intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trường dân tộc nội trú

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trường dân tộc nội trú" xác định được những yêu cầu đặt ra cho việc giáo dục hiện nay và các giải pháp để tăng cường, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trường dân tộc nội trú

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Vi Thị Thu Hồng Trường THPT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Nghệ An Trường THPT Dân tộc nội trú là một môi trường giáo dục đặc biệt, bởi 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhiều em lần đầu tiên xa nhà, tư tưởng dễ lung lay, dao động. Một số em lại không xác định được động cơ, thái độ học tập hoặc hành vi, cư xử chưa đúng mực… Vì vậy việc giáo dục tư tưởng, đạo đức giúp các em hòa nhập nhanh chóng và xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nước ta là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản…” như Luật Giáo dục đã khẳng định. Trong những năm vừa qua, các trường Dân tộc nội trú ở Nghệ An nói chung và trường THPT DTNT tỉnh nói riêng đã rất chú trọng đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều đứng trước thực trạng là một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định được học để làm gì, học như thế nào? Có nhiều học sinh coi việc học là do gia đình yêu cầu nên động cơ học tập chưa rõ ràng.Các em đa phần đều là con em dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn nên trong giao tiếp còn vụng về, ngại tiếp xúc, mặc cảm, tự ti hoặc tùy tiện, bổ bã, kỹ năng ứng xử hạn chế. Hầu hết các trường đều tồn tại những hiện tượng như lính buổi mai cai lính buổi chiều, gây gổ, xích mích lẫn nhau, kỳ thị dân tộc, lôi bè kéo cánh gây mất đoàn kết trong trường… Nguyên nhân cơ bản của những hiện tượng trên chủ yếu là do ý thức của học sinh chưa cao, kỷ cương, nề nếp của nhà trường chưa được các em thực hiện nghiêm túc, nhà trường thiếu những giải pháp cụ thể trong việc nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh, kỷ luật của nhà trường chưa thật nghiêm minh, chưa có tính răn đe. Và cũng một phần lớn là do sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh còn rất hạn chế, phụ huynh hoàn toàn giao phó trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường… Thực trạng trên cũng chứng tỏ vai trò xung kích của Đoàn TNCSHCM trong nhà trường chưa cao, nhà trường chưa thực sự 207
  2. chú trọng đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, chưa tạo ra được những sân chơi lành mạnh cho các em… Tuy nhiên, những hạn chế trên gần như đã được khắc phục hoàn toàn ở trường THPT DTNT tỉnh. Ở ngôi trường này, gần 600 em học sinh yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như anh em một nhà. Các em tự giác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt, tự giác xây dựng khu ký túc xá và trường học xanh-sạch- đẹp. Quan trọng hơn, các em đã xác định được động cơ, mục đích học tập của mình và được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm chủ bản thân…Chính nhờ vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua không ngừng được nâng cao với hơn 70% học sinh tham dự đạt HSG cấp tỉnh, 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, hơn 80% học sinh lớp 12 đỗ vào các trường ĐH, dự bị ĐH trong đó có một em được UBND tỉnh vinh danh, 7 em được UBND tỉnh tuyên dương về đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia. Từ thực trạng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh ở các trường Dân tộc nội trú và thực tế của trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh, chúng tôi nhận thấy, để tăng cường, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, cần xác định rõ những yêu cầu sau: - Phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách cho học sinh theo phương châm” mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. - Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục tư tưởng, đạo đức dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động. - Tổ chức nhiều hoạt dộng tập thể, nhiều sân chơi lành mạnh cho học sinh ở tất cả các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, TDTT, giao lưu. - Tích cực xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. - Tích cực đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học 208
  3. sinh. Nâng cao vai trò của hội CMHS trong việc phối hợp quản lý và giáo dục học sinh ngoài nhà trường. Trong rất nhiều giải pháp ấy, chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh đến vai trò của người giáo viên. Ở trường Dân tộc nội trú, các em phải xa gia đình, xa bố mẹ về ăn ở, học tập chung dưới một mái trường nên phương châm của các trường nội trú là “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”. Vì vậy các thầy cô giáo không đơn thuần chỉ là người thầy dạy chữ mà còn là người cha, người mẹ chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các em. Cũng vì vậy, người giáo viên đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Để thực hiện tốt vai trò này, các thầy cô giáo ở các trường DTNT cần: Thứ nhất: Thầy cô phải là người cha, người mẹ, yêu thương học sinh thật lòng, luôn xem các em như là những đứa con của mình. Bởi khi chúng ta yêu thương các em thật lòng thì hạt mầm yêu thương cũng sẽ nảy nở trong các em, từ đó các em sẽ sống có trách nhiệm hơn, bao dung, nhân ái hơn… Thứ hai: Thầy cô phải thật sự quan tâm, sâu sát, gần gũi với học sinh để hiểu được đặc điểm tính cách riêng của từng dân tộc, hoàn cảnh gia đình, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc cũng như mong muốn, ước mơ của các em. Để làm được điều này người giáo viên cần tế nhị, khôn khéo. Hiểu được học sinh để đồng cảm, chia sẻ và cảm hóa các em từ đó phân tích, giải thích, giáo dục các em, chấn chỉnh những suy nghĩ, hành động lệch lạc và tiếp lửa cho những ước mơ, hoài bão của các em. Thứ ba: Thầy cô phải thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, bởi như Bác Hồ đã nói” một tấm gương sống còn có giá trị hơn mười bài diễn văn tuyên truyền”. Vì vậy, người giáo viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất, đạo đức nhà giáo, sống lành mạnh, trong sáng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn tạo cho mình một tâm thế năng động, sáng tạo. Thứ tư: Thầy cô giáo phải thay đổi cách thức lên lớp bằng cách đa dạng hóa các hoạt động dạy học, giáo dục. Đối với mỗi giờ dạy, giáo viên càng tạo được nhiều hoạt động sinh động, thú vị và khơi dậy được sự hứng thú, yêu thích môn học ở các em càng nhiều càng có khả năng giáo dục lớn. Bởi vì thông qua các tổ chức hoạt động, chúng ta sẽ dạy cho học sinh về tư duy sáng tạo, về cách 209
  4. tổ chức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật…Đồng thời, cùng với những đơn vị kiến thức cụ thể chúng ta lồng ghép, liên hệ đến những bài học về nhân sinh, cuộc sống giáo dục cho các em những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Đặc biệt đối với những giờ sinh hoạt chủ nhiệm, thay vì cách thức sinh hoạt truyền thống mang tính hành chính, giáo viên chủ nhiệm nên đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, sinh hoạt theo chủ đề từng tuần, từng tháng để học sinh có dịp nói lên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình, được thể hiện những thế mạnh, sở trường cũng như những kỹ năng của bản thân. Qua đó giúp giáo viên hiểu hơn về các em, để kịp thời điều chỉnh phương pháp giáo dục của bản thân và điều chỉnh những suy nghĩ, quan diểm chưa đúng của các em, khuyến khích những suy nghĩ, việc làm tích cực và nhân rộng trong lớp, trong trường. Lứa tuổi THPT là lứa tuổi cuối của tuổi vị thanh niên. Đây là thời kỳ phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý, thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn nên tâm lý của các em không ổn định, tính cách cũng chưa được định hình rõ nét. Vì vậy giáo dục tư tưởng, đạo đức, định hướng nhân cách cho các em là một điều cực kỳ quan trọng. Điều đó lại càng quan trọng hơn đối với học sinh dân tộc thiểu số học tập ở các trường nội trú khi các em phải xa rời sự yêu thương, chỉ bảo trực tiếp từ cha mẹ.Để các em thực sự trở thành những người cán bộ dân tộc vừa hồng vừa chuyên trong tương lai cần phải có sự nổ lực cố gắng của toàn tập thể sư phạm nhà trường, sự chung tay góp sức của cộng đồng cũng như sự liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Yêu thương các em, biết lắng nghe, chia sẽ, hiểu được các em đó là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức ở các trường Dân tộc nội trú./. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2