TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH <br />
CỦA CÁC CHỦNG PSEUDOMONAS AERUGINOSA <br />
GÂY NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
Trần Văn Hưng<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
Trần Hữu Luyện, Nguyễn Thị Nam Liên<br />
Bệnh viện Trung ương Huế<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiều căn nguyên vi sinh vật có khả năng gây nhiễm khuẩn bệnh viện. <br />
Trong đó Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) là một trong những căn nguyên <br />
quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện, chúng thường gây nhiễm khuẩn vết bỏng, <br />
vết thương... Đồng thời đây là loại vi khuẩn đa kháng thuốc, chúng kháng lại nhiều <br />
loại kháng sinh, kể cả các kháng sinh mới có hoạt lực và phổ tác dụng rộng và mạnh <br />
[2], [5]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tính đề kháng <br />
kháng sinh của các chủng P.aeruginosa gây bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế, <br />
góp phần vào công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu:<br />
Các chủng vi khuẩn P.aeruginosa: gồm 801 chủng phân lập được từ các bệnh <br />
phẩm của bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
Môi trường làm kháng sinh đồ: Thạch Mueller Hinton của hãng OXOID <br />
(Anh).<br />
Các đĩa giấy kháng sinh: Hãng AB BIODISK (Thụy Điển) và hãng SANOFI <br />
(Pháp).<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng P.aeruginosa phân lập <br />
được bằng kỹ thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương pháp <br />
Kirby Bauer [1], [4].<br />
Đánh giá kết quả dựa vào bảng chuẩn của hãng sản xuất đĩa giấy kháng sinh <br />
để phân loại mức độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh.<br />
<br />
<br />
149<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Phân bố các chủng P.aeruginosa theo nguồn gốc của bệnh phẩm:<br />
Bảng 1: Phân loại bệnh phẩm có P.aeruginosa.<br />
Nguồn bệnh phẩm Số chủng Tỷ lệ %<br />
Mủ vết bỏng, vết thương 357 44,6<br />
Nước tiểu 306 38,2<br />
Máu 15 1,9<br />
Dịch mật 13 1,6<br />
Nước não tủy 1 0,1<br />
Dịch màng phổi 2 0.2<br />
Các bệnh phẩm khác 107 13,4<br />
Cộng 801 100,0<br />
<br />
Qua bảng trên cho thấy đa số các chủng P.aeruginosa được phân lập từ mủ <br />
vết bỏng, vết thương (44,6%) và từ nước tiểu (38,2%).<br />
3.2. Phân bố P.aeruginosa theo các serotyp:<br />
Bảng 2: Phân bố các serotyp của P.aeruginosa(*)<br />
Serotyp Số lượng Tỷ lệ %<br />
P.aeruginosa typ 1 1 2,5<br />
P.aeruginosa typ 2 8 20,0<br />
P.aeruginosa typ 3 3 7,5<br />
P.aeruginosa typ 4 3 7,5<br />
P.aeruginosa typ 6 3 7,5<br />
P.aeruginosa typ 9 1 2,5<br />
P.aeruginosa typ 11 16 40,0<br />
P.aeruginosa typ 13 4 10,0<br />
P.aeruginosa typ 16 1 2,5<br />
Cộng 40 100,0<br />
(*) Được xác định tại Học viện Quân y.<br />
Trong bảng 2 cho thấy serotyp P.aeruginosa gây nhiễm khuẩn tại bệnh viện <br />
Trung ương Huế chiếm tỷ lệ cao nhất là serotyp 11 (40 %), đứng sau serotyp 11 là <br />
serotyp 2 (20,0%), serotyp 13 (10,0%)..., không gặp serotyp 5, 7, 8, 10, 12, 14, 15. <br />
Serotyp 11 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở Hà Nội (39,5%) và ở Thành phố Hồ <br />
Chí Minh (44,0%). Đứng sau serotyp 11 ở Hà Nội là serotyp 8 (22,1%), serotyp 6 <br />
(14,8%), ở Thành phố Hồ Chí Minh là serotyp 3 (14,0%), serotyp 6 (12,0%) [3].<br />
<br />
3.3.Mức độ đề kháng kháng sinh của P.aeruginosa:<br />
Bảng 3: Đề kháng gentamicin<br />
<br />
150<br />
Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br />
Đề kháng 476 60,5<br />
Trung gian 18 2,4<br />
Nhạy cảm 292 37,1<br />
Tổng cộng 786 100,0<br />
Bảng 4: Đề kháng tobramycin<br />
<br />
Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br />
Đề kháng 112 45,2<br />
Trung gian 20 7,6<br />
Nhạy cảm 117 47,2<br />
Tổng cộng 248 100,0<br />
Bảng 5: Đề kháng amikacin<br />
<br />
Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br />
Đề kháng 23 3,5<br />
Trung gian 17 2,6<br />
Nhạy cảm 614 93,9<br />
Tổng cộng 654 100,0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
AMK<br />
3.50%<br />
<br />
<br />
TOB<br />
45.20%<br />
<br />
<br />
GEN<br />
60.50%<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mức độ kháng kháng sinh nhóm aminoglycosid của P.aeruginosa<br />
Ghi chú: AMK: Amikacin; TOB: Tobramycin; GEN: Gentamicin<br />
Qua các bảng 3, 4, 5 và biểu đồ 1 cho thấy các chủng P.aeruginosa có tỷ lệ đề <br />
kháng cao với gentamicin và tobramycin, riêng amikacin là tỷ lệ đề kháng còn thấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
151<br />
Bảng 6: Đề kháng norfloxacin<br />
Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br />
Đề kháng 187 30,4<br />
Trung gian 20 3,2<br />
Nhạy cảm 409 66,4<br />
Tổng cộng 616 100,0<br />
Bảng 7: Đề kháng ceftriaxon<br />
Tính chất Số chủng Tỷ lệ %<br />
Đề kháng 78 47,3<br />
Trung gian 46 27,9<br />
Nhạy cảm 41 24,8<br />
Tổng cộng 165 100,0<br />
Bảng 6 và 7 cho thấy tỷ lệ đề kháng với norfloxacin la 30,4%, với ceftriaxon <br />
là 47,3%.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Các nhiễm khuẩn do P.aeruginosa tại Bệnh viện Trung ương Huế chủ yếu <br />
phân lập từ mủ vết bỏng, vết thương và nước tiểu (chiếm > 80%), các loaüi bệnh <br />
phẩm khác ít gặp. Phân bố các serotyp của các chủng P.aeruginosa gây nhiễm khuẩn <br />
tại Bệnh viện Trung ương Huế chủ yếu là serotyp 11 (chiếm 40,0%) và serotyp 2 <br />
chiếm 20,0 %. Trong các kháng sinh được thử nghiệm chỉ có amikacin còn tác dụng <br />
tốt (93,9%) với P.aeruginosa, các kháng sinh nhóm aminoglycosid khác ít có giá trị. <br />
P.aeruginosa đề kháng cao với norfloxacin (30,4%) và ceftriaxon (47,3%). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm Văn Ca, Lê Văn Phủng. Kỹ thuật xác định mức <br />
độ kháng thuốc của vi khuẩn Kirby Bauer. Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm sàng, Bộ <br />
Y tế, Hà Nội (2000) 43 79.<br />
2. Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng Pseudomonas <br />
aeruginosa gây bệnh ở bệnh viện của một số địa điểm nghiên cứu (năm 1998). <br />
Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà <br />
Nội (2000) 6 7 <br />
3. Hoàng Ngọc Hiển, Lê Thu Hồng. Sự phân bố các týp huyết thanh của trực khuẩn <br />
mủ xanh gây nhiễm khuẩn ở Việt Nam . Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn <br />
gây bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2000) 9 10.<br />
4. Nguyễn Hữu Hồng. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng và thử nghiệm kháng kháng sinh <br />
của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà <br />
Nội (1990) 1 9.<br />
<br />
<br />
152<br />
5. WHO. Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và P.aeruginosa ở các nước trong khu <br />
vực Tây Thái Bình Dương năm 1998. Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây <br />
bệnh, số 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2000) 11 12.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các tác giả đã phân lập được 801 chủng Pseudomonas aeruginosa từ bệnh nhân nằm <br />
điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế. Các chủng vi khuẩn này được xác định mức độ đề <br />
kháng với kháng sinh bằng kỹ thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương <br />
pháp Kirby Bauer. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy: Các chủng Pseudomonas aeruginosa <br />
còn nhạy cảm tốt với amikacin, nhưng đã kháng lại các loại kháng sinh thường dùng với tỷ <br />
lệ cao.<br />
<br />
<br />
<br />
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF PSEUDOMONAS AERUGINOSA <br />
ISOLATED AT HUE CENTRAL HOSPITAL<br />
Tran Van Hung<br />
College of Medicine, Hue University<br />
Tran Huu Luyen, Nguyen Thi Nam Lien<br />
Hue Central Hospital<br />
<br />
<br />
SUMMARY<br />
The authors studied 801 Pseudomonas aeruginosa strains isolated from the patients <br />
treated at Hue Central Hospital. The bacteria’s resistance to antibiotic was tested using agar <br />
diffusion method of KirbyBauer. <br />
The results shows that pseudomonas aeruginosa remains sensitive to amikalin (93.9%) <br />
but yet highly resistant to the commonly used antibiotics.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
153<br />