Myeloma (1 và 2)
Mới viết xong bài myeloma trên "lap top" tính gửi qua broad band,
nghĩ thế nào viết thế nấy, chả biết bấm lộn cái nút nào, biến mất rồi, nay xin
viết lại.
Vì thế nay sẽ gửi đi từng đoạn cho đỡ tốn công. Bài viết xong không
giữ lại, vị nào có câu hỏi xin nhắc lại bài viết thì mới trả lời được, và cũng
có disclaimer thông thường, đây không phải là advices đặc thù cho từng cá
nhân bệnh nhân, mà chỉ là môt. review tổng quát, mỗi trường hợp đều khác
nhau, và cần hematologists cho từng trường hợp. Bài không giữ bản quyền
bản kiếc gì cả, xin phổ biến tự do ...vì đây là ý kiến chung chung cuả y khoa
thế giới cho đến nay, chả có gì lạ ... chỉ xin nêu tên người viết (để chịu trách
nhiệm những gì viết không đúng).
Myeloma
Multiple myeloma là ung thư cuả plasma cells hay cũng gọi là
plasmocytes. Tế bào này thường chỉ chiếm 1-2 % cuả các tế bào tủy xương.
Các tế bào này tạo ra Immunoglobulins cho cơ thể (Ig G, Ig A, Ig M, Ig E, Ig
D). Ig G, IgM, IgA bình thường có nhiều trong cơ thể, còn Ig E và Ig D rất
hiếm (IgE tăng lên trong allergy và bị lãi - parasites) còn Ig D làm gì thì
không biết rõ lắm).
Mỗi Immunoglobulin (viết tắt Ig) lại chia ra: kappa và lambda, cho
nên myeloma lại được chia ra: IgG kappa, IgG lambda, Ig M kappa, IgM
lambda, Ig A kappa, Ig A lambda.
Vì ung thư myeloma được mô tả lúc đầu tiên là ung bướu hiện ra ở
nhiều CHỖ cuả tủy xương, cho nên ngày xưa (trước 1990 chẳng hạn) thì hay
dùng chữ MULTIPLE myeloma (buớu tủy nhiều chỗ), nhưng nay thì chỉ có
văn viết giữ như thế, chứ trong ngôn ngữ thường ngày, người ta chỉ nói tắt
"myeloma" (bướu tủy).
Lý do chính vì myeloma là một bệnh toàn diện, chứ không phải chỉ ở
tủy xuơng. Thí dụ ở phổi chẳng hạn thì loại ung thư tế bào này đóng thành
từng cục, biopsy sẽ thấy, gọi là "plasmacytoma" dưới kính hiển vi: buớu này
chỉ gồm toàn là plasma cells. Nhưng những trường hợp này (plasmacytoma)
khá hiếm, cả đời một hematologist chỉ thấy vài lần, còn thì đa số vẫn thấy ở
tủy.
Bởi vì ung thư plasma cells là ung thư tế bào tạo ra immunoglobulins,
cho nên sẽ tìm thấy Immunoglobulins tăng cao trong máu. Tìm ra bằng cách
làm điện vịnh protein trong SERUM (serum protein electrophoresis),
Immunophoresis, immunofixation. Hoặc nếu nó đã thoát ra nước đái rồi thì
lấy 24 giờ nước đái: sẽ tìm thấy trong nước đái (URINE protein
electrophoresis). Trong nuớc đái sẽ thấy light chain (vì molecule nhỏ qúa,
cho nên thoát ra, dò ra (leaking) nước đái) cũng gọi là Bence Jones Protein
Myeloma (3)
Trong hành nghề thường ngày (practice), hematologists thường được
gọi (consultation) vì thấy:
(1) Immunoglobulins tăng cao. Việc này thường do lấy máu thuờng
ngày (routine blood tests), thấy tăng Serum Protein, giảm Albumin (Alb),
tăng globulins (glob). Serum Total protein (TP), alb, glob là một phần cuả
các thử máu về gan (liver function tests - LFT's). Cho nên cái này chỉ là
"may" mà thấy: tức là lấy máu một cách thông thường (routine), trong
routine ấy có thử nghiệm gan, "buy one get one free", nhắm mắt mà bóp cò
(shoot in the dark), tự nhiên trúng.
(2) BNnhân đau lưng, làm Immunoglobulins, chụp phim XR xương
sống, tự nhiên thấy những vết tan xương (lytic lesions), gửi sang
hematologists.
(3) Neurologists đi tìm lý do neuropathy, nghi myeloma hay
lymphoma, làm serum protein electrophoresis; thấy lab báo cáo "có
monoclonal gammopathy" (presence of monoclonal gammopathy), chả hiểu
nó nghĩa là gì, gửi sang hematologist cho rảnh nợ ...
(4) Thiếu máu, không biết giải thích ra sao, gửi sang hematology,
cũng chả biết giải thích thế nào, phải lấy tủy: bắt đầu nghi bị myeloma vì
thấy tăng số plasma cells trong tủy hay vì flow cytometry hay cytogenetics
tìm ra.
(5) Neurosurgery được gọi vì sụp xương sống (collapse of
lumbar/thoracic/cervical spines), đâm kim vào sinh thiết (needle biopsy)
thấy myeloma.
(6) Chuyên viên phổi (pulmonologist) thấy bệnh nhân cứ thế s ưng
phổi nghi immunodeficiency: làm protein electrophoresis: thấy monoclonal
gammopathỵ (Chả có gì là lạ: Immunoglobulins chịu trách nhiệm chống
bacteria: lý do chính bnhân myeloma chết: sưng phổi - pneumonia)
Tất cả những truờng hợp đó, gửi sang hematology, hematologist sẽ bắt
đầu đi truy tìm bệnh (work up) để xác nhận myeloma như thế nào? rồi chữa
như thế nào?
Kỳ tới sẽ viết về định bệnh và chữa bệnh, theo tiêu chuẩn hiện tại của
thế giới (2008).
Nói dễ làm khó: tôi đang có một bệnh nhân cách đây 2 năm gửi sang
hỏi ý kiến vì tăng Ferritin - mọi người ngờ hemochromatosis – nhưng rõ
ràng là chả phải hemochromatosis. Cách đây 1 năm dần dần thấy
monoclonal gammopathy - lấy tủy xuơng 3 lần, lần cuối (2 tuần vừa rồi)
cytogenetics cho thấy rõ ràng là myeloma (plasma cell không tăng!!! -
không xác nhận đuợc bằng flow cytometry – FISH fluorescent in situ
hybridization, bệnh nhân đang bị pancytopenia - nhưng đã hơn 85 tuổi – cho
nên tôi đang cho truyền máu cầm chừng và tuần tới sẽ bắt đầu chữa - trường
hợp này thì trên thế giới chả hematologist nào đồng ý với hematologist nào
cả - Chữa bằng lối nào cũng rất khó (vì side effects ở tuổi già)...
Y khoa, khi đã đến bờ viền cuả tiến bộ hiện tại, thì ngành nào cũng
đều có những cái ông nói gà, bà nói vịt (controversial)... Nhưng đó mới đáng
nói, vì đó chính là lúc tranh tối tranh sáng của buổi bình minh (twilight
zone), và đang ở bờ cắt luỡi dao (cutting edge) của ngành ấy ...
Cái chưa biết (unknown) mới hứng thú, mới nín thở (suspense) ... Nói
chuyện ấy mới vui, lời bàn mới thú vị ... chứ cả ngày chỉ chữa sổ mũi nhức
đầu thì chán chết ..
Bs Nguyễn Tài Mai