Nam Trung Bộ Việt Nam
lượt xem 71
download
Tài liệu tham khảo về Nam Trung Bộ Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nam Trung Bộ Việt Nam
- Nam Trung Bộ Việt Nam Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam thuộc Trung Bộ Việt Nam Các tỉnh và thành phố Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam được chia thành: 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: • Thành phố Đà Nẵng • Tỉnh Quảng Nam • Tỉnh Quảng Ngãi • Tỉnh Bình Định • Tỉnh Phú Yên • Tỉnh Khánh Hoà • Tỉnh Ninh Thuận • Tỉnh Bình Thuận 2. Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: • Tỉnh Kon Tum • Tỉnh Gia Lai • Tỉnh Đắc Lắc • Tỉnh Đắc Nông • Tỉnh Lâm Đồng Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam)
- Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ (chẳng hạn, xem [1]). Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì tỉnh Bình Thuận (thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884) theo hòa ước ký với Pháp, sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay. Website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ (xem [2]), nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ (xem [3]). Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên thì Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định cùng với các tỉnh phía bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hợp thành (Duyên hải) Trung Trung Bộ. Tuy nhiên, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 thì Á vùng du lịch Nam Trung Bộ bao gồm cả Tây Nguyên và các tỉnh Trung Bộ từ Bình Định trở vào, thuộc Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vị trí Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Tài nguyên Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng. Du lịch Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là giải Đà Nẵng - Non Nước - Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Nha Trang - vịnh Vân Phong (Khánh Hoà), đặc biệt vịnh Vân Phong có thể trở thành điểm du lịch đảo, biển có tầm cỡ quốc tế. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang du lịch Việt Nam: Phần 2
180 p | 1055 | 226
-
Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam
114 p | 829 | 175
-
CHƯƠNG V NHỮNG LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
7 p | 456 | 129
-
NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA - PHẦN 1
4 p | 440 | 97
-
Sổ tay du lịch Việt Nam: Phần 2
267 p | 245 | 88
-
Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
137 p | 78 | 26
-
Khánh Hòa
12 p | 88 | 12
-
Bài giảng Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
166 p | 91 | 12
-
Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
82 p | 38 | 9
-
Áp dụng mô hình đổi mới giá trị khánh hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển Nam Trung Bộ
13 p | 72 | 7
-
Giải pháp cho du lịch Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
3 p | 101 | 5
-
Kết nối du lịch vùng miền bền vững: Trường hợp du lịch Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
7 p | 32 | 5
-
Tài liệu giảng dạy môn Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
81 p | 9 | 4
-
Giới thiệu nghệ thuật Bài chòi cho học sinh tiểu học ở Bình Định
8 p | 64 | 3
-
Nghiên cứu tài nguyên văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam
6 p | 3 | 2
-
Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong bối cảnh mới
8 p | 3 | 2
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn