tốt hơn yêu <br />
cầu hiện nay của xã hội về nguồn nhân lực. <br />
2. Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm<br />
Ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần thông báo cho <br />
sinh viên kế hoạch, phương thức tổ chức và đánh giá HĐN. <br />
Phân nhóm: Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho GV có thể theo dõi, <br />
đánh giá HĐN nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi SV. <br />
Về lý thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm 4 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo <br />
quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, GV có thể thay đổi linh hoạt. Với quy <br />
mô lớp 30 40 SV, có thể cho sử dụng hình thức thảo luận nhóm nhỏ (trong cùng 1 <br />
bàn hay 2 bàn kề nhau). Với lớp đông, một nhóm có thể gồm 3 4 bàn gộp lại. <br />
Những tiết học đầu tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau <br />
đó GV cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa SV <br />
các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong <br />
học tập giữa các thành viên trong nhóm. <br />
Quản lý: GV cần chỉ định nhóm trưởng điều hành và thư ký ghi chép nội <br />
dung thảo luận, mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm. Việc phân công <br />
này cần thay đổi linh hoạt để mỗi SV đều có thể phát huy vai trò cá nhân. GV giao <br />
nhiệm vụ cho các nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời hoạt <br />
động của mỗi nhóm đi đúng hướng và đánh giá chính xác về sự đóng góp của mỗi <br />
cá nhân cũng như hoạt động chung của cả nhóm. Sau mỗi buổi học, GV nên yêu <br />
cầu SV đánh giá các hoạt động mà họ đã tham gia để có những điều chỉnh cần <br />
thiết cho các hoạt động tiếp theo.<br />
Bố trí thời gian: HĐN cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động <br />
thuyết giảng của GV (chẳng hạn cuối một tiết giảng, sau khi kết thúc một chủ đề <br />
hay trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này sẽ giúp SV đỡ nhàm chán và <br />
GV kịp thời nắm bắt mức độ tiếp thu của SV, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ <br />
sung kiến thức, tài liệu tham khảo cho SV. <br />
3. Thiết kế hoạt động nhóm <br />
Cần thiết kế HĐN sao cho mọi thành viên trong nhóm đều phải nổ lực <br />
không chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm. Một HĐN được <br />
xem là thiết kế tốt nếu nhiệm vụ của nhóm sẽ không được hoàn tất khi thiếu sự <br />
đóng góp của bất kỳ thành viên nào trong nhóm. <br />
Sau đây là một số hình thức HĐN được áp dụng trong giảng dạy hóa học ở <br />
Đại học Nha Trang trong những năm qua.<br />
Bài tập nhóm: Tùy theo mức độ dễ hay khó của bài tập mà GV có thể yêu <br />
cầu các nhóm SV giải quyết ngay tại lớp (các câu hỏi, bài tập ứng dụng trực tiếp <br />
kiến thức của một tiết giảng) hay sau khi đã nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa kiến <br />
thức ở nhà (các câu hỏi, bài tập mang tính tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức,…). <br />
Thảo luận nhóm: Để tạo hứng thú cho SV, vấn đề thảo luận nên gần với <br />
thực tiễn cuộc sống và yêu cầu năng lực tư duy bậc cao hơn (phân tích, tổng hợp, <br />
đánh giá). Do vậy, vấn đề thảo luận thường được đặt ra sau khi kết thúc một <br />
chương hay một học phần. <br />
Các hình thức bài tập nhóm, thảo luận nhóm có thể áp dụng cho môn Hóa <br />
Đại cương, Hóa học (được giảng dạy cho sinh viên ở học kỳ I năm thứ nhất) <br />
nhằm giúp SV bước đầu làm quen với HĐN, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tạo ra sự <br />
hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa các SV vừa mới vào trường.<br />
Seminar: Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và <br />
sản xuất. Do vậy, phương pháp PBL1 thường được sử dụng trong hình thức HĐN <br />
này. Trong phương pháp này, GV yêu cầu SV vận dụng kiến thức môn học để giải <br />
quyết một vấn đề thực tiễn nào đó, qua đó giúp SV phát triển năng lực nhận thức <br />
bậc cao (tổng hợp, phân tích, phê phán, khám phá) đồng thời rèn luyện kỹ năng giải <br />
quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp (biết diễn đạt, trình bày và bảo vệ quan điểm của <br />
mình, biết kiềm chế và lắng nghe,…). <br />
<br />
<br />
1<br />
PBL: Problem-based learning (dạy học dựa trên vấn đề)<br />
Hình thức này có thể áp dụng cho các học phần Hóa Hữu cơ, Hóa LýHóa <br />
Keo, Hóa Phân tích (được giảng dạy cho SV ở học kỳ II năm thứ nhất)<br />
4. Đánh giá hoạt động nhóm<br />
Để tránh tình trạng ỷ lại, chây lười của một số SV trong HĐN, cần đánh giá <br />
kết quả HĐN không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự <br />
đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình của cả nhóm dựa trên <br />
chất lượng HĐN (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng diễn đạt/trình bày, tinh thần <br />
hợp tác giữa các thành viên trong nhóm). Điểm của từng SV được tính trên cơ sở <br />
điểm trung bình của nhóm có tính đến mức độ đóng góp của từng cá nhân đóng góp <br />
vào HĐN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Tóm tắt các hoạt động của GVSV trong một số HĐN <br />
Hình thức Hoạt động của thầy và trò<br />
HĐN GV SV<br />
Bài tập Đưa ra câu hỏi, bài tập (chuẩn bị tại Các thành viên trong nhóm tự nghiên cứu tài <br />
nhóm lớp/về nhà) liệu độc lập đưa ra đáp án<br />
Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới <br />
thiệu tài liệu tham khảo (đối với dạng Các thành viên trao đổi đáp án, phân tích <br />
bài tập làm ở nhà) đúng/sai/thiếu sót hoàn chỉnh đáp án<br />
Chỉ định 1 nhóm trình bày đáp án (có Đại diện nhóm trình bày đáp án<br />
thể chỉ định bất cứ thành viên nào trong <br />
nhóm)<br />
Yêu cầu các nhóm khác cho ý kiến về Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót <br />
đáp án điều chỉnh đáp án<br />
Phản hồi: Phân tích, đánh giá kiến thức Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái <br />
(đúng/sai/thiếu sót), kỹ năng diễn đạt độ) Điều chỉnh hoạt động cá nhân và hoạt <br />
(viết/nói), thái độ (tích cực/thờ ơ) của <br />
SV Đưa ra đáp án động nhóm <br />
Thảo luận Nêu vấn đề thảo luận Nhóm trưởng: điều khiển hoạt động nhóm <br />
nhóm Hướng dẫn nội dung nghiên cứu, giới (yêu cầu mọi thành viên suy nghĩ độc lập và <br />
thiệu tài liệu tham khảo (đối với vấn đề <br />
cần chuẩn bị ở nhà) nêu ý kiến)<br />
Theo dõi, quan sát, hướng dẫn các Thư ký nhóm: ghi chép trình tự HĐN (họ tên <br />
nhóm thảo luận theo đúng hướng thành viên, nội dung phát biểu) tổng hợp ý <br />
kiến, sắp xếp ý tưởng đọc để cả nhóm <br />
góp ý<br />
Các thành viên: nhận xét, góp ý bản tổng <br />
kết<br />
Thư ký: hoàn chỉnh ý kiến<br />
Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày ý Đại diện nhóm trình bày ý kiến/quan điểm<br />
kiến (có thể chỉ định bất cứ thành viên <br />
nào trong nhóm)<br />
Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến Các nhóm khác phân tích đúng/sai/thiếu sót <br />
bổ sung ý kiến<br />
Phân tích: kiến thức ( đúng/sai/thiếu Rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái <br />
sót), kỹ năng diễn đạt (trình bày ý kiến, độ) Điều chỉnh HĐCN và HĐN <br />
tranh luận), thái độ (tích cực/thờ ơ) của <br />
SV Nêu ý kiến kết luận<br />
Seminar Nêu chủ đề seminar (ngay từ những Nhóm trưởng: phân công<br />
tuần đầu tiên của học phần) Các thành viên: tìm tài liệu<br />
Giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn cách <br />
tìm tài liệu (thư viện, internet) Đọc/dịch và tổng hợp tài liệu<br />
Hướng dẫn cách đọc tài liệu, cách trình Soạn thảo nội dung báo cáo<br />
bày seminar (nội dung, bố cục, hình Nộp bản thảo báo cáo<br />
thức)<br />
Góp ý chỉnh sửa bản thảo báo cáo Nêu thắc mắc <br />
Gợi ý sinh viên tìm thông tin bổ sung, <br />
giải đáp thắc mắc <br />
Hoàn chỉnh báo cáo<br />
Tổ chức seminar (ngày, giờ, dịa điểm, Trình bày báo cáo<br />
phòng ốc, projector,...)<br />
Đặt câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác <br />
đặt câu hỏi cho nhóm seminar Trả lời câu hỏi của GV và các nhóm khác<br />
Tổng kết ; giải đáp câu hỏi<br />
5. Thành công Hạn chế và nguyên nhân<br />
Việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy hóa học ở <br />
Đại học Nha Trang trong những năm qua đã bước đầu hình thành và phát triển ở <br />
SV năng lực cá nhân (tự nghiên cứu; phân tích/tổng hợp/ hệ thống kiến thức), kỹ <br />
năng giao tiếp (viết /nói / trình bày báo cáo, mạnh dạn thể hiện mình), kỹ năng xã <br />
hội (tổ chức, phân công, hợp tác, tinh thần trách nhiệm). <br />
Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa thật sự đồng đều ở tất cả SV do <br />
một số nguyên nhân sau đây:<br />
Phần lớn lớp học quá đông (100 – 180 SV). Do vậy, GV khó lòng theo <br />
dõi, đánh giá chính xác sự đóng góp, tham gia của người học HĐN, gây ra tâm lý ỷ <br />
lại của SV <br />
yếu kém vào các thành viên khá, giỏi trong HĐN. <br />
Đa số GV đại học ở Đại học Nha Trang chỉ được bồi dưỡng lý thuyết <br />
chung chung về phương pháp giảng dạy, chứ chưa được huấn luyện cụ thể kỹ <br />
năng thiết kế học phần do mình đảm nhiệm. Trong khi đó, định mức giờ giảng khá <br />
cao nên GV ít có thời gianhọc hỏi, sáng tạo các biện pháp đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy. Điều này dẫn đến sự đơn điệu trong việc thiết kế, tổ chức HĐN và ít <br />
nhiều gây nhàm chán cho SV.<br />
Năng lực và ý thức học tập của SV đầu vào khá thấp nên chậm thích nghi <br />
với phương pháp học tập tích cực. <br />
Chương trình đào tạo ở trường chúng ta còn nặng tính hàn lâm, dàn trãi và <br />
có quá nhiều môn học không thiết thực cho nghề nghiệp thực tiễn SV sau này. Do <br />
vậy, quỹ thời gian cho từng môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho GV <br />
lẫn SV trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm vì phải làm việc quá tải !<br />
III. Kết luận và kiến nghị<br />
Phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương <br />
pháp này ở Đại học Nha Trang còn nhiều hạn chế do việc tổ chức đào tạo, chương <br />
trình đào tạo và chế độ làm việc của GV còn nhiều bất cập. Để cải thiện chất <br />
lượng đào tạo đại học hiện nay, chỉ yêu cầu sự nổ lực, phấn đấu của đội ngũ GV <br />
là không đủ. Nhà trường và Bộ Giáo dụcĐào tạo cần có những biện pháp thiết <br />
thực khắc phục các hạn chế nói trên, nhằm nhanh chóng đưa nền giáo dục đại học <br />
ở Việt Nam phát triển, hội nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Đại học Nha Trang, <br />
<br />
2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ)<br />
[2] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/grouptools.html<br />
[3] http://depts.washington.edu/cidrweb/resources/discussiontools.html<br />
[4] http://teaching.berkeley.edu/bgd/collaborative.html<br />
[5] (Nhiều tác giả)(2004), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (Tuyển tập các <br />
bài giảng về phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp dạy học dựa trên vấn <br />
đề), Đại học Thủy Sản (Tài liệu lưu hành nội bộ).<br />
[6] Hoàng Thị Huệ An, Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) <br />
trong giảng dạy môn Hóa Phân tích, Kỷ yếu báo cáo đổi mới phương pháp giảng <br />
dạy, Khoa Khoa học Cơ bản, 2007<br />