JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0225<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 66-73<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT<br />
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THANH HÓA<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà Lan<br />
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức<br />
<br />
Tóm tắt. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm,<br />
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong các trường<br />
mầm non, chăm sóc và giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lí,<br />
giáo viên, nhân viên để giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, tinh thần, hình thành nền tảng<br />
vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm<br />
liên quan đến TKT và giáo dục TKT, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo<br />
dục TKT tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa.<br />
Từ khóa: Trẻ khuyết tật, giáo dục mầm non, trường mầm non, chăm sóc, giáo dục.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, thực hiện điều 23 trong Công ước<br />
Quyền trẻ em (20/2/1990) "TKT về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn<br />
và đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lập và tạo điều kiện cho<br />
các em tham gia tích cực vào cộng đồng", có nhiều hướng nghiên cứu về chăm sóc, giáo dục TKT<br />
nói chung [2,6], về giáo dục TKT tuổi mầm non nói riêng [1,3]. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố<br />
Thanh Hóa, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục TKT tại các trường<br />
mầm non. Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br />
TKT tại các trường mầm non, Thành phố Thanh Hóa là một trong những giải pháp góp phần nâng<br />
cao chất lượng giáo dục TKT tuổi mầm non, giúp các em có điều kiện phát triển nhân cách tốt<br />
nhất, hòa nhập với môi trường để phát triển bình thường, trở thành người có ích cho xã hội.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số vấn đề về trẻ khuyết tật<br />
2.1.1. Khái niệm trẻ khuyết tật<br />
Con người khi được sinh ra đều cần một cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tuy<br />
nhiên, vì một trong những nguyên nhân nào đó mà những đứa trẻ khi sinh ra đã bị lệch lạc, thiếu<br />
<br />
Ngày nhận bài: 16/05/2015. Ngày nhận đăng: 15/09/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalan.hdu@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
66<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non...<br />
<br />
<br />
hụt, dị tật một hoặc vài cơ quan cấu tạo cơ thể, dẫn đến sai lệch trong phát triển chức năng, hành<br />
vi. Những trẻ như vậy được gọi là TKT.<br />
TKT là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng<br />
hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động.<br />
Hiện nay, theo thống kê, điều tra của xã hội thì số lượng TKT chiếm tỉ lệ ngày càng cao, trẻ<br />
mắc dị tật và mức độ dị tật khác nhau đòi hỏi sự nghiên cứu, chăm sóc, giáo dục và trị liệu theo<br />
chương trình phù hợp ngay từ bậc mầm non của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, tâm<br />
lí, y tế, xã hội... Đồng thời cần có những hình thức tuyên truyền, vận động để cộng đồng, xã hội<br />
chia sẻ, giúp đỡ đối với TKT, gia đình TKT, môi trường giáo dục TKT nhằm giúp các em nhanh<br />
chóng hòa nhập cộng đồng, có một cuộc sống bình thường.<br />
* Các dạng khuyết tật<br />
Dựa trên các nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục hòa nhập TKT, có thể khái quát các dạng<br />
khuyết tật sau:<br />
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn đến chậm<br />
phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp; Khuyết tật thính giác có thể mất khả<br />
năng nghe hoàn toàn, mất một phần hay còn gọi là các mức độ suy giảm thính lực, nếu sự suy giảm<br />
thính lực của cơ quan thính giác xảy ra sớm, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, khả năng tiếp<br />
nhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt, dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức, tư<br />
duy. Bên cạnh đó, có thể bị các bạn phân biệt, kì thị dối xử dẫn tâm lí đến ức chế, tự ti, mặc cảm ở<br />
trẻ khiếm thính.<br />
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mù hay nhìn<br />
kém; Khuyết tật thị giác có thể không nhìn thấy hoàn toàn hay không nhìn thấy một phần của đối<br />
tượng, sự vật. Nếu sự suy giảm thị lực của cơ quan thị giác xảy ra sớm, sẽ hạn chế, cản trở quá<br />
trình tiếp nhận thông tin qua thị giác, dẫn đến trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường.<br />
- Khuyết tật trí tuệ (trẻ chậm phát triển trí tuệ): Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không<br />
thích nghi với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành, khó<br />
chữa trị. Để xác định được TKT trí tuệ một cách thuận lợi, các chuyên gia giáo dục trẻ chậm phát<br />
triển trí tuệ ở nước ta đã đưa ra một số dấu hiệu nhận biết TKT trí tuệ thuộc 4 lĩnh vực sau:<br />
1) Thể chất: Một số trẻ có hình thể không cân đối, ánh mắt và nét mặt khờ dại, khả năng<br />
phối hợp tay - mắt kém,...;<br />
2) Nhận thức: Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài, tiếp thu chậm nhưng hay quên (nhớ<br />
chậm quên nhanh), khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ<br />
thông, nhất là các môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng, lôgíc;<br />
3) Ngôn ngữ nói: Vốn từ ít, chậm nói, chỉ sử dụng ở mức độ hết sức hạn chế, nói không rõ,<br />
không thích hợp trong hoàn cảnh;<br />
4) Hành vi, tính cách: Kém hoặc thiếu một số kĩ năng sống đơn giản; kĩ năng tự phục vụ, kĩ<br />
năng sống ở gia đình, biểu hiện xúc cảm, tình cảm phức tạp và nhiều trẻ có hành vi bất thường,...<br />
- Khuyết tật ngôn ngữ: Do bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn<br />
thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp.<br />
Do ảnh hưởng của cơ quan tiếp nhận, chỉ huy ngôn ngữ nên dẫn đến TKT ngôn ngữ bị suy<br />
giảm, thiếu hụt, hạn chế các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp dẫn đến các em gặp không ít khó<br />
khăn trong các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi, khó hòa nhập với môi trường nếu không<br />
<br />
67<br />
Nguyễn Thị Hà Lan<br />
<br />
<br />
được phát hiện và can thiệp sớm, kịp thời.<br />
- Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động như tay chân, cột sống gây<br />
khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng. Khuyết tật vận động nếu được can<br />
thiệp và trị liệu hợp lí, kết hợp với sự nỗ lực tập luyện của trẻ sẽ có sự chuyển biến tích cực thông<br />
qua các bài tập có sự hướng dẫn trợ giúp của bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng, vật lí trị liệu.<br />
Các bài tập dành cho TKT vận động bào gồm: Tập vận động cơ bản, tập vận động tay và chân, tập<br />
ở tư thế nằm, tập ngồi thăng bằng, tập đi và đứng, tập phục vụ bản thân...<br />
- Đa tật: Trên 1 tật có 2 hay nhiều loại khuyết tật. Với những dị tật và suy giảm chức năng<br />
của các cơ quan cấu tạo cơ thể dẫn đến TKT sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các nội<br />
dung chăm sóc, giáo dục đồng thời ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch chăm<br />
sóc giáo dục trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non.<br />
2.1.2. Giáo dục trẻ khuyết tật<br />
Giáo dục TKT có các hình thức sau:<br />
* Giáo dục chuyên biệt TKT: Là giáo dục trẻ có cùng dạng, mức độ khuyết tật tại cơ sở giáo<br />
dục riêng, theo chương trình chuyên biệt.<br />
Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt TKT gồm: 1) Mục tiêu nhân đạo: TKT là đối tượng được<br />
trợ giúp của các tấm lòng hảo tâm, từ thiện, là đối tượng cần nhận được tình yêu thương của cộng<br />
đồng và xã hội; 2) Mục tiêu chăm sóc, giáo dục: TKT là đối tượng của quá trình can thiệp, phục<br />
hồi chức năng thông qua các phương pháp, phương tiện giáo dục đặc thù; 3) Mục tiêu phát triển:<br />
Phát triển các kĩ năng đặc thù, phát triển nhân cách cho TKT.<br />
* Giáo dục hội nhập: Là hình thức giáo dục TKT theo chương trình chuyên biệt đồng<br />
thời tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, giao lưu xã hội với các bạn bình thường và với<br />
cộng đồng.<br />
Theo Ture Johnson [4;35], có bốn mức độ hội nhập như sau: 1) Hội nhập về thể chất: Trẻ<br />
bình thường và TKT được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau ở một địa điểm trong một<br />
thời gian nhất định; 2) Hội nhập về chức năng: Trẻ bình thường và TKT được tham gia cùng nhau<br />
trong một số hoạt động như thể thao, vẽ, âm nhạc,...; 3) Hội nhập xã hội: Trẻ bình thường và TKT<br />
cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung<br />
và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ; 4) Hội nhập hoàn toàn: Trẻ bình thường<br />
và TKT cùng học theo một chương trình cứng bắt buộc. Như vậy, giáo dục hội nhập, về bản chất<br />
vẫn dựa vào quan điểm y tế tức là tiến hành chăm sóc, và phục hồi chức năng là mục tiêu chủ yếu<br />
đối với TKT.<br />
* Giáo dục hòa nhập TKT<br />
Hội nghị Thế giới về quyền giáo dục đặc biệt UNESCO năm 1994 đã đưa ra quan điểm về<br />
Giáo dục hòa nhập, đó là giáo dục cho tất cả trẻ em không kể trẻ đó là ai, có khuyết tật hay không,<br />
giàu hay nghèo, thuộc nền văn hoá nào, đảm bảo mọi trẻ em đều được đáp ứng nhu cầu của mình<br />
trong trường học. Đồng thời, Giáo dục hòa nhập được xác định là con đường chủ yếu để thực hiện<br />
quyền giáo dục, nhất là quyền giáo dục đặc biệt của trẻ em.<br />
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó TKT cùng học với trẻ em bình thường,<br />
trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống [7;67].<br />
Mục tiêu GDHN TKT ở nước ta [4;40] bao gồm: 1) Đảm bảo cho TKT hưởng những quyền<br />
<br />
68<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non...<br />
<br />
<br />
giáo dục cơ bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội cống<br />
hiến; 2) Phát triển toàn diện các mặt cho TKT, bao gồm: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và khả<br />
năng lao động. Phát triển kiến thức, kĩ năng văn hóa xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hoà<br />
nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi; 3) TKT có cơ hội hòa nhập vào môi trường giáo dục bình thường,<br />
phát triển hài hòa và tối đa những khả năng còn lại để hình thành, phát triển nhân cách.<br />
Những năm gần đây, do số lượng TKTT ngày một tăng nên trên địa bàn thành phố Thanh<br />
Hóa, các trường mầm non đã và đang chủ yếu thực hiện hình thức giáo dục hòa nhập TKT, các<br />
TKT đều được học hòa nhập cùng các trẻ khác. Một số trường có thêm hình thức Giáo dục hội<br />
nhập. Xét về mặt xã hội có ưu điểm giúp TKT không bị phân biệt, kì thị trong mắt bạn bè, những<br />
người xung quanh. Tuy nhiên, về mặt giáo dục, TKT sẽ không có nhiều điều kiện, môi trường tiếp<br />
nhận những tác động chuyên biệt, cụ thể với đặc điểm dị tật của mình, khó có thể học tập, hoạt<br />
động một cách hoàn toàn với các trẻ bình thường khác. Một số trường mầm non tư thục mở một,<br />
vài lớp dành cho TKT (trường chuyên biệt). Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng yêu<br />
cầu giáo dục TKT về các phương diện giáo dục, xã hội, quản lí... Trong khi đó, một số trường mầm<br />
non lại gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên có chuyên ngành Giáo dục đặc biệt<br />
(không có giáo viên, không có chỉ tiêu...). Vì vậy, phần lớn là các giáo viên mầm non phải tự học<br />
tập, bồi dưỡng các chuyên đề về Giáo dục hòa nhập để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục TKT<br />
trong lớp học hòa nhập. Một số trường kí hợp đồng với một vài giáo viên có chuyên môn về Giáo<br />
dục đặc biệt để họ tác động, can thiệp cho trẻ sau các giờ học tại lớp (thời gian thường là 45-50<br />
phút). Trong khi đó, số lượng TKT với các hình thức và mức độ khác nhau trên địa bàn Thành phố<br />
không phải ít. Do vậy, cần có những biện pháp thực sự khả thi, chuyên nghiệp để thực hiện hiệu<br />
quả công tác chăm sóc, giáo dục TKT, phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng<br />
cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giáo<br />
dục mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa.<br />
<br />
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành<br />
phố Thanh Hóa<br />
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có khoảng gần 100 trường mầm non công lập<br />
và tư thục. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành<br />
được các trường mầm non thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Tuy nhiên thực tế xã hội hiện đại<br />
ngày nay dẫn đến số lượng TKT ngày càng nhiều. Với những suy nghĩ, nhận thức cũng như tình<br />
cảm của các bậc phụ huynh, họ luôn mong muốn con em của mình được chăm sóc, nuôi dưỡng<br />
và giáo dục cùng các bạn bình thường tại các lớp học bình thường. Thậm chí, nhiều TKT bị dị tật<br />
rất nặng, giáo viên và quản lí nhà trường tư vấn, hướng dẫn để phụ huynh nhận thức đúng và đưa<br />
con em họ học ở các trường, lớp chuyên biệt nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, nhất trí. Đó là<br />
một thực tế luôn thách thức đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong tình hình hiện nay.<br />
Vì vậy, cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa công tác giáo dục TKT tại các<br />
trường mầm non, đảm bảo cho TKT được tham gia các lớp học hòa nhập, được hưởng quyền và<br />
lợi ích chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ, hiệu quả đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc<br />
thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
69<br />
Nguyễn Thị Hà Lan<br />
<br />
<br />
2.2.1. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật<br />
Đây là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc, giáo dục TKT.<br />
Giáo viên, cán bộ quản lí trường mầm non cần phát hiện sớm tình trạng khuyết tật của trẻ khi thấy<br />
những biểu hiện phát triển không bình thường (trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ). Cần trao<br />
đổi, tư vấn để phụ huynh cho trẻ đi khám bác sĩ, chuyên gia tâm lí... để sớm phát hiện và điều trị<br />
kịp thời. Việc can thiệp sớm còn giúp hạn chế, ngăn ngừa tối đa những tác hại của khuyết tật, tạo<br />
điều kiện kích thích sự phát triển tối đa cho TKT, chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hoạt động và<br />
phát triển lành mạnh trong môi trường giáo dục mầm non, giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động<br />
tại các lớp học hòa nhập, hình thành và phát triển nhân cách hài hòa.<br />
Can thiệp sớm được thực hiện hiện tại Trung tâm Can thiệp sớm, trường Mầm non, Bệnh<br />
viện Nhi và gia đình. Trong đó, trường mầm non và đội ngũ giáo viên mầm non đóng vai trò hết<br />
sức quan trọng để thực hiện quá trình, lộ trình can thiệp sớm cho TKT cùng với sự trợ giúp của gia<br />
đình và nhân viên y tế.<br />
Cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, can<br />
thiệp sớm cho TKT. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non có điều kiện tiếp<br />
xúc thường xuyên, trực tiếp với trẻ. Những biểu hiện khác thường của trẻ sẽ được giáo viên chú<br />
ý, theo dõi và phán đoán (khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp; khó khăn về nghe, khó khăn về nhìn;<br />
rối nhiễu một số hành vi...). Nếu được phát hiện và can thiệp sớm từ các giáo viên mầm non, phụ<br />
huynh sẽ nắm bắt kịp thời và đưa trẻ đi khám, phối hợp với các chuyên gia Giáo dục đặc biệt, bác<br />
sĩ, nhà giáo dục và các giáo viên mầm non để can thiệp, chăm sóc, giáo dục TKT phù hợp nhất có<br />
thể. Từ đó, giúp TKT có điều kiện, môi trường phát triển tốt nhất.<br />
Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của những tác động từ giáo viên, gia đình trẻ đối với<br />
việc phát triển nhân cách TKT nói chung, phát triển các kĩ năng xã hội cho TKT nói riêng. Những<br />
người giáo dục (giáo viên và cha mẹ trẻ) càng có những kiến thức, kĩ năng trong việc lựa chọn và<br />
thực hiện phương pháp giáo dục phù hợp thì học sinh khuyết tật có nhiều cơ hội được tiếp cận kĩ<br />
năng một cách đầy đủ và chính xác [3;54].<br />
Biện pháp này đã được thực hiện ở một số trường mầm non Thành phố Thanh Hóa nhưng<br />
hiệu quả chưa cao, lí do chưa có đội ngũ các chuyên gia được đào tạo bài bản về Giáo dục đặc biệt,<br />
phần lớn là hợp đồng với các Giáo viên chuyên ngành Tâm lí - Giáo dục, Giáo dục mầm non... có<br />
tâm huyết và được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về Giáo dục đặc biệt để phối<br />
kết hợp với giáo viên mầm non trong việc phát hiện và can thiệp.<br />
Vấn đề là cần nhiều hơn nữa những giáo viên được đào tạo sâu về các lĩnh vực chuyên môn<br />
khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị, Tự kỉ...); cần nhiều hơn nữa các giáo viên mầm non vững vàng<br />
về chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhưng được bồi dưỡng, đào tạo thêm<br />
một số chuyên đề về giáo dục TKT để giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong lớp học hòa<br />
nhập đồng thời phối kết hợp với gia đình, với các chuyên gia Giáo dục đặc biệt phát hiện và can<br />
thiệp hợp lí cho TKT.<br />
2.2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các lớp học hòa nhập<br />
Lớp học hòa nhập: là lớp học bình thường có 1 - 2 TKT học cùng với trẻ bình thường cùng<br />
lứa tuổi tại nơi trẻ sinh sống và trong môi trường học tập bình thường. Tại lớp học hòa nhập, trẻ<br />
học chung chương trình, có sự hỗ trợ tích cực của giáo viên phụ trách, giáo viên chuyên biệt, nhóm<br />
<br />
<br />
70<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non...<br />
<br />
<br />
bạn bè hỗ trợ và gia đình TKT.<br />
Vì vậy, các trường mầm non cần có những biện pháp thúc đẩy giáo viên mầm non bồi dưỡng<br />
nâng cao nghiệp vụ giáo dục hòa nhập cho giáo viên mầm non để thực hiện chương trình, kế hoạch<br />
chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, đồng thời chú ý phát huy khả<br />
năng của TKT trong lớp học hòa nhập.<br />
Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT tại các trường MN, đội ngũ giáo viên mầm<br />
non cần được bồ dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục TKT, có thể tập trung một số kĩ năng cần<br />
thiết sau:<br />
* Kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan trong chăm sóc, giáo dục TKT<br />
Giáo viên mầm non cần có kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan trong giáo dục TKT nói<br />
riêng, trong lớp học hòa nhập nói chung. Các phương tiện trực quan có thể sử dụng gồm băng, đĩa,<br />
đài, tivi, tranh ảnh, mô hình... Sử dụng các phương tiện trực quan để cho trẻ nghe được âm thanh<br />
của các tiếng động với những cường độ khác nhau, giúp trẻ phân biệt được nhiểu âm thanh khác<br />
nhau ở môi trường xung quanh, dạy trẻ học hát, học múa, xem phim... Bên cạnh đó, phương tiện<br />
trực quan còn được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi<br />
giải trí. Trẻ có thể cùng hát, múa và vận động theo nhạc, đây cũng là phương tiện tạo cho trẻ sự<br />
hưng phấn, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể với bạn bè và mọi người xung<br />
quanh. Thông qua phương tiện trực quan hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ cảm thấy thích thú<br />
và điều đó cũng phát huy được trí tưởng tượng của trẻ, kích thích sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ,<br />
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng xã hội của TKT.<br />
* Sử dụng các hoạt động phát triển các kĩ năng cho TKT học hòa nhập<br />
Giáo dục hòa nhập cho trẻ tuổi mầm non đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và triển<br />
khai tại các cơ sở giáo dục mầm non trong những năm qua, nhằm tạo cơ hội cho TKT được tham<br />
gia hoạt động giáo dục, phát triển nhân cách. Tuy nhiên, để việc phát triển nhân cách cho TKT<br />
được hiệu quả trong các cơ sở giáo dục mầm non, bên cạnh việc thực hiện chương trình do Bộ giáo<br />
dục và Đào tạo quy định, đồi hỏi các giáo viên mầm non cần sưa tầm, tìm hiểu và sáng tạo nhiều<br />
hoạt động đặc thù, phù hợp với khả năng của TKT để giúp các em tham gia các hoạt động trong<br />
lớp học hòa nhập một cách hiệu quả.<br />
Các giáo viên có thể tham khảo các hoạt động tập trung vào 5 nhóm kĩ năng theo các lĩnh<br />
vực phát triển của trẻ em như sau [1]:<br />
- Các hoạt động phát triển thể chất (nhà thám hiểm, tập làm chú bộ đội...).<br />
- Các hoạt động phát triển nhận thức (tìm đồ vật, về đúng số nhà...).<br />
- Các hoạt động phát triển ngôn ngữ (cùng nhau vẽ tranh, ghép hình...).<br />
- Các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội (gọi điện thoại, âm thanh bé thích...).<br />
- Các hoạt động phát triển thẩm mĩ (nhảy múa theo nhạc, làm bể cá).<br />
Các hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển kĩ năng mà các nhóm TKT khác nhau thường gặp<br />
khó khăn trong từng lĩnh vực phát triển. Giáo viên mầm non cần căn cứ vào khả năng, nhu cầu cụ<br />
thể của TKT học hòa nhập để lựa chọn các hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng, tiềm năng<br />
của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
71<br />
Nguyễn Thị Hà Lan<br />
<br />
<br />
2.2.3. Xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn tại trường, lớp mầm non<br />
Giáo viên mầm non cần rèn luyện, giáo dục trẻ trong lớp học hòa nhập có thái độ đối xử,<br />
ứng xử nhân văn với TKT, xây dựng bầu không khí tâm lí tốt đẹp, ấm cúng trong lớp bằng cách<br />
luôn tỏ ra tôn trọng và đồng cảm với TKT để trẻ bình thường học tập. Tạo môi trường và khuyến<br />
khích TKT phát huy khả năng tự lập, tham gia các hoạt động theo nhu cầu và khả năng. Đặc biệt<br />
giáo viên phải thực sự yêu thương, gần gũi TKT, quan tâm, trò chuyện, chơi cùng TKT nếu có thể<br />
để giúp trẻ giải quyết các xung đột hoặc các khó khăn về tâm lí. Chú ý đến cách tương tác của trẻ<br />
với cô và bạn bè qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và thái độ. Hạn chế tối đa phê phán và kỉ luật TKT.<br />
Giáo viên cần có những chuẩn bị thận trọng về nội dung và phương thức giao tiếp với TKT. Bên<br />
cạnh đó, với những mức độ và loại dị tật của TKT mình phụ trách, giáo viên mầm non cũng cần<br />
có các biện pháp, tiên lượng để ngăn ngừa tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng<br />
của TKT. Giáo viên luôn quan tâm, để mắt đến TKT và nhắc nhở trẻ trong lớp cùng quan tâm đến<br />
TKT trong khả năng có thể.<br />
2.2.4. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo dục hòa nhập cho đội ngũ giáo viên trường<br />
mầm non<br />
TKT học tại các lớp học hòa nhập ở các trường mầm non ngày càng nhiều, mức độ dị tật và<br />
diễn biến bệnh phức tạp dẫn đến hạn chế sự hòa nhập, phát triển của trẻ trong môi trường lớp học<br />
hòa nhập. TKT rất cần sự quan tâm của gia đình, giáo viên mầm non và bạn bè cùng lớp để được<br />
hòa nhập, tham gia các hoạt động phong phú, hấp dẫn ở trường mầm non. Vì vậy, giáo viên mầm<br />
non là người có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của TKT. Để thực hiện tốt vai<br />
trò của mình, bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục mầm non, giáo viên mầm non cần được<br />
trang bị, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập để thực hiện tốt chức<br />
năng giáo dục TKT, tạo điều kiện, môi trường cũng như tác động giáo dục phù hợp với TKT để<br />
giúp các em phát triển lành mạnh, an toàn. Các cán bộ quản lí trường mầm non cần có kế hoạch<br />
cho giáo viên trường mình được tham gia các khóa tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo<br />
dục hòa nhập TKT do Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục mầm non, các trường Đại học, các Sở<br />
giáo dục, các khoa Giáo dục đặc biệt tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó, cần khuyến khích tinh thần<br />
tự học, tự nghiên cứu của giáo viên mầm non để tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng<br />
chăm sóc, giáo dục TKT trong các lớp học hòa nhập tại trường mầm non.<br />
2.2.5. Phối hợp nhiều cá nhân, tổ chức trong chăm sóc, giáo dục, điều trị, can thiệp<br />
Những người tham gia thực hiện can thiệp sớm giúp TKT gồm: Bác sĩ nhi khoa, bác sĩ<br />
chuyên khoa (thần kinh, tâm thần, phục hồi chức năng...), nhà xã hội học, nhà tâm lí học, nhà giáo<br />
dục, chuyên viên vật lí trị liệu, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ.<br />
Vì vậy, để công tác chăm sóc, giáo dục TKT trong các trường mầm non đạt hiệu quả, đòi<br />
hỏi các giáo viên mầm non cần chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân có chuyên<br />
môn về giáo dục TKT để cùng phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục TKT. Đặc<br />
biệt giáo viên mầm non cần tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn để giúp cha mẹ TKT có kiến thức, kĩ<br />
năng và thái độ đúng trong giáo dục TKT. Muốn vậy, cán bộ quản lí và giáo viên mầm non nên<br />
tổ chức các buổi trao đổi, phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục TKT ngay tại trường (định kì<br />
hoặc đột xuất), mời các tổ chức và cá nhân có chuyên môn về giáo dục TKT đến để trao đổi, chia<br />
sẻ, tư vấn cho gia đình, giáo viên trong góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT.<br />
<br />
72<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non...<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Chăm sóc và giáo dục TKT để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh,<br />
ổn định là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, giáo viên mầm non và trường mầm<br />
non là những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nặng nề và cao cả hơn bởi 6 năm đầu tiên của<br />
cuộc đời mỗi người có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát triển nhân cách sau này. Phát<br />
hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục TKT sớm và hiệu quả không chỉ nâng đỡ cuộc đời một con<br />
người mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của gia đình và xã hội. Với ý nghĩa cao cả đó, đòi<br />
hỏi, cán bộ quản lí và giáo viên trường mầm non cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với<br />
TKT, nâng cao nghiệp vụ giáo dục hòa nhập TKT để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục mầm<br />
non nói chung, mục tiêu, giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập nói riêng, góp phần nâng cao chất<br />
lượng giáo dục hòa nhập trong các trường mầm non hiện nay<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2010. 100 hoạt động phát triển kĩ năng cho trẻ khuyết tật tuổi mầm<br />
non học hòa nhập. Hà Nội<br />
[2] Nguyễn Xuân Hải, 2009. Giáo dục học trẻ khuyết tật. NXb Giáo dục Việt Nam<br />
[3] Đỗ Thị Thảo, 2014. Giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ khuyết tật trí tuệ<br />
nhẹ 4-5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập. Tạp chí giáo dục (số đặc biệt), tr. 53-55.<br />
[4] Nguyễn Thị Thân Thủy, 2012, Sử dụng phương tiện trực quan trong tổ chức dạy học hòa<br />
nhập môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 có trẻ khuyết tật trí tuệ, khu vực miền núi phía Bắc.<br />
Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[5] Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, 2009. Hướng dẫn tổ chức thực hiện<br />
chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Mục, Lê Văn Tạc, 2006. Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam -<br />
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục.<br />
[7] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương về giáo dục trẻ khuyết tật<br />
trí tuệ. Nxb Đại học Sư Phạm.<br />
[8] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Phạm Thị Bền, Đỗ Thị Thảo, 2011. Nhập môn Giáo dục<br />
đặc biệt. Nxb Giáo dục.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Improving the quality of education for disabled kids in preschools in Thanh Hoa city<br />
<br />
Taking care of and educating disabled kids (DKs) is considered a duty by many<br />
governments in the world. At preschools, taking care of and educating disabled kids is not<br />
just a duty but is also an objective of every educational manager and educator as they seek to<br />
harmoniously develop the body and mind for maximum personality development. This article<br />
analyzes concepts that are of concern to DKs and educators of DKs and then suggests ways to<br />
improve the quality of education for DKs in some preschools and kindergartens in the city of<br />
Thanh Hoa.<br />
Keywords: Disabled kids, preschool and kindergarten education, caring, educating.<br />
<br />
73<br />