Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
<br />
MỨC ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG<br />
CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRƯỚC<br />
VÀ SAU ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI<br />
CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP<br />
Lê Minh Hải*, Võ Thị Xuân Hạnh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống<br />
(CLCS) của bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN) trước và sau 6 tuần điều trị phục hồi chức năng vận<br />
động tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN – ĐTBNN).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu so sánh trước – sau, không có nhóm chứng được thực hiện tại bệnh viện PHCN<br />
– ĐTBNN trong năm 2017. Nghiên cứu sử dụng Thang đo Barthel Index để đánh giá mức độ phục hồi chức<br />
năng (PHCN) vận động và bảng câu hỏi DUKE Health Profile để đánh giá CLCS của bệnh nhân.<br />
Kết quả: 100 bệnh nhân TBMMN đồng ý tham gia vào nghiên cứu, với 60% nam và 91% người ≥ 40 tuổi.<br />
Điểm PHCN vận động chung của bệnh nhân trước điều trị là 20 điểm và sau điều trị thì điểm số này tăng với<br />
trung vị của khoảng tăng là 40 điểm và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động chung<br />
trước và sau 6 tuần điều trị (p < 0,001). Điểm CLCS của bệnh nhân trước điều trị dao động trong khoảng từ 50 –<br />
60 điểm, sau điều trị thì các điểm CLCS đa số giảm, số điểm giảm dao động từ 3 – 10,5 điểm. Có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê giữa điểm CLCS trước và sau 6 tuần điều trị ở tất cả các lĩnh vực (trừ lĩnh vực Tự đánh giá bản<br />
thân). Các yếu tố có liên quan đến sự thay đổi chức năng vận động là Nơi cư trú, Thời gian từ lúc bị TBMMN<br />
đến lúc điều trị PHCN, Số lần bị TBMMN, Hôn mê khi bị TBMMN, tiền sử bệnh mạn tính và tiền sử tăng<br />
huyết áp.<br />
Kết luận: Sau 6 tuần điều trị đa số bệnh nhân đều cải thiện chức năng vận động nhưng CLCS lại<br />
giảm. Cần phát triển thêm mảng điều trị, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân TBMMN để giúp bệnh nhân<br />
nâng cao CLCS sau TBMMN.<br />
Từ khóa: phục hồi chức năng, chất lượng cuộc sống, tai biến mạch máu não, đột quỵ, Barthel Index, Duke.<br />
ABSTRACT<br />
DEGREE OF REHABILITATION AND QUALITY OF LIFE IN STROKE PATIENTS BEFORE AND<br />
AFTER PARTICIPATED IN REHABILITATION THERAPY IN HO CHI MINH CITY HOSPITAL FOR<br />
REHABILITATION-PROFESSIONAL DISEASES<br />
Le Minh Hai, Vo Thi Xuan Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 320 - 326<br />
<br />
Objective: To evaluate degree of rehabilitation and quality of life in stroke patients before and after 6 weeks<br />
participated in rehabilitation therapy in HCMC Hospital for rehabilitation – professional diseases.<br />
Methods: A before-after with no control group design was conducted at HCMC Hospital for rehabilitation –<br />
professional diseases in 2017. The Barthel Index was used to evaluate the degree of rehabilitation and The DUKE<br />
Health Profile was used to evaluate quality of life of stroke patients.<br />
<br />
<br />
*Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
**Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Lê Minh Hải - ĐT: 0903918505- Email: drleminhhai@gmail.com<br />
<br />
320 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: Data were available for 100 stroke patients (60% men, 91% aged ≥ 40 years). The Barthel Index<br />
score before participating in rehabilitation therapy was 20 points. This score increases with a median of 40 points<br />
after 6 weeks and statistically significant difference was found between the Barthel Index scores before and after 6<br />
weeks rehabilitation therapy (p < 0,001). The DUKE Health Profile scores were in the range from 50 – 60 points,<br />
and after 6 weeks they decreased in the range from 3 to 10.5 points in almost domains. There was a statistically<br />
significant difference between the DUKE Health Profile scores in all domains before and after 6 weeks<br />
rehabilitation therapy (excepted Self-esteem domain). Factors related to the change of the Barthel Index scores are<br />
resident, the time from stroke to rehabilitation, stroke times, unconscious when stroke, hypertension or having<br />
uncommunicable disease.<br />
Conclusion: After 6 weeks rehabilitation, most of patients improved their motor function but their quality of<br />
life were decreased. It was necessary that HCMC Hospital for rehabilitation – professional diseases develop the<br />
psychological counseling for stroke patients to help them improve their quality of life after stroke.<br />
Key words: rehabilitation, quality of life, stroke, Barthel Index, Duke Health Profile<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ liệu PHCN thích hợp để điều trị cho các bệnh<br />
mãn tính, bệnh nghề nghiệp, người tàn tật,<br />
Tai biến mạch máu não (TBMMN) luôn là người cao tuổi. Một trong những nội dung mà<br />
vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả các quốc Bệnh viện chú trọng chính là PHCN cho bệnh<br />
gia trên thế giới. Tại Việt Nam, số người bị<br />
nhân TBMMN. Tuy nhiên từ trước tới nay tại<br />
TBMMN hiện đang sống khoảng 486.000 người, bệnh viện chưa có một đề tài nghiên cứu nào về<br />
số người mới mắc khoảng 200.000 người/năm và hiệu quả của các chương trình PHCN cho bệnh<br />
tử vong khoảng 104.800 người/năm(8). Và theo nhân cũng như thông tin về CLCS của những<br />
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế thì TBMMN bệnh nhân này sau quá trình điều trị.<br />
là nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất<br />
trong nhóm bệnh không lây nhiễm năm 2010(1). Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ<br />
Việc giải quyết vấn đề phục hồi vận động cho cải thiện, các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện<br />
bệnh nhân sau đột quỵ là vấn đề quan trọng, chức năng vận động và CLCS của bệnh nhân<br />
giúp cho bệnh nhân hòa hợp với gia đình và TBMMN trước và sau 6 tuần điều trị PHCN vận<br />
cộng đồng. Bên cạnh đó, trong điều trị TBMMN, động tại bệnh viện PHCN – ĐTBNN trong năm<br />
vấn đề đặt ra không chỉ là giúp kéo dài tuổi thọ,<br />
2017. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp<br />
tăng cường vận động mà còn phải nâng cao Chất<br />
những thông tin ban đầu cho nhà quản lý bệnh<br />
lượng cuộc sống (CLCS) cho người bệnh.<br />
viện trong đánh giá hiệu quả điều trị qua cải<br />
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hồi<br />
chức năng (PHCN) cho bệnh nhân TBMMN thiện vận động của bệnh nhân và gợi ý cho các<br />
nhưng kết quả về sự cải thiện vận động của mỗi bác sĩ lâm sàng những nhóm đối tượng nặng cần<br />
phương pháp rất khác nhau, và đa số chưa nói chú ý trong điều trị phục hồi sau TBMMN.<br />
rõ được những yếu tố nào về phía đặc điểm của PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
bệnh nhân và bệnh cảnh lâm sàng ban đầu tiên<br />
lượng đến sự cải thiện. Ngoài ra, đa số các Bệnh Thiết kế nghiên cứu<br />
viện chỉ áp dụng các phương pháp điều trị phục Nghiên cứu so sánh trước – sau, không có<br />
hồi vận động mà chưa chú trọng đến việc cải nhóm chứng.<br />
thiện CLCS cho bệnh nhân. Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị Bệnh nhân được chẩn đoán TBMMN nhập<br />
bệnh nghề nghiệp (PHCN – ĐTBNN) chuyên viện điều trị PHCN vận động tại bệnh viện<br />
tiếp nhận, chọn lựa các phương pháp vật lý trị PHCN – ĐTBNN vào thời điểm nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 321<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu giữa sự thay đổi chức năng vận động với các<br />
Từ tháng 1 – tháng 8/2017. biến số về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm<br />
lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân.<br />
Cỡ mẫu<br />
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 số KẾT QUẢ<br />
trung bình dạng bắt cặp, với Z(1-α/2) = 1,96; Z(1-β) = Nghiên cứu khảo sát trên 100 bệnh nhân,<br />
0,84; µDiff = 14,7; σDiff = 31,34 (10); dự trù mất dấu trong đó tỷ lệ nam giới là 60% và nhóm ≥ 40 tuổi<br />
trong thời gian theo dõi 20% tính được số chiếm 91%. Những bệnh nhân này đa số là lao<br />
người cần khảo sát là 93 người. Thực tế nghiên động tự do, kinh doanh hoặc buôn bán (48%) và<br />
cứu đã khảo sát được 100 người. có 72% bệnh nhân là có hộ khẩu TPHCM.<br />
Tiêu chí chọn mẫu Về các đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên<br />
Tất cả bệnh nhân TBMMN (đã được chẩn cứu thì đa số bệnh nhân có thời gian từ lúc bị<br />
đoán bằng lâm sàng và chụp CT Scan sọ não) bị TBMMN đến khi nhập viện điều trị PHCN là > 1<br />
tháng (77%). Hầu hết là bị TBMMN lần đầu<br />
liệt nửa người đã được điều trị qua giai đoạn<br />
(93%) và tỉ lệ có hôn mê khi tai biến là 60%. Đa số<br />
cấp, nhập viện điều trị PHCN vận động vào thời<br />
bệnh nhân bị liệt ½ người bên phải (64%) và có<br />
điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên liệt mặt (86%). Tỉ lệ bệnh nhân bị suy giảm nhận<br />
cứu. Nghiên cứu loại ra các trường hợp có thời thức (theo thang MoCA) khá cao (84%).<br />
gian nhập viện điều trị PHCN vận động < 6 Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử bệnh mạn tính khá<br />
tuần, bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa nặng cao (69%), trong đó tỉ lệ các bệnh tăng huyết áp,<br />
như: suy tim nặng, suy thận và mắc các bệnh bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và rối loạn<br />
khác ảnh hưởng đến chức năng vận động trước lipid máu lần lượt là 24%, 5%, 4% và 3%. Tỉ lệ<br />
khi bị TBMMN như: bệnh Gout, dị tật. bệnh nhân bị thừa cân – béo phì là 37%.<br />
Phương pháp thu thập dữ kiện Mức độ phục hồi chức năng vận động<br />
Số liệu được thu thập thông qua đánh giá Bảng 1: So sánh sự thay đổi điểm PHCN vận động ở<br />
của Bác sĩ điều trị về mức độ PHCN vận động và từng lĩnh vực sau 6 tuần so với trước điều trị<br />
kỹ thuật viên vật lý trị liệu phỏng vấn bệnh nhân Thay đổi trước – sau điều trị (∆<br />
Barthel)<br />
theo bộ câu hỏi soạn sẵn về các đặc điểm kinh tế<br />
TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue*<br />
- xã hội và CLCS. Ăn uống 4,4 (2,9) 5 (5 – 5) < 0,001<br />
Công cụ thu thập dữ kiện Tắm 2,7 (2,6) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi gồm 4 phần: Vệ sinh cá nhân 3 (2,7) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
Thay quần áo 4,4 (3,2) 5 (2,5 – 5) < 0,001<br />
đặc điểm về kinh tế - xã hội; đặc điểm về lâm<br />
Kiểm soát đại tiện 3,1 (3,0) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
sàng và tiền sử bệnh; đánh giá mức độ PHCN<br />
Kiểm soát tiểu tiện 2,9 (3,0) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
vận động bằng Thang đo Barthel Index trước và Sử dụng nhà vệ sinh 4 (2,8) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
sau 6 tuần điều trị PHCN vận động(9); Đánh giá Di chuyển giường - ghế 5,6 (4,5) 5 (5 – 10) < 0,001<br />
CLCS bằng Bảng câu hỏi DUKE Health Profile – Đi lại 6 (4,5) 5 (5 – 10) < 0,001<br />
DHP (DUKE) trước và sau 6 tuần điều trị(11). Leo cầu thang 3,5 (3,3) 5 (0 – 5) < 0,001<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ kiện (*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank<br />
<br />
Sử dụng kiểm định Wilcoxon Signed Rank Sau 6 tuần điều trị, điểm PHCN vận động ở<br />
test để so sánh điểm PHCN vận động và CLCS tất cả các lĩnh vực đều tăng với trung vị của<br />
của bệnh nhân trước và sau khi điều trị và kiểm khoảng tăng là 5 điểm, lĩnh vực có sự cải thiện<br />
định Kruskal-Wallis để xác định mối liên quan (tăng) nhiều nhất là đi lại (6 điểm) và lĩnh vực cải<br />
<br />
<br />
322 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thiện ít nhất là Tắm (2,7 điểm). Có sự khác biệt Các yếu tố liên quan đến sự cải thiện chức năng<br />
có ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động vận động của bệnh nhân<br />
trước và sau 6 tuần điều trị ở tất cả các lĩnh vực Bảng 4: Mối liên quan giữa các đặc điểm về kinh tế -<br />
(p < 0,001). xã hội, các đặc điểm lâm sàng và tiền sử bệnh với sự<br />
Bảng 2: So sánh về điểm PHCN vận động chung thay đổi chức năng vận động (∆ Barthel chung) của<br />
trước và sau 6 tuần điều trị (n = 100) bệnh nhân TBMMN (n = 100)<br />
Thay đổi trước – sau điều trị (∆ ∆ Barthel chung<br />
Barthel chung) pvalue*<br />
n TB (ĐLC) TV (KTV)<br />
TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue*<br />
Nơi cư trú<br />
Điểm PHCN vận<br />
39,3 (19,1) 40 (25 – 50) < 0,001 TP HCM 50 (32,5 –<br />
động 72 41,9 (17,8)<br />
50)<br />
0,038<br />
(*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank Tỉnh thành 32,5 (17,5 –<br />
28 32,5 (20,9)<br />
khác 50)<br />
Điểm PHCN vận động chung tăng với trung Thời gian từ TBMMN đến lúc điều trị<br />
vị của khoảng tăng là 40 điểm và có sự khác biệt ≤ 1 tháng 23 31,1 (17,4) 30 (20 – 40)<br />
0,011<br />
có ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động > 1 tháng 77 41,8 (19,0) 50 (35 – 50)<br />
Số lần TBMMN<br />
chung trước và sau 6 tuần điều trị (p < 0,001).<br />
1 lần 93 40,3 (19,1) 45 (30 – 50)<br />
0,025<br />
Chất lượng cuộc sống ≥ 2 lần 7 25,7 (12,7) 30 (20 – 35)<br />
Bảng 3: So sánh về điểm CLCS trước và sau 6 tuần Hôn mê khi TBMMN<br />
Có 60 44,8 (16,7) 50 (35 – 55)<br />
điều trị (n = 100)<br />
Không 30 (15 – < 0,001<br />
Thay đổi trước – sau điều trị 40 31 (19,6)<br />
42,5)<br />
TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue* Tiền sử bệnh<br />
SKTC - 7,4 (25,1) 0 (-20 – 0) 0,007 mạn tính<br />
SKTT - 5 (17,7) 0 (-20 – 0) 0,007 Có 31 30,8 (19,2) 35 (15 – 45)<br />
0,003<br />
SKXH 3,5 (14,0) 0 (0 – 10) 0,004 Không 69 43,1 (17,9) 50 (35 – 50)<br />
SKTQ - 3 (11,5) 0 (-10 – 3,3) 0,038 Tăng huyết áp<br />
SKCN 20 (36,9) 0 (0 – 50) < 0,001 Có 35 (22,5 –<br />
24 33,5 (17,1)<br />
Tự đánh giá bản 42,5) 0,05<br />
2,2 (13,5) 0 (0 – 10) 0,117 Không 76 41,1 (19,4) 50 (30 –50)<br />
thân<br />
0 (-16,7 – (*):Kiểm định Kruskal-Wallis<br />
Lo lắng - 4,9 (16,5) 0,011<br />
16,7)<br />
Trầm cảm - 10,5 (24,5) 0 (-30 – 0) < 0,001 Các yếu tố có liên quan đến sự thay đổi chức<br />
Đau - 5,5 (31,7) 0 (0 – 0) 0,022 năng vận động là Nơi cư trú, Thời gian từ lúc bị<br />
(*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank TBMMN đến lúc điều trị PHCN, Số lần bị<br />
TBMMN, Hôn mê khi bị TBMMN, tiền sử bệnh<br />
Sau 6 tuần điều trị, điểm CLCS của bệnh<br />
mạn tính và tiền sử tăng huyết áp.<br />
nhân đa số giảm so với ban đầu, số điểm giảm<br />
BÀN LUẬN<br />
dao động từ 3 – 10,5 điểm. Trong đó giảm nhiều<br />
nhất là lĩnh vực Trầm cảm (-10,5 điểm). Trong 9 Mức độ phục hồi chức năng vận động<br />
lĩnh vực CLCS thì có 3 lĩnh vực CLCS có tăng Điểm PHCN vận động chung (theo thang<br />
lên, trong đó tăng nhiều nhất là lĩnh vực Sức Barthel) tăng với trung vị của khoảng tăng là 40<br />
điểm, có bệnh nhân có tăng tối đa 80 điểm. Có sự<br />
khỏe chức năng (20 điểm). Và có sự khác biệt có<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN<br />
ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS trước và sau 6 vận động chung trước và sau 6 tuần điều trị (p <<br />
tuần điều trị ở hầu hết các lĩnh vực (trừ lĩnh vực 0,001). So sánh kết quả này với tác giả Nguyễn<br />
Tự đánh giá bản thân). Tấn Dũng thì nghiên cứu của chúng tôi tăng ít<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 323<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
hơn 20 điểm(10). Do nghiên cứu của tác giả Tấn Theo thang đo Duke thì hai nội dung Sức<br />
Dũng thời gian đánh giá sau can thiệp là thời khỏe chức năng và Tự đánh giá bản thân là hoàn<br />
điểm bệnh nhân ra viện, nghĩa là khoảng thời toàn dựa trên đánh giá chủ quan của người bệnh<br />
gian can thiệp ở các bệnh nhân không giống và thực tế trong nghiên cứu thì hai nội dung này<br />
nhau, và khi bệnh nhân ra viện thì hầu như bệnh đều có cải thiện sau điều trị. Đây là một kết quả<br />
nhân đã cải thiện rất tốt về chức năng vận động. tốt khi cho thấy rằng tuy có thể một số nội dung<br />
Còn nghiên cứu chúng tôi sử dụng thời gian có điểm số chưa cải thiện nhưng về mặt tự cảm<br />
đánh giá chung là 6 tuần, vì vậy điểm PHCN nhận của bệnh nhân thì khá khả quan. Về Sức<br />
vận động thấp hơn là điều hợp lý. Kết quả cũng khỏe tinh thần thì trong các nghiên cứu khác, sau<br />
là bằng chứng hiệu quả của chương trình PHCN thời gian điều trị, bệnh nhân có thể bị trầm cảm<br />
đang được thực hiện tại bệnh viện. Các bệnh và đây có thể là lý do làm cho điểm Sức khỏe<br />
nhân TBMMN chỉ trong vòng 6 tuần tham gia tinh thần giảm sút. Bằng chứng là điểm số ở nội<br />
điều trị đã có thể cải thiện một cách đáng kể các dung lo lắng và trầm cảm trong nghiên cứu của<br />
hoạt động cơ bản trong sinh hoạt cuộc sống hàng chúng tôi cũng giảm cùng với điểm Sức khỏe<br />
ngày, không cần có sự trợ giúp của người thân, tinh thần.<br />
việc điều trị đã giúp bệnh nhân phần nào có thể Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt<br />
hòa nhập lại với cuộc sống. Nam đánh giá CLCS của bệnh nhân TBMMN<br />
Chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp cho thấy điểm CLCS<br />
Sau 6 tuần điều trị, điểm CLCS của bệnh tăng(2,6,10,12,13,16) tuy các thang đo sử dụng trong<br />
nhân đa số giảm so với ban đầu. So sánh với các nghiên cứu này lại không giống nhau. Sau<br />
các nghiên cứu khác về đánh giá CLCS của khi tìm hiểu cho thấy các bộ câu hỏi này đánh<br />
bệnh nhân TBMMN trước và sau can thiệp thì giá CLCS của bệnh nhân chủ yếu dựa trên các<br />
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả không cảm nhận thực thể nên khi người bệnh có cải<br />
đồng nhất. Như nghiên cứu của tác giả thiện về khả năng vận động thì cũng dẫn đến<br />
Rasmussen cho kết quả là điểm CLCS của sự cải thiện về CLCS. Trong nghiên cứu này,<br />
bệnh nhân có cải thiện đáng kể(13) hoặc nghiên về chức năng vận động chúng tôi đã sử dụng<br />
cứu của tác giả Matsumoto thì điểm trung một thang đánh giá riêng là Barthel nên CLCS<br />
bình CLCS ở tất cả các lĩnh vực tăng từ 3,4 – 16 chúng tôi chọn thang đo Duke. Lý do là thang<br />
điểm và tất cả sự khác biệt này đều có ý nghĩa đo này đánh giá CLCS của bệnh nhân chủ yếu<br />
thống kê(12). Tuy nhiên điều này có thể lý giải dựa trên sự tự cảm nhận, từ đó đánh giá chính<br />
là do các tác giả này sử dụng thang đo khác xác hơn về CLCS ở bệnh nhân TBMMN. Và<br />
với nghiên cứu của chúng tôi, trong khi chúng kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy được điều trị<br />
tôi sử dụng thang Duke thì các nghiên cứu 6 tuần PHCN nhưng các lĩnh vực về cảm nhận<br />
này sử dụng EQ-5D và SF-36. Khi so sánh với như lĩnh vực Trầm cảm, Sức khỏe tinh thần,<br />
nghiên cứu của tác giả Treger sử dụng thang Lo lắng, Đau thì bệnh nhân lại giảm hơn so<br />
đo giống nghiên cứu của chúng tôi thì kết quả với ban đầu. Lý do thứ 2 có thể là do CLCS<br />
có phần tương tự khi cho kết quả CLCS ở một của bệnh nhân chưa thể cải thiện trong thời<br />
số lĩnh vực là giảm, và lĩnh vực Tự đánh giá gian quá ngắn (6 tuần) khi mà bệnh nhân vừa<br />
bản thân thì tăng khá cao so với các lĩnh vực bị TBMMN và bị giảm khả năng vận động so<br />
khác. Sự khác biệt về điểm số giữa 2 nghiên với trước đây dù cho quá trình điều trị có<br />
cứu có thể là do thời gian nghiên cứu của mang lại hiệu quả. Như trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi chỉ có 6 tuần nên điểm tăng không tác giả Nguyễn Tấn Dũng thì ở thời điểm ra<br />
cao bằng điểm số sau 3 tháng trong nghiên viện và sau 3 tháng điều trị không thấy có sự<br />
cứu của Treger(7). khác biệt về CLCS của bệnh nhân TBMMN ở<br />
<br />
<br />
324 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhóm can thiệp hay nhóm chứng. Cho đến sau khi bị TBMMN trên 1 tháng có thể là bệnh<br />
thời điểm một năm ra viện thì mới có sự khác nhẹ hơn, vẫn có thể duy trì một số hoạt động dù<br />
biệt rõ (p < 0,05)(10). chưa được tập luyện điều trị PHCN.<br />
Các yếu tố liên quan đến sự cải thiện chức năng Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt giữa<br />
vận động của bệnh nhân điểm thay đổi chức năng vận động của người<br />
Có nhiều yếu tố liên quan đến kết quả phục bệnh bị TBMMN lần đầu và người bệnh bị<br />
hồi vận động của bệnh nhân TBMMN. Việc tiên TBMMN tái phát (p = 0,0245). Kết quả nghiên<br />
lượng và đánh giá khả năng phục hồi của bệnh cứu này tương đồng với một số tác giả khác như<br />
nhân TBMMN khó có thể xác định được chính nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Ý Nhi(5) hay<br />
xác ở những lần khám đầu tiên sau đột quỵ. Đề tác giả Hoàng Thanh Hiền(4). Đây là điều khá<br />
cập đến các yếu tố liên quan đến kết quả phục hợp lý vì ở những bệnh nhân TBMMN tái phát,<br />
hồi của người bệnh TBMMN, nghiên cứu của nghĩa là bệnh nhân có khả năng sẽ bị nặng hơn,<br />
chúng tôi đã tìm ra một số yếu tố sau: đã qua điều trị lần đầu nhưng vẫn tiếp tục bệnh<br />
dẫn đến khó hồi phục. Chưa kể đến những bệnh<br />
Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa điểm<br />
nhân này có thể là những người lớn tuổi và đây<br />
thay đổi chức năng vận động của người bệnh<br />
cũng là một trong những yếu tố làm cản trở sự<br />
hiện đang sinh sống tại TPHCM và những người<br />
hồi phục của bệnh nhân. Điều này đặt ra vấn đề<br />
bệnh sống tại các tỉnh thành khác (p = 0,038).<br />
trong chiến lược dự phòng thứ cấp TBMMN, đó<br />
Điều này có thể là do những bệnh nhân sinh<br />
là việc dự phòng tái phát TBMMN trên bệnh<br />
sống tại TPHCM sẽ thuận lợi hơn cho người nhà<br />
nhân có tiền sử bị TBMMN là những bệnh nhân<br />
trong việc chăm sóc và đi lại, từ đó sẽ giúp chăm<br />
có nguy cơ cao chưa thực sự có hiệu quả. Một<br />
sóc và giúp đỡ bệnh nhân tốt hơn. Vì quá trình<br />
trong những nguyên nhân đó là sự hiểu biết của<br />
PHCN là quá trình kéo dài, không thể hoàn<br />
người bệnh về phòng ngừa TBMMN chưa thực<br />
thành trong khoảng thời gian ngắn, nên nơi cư<br />
sự rõ ràng.<br />
trú trở thành một trong những đặc điểm cản trở<br />
ở những bệnh nhân thuộc các tỉnh thành khác. Ngoài ra nghiên cứu còn tìm thấy sự khác<br />
Từ đây có thể thấy được rằng, cần phải có sự biệt giữa điểm thay đổi chức năng vận động của<br />
đầu tư và xây dựng những cơ sở, bệnh viện người bệnh có bị hôn mê khi tai biến và người<br />
chuyên về PHCN tại các tỉnh thành khác nhằm bệnh không bị hôn mê (p = 0,0002). Kết quả<br />
giúp người bệnh có nơi điều trị, tập luyện thuận nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của<br />
tiện, chuyên nghiệp, hạn chế sự lãng phí trong tác giả Hoàng Thanh Hiền cho thấy bệnh nhân<br />
việc di chuyển, ăn ở của người nhà, và phát triển không hôn mê thì hiệu quả điều trị tốt gấp 2,7<br />
y tế địa phương. lần bệnh nhân có hôn mê(4).<br />
Nhiều tác giả qua nghiên cứu về bệnh nhân Thể trạng bệnh nhân là một yếu tố quan<br />
TBMMN cho thấy bệnh nhân nếu được bắt đầu trọng đối với kết quả điều trị bất kỳ bệnh gì. Đặc<br />
tập luyện PHCN sớm thì kết quả phục hội sẽ tốt biệt khi bệnh nhân có kèm bệnh tim mạch. Đối<br />
hơn nhiều so với bắt đầu phục hồi muộn(3,14,15). với phương pháp điều trị PHCN cũng không<br />
Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy ngoại lệ. Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa<br />
kết quả không đồng nhất. Sự khác biệt về kết điểm thay đổi chức năng vận động của người<br />
quả giữa các nghiên cứu có thể là do có thể bệnh có tiền sử bệnh mạn tính và người bệnh<br />
những bệnh nhân tới điều trị sớm là những bệnh không có bệnh mạn tính đi kèm (p = 0,003). Đa<br />
nhân có tình trạng bệnh nặng hơn, cần được số các nghiên cứu đều xác định rõ bệnh mạn tính<br />
điều trị PHCN gấp mới có thể thực hiện các hoạt có ảnh hưởng đến kết quả điều trị là bệnh nào,<br />
động thường ngày, trong khi các bệnh nhân tới trong khi nghiên cứu chúng tôi chưa tìm được<br />
các mối liên quan này ở từng bệnh riêng lẻ mà<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 325<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
chỉ tìm thấy ở biến số bệnh mạn tính (chung) và vật lý trị liệu tại TPHCM. Tạp chí Y học TP Hồ Chí<br />
Minh;16(1):tr. 62-7.<br />
bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân có thể là do 5. Hoàng Thị Ý Nhi (2009). Kết quả phục hồi chức năng bệnh<br />
nghiên cứu này được thực hiện với cỡ mẫu nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện<br />
Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế năm 2005 -<br />
không lớn nên khi phân tích theo từng bệnh<br />
2009: Trường Đại học Y Dược Huế.<br />
riêng lẻ thì số liệu quá ít, chưa thể xác định được. 6. Huang YC, Leong CP, Wang L, et al (2016). Effect of<br />
Chúng tôi chỉ tìm thấy sự tương đồng về kết quả kinesiology taping on hemiplegic shoulder pain and<br />
functional outcomes in subacute stroke patients: a randomized<br />
nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị controlled study. European Journal of Physical and<br />
Diệu Thường(15). Những kết quả trên cũng là một Rehabilitation Medicine;52(6):pp. 774-81.<br />
gợi ý cho các nghiên cứu sâu hơn về các bệnh 7. Iuly T, Landesman C, Tabacaru E, Kalichman L (2014).<br />
Influence of home-based exercises on walking ability and<br />
mạn tính ảnh hưởng như thế nào trong quá trình function of post-stroke individuals. International Journal of<br />
điều trị PHCN ở bệnh nhân TBMMN. Therapy and Rehabilitation;21(9):pp. 441-6.<br />
8. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên, Phan Công Tân,<br />
KẾT LUẬN Nguyễn Văn Tuấn (2011). Những tiến bộ mới trong điều trị tai<br />
biến mạch máu não và đơn vị đột quỵ. Thời sự y học.<br />
Nghiên cứu cho kết quả là đa số bệnh nhân 9. Mahoney F.I, Barthel D (1965). Functional evaluation: the<br />
sau khi điều trị đều có sự cải thiện về chức năng Barthel Index. Maryland State Med Journal;14:pp. 56-61. Used<br />
with permission.<br />
vận động nhưng CLCS lại chưa cải thiện rõ. Từ 10. Nguyễn Tấn Dũng (2012). Nghiên cứu chất lượng sống và<br />
đó cho thấy nhân viên y tế của bệnh viện, người hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của<br />
thân, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn đến người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng. Hà Nội:<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
vấn đề tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân. Đặc biệt 11. Parkerson GR, Broadhead WE, Tse CKJ (1990). The Duke<br />
là giao tiếp với người bệnh, tìm hiểu nắm bắt Health Profile : a 17 item measure of health and dysfunction.<br />
Medical care;28(11):pp. 1056-72.<br />
diễn biến, trạng thái, tâm lý của người bệnh, để<br />
12. Shimodozono M, Noma T, et al (2016). Outcomes of repetitive<br />
kịp thời động viên, an ủi bệnh nhân yên tâm facilitation exercises in convalescent patients after stroke with<br />
điều trị. Ngoài ra bệnh viện có thể phát triển impaired health status. Brain Injury;30(13-14):pp. 1722-30.<br />
13. Skovgaard RR, Kjær P, Skerris A, et al (2015). Stroke<br />
thêm mảng điều trị, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân rehabilitation at home before and after discharge reduced<br />
TBMMN để giúp bệnh nhân đối phó, giải quyết disability and improved quality of life: A randomised<br />
với cảm giác thất vọng, trầm cảm, tự ti ... Từ đó controlled trial. Clinical Rehabilitation;30(3):pp. 225-36.<br />
14. Trần Thị Mỹ Luật (2008). Đánh giá kết quả phục hồi chức<br />
giúp cho bệnh nhân không chỉ phục hồi về thể năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Viện<br />
chất mà còn về mặt tinh thần, giúp bệnh nhân điều dưỡng - PHCN tỉnh Thái Nguyên Luận văn thạc sĩ y<br />
khoa - Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên;.<br />
nâng cao CLCS sau TBMMN.<br />
15. Trịnh Thị Diệu Thường (2013). Đánh giá hiệu quả phục hồi<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động<br />
trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não [Luận án Tiến sĩ Y học]:<br />
1. Bộ Y tế (2014). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014. Đại học Y Dược TP HCM.<br />
Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 16. Young KH, Kim YL, Lee SM (2015). Effects of therapeutic Tai<br />
2. Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Văn Chương (2009). Nghiên cứu Chi on balance, gait, and quality of life in chronic stroke<br />
sự hồi phục ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có tăng patients. International Journal of Rehabilitation<br />
huyết áp sau 1 năm và một số yếu tố liên quan. Hội thần kinh Research;38:pp. 156-61.<br />
học Việt Nam.<br />
3. Feys H, Weerdt WD (2004). Early and repetitive stimulation of<br />
the arm can substantially improve the long-term outcome Ngày nhận bài báo: 29/01/2018<br />
after stroke: 5-year follow-up study of a randomized trial.<br />
Stroke.;35:pp. 924-9. Ngày phản biện bài báo: 05/02/2018<br />
4. Hoàng Thanh Hiền, Phan Quan Chí Hiếu (2012). Khảo sát<br />
những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018<br />
sau đột quỵ bằng phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
326 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />