YOMEDIA
ADSENSE
Nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
14
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đề cập đến các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình của loại tội danh trên để có cái nhìn toàn diện về giải pháp phòng chống tội phạm và cách để bảo vệ nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- NẠN NHÂN CỦA TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI Vũ Thị Minh Thư và Trần Lê Triệu Vy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Tội hiếp dâm người dưới 16 được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nạn nhân của tội danh trên là người dưới 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật ưu tiên giáo dục, chăm sóc và bảo vệ. Tuy Bộ luật Hình sự đã quy định hình phạt cũng như các hình thức xử phạt của tội danh trên. Và thực tiễn xét xử đã cho chúng ta thấy mức độ nguy hiểm của hành vi hiếp dâm và hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu, nhưng hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi vẫn đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Để mọi người nhận thức rõ và tìm hiểu các phương pháp phòng tránh tội phạm này cũng như cách thức bảo vệ người có nguy cơ trở thành nạn nhân ở độ tuổi dưới 16 một cách chủ động. Vì vậy, thông qua bài viết này tác giả muốn đề cập đến các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình của loại tội danh trên để có cái nhìn toàn diện về giải pháp phòng chống tội phạm và cách để bảo vệ nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Từ khóa: hiếp dâm, hình phạt, hình sự, nạn nhân, người dưới 16 tuổi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nếu đã chứng kiến hay từng là một nạn nhân của hành vi hiếp dâm thì phần nào chúng ta sẽ hiểu rõ được những hậu quả để lại cho nạn nhân khi hành vi trên đã ở giai đoạn phạm tội hoàn thành. Vậy đối với nạn nhân là người dưới 16 tuổi, thì liệu hậu quả để lại còn nghiêm trọng khôn lường đến thế nào? Tội phạm của hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã xuất hiện từ lâu và đã bị pháp luật trừng trị, xã hội lên án. Nhưng loại tội phạm vẫn xuất hiện và hành vi hiếp dâm người dưới 16 vẫn cứ tiếp tục diễn ra. Liệu còn giải pháp nào, hay bằng một cách thức nào đó để bảo vệ nạn nhân của hành vi trên, làm giảm đi số lượng của tội phạm này? Vì vậy việc chúng ta có thể nhận thức rõ vấn đề này và nắm rõ được các yếu tố cấu thành cũng như khung hình phạt của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hết sức quan trọng. 2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 2.1 Khách thể Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của người bị hại, làm ảnh hưởng xấu đến trực tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục. 2455
- Đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người bị hại38. Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể bị hành vi phạm tội tác động. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đối tượng tác động là thân thể, nhân phẩm, danh dự của bị hại. Thêm vào đó căn cứ theo Điều 1 và Điều 25 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” và “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Theo đó nạn nhân của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là trẻ em, nên hành vi hiếp dâm cũng đã xâm hại đến quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục ở trẻ em. 2.2 Mặt khách quan Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ phạm tội. hoàn cảnh phạm tội,…39 Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ40. Hoặc có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì được xem là hành vi khách quan có tính nguy hiểm cho xã hội. 41Hành vi khách phạm của tội phạm trên được biểu hiện dưới dạng hành động phạm tội, làm biến đổi từ trạng thái thân thể, tâm sinh lý bình thường của nạn nhân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến thân thể, sức khỏe, tinh thần của nạn nhân. Hậu quả của tội phạm hiếp dâm người dưới 16 là thiệt hại về thể chất và thiệt hại về phi vật chất. Xem xét về mặt thể chất, thông qua quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi về giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập. Nạn nhân của tội phạm này không chỉ bị xâm hại về thể chất đối với hành vi giao cấu mà còn bị thiệt hại về các hành vi quan hệ tình dục khác, cụ thể là hành vi sau đây: Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác42. Với các hành vi trên hậu quả để lại là sức khỏe, sự phát triển sinh lý bình thường của nạn nhân bị thiệt hại. Xét về mặt phi vật chất, thì một khi hành vi hiếp dâm đã được thực hiện, trạng thái tinh thần của nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó. Từ góc độ xem xét, sẽ có hai 38 http://baohagiang.vn/phap-luat/201711/diem-moi-bo-luat-hinh-su-2015-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-tuoi-714646/ 39 Trần Thị Quang Vinh (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 40 điểm a khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 41 điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 42 điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi 2456
- hướng tâm lý hình thành. Thứ nhất tâm lý hoang mang lo sợ, áp lực dư luận, sự tự tin của bản thân, sự tự do hay do dự khi tâm sự với người khác bị giảm đi. Từ đó sinh ra các hành động thiếu suy nghĩ hoặc mặc cho thân thể, tinh thần tiếp tục bị xâm hại theo chiều hướng thứ hai. Theo đó bản thân nạn nhân, đặc biệt là ở nữ giới khi đã bị xâm hại sẽ bị tội phạm lạm dụng, đe dọa hoặc bị kích thích gây ham muốn mà tiếp tục có hành vi giao cấu với tội phạm, vì thực tế khi các trường hợp phạm tội bị phát hiện thì tội phạm đã thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân nhiều lần. Về mối quan hệ nhân quả, tội hiếp dâm người dưới 16 là tội phạm có cấu thành hình thức, tức là trong ý chí của chủ thể thực hiện hành vi phải thể hiện mong muốn trước khi giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân. Các hành vi để thực hiện được ý đồ đó trên thực tế phải được diễn ra trước, hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giao đoạn chuẩn bị, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hoặc phạm tội chưa đạt đã hoàn thành43. Chỉ cần dựa vào các hành vi trên đã đã đủ cấu thành tội phạm hiếp dâm người dưới 16. Ngoài các dấu hiệu hành vi phạm tội đã đề cập, tội phạm còn được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng những dấu hiệu khác như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm hoàn cảnh phạm tội. Lợi dụng sự chưa hiểu biết về vấn đề tình dục ở trẻ em, chọn những địa điểm như nơi hoang vắng, phòng ngủ, khách sạn,… canh thời gian khi nạn nhân trong tình trạng ngủ say, hành động trong những hoàn cảnh nạn nhân không có khả năng phòng vệ, dùng những thủ đoạn, phương pháp dụ dỗ, uy hiếp, hành hạ buộc nạn nhân phải giao cấu, quan hệ tình dục với mình. Đó là những yếu tố định tội tội phạm, là những dấu hiệu định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. 2.3 Chủ thể Chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể là nam giới và nữ giới bởi xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là các hành vi không bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường giữa nam giới và nữ giới44. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định tại Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm. Trên thực tế chủ thể của tội phạm này thông thường là nam, tuy nhiên phụ nữ có thể là đồng phạm hiếp dâm với vai trò là người tổ chức hoặc người xúi giục. 2.4 Mặt chủ quan Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được thực hiện do lỗi cố ý. Xét về mặt lý trí, người có hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhận thức được rằng người đó xâm hại đến thân thể của người khác và việc xâm hại đó đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, thì đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Xét về mặt ý chí, tội danh này nếu không xét 43 https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-tuoi.html 44 http://baohagiang.vn/phap-luat/201711/diem-moi-bo-luat-hinh-su-2015-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-tuoi-714646/ 2457
- đến vai trò đồng phạm thì tội phạm trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, mong muốn đạt được hậu quả. Đối với một người khi đã nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cũng đồng thời có thể biết rằng hành vi đó là trái pháp luật, mà đã nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mà vẫn cố ý thực hiện thì có thể chứng minh rằng người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Không bàn đến các vấn đề khác, tư thù; hay tình cảm cá nhân về mối quan hệ xã hội giữa nạn nhân và tội phạm của hành vi hiếp dâm, thì động cơ chủ yếu của hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi là nhu cầu về tình dục của người phạm tội. Chúng ta có thể hiểu động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, thời điểm hình thành động cơ phạm tội hiếp dâm có thể là trước hoặc sau khi tiếp xúc với nạn nhân. Nhưng động cơ của người phạm tội có thể hình thành trong ý chí của họ từ trước khi chưa biết nạn nhân là ai. Do đó, những người không có khả năng phòng vệ, thể lực yếu, cụ thể là ở nữ giới nói chung và người dưới 16 tuổi nói riêng, dễ dàng trở thành nạn nhân mà người phạm tội nhắm đến. Nhiều quan điểm cho rằng hành vi hiếp dâm chỉ được xem là cấu thành tội phạm khi đã thực hiện được hành vi xâm hại tình dục xong, tức là cấu thành vật chất bắt buộc phải có hậu quả xảy ra là đã thực hiện được hành vi giao cấu, hành vi quan hệ tình dục khác, tuy nhiên loại tội phạm trên khi thực hiện hành vi lại không nghĩ tới hậu quả muốn đạt được hoặc có thể nói là bỏ mặc hậu quả xảy ra. Và tội hiếp dâm nói chung là tội cấu thành hình thức, tức là chỉ cần người phạm tội sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng tình trạng không tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với nạn nhân là người từ 14 đến 16 tuổi hoặc thực hiện các hành vi giao cấu, quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đã cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Do đó cơ bản thì hậu quả của tội hiếp dâm không phải là yếu tố bắt buộc. Mục đích cuối cùng của tội phạm là thỏa mãn về nhu cầu tình dục của bản thân trái ý muốn đối với nạn nhân. 3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật và đối với mỗi điều luật ở phần các loại tội phạm luôn có bộ phận chế tài. Cụ thể là những khung hình phạt mà tội phạm phải gánh chịu khi phạm một trong các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Qua đó quy định khung hình phạt nhằm giải quyết một trong những nhiệm vụ của Luật Hình sự Việt Nam được quy định tại Điều 1 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị chủ thể của Luật hình sư phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục con người tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định, dựa vào mức khung hình phạt cao nhất thì đây là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì chia làm 3 mức hình phạt sau đây đối với hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đối với mức phạt này, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn 2458
- khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, khung hình phạt này áp dụng nếu phạm tội trong các trường hợp sau đây: Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Tái phạm nguy hiểm. Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Nhiều người hiếp một người; Đối với người dưới 10 tuổi; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. KẾT LUẬN Đã có nhiều giải pháp để phòng chống tội phạm hiếp dâm mà bị hại là người chưa thành niên. Bộ Công an cũng đã tham mưu cho Chính phủ thực hiện các Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm này, đồng thời phối hợp với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, với Mặt trận Tổ quốc các cấp, Trung ương Đoàn thanh niên đẩy mạnh thực hiện Đề án tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư với rất nhiều hình thức như: thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và phát huy trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình, nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục và chăm sóc trẻ em; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa bộ môn giáo dục công dân, giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh ngay từ sớm nhằm nâng cao nhận thức và khả năng tự vệ từ chính phía đối tượng có nguy cơ bị xâm hại; thường xuyên phổ biến những phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để người dân và tự bản thân trẻ em nâng cao ý thức phòng ngừa; hướng dẫn cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là trẻ em một số biện pháp phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; thiết lập các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm để tiếp nhận mọi thông tin, tài liệu liên quan đến các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em45,… Các phương pháp và hình thức được nhà nước tuyên truyền, thực hiện như thế nhưng cách thức của các gia đình ở Việt nam về vấn đề bảo vệ nạn nhân của loại tội phạm này chỉ ở trạng thái bị động. Có nghĩa là khi nạn nhân đã bị tội phạm này xâm hại họ mới có ý thức phòng chống hay cải thiện tình trạng tinh thần, thể chất của bị hại, do đó việc cải thiện ý thức của người dân là hết sức quan trọng. Thêm vào đó, việc giáo dục giới tính ở người chưa thành niên là điều cần thiết, nhưng hãy để những người này ở một độ tuổi nhất định phù hợp với việc giáo dục trên thì mới can thiệp vào khả năng nhận thức của họ, từ đó giúp họ hoàn thiện 45 http://bocongan.gov.vn/hoidap/Pages/hoidap.aspx?ItemID=1397 2459
- khả năng phòng vệ, tránh khỏi các trường hợp hiểu biết quá sớm về tình dục và bị lợi dụng xâm hại tình dục. Gia đình, nhà trường, lực lượng chức năng và xã hội trong cuộc sống hàng ngày cần chủ động dự đoán được các trường hợp, tình huống hay hoàn cảnh, địa điểm có thể hoặc có nguy cơ tội phạm có thể thực hiện hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, từ đó dùng những phương pháp, cách thức bảo vệ, giúp họ tránh được các nguy cơ xâm hại đó. Nói tóm lại, nhu cầu tình dục của mỗi người là khác nhau và có thể phát sinh ở mọi thời điểm, nhưng chúng ta có thể lựa chọn để kiểm soát và khống chế hành động phát sinh từ nhu cầu đó. Và để không trở thành tội phạm của hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, trước khi hành động mọi người nên suy nghĩ đến hậu quả do hành vi mình gây ra, không làm những gì pháp luật cấm và không làm điều trái đạo đức, bị xã hội lên án. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) [2] Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018) [3] Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 01/10/2019 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. [4] Trần Thị Quang Vinh (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung , Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh [5] http://baohagiang.vn/phap-luat/201711/diem-moi-bo-luat-hinh-su-2015-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16- tuoi-714646/ [6] https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-tuoi.html [7] http://bocongan.gov.vn/hoidap/Pages/hoidap.aspx?ItemID=1397 2460
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn