v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC<br />
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI<br />
NGỮ 2) TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ<br />
CHU THỊ HỒNG NHUNG *; NGUYỄN TRÍ DŨNG **<br />
Học viện Khoa học Quân sự, ✉ chuchuhongnhung@gmail.com<br />
*<br />
<br />
**<br />
Học viện Khoa học Quân sự, ✉ braveman20083@gmail.com<br />
Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 09/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/5/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) nhằm đảm bảo mục tiêu<br />
đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết trong dạy-học bộ môn tiếng Pháp. Trên cơ<br />
sở đánh giá thực trạng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học<br />
Quân sự, chỉ ra một số những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải<br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp phù hợp với đối tượng học<br />
ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo<br />
ngày càng phát triển của Học viện.<br />
Từ khóa: dạy học, kỹ năng đọc hiểu, ngoại ngữ 2, tiếng Pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ có thể được sử dụng lại cho kỹ năng viết, hoặc học<br />
viên có thể diễn giải nghĩa của bài đọc để có được<br />
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng quan trọng những thông tin cần thiết cho họ.<br />
trong lĩnh hội và rèn luyện một ngôn ngữ. Rèn<br />
luyện kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt một mặt giúp Tuy nhiên, học tốt kỹ năng đọc hiểu phụ thuộc<br />
cho người học ngoại ngữ có vốn từ vựng, cấu trúc nhiều yếu tố trong đó, yếu tố người dạy, người<br />
ngữ pháp phong phú, vốn hiểu biết về văn hóa, văn học, chương trình môn học, điều kiện dạy học<br />
minh của nước bản địa được mở rộng, qua đó giúp (giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị,<br />
họ nâng cao kỹ năng nói, viết và nghe. Mặt khác, thư viện) có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh<br />
chiến thuật đọc được rèn luyện tốt giúp họ phát hưởng đến chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu.<br />
triển tư duy logic và phương pháp học, đọc khoa Trong khuôn khổ bài báo khoa học, chúng tôi tập<br />
học và hiệu quả. Theo Williams (1996), vai trò của trung đề cập đến thực trạng dạy-học và các biện<br />
việc đọc khi học một ngoại ngữ là người học có pháp nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc<br />
thể thực hành ngôn ngữ họ gặp thông qua nghe và hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa<br />
nói. Ngôn ngữ mà học viên có được thông qua đọc học Quân sự.<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
38 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
2. THỰC TRẠNG DẠY-HỌC KỸ NĂNG Giáo trình chính được sử dụng trong giảng dạy<br />
ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI NGỮ 2) tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học<br />
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Quân sự là giáo trình Initial (quyển 1, quyển 2) do<br />
các tác giả Sylvie Poisson-Quinton và Marina Sala<br />
2.1. Chương trình môn học, giáo trình, tài biên soạn, được xuất bản năm 2002 tại Nhà xuất<br />
liệu dạy học bản Clé International. Mỗi cuốn giáo trình gồm sáu<br />
chương, mỗi chương có bốn bài, cuối mỗi chương<br />
Hiện nay, tiếng Pháp được giảng dạy tại Học là phần tổng kết những kiến thức đã học. Mỗi bài<br />
viện Khoa học Quân sự như là ngoại ngữ thứ 2 cho học bao gồm hai tình huống giao tiếp thông dụng<br />
đối tượng học viên, sinh viên năm thứ ba, năm thứ trong đời sống hàng ngày; phần kiến thức từ vựng,<br />
tư chuyên ngành tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. ngữ pháp và ngữ âm kết hợp với các hoạt động/<br />
Thời lượng giảng dạy là 100 tiết/học kỳ, tương ứng bài tập thực hành. Kèm theo mỗi cuốn giáo trình<br />
với 4 đơn vị học trình/học phần (đối với học viên là một cuốn sách bài tập chủ yếu luyện ngữ pháp<br />
quân sự) và 125 tiết/học kỳ, tương ứng với 5 đơn và từ vựng theo chủ điểm của bài học. Đối với kỹ<br />
vị học trình/học phần (đối với sinh viên dân sự). năng đọc hiểu, qua quá trình giảng dạy, chúng tôi<br />
Nội dung và chương trình môn học được thiết kế nhận thấy, giáo trình chưa chú trọng phát triển và<br />
cho ba học phần nhằm trang bị cho người học kiến rèn luyện kỹ năng này. Trên thực tế, các bài đọc<br />
thức tiếng Pháp cơ bản, phát triển cho bốn kỹ năng hiểu dưới dạng bài khóa thuần túy không xuất hiện<br />
(nghe, nói, đọc, viết) giúp người học hình thành trong giáo trình Initial (quyển 1). Các bài đọc chỉ<br />
cơ sở ngôn ngữ và kỹ năng, bước đầu xây dựng tồn tại dưới dạng bài tập tình huống phục vụ cho<br />
kỹ năng giao tiếp cơ bản. Theo quy định về chuẩn rèn luyện kỹ năng nói, cụ thể đó là bảng thực đơn<br />
đầu ra của Học viện, học viên, sinh viên phải đạt (trang 45), sơ đồ căn nhà/căn hộ và tờ rao vặt cho<br />
tối thiểu bậc 2, hướng tới bậc 3 theo Khung năng thuê nhà/căn hộ (trang 59), bản đồ khu phố để chỉ<br />
lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tương đường (trang 65), lịch trình du lịch 3 ngày (trang<br />
đương với trình độ A2 hướng tới B1 theo Khung 113),... Trong giáo trình Initial (quyển 2) các bài<br />
tham chiếu Châu Âu (CECR). Cụ thể đối với kỹ đọc hiểu đi kèm với hoạt động nghe hiểu bài khóa,<br />
năng đọc hiểu, học viên, sinh viên có thể đọc được nhiều bài không có phần khai thác bài đọc hiểu<br />
(trang 10, trang 50) hoặc các dạng bài khai thác chỉ<br />
thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản, tìm ra<br />
dừng lại ở bài tập nối tranh (trang 11); hoặc nghe,<br />
được thông tin đặc biệt, có thể đoán được nội dung<br />
đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu dưới dạng tự<br />
trong các tài liệu thông thường như quảng cáo, tờ<br />
luận (trang 22, trang 46), ... Để bổ sung những bài<br />
rơi, thực đơn, bảng giờ tàu, ...<br />
đọc còn thiếu trong giáo trình và để rèn luyện kỹ<br />
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, chương trình năng đọc hiểu tiếng Pháp cho học viên, sinh viên<br />
chi tiết môn học tiếng Pháp được xây dựng từ học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2), Tổ bộ môn tiếng<br />
Pháp đã tiến hành biên soạn Tài liệu Đọc tiếng<br />
năm 2014 chưa xác định cụ thể chuẩn kiến thức<br />
Pháp năm 2015.<br />
cần đạt được sau mỗi học phần tiếng Pháp 1,<br />
tiếng Pháp 2, tiếng Pháp 3. Bên cạnh đó, việc Tài liệu Đọc tiếng Pháp được thiết kế 24<br />
phân bổ nội dung cho từng bài, từng hoạt động bài tương ứng với 24 bài trong giáo trình Initial<br />
bổ trợ trong chương trình chi tiết môn học còn (quyển 1), mỗi bài bao gồm 02 bài khóa được lựa<br />
chung chung, mặc dù lịch huấn luyện của Tổ bộ chọn trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống và logic với<br />
môn từng tháng, từng tuần thể hiện rất rõ ràng, cụ chủ đề, các kiến thức ngôn ngữ bám sát nội dung<br />
thể. Đối với kỹ năng đọc hiểu, Tổ bộ môn phân của giáo trình chính, kết hợp với việc mở rộng kiến<br />
bổ 04 tiết/chương của giáo trình chính. , cụ thể là thức ngôn ngữ và kiến thức văn hoá-xã hội nói<br />
sau 02 bài học (leçon) mới bổ sung thêm kỹ năng chung cho người học. Tùy theo mỗi bài khóa, các<br />
đọc hiểu học trong 02 tiết. cách khai thác khác nhau như trả lời câu hỏi, lựa<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 13 - 5/2018 39<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
chọn đúng sai, bài tập từ vựng, bài tập viết cũng được sử dụng trong tài liệu. Tuy nhiên, tài liệu này mới<br />
chỉ biên soạn các bài đọc bổ trợ cho giáo trình Initial (quyển 1) nên còn thiếu hụt phần bổ trợ kỹ năng đọc<br />
hiểu cho giáo trình Initial (quyển 2) phục vụ cho học phần tiếng Pháp 3. Bên cạnh đó, cách khai thác bài<br />
đọc trong nhiều bài còn chưa phù hợp với trình độ người học bởi cách đặt câu hỏi trong các yêu cầu của bài<br />
có từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khó so với trình độ của người học, ví dụ một số các bài đọc của học phần<br />
tiếng Pháp 1 (bài 3, bài 6, bài 7). Tài liệu chưa đề cập nhiều đến các dạng bài tập khác như đọc hiểu từ,<br />
đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn giống như cấu trúc đề thi kỹ năng đọc hiểu giữa học phần và kết thúc học<br />
phần. Điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng đọc của học viên, sinh viên.<br />
<br />
Qua khảo sát bảng điểm kết quả thi học phần kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp của học kỳ I (năm học 2016<br />
- 2017) và học kỳ I (năm học 2017 - 2018), chúng tôi nhận thấy kết quả có chiều hướng đi xuống, thể hiện<br />
trong bảng tổng kết sau: (xem bảng 1)<br />
<br />
Bảng 1: Tổng hợp kết quả thi kết thúc học phần kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp học kỳ 1<br />
(năm học 2016 - 2017) và học kỳ 1 (năm học 2017 - 2018)<br />
<br />
Học kỳ I Học kỳ I<br />
Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018<br />
Không đạt 3/161 (1,9%) 34/233 (14,6%)<br />
Đạt 43/161 (26,8%) 80/233 (34,3%)<br />
Khá 70/161 (43,4%) 47/233 (20,2%)<br />
Giỏi, Xuất sắc 45/161 (27,9%) 72/233 (30,9%)<br />
<br />
Như vậy, tỷ lệ “Không đạt” và “Đạt” của kỹ năng đọc hiểu giữa hai học kỳ đã tăng lên lần lượt từ 1,9%<br />
lên 14,6% và 26,8% lên 34,3%. Mặc dù tỷ lệ học viên, sinh viên đạt điểm “Giỏi, Xuất sắc” nhích lên 0,3%<br />
qua hai học kỳ nhưng tỷ lệ học viên, sinh viên đạt điểm “Khá” kỹ năng đọc hiểu giảm xuống xấp xỉ một<br />
nửa (từ 43,4% xuống 20,2%). Trên thực tế, học kỳ I (năm học 2017 - 2018) số lượng học viên, sinh viên<br />
chủ yếu tập trung học phần 3 tiếng Pháp (tiếng Pháp 3), đây là học phần đòi hỏi trình độ ngôn ngữ bậc<br />
cao hơn so với hai học phần đầu, tương đương với chuẩn A2 hướng tới B1 của Khung tham chiếu Châu<br />
Âu; nhiều học viên, sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu các bài đọc có lượng từ vựng và kiến thức ngữ<br />
pháp nhiều hơn; không linh hoạt trong các bài điền từ trong đoạn văn, bài tập nối hình ảnh với câu, bài<br />
tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, ...<br />
<br />
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân<br />
<br />
2.2.1. Hạn chế<br />
<br />
Qua quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy học viên, sinh viên chưa thực sự coi trọng bộ môn tiếng<br />
Pháp, họ xem như đó là một môn học phụ, không quan trọng nên họ chưa có động cơ học tập đúng đắn<br />
đối với bộ môn tiếng Pháp nói chung và kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp nói riêng. Từ đó, thái độ học tập và<br />
ý thức học tập đối với bộ môn tiếng Pháp của học viên, sinh viên chưa tốt, còn tình trạng sinh viên bỏ giờ<br />
học, không hoàn thành các nhiệm vụ học tập của bộ môn.<br />
<br />
Những tồn tại trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Qua quan<br />
sát, kinh nghiệm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp và học viên, sinh viên, chúng tôi rút ra một số<br />
nguyên nhân chủ yếu sau đây:<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
40 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
2.2.2. Nguyên nhân 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO<br />
CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC KỸ NĂNG ĐỌC<br />
Nguyên nhân khách quan HIỂU TIẾNG PHÁP (NGOẠI NGỮ 2) TẠI<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ<br />
Tiếng Pháp là môn ngoại ngữ 2, thời lượng<br />
giảng dạy hạn chế nên việc phân bổ thời lượng Để nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc<br />
học cần đồng đều cho cả bốn kỹ năng và bài học hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2), nhiều giải pháp từ<br />
trong giáo trình nên thời lượng dành cho học kỹ phía người dạy, từ phía người học có thể được đưa<br />
năng đọc hiểu còn ít. Vì vậy, học viên, sinh viên ít ra. Trong phạm vi bài báo khoa học, chúng tôi xin<br />
có thời gian luyện tập nhiều dạng bài tập đọc hiểu đề xuất những giải pháp đối với người dạy.<br />
ở trên lớp. Bên cạnh đó, họ ít có cơ hội làm quen<br />
3.1. Đề xuất phương pháp dạy kỹ năng đọc<br />
với những dạng bài test hoặc những bài ôn tập có<br />
hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2)<br />
cấu trúc giống như bài kiểm thi (kiểm tra) giữa học<br />
phần và kết thúc học phần. Như chúng ta đã biết, đọc hiểu là một kỹ năng<br />
thực hành tiếng bao hàm nhiều kiến thức ngôn<br />
Giáo trình, tài liệu dành cho kỹ năng đọc hiểu ngữ, văn hóa và liên quan mật thiết đến các chiến<br />
còn một số điểm chưa phù hợp, cần có đổi mới và lược đọc hiểu, đòi hỏi người dạy phải có sự đầu tư<br />
nâng cấp. kỹ lưỡng, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy.<br />
Chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học kỹ năng<br />
Nguyên nhân chủ quan đọc hiểu tiếng Pháp theo ba bước cơ bản: trước khi<br />
đọc (avant la lecture), trong khi đọc (pendant la<br />
Một bộ phận học viên, sinh viên chưa có lecture) và sau khi đọc (après la lecture), trong đó<br />
phương pháp học và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nêu rõ mục đích, yêu cầu, các hoạt động và cách<br />
tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) phù hợp. Bên cạnh đó, thức tiến hành từng bước của giảng viên.<br />
họ còn chưa đầu tư thời gian cho tự rèn kỹ năng<br />
đọc hiểu ở nhà. 3.1.1. Trước khi đọc (Avant la lecture)<br />
<br />
Một số giảng viên khi giảng dạy kỹ năng đọc Đây thực chất là khâu khởi động nhằm giới<br />
hiểu đối với đối tượng ngoại ngữ không chuyên thiệu bài đọc, cung cấp một số kiến thức về từ<br />
vựng, ngữ pháp cần thiết cho phần đọc hiểu sau<br />
đôi khi còn đi sâu vào giảng giải từ mới, ngữ pháp<br />
này của học viên, sinh viên và tạo hứng thú, động<br />
bằng tiếng Pháp gây nên sự khó hiểu; tập trung vào<br />
cơ học tập cho học viên, sinh viên. Giai đoạn khởi<br />
khai thác nội dung bài khóa mà xem nhẹ việc rèn đầu có thể dao động trong khoảng từ 10-15 phút<br />
luyện chiến lược đọc cho học viên, sinh viên; chưa tùy điều kiện cụ thể.<br />
đa dạng hóa các hoạt động giảng dạy trên lớp; ứng<br />
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kỹ năng Giới thiệu bài đọc<br />
đọc hiểu còn hạn chế; kiểm tra, đánh giá kỹ năng<br />
Đây là một hoạt động rất quan trọng nhằm<br />
đọc hiểu có lúc chưa thường xuyên, chưa kịp thời,<br />
cung cấp cho học viên, sinh viên chủ đề bài đọc<br />
hình thức chưa phong phú.<br />
cũng như một số thông tin liên quan. Giảng viên<br />
có thể dẫn nhập vào bài bằng nhiều cách, tùy thuộc<br />
Giáo trình Initial (quyển 1, quyển 2) và tài liệu<br />
vào nội dung, chủ đề bài đọc và đối tượng học<br />
Đọc hiểu tiếng Pháp còn hạn chế và khiếm khuyết<br />
viên, sinh viên…<br />
về nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu, đặc biệt là<br />
nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp học Một là, giảng viên có thể sử dụng phương pháp<br />
phần 3. nêu vấn đề, liên kết nội dung bài đọc hiện tại với<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 13 - 5/2018 41<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
những sự kiện trong đời sống kinh tế, chính trị, văn Để phần giới thiệu bài đọc thu hút được sự chú<br />
hóa, xã hội liên quan đến chủ đề bài đọc. Ví dụ, khi ý và tạo hứng khởi cho học viên, sinh viên, giảng<br />
dạy bài khóa Ces Parisiens qui ont choisi de vivre viên nên tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan.<br />
à une heure de la capitale (Bài 22, Tài liệu Đọc Với những bài đọc có tranh minh họa, giảng viên<br />
tiếng Pháp), giảng viên có thể nêu vấn đề về tình có thể khởi động vào bài học bằng việc khai thác<br />
trạng hiện nay nhiều người dân thành phố có nhu tranh: yêu cầu học viên, sinh viên quan sát và trả<br />
cầu mua nhà ở vùng ngoại ô, đặt câu hỏi gợi mở lời những câu hỏi đơn giản như: Ai? Cái gì? Ở<br />
cho học viên, sinh viên giải đáp nguyên nhân và đâu? Như thế nào? Tại sao? và gợi mở cho học<br />
dẫn nhập vào chủ đề bài đọc: Hôm nay, chúng ta viên, sinh viên đưa ra những phán đoán về chủ đề,<br />
sẽ tìm hiểu về sự lựa chọn của người dân Paris về nội dung bài đọc. Những phán đoán này có thể là<br />
cuộc sống, công việc ở nông thôn hay thành thị… của một cá nhân hoặc của từng nhóm, có thể đúng,<br />
có thể chưa chính xác, có thể sai nhưng không<br />
Hai là, giảng viên có thể liên kết bài học hiện ngoài mục đích dắt dẫn học viên, sinh viên dẫn<br />
tại với bài học trước thông qua những câu hỏi nhập vào bài học. Giảng viên cũng có thể dẫn dắt<br />
nhằm củng cố kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài học viên, sinh viên dựa vào tiêu đề bài đọc để đưa<br />
học mới một cách tự nhiên. Chẳng hạn, khi dạy ra những phán đoán. Sau đó, giảng viên đưa ra lời<br />
bài đọc L’emploi du temps: Métro, boulot, restau, giới thiệu ngắn về bài khóa nhằm định hướng cho<br />
dodo (Bài 14, Tài liệu Đọc tiếng Pháp), giảng viên học viên, sinh viên về chủ đề và những thông tin<br />
có thể đặt một số câu hỏi để kiểm tra bài cũ: Thời liên quan. Với những bài đọc không có tranh minh<br />
tiết hôm nay thế nào? Các em thường làm gì khi họa, giảng viên có thể căn cứ vào chủ đề, nội dung<br />
trời đẹp (hoặc trời mưa)? Một ngày làm việc của bài khóa để tìm tranh ảnh hoặc clip phù hợp, thực<br />
các em diễn ra như thế nào? Sôi động hay nhàm hiện các bước tương tự nhằm dẫn dắt vào chủ đề<br />
chán? Tiếp đến giảng viên dẫn dắt vào chủ đề bài bài đọc một cách sinh động, hiệu quả.<br />
đọc: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá<br />
cuộc sống thường ngày của người Pháp qua bài Trong phần giới thiệu bài đọc, giảng viên có<br />
đọc có tựa đề “L’emploi du temps: Métro, boulot, thể đặt một số câu hỏi gợi mở liên quan đến nội<br />
restau, dodo”. Giảng viên cũng có thể khởi động dung bài đọc sắp tới nhằm gây sự tò mò, lôi cuốn<br />
bằng một số trò chơi có sự kết nối giữa nội dung sinh viên tham gia tìm hiểu; đồng thời hình thành<br />
bài học cũ và bài học mới nhằm củng cố kiến thức nhu cầu, động cơ đọc hiểu cho học viên, sinh viên.<br />
đã học, dẫn nhập vào chủ đề bài đọc một cách tự Một khi hiểu rõ mục đích và lợi ích mà bài đọc<br />
nhiên, tạo hứng thú cho học viên, sinh viên trước đem lại, học viên, sinh viên chú tâm hơn đến bài<br />
khi đọc bài khóa. Ví dụ, khi dạy bài đọc Est-ce học và tích cực tham gia xây dựng bài.<br />
qu’il y a une poste près d’ici? (Bài 12, Tài liệu<br />
Đọc tiếng Pháp), giảng viên có thể chuẩn bị một Cung cấp từ vựng, ngữ pháp cần thiết<br />
trò chơi ô chữ yêu cầu học viên, sinh viên dựa vào<br />
những gợi ý để tìm ra những địa danh trong thành Bên cạnh mục đích giới thiệu chủ đề bài đọc,<br />
phố; kết thúc trò chơi, giảng viên sẽ dẫn nhập vào trong khâu khởi động, giảng viên cần khéo léo lồng<br />
chủ đề bài đọc giới thiệu về thành phố. ghép trong các câu hỏi, định hướng trả lời để củng<br />
cố và mở rộng kiến thức từ vựng, ngữ pháp liên<br />
Trong phần giới thiệu bài đọc, giảng viên có quan đến bài đọc, giúp học viên, sinh viên tiếp cận<br />
thể giới thiệu tổng quát, ngắn gọn về chủ đề bài bài đọc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giảng viên không<br />
đọc, sử dụng các dữ kiện có liên quan đến kinh nên giải thích tất cả các từ mới, các hiện tượng ngữ<br />
nghiệm sống để giúp học viên, sinh viên đoán pháp mới mà cần lựa chọn, tập trung vào những từ<br />
trước nội dung bài đọc. Ngoài phương pháp diễn vựng khó, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung bài<br />
giảng thông thường, giảng viên nên đưa ra những đọc mà học viên, sinh viên khó đoán được nghĩa<br />
câu hỏi gợi ý để các em tự do tìm hướng trả lời. trong quá trình đọc; những nội hàm ngữ pháp và từ<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
42 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
vựng khác sẽ do học viên, sinh viên phát hiện và Các bước thực hiện và phương pháp giảng dạy<br />
tìm ra quy tắc sử dụng trong quá trình thực hành phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng sau:<br />
đọc hiểu và dưới sự gợi ý của giảng viên.<br />
Đọc thầm và làm các bài tập đọc hiểu<br />
Để giải thích từ mới, giảng viên có thể kết hợp<br />
sử dụng giáo cụ trực quan (tranh ảnh, hiện vật, sơ Giảng viên quy định thời gian làm việc và yêu<br />
đồ, hình vẽ trên bảng, ngôn ngữ cử chỉ…), giải cầu học viên, sinh viên đọc thầm bài khóa và làm<br />
thích từ mới bằng ngôn ngữ tiếng Pháp hoặc kết các bài tập đọc hiểu cho trước. Trong lúc học viên,<br />
hợp với tiếng Việt. Quá trình giải thích từ mới, sinh viên đọc thầm, giảng viên có thể di chuyển để<br />
giảng viên có thể lồng ghép sử dụng lại những cấu bao quát và nắm tình hình lớp học, kịp thời động<br />
trúc ngữ pháp đã dạy hoặc giới thiệu một vài cấu viên, nhắc nhở học viên, sinh viên để đảm bảo<br />
trúc ngữ pháp mới mà học viên, sinh viên có thể rằng tất cả các thành viên thực hiện nhiệm vụ đọc<br />
nắm bắt và sử dụng ngay. một cách nghiêm túc.<br />
<br />
Gợi ý, định hướng cho học viên, sinh viên tập Trao đổi, kiểm tra chéo<br />
trung vào những điểm chính của bài đọc<br />
Sau khi học viên, sinh viên đã thực hiện nhiệm<br />
Như chúng ta đã biết, mỗi bài đọc, nhất là vụ đọc thầm và độc lập trả lời các câu hỏi cho<br />
những bài đọc dài, thường có rất nhiều nội dung. trước của bài đọc, giảng viên có thể yêu cầu học<br />
Do vậy, trước khi đọc hiểu, giảng viên cần định viên, sinh viên trao đổi bài làm để nhận xét, sửa<br />
hướng giúp học viên, sinh viên tập trung vào những lỗi cho nhau hoặc tự sửa bài cho mình bằng cách<br />
nội dung quan trọng trong bài đọc. Giảng viên có đọc lại, đối chiếu phương án trả lời của mình và<br />
thể nêu ra hai hoặc ba câu hỏi và viết lên bảng của bạn học. Học viên, sinh viên có thể làm việc<br />
trước khi yêu cầu học viên, sinh viên đọc hiểu. theo cặp, một người đọc câu hỏi, một người trả lời,<br />
sau đó trao đổi, bàn luận với nhau; hết một câu hỏi<br />
Tóm lại, các hoạt động trước khi đọc rất đa dạng, thì đổi vai để quá trình hỏi-đáp được diễn ra liên<br />
có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp tục. Như vậy, tất cả học viên, sinh viên trong lớp<br />
dạy học và thông qua nhiều phương tiện dạy học. đều phải tham gia hoạt động và có cơ hội làm việc<br />
Giảng viên có thể thay đổi tùy theo tình hình thực chung, giúp đỡ lẫn nhau. Lúc này, giảng viên có<br />
tế của lớp học và trình độ của học viên, sinh viên để thể quan sát, khích lệ và gợi ý cho các em hướng<br />
vận dụng thực hiện một, hai hay nhiều hoạt động. giải quyết trong trường hợp có sự khác biệt trong<br />
phương án trả lời của hai bạn học.<br />
3.1.2. Trong khi đọc (Pendant la lecture)<br />
Quá trình quan sát học viên, sinh viên thực<br />
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những hiện nhiệm vụ đọc thầm, làm bài tập và trao đổi,<br />
bài tập được thực hiện ngay trong khi học viên, giảng viên bước đầu có thể đánh giá mức độ hiểu<br />
sinh viên đang đọc bài đọc. Hình thức luyện tập ở bài và ý thức học tập của từng học viên, sinh viên.<br />
bước này nhằm mục đích tìm hiểu, khai thác nội<br />
dung bài khóa trên nhiều bình diện. Tùy nội dung Khai thác bài đọc<br />
của từng bài, giảng viên sẽ xây dựng những dạng<br />
câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Thông Mục đích là truyền đạt cho học viên, sinh viên<br />
thường, giảng viên cung cấp bài đọc với nhiều những chiến lược đọc để các em có thể hiểu rộng,<br />
dạng câu hỏi thác nhau. Do vậy, trước khi học hiểu sâu hơn nội dung bài khóa; từ đó có thể kiểm<br />
viên, sinh viên đọc thầm, giảng viên có thể hướng chứng các câu trả lời và đánh giá được khả năng<br />
dẫn các em đọc qua các yêu cầu đề bài nhằm giúp đọc hiểu của bản thân. Giảng viên sẽ đưa ra những<br />
các em nắm bắt nhanh nhiệm vụ phải làm sau khi câu hỏi hoặc gợi ý giúp học viên, sinh viên lĩnh hội<br />
đọc bài khóa. được các thủ thuật đọc tổng hợp (đọc mở rộng) và<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 13 - 5/2018 43<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
đọc phân tích (đọc sâu hoặc đọc tập trung). Đọc Để thúc đẩy hoạt động của học viên, sinh<br />
mở rộng nghĩa là học viên, sinh viên phải hiểu viên trên lớp, giáo viên có thể thiết kế nhiều dạng<br />
một cách tổng quát về bài đọc mà không cần thiết bài tập như: câu hỏi đúng-sai, đa lựa chọn, điền<br />
phải hiểu từng từ, từng ý; ngược lại đọc tập trung khuyết, lựa chọn tương đương, câu hỏi mở…<br />
nghĩa là nghĩa là học viên, sinh viên phải hiểu tất<br />
cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi Ở giai đoạn trong khi đọc, giảng viên có thể<br />
chi tiết về từ vựng, ngữ pháp và thông điệp được đưa ra một số yêu cầu nhằm giúp học viên, sinh<br />
truyền tải qua bài khóa. Với một bài đọc dài, giảng viên chủ động tham gia tích cực vào bài đọc và<br />
viên có thể áp dụng phương pháp đọc mở rộng ở khiến cho giờ dạy đọc hiểu trở thành một quá trình<br />
một vài đoạn và cho học viên, sinh viên đọc tập mang tính tương tác: Tìm hiểu nội dung chính của<br />
trung ở một số đoạn khác, bởi vì nếu để học viên, bài đọc, nhìn lướt qua tựa đề, đề mục, câu mở đầu<br />
sinh viên đọc tập trung bài khóa quá dài sẽ làm các và câu kết thúc của bài đọc; đọc lần lượt theo trình<br />
em mất hứng thú, mệt mỏi và không đủ thời gian tự của bài đọc; đánh giá các quan điểm nêu ra trong<br />
rèn luyện kỹ năng đọc nhanh, đọc lướt. bài đọc; tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài<br />
đọc; ghi chú những thông tin quan trọng trong bài<br />
Phần khai thác bài đọc thường được bắt đầu<br />
đọc; dựa vào các gợi ý khác nhau để đoán nội dung<br />
với những câu hỏi tổng hợp giúp học viên, sinh<br />
của phần tiếp theo; rút ra thông điệp…<br />
viên nắm được kỹ năng đọc để lấy thông tin cần<br />
thiết và đọc để lấy ý chính. Giảng viên có thể đặt Cùng với việc giúp học viên, sinh viên hiểu<br />
câu hỏi về chủ đề bài đọc, tác giả, nguồn bài đọc, được nội dung bài khóa, kiểm chứng các phương<br />
số đoạn văn và ý chính của từng đoạn; hướng dẫn<br />
án trả lời của bản thân, khai thác bài đọc còn là<br />
học viên, sinh viên thủ thuật đọc lướt để tìm thông<br />
bước rất quan trọng để giảng viên cung cấp từ<br />
tin một cách nhanh chóng dựa vào tiêu đề bài đọc,<br />
vựng, kiến thức ngữ pháp và kiến thức văn hóa<br />
tiêu đề các đoạn văn, chữ in hoa, in đậm hoặc in<br />
trong bài đọc cho học viên, sinh viên. Quá trình<br />
nghiêng. Tiếp đến là những câu hỏi mà học viên,<br />
yêu cầu học viên, sinh viên đọc sâu, giảng viên<br />
sinh viên phải vận dụng kỹ năng đọc phân tích để<br />
hiểu nội dung chi tiết. Giảng viên cần khéo léo kết hợp gợi ý cho các em đoán nghĩa của từ mới<br />
lồng ghép các câu hỏi mới với các câu hỏi cho thông qua phương tiện ngôn ngữ hoặc phi ngôn<br />
trước để khai thác bài đọc theo hướng từ khái quát ngữ; đưa ra các ví dụ cụ thể giúp học viên, sinh<br />
đến cụ thể, từ dễ đến khó nhằm giúp học viên, sinh viên phát hiện ra quy tắc ngữ pháp mới trong bài<br />
viên hiểu tổng quát và hiểu sâu về bài đọc; từ đó đọc. Trường hợp cần thiết, giảng viên có thể sử<br />
tự kiểm chứng các câu trả lời trước đó của mình. dụng tiếng mẹ đẻ để truyền đạt thông tin được rõ<br />
Giảng viên nên hướng dẫn cho học viên, sinh viên ràng, nhanh chóng. Với kiến thức văn hóa trong<br />
thủ thuật dựa vào những từ khóa trong câu hỏi và bài đọc, giảng viên có thể yêu cầu học viên, sinh<br />
trong bài đọc để đưa ra câu trả lời chính xác và viên huy động vốn kiến thức đã có để trao đổi;<br />
giải thích được lý do (đọc to câu trong bài khóa có giảng viên tổng hợp những nội dung chính xác và<br />
chứa thông tin minh chứng). mở rộng kiến thức cho học viên, sinh viên bằng<br />
phương pháp thuyết trình, kết hợp sử dụng tranh<br />
Với những câu hỏi khó, giảng viên có thể yêu ảnh, clip và các giáo cụ trực quan khác.<br />
cầu một học viên, sinh viên đọc to đoạn văn trong<br />
bài đọc có chứa thông tin trả lời để tập trung sự 3.1.3. Sau khi đọc (Après la lecture)<br />
chú ý của học viên, sinh viên vào đoạn văn. Tuy<br />
nhiên, đây không phải là hoạt động chính để luyện Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu,<br />
tập kỹ năng đọc hiểu và nếu lạm dụng dễ gây ra giảng viên cần tổng kết và mở rộng những kiến<br />
tình trạng mất tập trung cho các học viên, sinh viên thức tiếp thu từ bài đọc của học viên, sinh viên ở<br />
khác trong khi một sinh viên được yêu cầu đọc to. giai đoạn trước và trong khi đọc, tạo cơ hội cho<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
44 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
học viên, sinh viên vận dụng kiến thức toàn diện Giảng viên cũng có thể chuẩn bị slide gồm<br />
để thực hành tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi đề mười bức tranh minh họa các địa danh, sau đó<br />
xuất một số hoạt động sau khi đọc có thể áp dụng chia lớp học thành 3-4 nhóm, yêu cầu các nhóm<br />
cho đối tượng học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2). xem nội dung trình chiếu và ghi lại những từ vựng<br />
chỉ các địa danh được nói đến. Sau đó, mỗi nhóm<br />
Tóm tắt bài đọc cử một đại diện lên bảng viết các phương án tìm<br />
được; giảng viên sẽ cho học viên, sinh viên kiểm<br />
Đây là một phương pháp hiệu quả để lĩnh hội chứng bằng cách cho xem lại slide để đưa ra đáp<br />
kiến thức từ bài đọc mà quan trọng nhất là giúp án đúng và quyết định đội thắng cuộc.<br />
học viên, sinh viên ghi nhớ và vận dụng những<br />
kiến thức học được từ bài khóa. Tùy bài đọc cụ Thuyết trình<br />
thể, giảng viên có thể yêu cầu học viên, sinh viên<br />
tóm tắt lại nội dung thông tin chính của bài trên cơ Hoạt động thuyết trình sau khi đọc nhằm tạo<br />
sở tổng hợp những ý chính của bài. cơ hội cho học viên, sinh viên vận dụng kiến thức<br />
đã học từ bài khóa và kiến thức thực tế để thực<br />
Thực hành bài tập từ vựng, ngữ pháp hành thuyết trình về chủ đề hoặc chủ thể của bài<br />
đọc; qua đó giúp các em phát triển kỹ năng giao<br />
Đây là một hoạt động mang tính truyền thống tiếp, tư duy biện luận, phản xạ ngôn ngữ và các<br />
song hiệu quả mang lại cũng rất đáng kể. Giảng kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm. Tùy theo<br />
viên sẽ thiết kế những bài tập từ vựng, ngữ pháp chủ đề, nội dung bài khóa, giảng viên sẽ lựa chọn<br />
để kiểm tra mức độ hiểu bài, nhớ bài và khả năng chủ đề và hình thức thuyết trình sao cho phù hợp<br />
vận dụng kiến thức đã học của học viên, sinh viên. với học viên, sinh viên và mục tiêu giao tiếp cần<br />
Bên cạnh những bài tập từ vựng, ngữ pháp truyền đạt được. Với những chủ đề đơn giản, giảng viên<br />
thống như đa lựa chọn, đúng sai, điền khuyết, lựa có thể yêu cầu học viên, sinh viên thuyết trình<br />
chọn tương đương..., giảng viên có thể thiết kế ngay cuối buổi học: chẳng hạn, với bài đọc “Une<br />
dưới hình thức trò chơi hoặc sử dụng tranh ảnh journée avec Laure Manaudou” về một ngày làm<br />
minh họa cho bài tập sinh động nhằm thu hút sự việc của một nhân vật nổi tiếng (Bài 17, Tài liệu<br />
chú ý của học viên, sinh viên. Ví dụ, sau khi học Đọc tiếng Pháp), giảng viên có thể yêu cầu học<br />
bài đọc “Est-ce qu’il y a une poste près d’ici” viên, sinh viên sử dụng cấu trúc ngữ pháp, từ vựng<br />
(Bài 12, Tài liệu Đọc tiếng Pháp), giảng viên có đã học trong bài để nói về một ngày bình thường<br />
thể thiết kế những dạng trò chơi ô chữ về các địa của mình; với bài đọc về môn thể thao giải trí “La<br />
danh trong thành phố như bảng 2: roller” (Bổ trợ đọc hiểu, tiếng Pháp 3), giảng viên<br />
có thể yêu cầu học viên, sinh viên thuyết trình<br />
Bảng 2: Trò chơi ô chữ về các địa danh thành phố về môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, với những<br />
chủ đề khó hơn, cần thời gian nghiên cứu tài liệu,<br />
E S B O I T E giảng viên có thể giao chủ đề thuyết trình cho lớp<br />
E P A R C U C để các em tự tìm đọc, nghiên cứu, lựa chọn thông<br />
C I N E M A O tin, hình ảnh và chuẩn bị bài thuyết trình để trình<br />
U B Q I E G L bày trước lớp vào buổi học tiếp theo: ví dụ với<br />
bài đọc “Île de Ré” (Bài 15, Tài liệu Đọc tiếng<br />
P T U C R A E<br />
Pháp), giảng viên có thể yêu cầu học viên, sinh<br />
T H E A T R E<br />
viên thuyết trình về địa danh này hoặc giới thiệu<br />
A O I F L E S về một địa danh nổi tiếng khác của Việt Nam hoặc<br />
M U S E E Q I của Pháp.<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 13 - 5/2018 45<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
Thảo luận viên, sinh viên cần nắm được sau buổi học (có thể<br />
theo mô hình, sơ đồ) để định hướng cho học viên,<br />
Với những bài đọc liên quan đến thực tế hàng sinh viên ôn tập và rèn luyện thêm ngoài giờ học<br />
ngày hoặc những chủ đề mà học viên, sinh viên chính khóa; yêu cầu học viên, sinh viên về đọc lại<br />
quan tâm và có hiểu biết nhất định, sau phần đọc bài khóa, học thuộc từ vựng và các cấu trúc ngữ<br />
hiểu bài khóa, giảng viên có thể tổ chức cho học pháp mới, giao thêm bài tập hoặc hướng dẫn học<br />
viên, sinh viên thảo luận về chủ đề bài đọc hoặc viên, sinh viên viết bài hoặc chuẩn bị thuyết trình<br />
một khía cạnh nổi bật mà bài đọc đề cập đến. Hoạt về chủ đề bài đọc.<br />
động này có thể thực hiện độc lập hoặc theo nhóm,<br />
giúp học viên, sinh viên vận dụng được những Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ<br />
kiến thức đã học được từ bài đọc cũng như vốn năng đọc hiểu, giảng viên phải biết kết hợp hài<br />
kiến thức văn hóa, xã hội của bản thân, phát triển hòa, sáng tạo giữa các bước lên lớp với với lượng<br />
kỹ năng diễn đạt nói và tư duy ngôn ngữ, đồng thời kiến thức trong giáo trình, tài liệu. Ngoài những<br />
tạo được không khí học tập sôi nổi. Hoạt động này phương pháp giảng dạy cụ thể, giảng viên nên sử<br />
giúp học viên, sinh viên mở rộng vốn kiến thức và dụng các giáo cụ trực quan, các bài tập thực tế<br />
có những liên hệ thực tế nhất định. Ví dụ, khi dạy giúp bài học thêm sinh động, thu hút được sự chú<br />
bài đọc “Les Français vous ressemblent-ils?” (Bài ý và tạo hứng thú học tập cho học viên, sinh viên.<br />
8, Tài liệu Đọc tiếng Pháp) Căn cứ vào nội dung bài đọc, các mục tiêu cần<br />
Phỏng vấn đạt được, đối tượng người học, thời gian và thực<br />
tế diễn ra trên lớp học, giảng viên có thể linh hoạt<br />
Phỏng vấn là một hoạt động nhóm cho phép vận dụng các bước, các hoạt động và phương tiện<br />
học viên, sinh viên chuyển hóa vốn kiến thức, giảng dạy phù hợp.<br />
nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận qua<br />
bài đọc, phát triển kỹ năng diễn đạt nói thông qua 3.2. Đề xuất nội dung giảng dạy kỹ năng đọc<br />
việc thực hành đóng vai trong một tình huống giả hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) theo chuẩn đầu ra<br />
định liên quan đến chủ đề bài đọc. Chẳng hạn, với<br />
Bộ môn tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) là một môn<br />
bài khóa “Quel type de voyageur êtes-vous?” (Bài<br />
20, Tài liệu Đọc tiếng Pháp), giảng viên có thể tổ thực hành tổng hợp bao gồm bốn kỹ năng thực<br />
chức cho học viên, sinh viên chia nhóm thực hiện hành tiếng: nghe, đọc, nói, viết. Việc chọn lựa và<br />
một cuộc phỏng vấn về chủ đề du lịch. Mỗi nhóm sử dụng giáo trình thực hành tiếng tổng hợp là cần<br />
5 người, một người đóng vai nhà báo đặt câu hỏi thiết để phát triển đồng đều các kỹ năng giao tiếp.<br />
cho các bạn trẻ về sở thích du lịch của họ. Trước Tuy nhiên, với những hạn chế, tồn tại của giáo<br />
khi thảo luận, giảng viên hướng dẫn học viên, sinh trình và tài liệu Đọc tiếng Pháp như phân tích ở<br />
viên những nội dung cần phỏng vấn như: Bạn thích trên, trước hết, việc xác định lại nội dung giảng<br />
đi du lịch trong nước hay ở nước ngoài? Bạn có dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp (ngoại ngữ 2)<br />
thích đi theo tua du lịch không? Bạn thích ở khách chi tiết, cụ thể trên 3 học phần là điều cần thiết để<br />
sạn hay ở nhà dân? Với ai (gia đình, bạn bè hay xây dựng nội dung giảng dạy đọc hiểu và bổ sung<br />
một mình)? Bằng phương tiện gì (máy bay, xe máy, những nội dung, bài đọc còn thiếu trong giáo trình<br />
xe đạp, tàu hỏa, ô-tô)? Bạn thích làm gì khi đi du và tài liệu đảm bảo chất lượng năng lực ngoại ngữ<br />
lịch? Bạn có kế hoạch/hoặc mong muốn đi du lịch theo chuẩn đầu ra.<br />
ở đâu vào kỳ nghỉ sắp tới?... Trên cơ sở đó, học<br />
viên, sinh viên vận dụng những kiến thức từ vựng, Yêu cầu chung <br />
ngữ pháp, văn hóa đã học để thực hành giao tiếp.<br />
Một là, xây dựng nội dung học kỹ năng đọc hiểu<br />
Kết thúc bài học, giảng viên nên dành khoảng tiếng Pháp phải bám sát mục tiêu đào tạo và hệ thống<br />
5-7 phút để tổng hợp những kiến thức, kỹ năng học chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra. Cụ thể :<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
46 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
Kết thúc học phần 1 (tiếng Pháp 1), học viên, vào đó những kỹ năng và bài còn thiếu. Việc lựa<br />
sinh viên phải đạt trình độ A1. Kỹ năng đọc hiểu chọn bài bổ sung cần phải xem xét sao cho phù<br />
cần đạt: Học viên, sinh viên có khả năng đọc hiểu hợp trình độ ngôn ngữ của học viên, sinh viên và<br />
được các từ ngữ, cấu trúc đơn giản và nội dung đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu của chuẩn đầu ra.<br />
thông tin trong các văn bản có văn phong thân mật<br />
(ví dụ: lời nhắn trên giấy ghi chú, thư điện tử, thiếp Ba là, thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm<br />
mời, thư mời dự tiệc, bưu thiếp...); văn bản có văn và điều chỉnh, phân bố nội dung, thời lượng giảng<br />
phong không thân mật (ví dụ: tờ quảng cáo, tờ rao dạy kỹ năng đọc sao cho phù hợp trình độ đối tượng<br />
vặt, thiệp mời dự tiệc khai trương...); các văn bản người học.<br />
khác (ví dụ: đoạn văn, thư giới thiệu bản thân,<br />
giới thiệu gia đình...). Số lượng từ trong một bài Một số đề xuất cụ thể <br />
khoảng dưới 100 từ.<br />
Một là, tiến hành thẩm định giáo trình mới,<br />
Kết thúc học phần 2 (tiếng Pháp 2), học viên, chọn lựa giáo trình phù hợp với đối tượng người<br />
sinh viên phải đạt trình độ trên A1 và hướng tới học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) thay thế cho giáo<br />
A2. Kỹ năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên trình Initial hiện đang sử dụng tại Học viện, trong<br />
có khả năng đọc hiểu được những văn bản ngắn đó phát triển đồng đều 4 kỹ năng ngôn ngữ : nghe,<br />
với lượng từ là 60 - 100 từ, có sử dụng các từ ngữ, nói, đọc, viết.<br />
cấu trúc phức tạp hơn so với trình độ trên như các<br />
Hai là, cần tổ chức đánh giá việc sử dụng Tài<br />
thư điện tử hành chính, thư hoặc bưu thiếp kể về<br />
liệu đọc hiểu tiếng Pháp trong thời gian qua, xây<br />
hoạt động của bản thân, thông báo (về các khóa<br />
dựng kế hoạch nâng cấp, làm mới tài liệu trong<br />
học, khóa thực tập), áp phích, quảng cáo, tiểu sử<br />
thời gian tới sao cho phù hợp, tương ứng với giáo<br />
cá nhân, các đoạn trích của báo chí như: bảng nội<br />
trình mới.<br />
dung chương trình, bảng phiếu điều tra, đoạn trích<br />
ngắn của bài báo...). Ba là, xây dựng kế hoạch đề bài khoa học,<br />
hợp lý trong đó xem xét loại bỏ những bài đọc<br />
Kết thúc học phần 3 (tiếng Pháp 3), học viên,<br />
chưa phù hợp, đưa vào các bài đọc hiểu cập nhật,<br />
sinh viên phải đạt trình độ A2 hướng tới B1. Kỹ<br />
phù hợp với mối quan tâm của người học với thời<br />
năng đọc hiểu cần đạt: Học viên, sinh viên có thể<br />
lượng giảng dạy chi tiết, phù hợp với đối tượng<br />
đọc được thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản,<br />
người học và mục tiêu giảng dạy.<br />
tìm ra được thông tin đặc biệt, có thể hiểu được nội<br />
dung cơ bản trong các tài liệu thông thường như áp Bốn là, xây dựng khung chương trình chi tiết<br />
phích, chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tờ bộ môn tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) trong đó cần<br />
rơi, thực đơn, giờ tàu, các đoạn trích ngắn của bài miêu tả chi tiết từng kỹ năng cần đạt theo đúng<br />
báo với lượng từ 200 - 300 từ, các tiêu đề và các mục chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra (A2 hướng tới<br />
của tờ báo. B1) theo Khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc của Việt<br />
Nam hoặc Khung tham chiếu Châu Âu (CECR).<br />
Hai là, nội dung, chương trình học kỹ năng đọc<br />
hiểu cần được xây dựng chi tiết đến từng bài học, 3.3. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra,<br />
nội dung giảng dạy, đảm bảo tính khoa học, hệ đánh giá<br />
thống, có thời lượng cụ thể, phù hợp với phát triển<br />
các kỹ năng khác. Trên thực tế, giáo trình Initial Trong quá trình giảng dạy kỹ năng đọc hiểu<br />
không có nội dung dạy-học kỹ năng đọc hiểu và tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) giảng viên cần sử dụng<br />
kỹ năng viết, do đó Tổ bộ môn cần phải cân nhắc, nhiều phương pháp khác nhau trong kiểm tra, đánh<br />
lựa chọn, sắp xếp, nội dung giảng dạy và bổ sung giá kết quả học tập kỹ năng đọc của học viên, sinh<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 13 - 5/2018 47<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
viên hướng tới phát triển năng lực đọc của họ, thúc thị, giảng viên có thể đặt câu hỏi: Et vous, aimez-<br />
đẩy động cơ học tập kỹ năng đọc thay vì học vì vous la vie en ville ou à la campagne?<br />
điểm số, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới nội dung<br />
chương trình học và phương pháp dạy đọc hiểu. Dưới hình thức viết, giảng viên có thể sử dụng<br />
các công cụ kiểm tra, đánh giá bằng các loại câu<br />
Về kiểm tra, đánh giá định kỳ, Tổ bộ môn tiến hỏi khác nhau trong một bài thi (kiểm tra) nhằm<br />
hành kiểm tra, đánh giá thông qua 02 bài kiểm tra đảm bảo được độ tin cậy, tính hiệu lực và khách<br />
giữa học phần, 01 đọc hiểu và 01 bài diễn đạt viết; quan. Nhìn chung, có hai loại công cụ chính được<br />
01 điểm quá trình còn lại được giáo viên tiến hành sử dụng trong kiểm tra đánh giá, tùy theo độ đóng<br />
kiểm tra bằng các bài tập nhỏ thông qua các kỹ hay độ mở của câu trả lời: Các câu hỏi đóng, hay<br />
năng hoặc về kiến thức ngôn ngữ ở trên lớp trong trắc nghiệm khách quan (người làm bài chọn giữa<br />
quá trình giảng dạy. Kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp những câu trả lời được đề xuất câu đúng nhất, hoặc<br />
được nhiều giáo viên lựa chọn để kiểm tra, đánh giá trả lời chỉ bằng một từ, một câu ngắn): QCM, Vrai<br />
quá trình học của học viên, sinh viên do sự thuận / Faux, exercices d’appariement, QROC… Câu hỏi<br />
tiện về thời gian tiến hành kiểm tra và số lượng học mở, hay trắc nghiệm tự luận (cho phép có những<br />
viên, sinh viên cần kiểm tra. Sau mỗi bài kiểm tra câu trả lời khác nhau mang tính chủ quan của người<br />
giữa học phần, việc chấm bài, trả bài công khai tại trả lời) bằng diễn đạt viết.<br />
lớp cần tiếp tục được duy trì nhằm giúp học viên,<br />
sinh viên đúc rút kinh nghiệm làm bài đọc hiểu, tự Bên cạnh đó, Tổ bộ môn và Khoa cần phải<br />
điều chỉnh phương pháp học và làm bài đọc hiểu. phối hợp với Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng<br />
giáo dục đào tạo trong việc xây dựng, thẩm định<br />
Về kiểm tra đánh giá thường xuyên, giảng viên và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi, đề thi, đáp án cho<br />
cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ các kiến thức, kỹ năng đọc hiểu. Tăng cường hình<br />
động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: quan sát, vấn<br />
thức thi trắc nghiệm khách quan dưới dạng viết và<br />
đáp, chấm hồ sơ... để chấm điểm chuyên cần qua<br />
thi trắc nghiệm khách quan kỹ năng đọc hiểu tiếng<br />
các giờ học đọc hiểu. Chuyển từ đánh giá theo từng<br />
Pháp trên máy tính; coi thi, chấm thi nghiêm túc.<br />
thời điểm sang đánh giá quá trình tập trung vào<br />
phát triển năng lực ngôn ngữ của người học, cụ thể Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể<br />
là việc chú trọng đến việc vận dụng kiến thức, kỹ xây dựng đề cương hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc<br />
năng vào đời sống thực tế. Ví dụ, ở trên lớp, giảng hiểu trước mỗi kì thi kết thúc học phần; thiết kế<br />
viên có thể đánh giá kết quả học tập đọc hiểu bằng các bài test có cấu trúc và thang điểm cụ thể, tương<br />
cách cho điểm chuyên cần hoặc điểm quá trình bộ ứng với bài kiểm tra kết thúc học phần để học viên,<br />
môn tiếng Pháp bằng phương pháp quan sát và vấn sinh viên tự luyện tập và làm quen với các dạng bài<br />
đáp. Cụ thể, giảng viên có thể cho điểm, đánh giá kiểm tra, tự đánh giá kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp<br />
học viên, sinh viên thông qua cách đặt câu hỏi bằng<br />
của bản thân.<br />
lời và quan sát biểu hiện, hành vi, cách trình bày<br />
ý tưởng và thông tin trong bài bằng ngôn ngữ của Sau kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, Tổ<br />
chính học viên, sinh viên chứ không phải là câu bộ môn cần phải tổng kết, rút kinh nghiệm, điều<br />
trích dẫn trong bài đọc. Giảng viên có thể đặt ra các chỉnh phù hợp với chuẩn kiến thức cần đạt được<br />
câu hỏi mang tính tình huống liên quan đến thực tế đối với từng học phần của bộ môn và của kỹ năng<br />
của học viên, sinh viên. Ví dụ như đối với bài đọc đọc hiểu.<br />
liên quan đến hoạt động hàng ngày, giảng viên có<br />
thể đặt câu hỏi liên quan đến hoạt động hàng ngày 4. KẾT LUẬN<br />
của học viên, sinh viên: Et vous, qu’est-ce que vous<br />
faites le matin (l’après-midi, le soir)? Hoặc bài đọc Nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng đọc hiểu<br />
hiểu liên quan đến cuộc sống nông thôn và thành tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại Học viện Khoa học<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
48 Số 13 - 5/2018<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
Quân sự là cần thiết và phù hợp với yêu cầu và Tài liệu tham khảo :<br />
mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ 2 theo hướng đảm<br />
bảo đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra cho các 1. Nguyễn Thị Thu Hòa (2017), Xây dựng môi<br />
trường tiếng trong dạy-học tiếng Pháp (Ngoại ngữ 2)<br />
đối tượng người học chuyên ngữ tại Học viện. Một<br />
tại Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Khoa học<br />
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng<br />
Quân sự, Hà Nội.<br />
dạy-học kỹ năng đọc hiểu tập trung chủ yếu ở đối<br />
tượng người dạy. Phương pháp giảng dạy đọc hiểu 2. Nguyễn Quang Thuấn (2015), Lý luận và<br />
của giảng viên, nội dung giảng dạy và phương phương pháp dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
pháp kiểm tra, đánh giá đối với kỹ năng đọc hiểu<br />
tiếng Pháp cần được đổi mới và đa dạng hóa sẽ góp 3. Williams, E. (1996), Reading in the language<br />
phần nâng cao chất lượng dạy-học đọc hiểu tiếng classroom, Phoenix ELT Edition, London.<br />
Pháp (ngoại ngữ 2). Những đề xuất của chúng tôi 4. Beacco J.-C. (2007), L’approche par<br />
trong bài báo sẽ tiếp tục được kiểm chứng, mở ra compétences dans l’enseignement des langues,<br />
hướng nghiên cứu sâu hơn cho đề tài khoa học./. Les Éditions Didier, Paris.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THE IMPROVEMENT OF TEACHING AND LEARNING READING COMPREHENSION<br />
SKILLS FOR FRENCH (AS A 2ND FOREIGN LANGUAGE)<br />
AT MILITARY SCIENCE ACADEMY<br />
CHU THI HONG NHUNG, NGUYEN TRI DUNG<br />
Abstract: Improving the quality of teaching and learning reading comprehension skills to ensure<br />
standard competence for French (as a 2nd foreign language) for learners is a critical requirement in<br />
teaching and learning French at Military Science Academy. On the basis of assessing the reality of<br />
teaching and learning French (as a 2nd foreign language) at Military Science Academy, indicating<br />
some shortcomings and main reasons, this article is expected to propose some solutions to improve the<br />
quality of teaching and learning reading comprehension skills for Fren