Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
MÙA TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT TẠI VĨNH THẠNH (BÌNH ĐỊNH) <br />
VÀ CHƯ SÊ (GIA LAI) NĂM 2013‐2014 <br />
Hồ Văn Hoàng* <br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Sốt rét là bệnh diễn biến theo mùa, bệnh thay đổi theo các tháng trong năm nhưng cóđỉnh cao <br />
vào một số tháng. Xác định mùa truyền bệnh có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp phòng <br />
chống sốt rét hiệu quả. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hồi cứu diễn biến bệnh nhân sốt rét, yếu tố thời tiết tháng giai đoạn (2000‐<br />
2010) và nghiên cứu diễn biến mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế hồi cứu và nghiên cứu ngang mô tả theo dõi dọc thu thập số liệu hàng tháng. <br />
Kết quả: Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, thường có 1 đỉnh vào tháng 9 đến <br />
tháng 11. Nhiệt độ tại Vĩnh Kim và Ia Kor rất thích hợp cho sự phát triển của muỗi và ký sinh trùng sốt rét. Tại <br />
Vĩnh Kim có sự hiện diện của 2 véc tơ chính An. minimus và An. dirus; tại Ia Kor chỉ có An. minimus. An. <br />
minimus phát triển quanh năm, cao nhất từ tháng 8‐11. An. dirus phát triển vào mùa mưa. Tỷ lệ mắc bệnh sốt <br />
rét cao vào những tháng mà mật độ muỗi sốt rét chính cũng như lượng mưa cao nhất. <br />
Kết luận: Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, có 1 đỉnh cao từ vào tháng 9 đến <br />
tháng 11. Mùa truyền bệnh sốt rét tại Vĩnh Kim và Ia Kor chưa có thay đổi so với giai đoạn trước. <br />
Khuyến nghị:Triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét vào tháng 7 theo mùa truyền bệnh sốt rét để <br />
ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt rét vào đỉnh cao mùa bệnh. <br />
Từ khóa: Sốt rét, mùa truyền bệnh sốt rét. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
MALARIA TRANSMISSION SEASON IN VINH KIM (BINH DINH) AND IA KOR (GIA LAI) IN 2013‐2014 <br />
Ho Van Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 74 – 78 <br />
Background: Malaria transmission is characterized by seasional variation, occurs all‐ year round with one <br />
high peak at some months. Determing malaria transmission pattern has a important role for the planning of <br />
effective malaria intervention. <br />
Study objectives: To analyze retrospectively malaria cases and weather factors occuring by monthly in the <br />
period of 2000‐2010 and to study the pattern of current malaria transmission. <br />
Study methods: Retrospective and longitudinal study to collect the data monthly. <br />
Results: In Vĩnh Kim and Ia Kor, malaria is transmitted all‐ year round, with one high peak from September <br />
to November. The air temperature in Vĩnh Kim and Ia Kor is very suitable for the development of malaria <br />
mosquitoes and parasites. In Vĩnh Kim, there are the presence of 2 main malaria vetors: An. minimus and An. <br />
dirus; In Kor, only An. minimus collected. An. minimus develops all‐ year round, high density from August to <br />
November. An. dirus develops mainly in rainy season. The malaria morbidity is higher in months that highest <br />
density of malaria main vetor and highest quantity of rainfall in the year. <br />
Conclusion: In Vĩnh Kim and Ia Kor, malaria transmission is all‐year round with high peak from September <br />
to November. The current transmission pattern do not deffer from the period of 2000‐2010. <br />
* Viện Sốt rét‐KST‐CT Quy Nhơn <br />
Tác giả liên lạc:Hồ Văn Hoàng <br />
<br />
74<br />
<br />
ĐT:0914004629 <br />
<br />
Email:ho_hoang64@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Recommendation:Apllying malaria control measures in July of the year following malaria transmission <br />
season in order to prevent nmalaria transmission in the high peak of malaria season. <br />
Key words: Malaria, malaria transmisson season. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm diễn biến <br />
theo mùa, tỷ lệ mắc bệnh nhau theo các tháng <br />
trong năm(6,4,3). Mặc dù chương trình phòng <br />
chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam đã đạt được <br />
những thành công đáng kể, nhưng nguy cơ gia <br />
tăng nắc bệnh hiện nay vẫn còn cao(5). Việc áp <br />
dụng các biện pháp phòng chống sốt rét dựa vào <br />
các đỉnh cao của sự mắc bệnh trong năm. <br />
Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, <br />
có thể làm thay đổi mùa truyền bệnh sốt rét. Vì vậy <br />
việc nghiên cứu mùa truyền bệnh sốt rét giúp xác <br />
định thời điểm can thiệp trong giai đoạn hiện nay <br />
là rất cần thiết nhằm các mục tiêu sau: <br />
1. Phân tích hồi cứu diễn biến bệnh nhân sốt <br />
rét và yếu tố thời tiết tại Vĩnh Kim (Bình Định) <br />
và Ia Kor (Gia Lai) giai đoạn (2000‐2010). <br />
2. Nghiên cứu diễn biến mùa truyền bệnh <br />
sốt rét hiện nay tại các điểm nghiên cứu. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Địa điểm nghiên cứu <br />
Xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình <br />
Định) và xã Ia Kor (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) <br />
thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: <br />
Người dân sống ở 2 xã, bệnh nhân sốt rét <br />
(BNSR)ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), muỗi <br />
Anopheles, nhiệt độ, lượng mưa. <br />
<br />
Thiết kế mô tả hồi cứu <br />
Số liệu BNSR, nhiệt độ, lượng mưa theo <br />
tháng được phân tích theo 2 giai đoạn (2000‐<br />
2005, 2006‐2010). <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu ngang <br />
<br />
lượng mưa liên tục 12 tháng trong năm từ tháng <br />
4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 (1). <br />
<br />
Cỡ mẫu điều tra tỷ lệ mắc bệnh sốt rét tại <br />
công đồng: <br />
<br />
n<br />
<br />
Z (21 / 2) pq<br />
d2<br />
<br />
<br />
<br />
Với =0,05; Z(1‐/2)=1,96; p=0,10; q= (1‐ p)=1‐<br />
0,10= 0,90; d=0,03 (p: tỷ lệ nhiễm theo các điều tra <br />
trước tại vùng SRLH nặng, d là sai số(6). Để bổ <br />
sung cho các trường hợp mất mẫu, cộng thêm <br />
5% vào mẫu, vì vậy mỗi xã cần điều tra 400 <br />
người. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống(1). <br />
<br />
Phân tích số liệu <br />
Sử dụng phần mềm STATA 8.0 để phân tích <br />
số liệu. <br />
<br />
Kỹ thuật nghiên cứu <br />
Khám lâm sàng phát hiện bệnh; xét nghiệm <br />
lam máu KSTSR dưới kính hiển vi. Thu thập và <br />
định loại muỗi theo quy trình của Viện Sốt rét‐<br />
KST‐CT TW (2). Thu thập các yếu tố nhiệt độ, <br />
lượng mưa (số liệu của Trạm khí tượng thủy <br />
văn). <br />
<br />
Thời gian <br />
Tháng 4/2013‐4/2014. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Kết quả nghiên cứu tại Vĩnh Kim (Vĩnh <br />
Thạnh, Bình Định) <br />
Phân tích diễn biến BNSR, thời tiết theo <br />
tháng tại Vĩnh Kim từ 2000‐2010 <br />
<br />
Theo dõi dọc tỷ lệ nhiễm KSTSR, nhiệt độ, <br />
Bảng 1. Diễn biến BNSR, nhiệt độ, lượng mưa theo tháng tại Vĩnh Kim giai đoạn 2000‐2010 <br />
Chỉ số<br />
<br />
Giai đoạn T1<br />
T2<br />
2000-2005<br />
19,83<br />
18,00<br />
Trung bình<br />
BNSR 2006-2010 9,57 13,14<br />
<br />
T3<br />
22,33<br />
13,29<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
T4<br />
25,00<br />
13,29<br />
<br />
T5<br />
25,83<br />
15,00<br />
<br />
T6<br />
30,83<br />
17,29<br />
<br />
T7<br />
32,83<br />
17,43<br />
<br />
T8<br />
33,83<br />
20,71<br />
<br />
T9<br />
T10<br />
38,33 38,33<br />
22,00 20,57<br />
<br />
T11<br />
32,67<br />
14,43<br />
<br />
T12<br />
28,83<br />
9,29<br />
<br />
75<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
Giai đoạn<br />
Nhiệt độ 2000-2005<br />
trung bình 2006-2010<br />
Lượng mưa 2000-2005<br />
trung bình 2006-2010<br />
<br />
T1<br />
T2<br />
20,52 21,32<br />
20,26 21,34<br />
37,65 9,90<br />
<br />
T3<br />
23,37<br />
23,38<br />
34,03<br />
<br />
T4<br />
25,70<br />
25,08<br />
29,13<br />
<br />
68,12<br />
<br />
19,42<br />
<br />
117,04 243,70 119,72 164,48 206,16 305,96 460,46 769,28 154,26<br />
<br />
7,72<br />
<br />
T5<br />
T6<br />
T7<br />
T8<br />
T9<br />
T10<br />
T11<br />
T12<br />
26,53 26,75 26,88 26,63 25,52 23,65 21,82 20,67<br />
25,82 26,76 26,88 26,40 25,50 23,74 22,06 21,00<br />
174,10 148,40 134,82 220,48 324,93 486,42 361,85 124,25<br />
<br />
*ghi chúT: Tháng <br />
Số liệu phân tích cho thấy số người mắc <br />
bệnh sốt rét xảy ra tất cả các tháng trong năm. <br />
BNSR tập trung cao nhất vào tháng 8, 9, 10. <br />
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao <br />
<br />
động từ 20,26‐26,880C thuận lợi cho sự phát triển <br />
của KSTSR. Trung bình các tháng trong năm đều <br />
có mưa, lượng mưa dao động từ 7,72‐769,28 <br />
mm, đỉnh cao tập trung vào các tháng 8, 9, 10, 11. <br />
<br />
Diễn biến tỷ lệ nhiễm KSTSR, thời tiếttại Vĩnh Kim từ 4/2013‐3/2014 <br />
Bảng 2. Kết quả điều tra KSTSR tại Vĩnh Kim từ tháng 4/2013‐4/2014 <br />
Chỉ số<br />
%KSTSR<br />
An,minimus<br />
An,dirus<br />
Nhiệt độ trung bình<br />
Lượng mưa trung bình<br />
<br />
T4/13<br />
2,47<br />
0,010<br />
0<br />
26,4<br />
50,2<br />
<br />
T5<br />
3,52<br />
0,016<br />
0<br />
26,2<br />
179,6<br />
<br />
T6<br />
3,38<br />
0,010<br />
0<br />
25,9<br />
250,8<br />
<br />
T7<br />
3,73<br />
0,006<br />
0<br />
25,8<br />
416,0<br />
<br />
T8<br />
3,94<br />
0,016<br />
0<br />
25,9<br />
83,4<br />
<br />
T9<br />
5,30<br />
0,031<br />
0,016<br />
24,7<br />
447,2<br />
<br />
T10<br />
6,31<br />
0,042<br />
0,036<br />
22,9<br />
366,3<br />
<br />
T11<br />
5,85<br />
0,026<br />
0,021<br />
22,5<br />
821,7<br />
<br />
T12<br />
3,78<br />
0,010<br />
0,008<br />
20,6<br />
3,8<br />
<br />
T1/14 T2<br />
T3<br />
1,25 1,51 1,46<br />
0<br />
0<br />
0,005<br />
0<br />
0<br />
0<br />
20,5 23,5 26,9<br />
27,3<br />
0<br />
27,4<br />
<br />
tháng 11. Nhiệt độ các tháng trong năm luôn <br />
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTSR <br />
>200C thuận lợi cho muỗi và KSTSR phát triển. <br />
xảy ra tất cả các tháng trong năm; cao nhất vào <br />
các tháng 9, 10, 11. Có sự hiện diện của 2 loài vec <br />
Kết quả nghiên cứu tại Ia Kor (Chư Sê, Gia <br />
tơ sốt rét chính là An.minimus và An.dirus. Mật <br />
Lai) <br />
độ An.minimus cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. <br />
Phân tích diễn biến BNSR, thời tiết theo <br />
An.dirus chỉ thu thập được vào các tháng 9 đến <br />
tháng tại Ia Kor từ 2000‐2010 <br />
tháng 12. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 đến <br />
Bảng 3. Diễn biến BNSR, nhiệt độ, lượng mưa theo tháng tại Ia Kor giai đoạn 2000‐2010 <br />
Chỉ số<br />
<br />
Giai đoạn<br />
<br />
T1<br />
<br />
T2<br />
<br />
T3<br />
<br />
T4<br />
<br />
T5<br />
<br />
T6<br />
<br />
T7<br />
<br />
T8<br />
<br />
T9<br />
<br />
T10<br />
<br />
T11<br />
<br />
T12<br />
<br />
Trung bình 2000-2005 18,67 21,00<br />
BNSR<br />
2006-2010 7,43 8,29<br />
<br />
22,33<br />
<br />
20,83<br />
<br />
21,00<br />
<br />
19,00<br />
<br />
24,33<br />
<br />
30,00<br />
<br />
32,00<br />
<br />
29,33<br />
<br />
19,83<br />
<br />
9,67<br />
<br />
10,00<br />
<br />
9,00<br />
<br />
10,29<br />
<br />
12,71<br />
<br />
13,86<br />
<br />
16,14<br />
<br />
18,14<br />
<br />
17,29<br />
<br />
13,00<br />
<br />
6,57<br />
<br />
2000-2005 19,23 20,57<br />
<br />
22,58<br />
<br />
24,35<br />
<br />
23,98<br />
<br />
23,03<br />
<br />
22,50<br />
<br />
22,33<br />
<br />
22,35<br />
<br />
22,00<br />
<br />
20,95 19,78<br />
<br />
2006-2010 19,52 21,08<br />
<br />
22,94<br />
<br />
24,38<br />
<br />
23,90<br />
<br />
23,86<br />
<br />
22,62<br />
<br />
22,44<br />
<br />
22,66<br />
<br />
22,06<br />
<br />
21,04 19,66<br />
<br />
0,00<br />
<br />
4,15<br />
<br />
50,15 225,23 296,47 314,72 417,07 269,05 160,47 28,95<br />
<br />
0,00<br />
<br />
4,90<br />
<br />
54,80 239,78 113,18 354,56 377,52 358,26 203,64 118,24 2,26<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
trung bình<br />
<br />
2000-2005 0,00<br />
Lượng mưa<br />
trung bình 2006-2010 1,56<br />
<br />
Hồi cứu số liệu 2000‐2010 cho thấy mắc bệnh <br />
sốt rét xảy ra tất cả các tháng trong năm. BNSR <br />
tập trung cao nhất vào tháng 8, 9, 10. Nhiệt độ <br />
trung bình các tháng trong năm dao động từ <br />
<br />
1,80<br />
<br />
19,52‐24,380C thuận lợi cho sự phát triển của <br />
KSTSR. Lượng mưa các tháng dao động từ 0‐<br />
358,26 mm, bắt đầu tăng từ tháng 5, đỉnh cao tập <br />
trung vào các tháng 7‐8‐9. <br />
<br />
Diễn biến KSTSR tại Ia Kor từ 4/2013‐3/2014 <br />
Bảng 4: Kết quả điều tra KSTSR tại Ia Kor từ tháng 4/2013‐3/2014 <br />
Chỉ số<br />
T4/13<br />
Tỷ lệ % KSTSR 2,79<br />
0,005<br />
An,minimus<br />
<br />
76<br />
<br />
T5<br />
3,46<br />
0,016<br />
<br />
T6<br />
3,64<br />
0,0<br />
<br />
T7<br />
4,30<br />
0,010<br />
<br />
T8<br />
4,44<br />
0,026<br />
<br />
T9<br />
5,30<br />
0,031<br />
<br />
T10<br />
5,57<br />
0,036<br />
<br />
T11<br />
5,24<br />
0,031<br />
<br />
T12<br />
2,79<br />
0,010<br />
<br />
T1/14<br />
2,40<br />
0<br />
<br />
T2<br />
2,99<br />
0<br />
<br />
T3<br />
3,02<br />
0<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Chỉ số<br />
An,dirus<br />
Nhiệt độ trung<br />
bình<br />
Lượng mưa<br />
trung bình<br />
<br />
T4/13<br />
0<br />
<br />
T5<br />
0<br />
<br />
T6<br />
0<br />
<br />
T7<br />
0<br />
<br />
T8<br />
0<br />
<br />
T9<br />
0<br />
<br />
T10<br />
0<br />
<br />
T11<br />
0<br />
<br />
T12<br />
0<br />
<br />
T1/14<br />
0<br />
<br />
T2<br />
0<br />
<br />
T3<br />
0<br />
<br />
24,7<br />
<br />
24,8<br />
<br />
23,8<br />
<br />
23,0<br />
<br />
22,5<br />
<br />
22,5<br />
<br />
22,0<br />
<br />
21,9<br />
<br />
18,6<br />
<br />
17,8<br />
<br />
20,8<br />
<br />
23,5<br />
<br />
124,6<br />
<br />
225,0<br />
<br />
408,1<br />
<br />
291,2<br />
<br />
495,5<br />
<br />
524,5<br />
<br />
179,3<br />
<br />
235,8<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm KSTSR xảy ra tất cả các tháng <br />
trong năm; cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. Có <br />
sự hiện diện của vec tơ sốt rét chính là <br />
An.minimus. Mật độ An.minimus cao nhất vào các <br />
tháng 8, 9, 10, 11. Chưa thu thập được An.dirus. <br />
Lượng mưa bắt đầu tăng từ tháng 5, cao nhất <br />
vào tháng 6 đến tháng 9. Nhiệt độ các tháng <br />
trong năm luôn >200C thuận lợi cho muỗi và <br />
KSTSR phát triển. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Hồi cứu số liệu về BNSR, KSTSR và yếu tố <br />
thời tiết <br />
Số liệu BNSR tại Vĩnh Kim và Ia Kor giai <br />
đoạn 2006‐2010 đều giảm hơn so với giai đoạn <br />
2000‐2005. BNSR trung bình hàng tháng tập <br />
trung cao nhất vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm. <br />
Về nhiệt độ trung bình hàng tháng tại Vĩnh <br />
Kim và Ia Kor luôn cao hơn 190C, rất thuận lợi <br />
cho sự phát triển của muỗi và KSTSR. <br />
‐ Tại Vĩnh Kim: Trung bình các tháng ở Vĩnh <br />
Kim đều có mưa. Lượng mưa trung bình ở giai <br />
đoạn 2006‐2010 có tăng cao hơn so với giai đoạn <br />
2000‐2005. Tại Vĩnh Kim mưa bắt đầu tăng từ <br />
tháng 5, cao nhất vào tháng 9 đến 11; đây là <br />
những tháng mà BNSR cũng tăng cao. Tại Vĩnh <br />
Kim thì diễn biến BNSR và lượng mưa hàng <br />
tháng vào các giai đoạn này chưa có thay đổi <br />
nhiều. <br />
‐ Tại Ia Kor: Tháng 1 và 2 không có mưa. <br />
Lượng mưa tăng từ tháng 5, cao nhất vào tháng <br />
6‐8 (giai đoạn 2000‐2005) và tháng 7‐9 (giai đoạn <br />
2006‐2010). <br />
<br />
Mùa truyền bệnh sốt rét <br />
Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt <br />
rét quanh năm và thường có 1 đỉnh. Diễn biến <br />
KSRSR cao nhất tập trung vào các tháng 9, 10 và <br />
11. Kết quả này tương tự với nghiên các nghiên <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
cứu trước tại Vân Canh, Bình Định và tại Chư <br />
Sê, Gia Lai(6,3). <br />
Tại Vĩnh Kim, có sự hiện diện của 2 véc tơ <br />
chính An. minimus và An. dirus còn tại Ia Kor chỉ <br />
có An. minimus. An. minimus tại các điểm nghiên <br />
cứu phát triển gần như quanh năm, cao nhất vào <br />
các tháng 8 đến 11. Còn An. dirus tại Vĩnh Kim <br />
chỉ phát triển vào mùa mưa, từ tháng 9 đến 11. <br />
Diễn biến KSTSR tại các điểm nghiên cứu <br />
thường cao vào những tháng mà mật độ muỗi <br />
cũng như lượng mưa cao nhất. <br />
Nghiên cứu mùa truyền bệnh năm 1976 tại <br />
Vân Canh (Bình Định), Lak (Dak Lak), Đồng <br />
Xoài (Sông Bé), Phong Phú (TP.Hồ Chí Minh) <br />
cho thấy: Sốt rét ở Việt Nam lây truyền quanh <br />
năm, có 1 đến 2 đỉnh cao tùy vùng, tùy muỗi sốt <br />
rét chính và liên quan chặt chẽ với mùa mưa(6). <br />
Nghiên cứu mùa truyền bệnh tại miền <br />
Trung‐Tây Nguyên giai đoạn 1995‐1998 cho <br />
thấy: tại Vân Canh, Bình Định mùa truyền bệnh <br />
sốt rét quanh năm và có 1 đỉnh cao là tháng <br />
8,9,10. Tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa mùa truyền <br />
bệnh sốt rét quanh năm, có 2 đỉnh bệnh là tháng <br />
4‐5 và tháng 9,10,11. Tại Chư Sê, Gia Lai mùa <br />
truyền bệnh sốt rét quanh năm nhưng có 1 đỉnh <br />
cao của bệnh là tháng 9,10,11(4). <br />
Giai đoạn 1994‐2000, nghiên cứu mùa truyền <br />
bệnh sốt rét tại Vân Canh (Bình Định) cho thấy <br />
bệnh sốt rét lây truyền quanh năm nhưng chỉ có <br />
1 đỉnh cao vào mùa mưa (tháng 9,10,11). So với <br />
1995‐1998, mùa bệnh sốt rét tại Vân Canh năm <br />
2000 chưa có gì thay đổi, bệnh sốt rét vẫn phát <br />
triển vào đỉnh cao trong các tháng 9,10,11(3). <br />
Số liệu thống kê tại miền Trung‐Tây Nguyên <br />
cho thấy trong những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc <br />
bệnh sốt rét tập trung vào các tháng 9, 10, 11 ở cả <br />
2 khu vực miền Trung và Tây Nguyên(5). <br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Như vậy lan truyền bệnh sốt rét ở Kim (Bình <br />
Định) và Ia Kor (Gia Lai) xảy ra quanh năm <br />
nhưng tập trung cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. <br />
Mùa truyền bệnh chưa có gì thay đổi với giai <br />
đoan trước đây. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Phân tích hồi cứu số liệu về BNSR, KSTSR <br />
và yếu tố thời tiết 2000‐2010 <br />
BNSR giai đoạn 2006‐2010 đều giảm hơn so <br />
với giai đoạn 2000‐2005. <br />
BNSR trung bình hàng tháng tại Vĩnh Kim <br />
và Ia Kor tập trung cao nhất vào tháng 8, 9, 10 <br />
hàng năm. <br />
<br />
Nhiễm KSTSR tại Ia Kor quanh năm, cao <br />
nhất vào tháng 9‐10‐11 trùng với thời gian lượng <br />
mưa gia tăng và mật độ muỗi sốt rét cao nhất. <br />
Chỉ sự hiện diện của véc tơ sốt rét chính An. <br />
minimus;An. minimus phát triển quanh năm, (trừ <br />
tháng 1‐2‐3); cao nhất từ tháng 8‐11. <br />
<br />
KHUYẾN NGHỊ <br />
Thời điểm can thiệp các biện pháp: Các biện <br />
pháp phòng chống vectơ nên được triển khai <br />
vào tháng 7 khi bắt đầu có sự gia tăng mật độ <br />
muỗi sốt rét chính và tỷ lệ nhiễm KSTSR. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Bộ Y tế (2007), Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu y tế, <br />
Nhà xuất bản y học, tr.23‐26. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Lê Đình Công (1992). Các chỉ số đánh giá trong chương trình <br />
quốc gia PCSR. Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các <br />
bệnh ký sinh trùng, Viện sốt rét KST‐CT Hà Nội, (1), tr. 13‐22. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn (2002). Mùa truyền bệnh sốt <br />
rét ở Vân Canh. Kỷ yếu CTNCKH 1991‐2000. Viện Sốt rét‐<br />
KST‐CT Quy Nhơn, nhà xuất bản y học, 2002, tr.254‐362. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có (2002). Nghiên cứu một số <br />
đặc điểm sinh học vectơ, các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, <br />
lượng mưa) liên quan đến lan truyền của các vectơ sốt rét ở 3 <br />
điểm nghiên cứu. Kỷ yếu CTNCKH 1991‐2000). Viện Sốt rét‐<br />
KST‐CT Quy Nhơn, nhà xuất bản y học,2002, tr.219‐239. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Viện sốt rét KST‐CT Quy Nhơn (2011), “Tổng kết công tác <br />
PCSR và giun sán 2006‐2010 và triển khai kế hoạch 2011”. <br />
<br />
Nhiễm KSTSR tại Vĩnh Kim quanh năm, cao <br />
vào tháng 9‐10‐11 trùng với mùa mưa và mật độ <br />
muỗi sốt rét cao nhất. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Vũ Thị Phan (1996). Mùa sốt rét ở Việt Nam, Dịch tễ học bệnh <br />
sốt rét và PCSR ở Việt Nam. Nhà xuất bản y học, 1996, tr.188‐<br />
194. <br />
<br />
Có sự hiện diện của 2 véc tơ sốt rét chính An. <br />
minimus và An. dirus; An. minimus phát triển từ <br />
tháng 3 đến tháng 12 (trừ tháng 1 và tháng 2); <br />
cao nhất vào các tháng 8‐11. An. dirus phát triển <br />
vào mùa mưa tháng 9‐12. <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
Nhiệt độ rất thuận lợi cho sự phát triển của <br />
muỗi và KSTSR <br />
Tại Vĩnh Kim: Lượng mưa bắt đầu tăng vào <br />
tháng 5 kéo dài đến tháng 11, sau đó giảm dân. <br />
Tại Ia Kor, lượng mưa trung bình tăng từ tháng <br />
5 kéo dài đến tháng 9 sau đó giảm dần. <br />
<br />
Mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay <br />
Tại Vĩnh Kim, Bình Định <br />
Tại Vĩnh Kimmùa truyền bệnh sốt rét quanh <br />
năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8/9/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/9/2014 <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
14/11/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
Tại Ia Kor, Gia Lai <br />
Tại Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh <br />
năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
78<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />