Nâng cao chất lượng hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới
lượt xem 1
download
Bài viết tập trung làm rõ nguồn gốc của hoạt động từ thiện trong giáo lý của Phật giáo và những đóng góp không mệt mỏi của Phật giáo Việt nam với hoạt động này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao nhận thức của mọi người với công tác từ thiện, an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI THIẾU TÁ TRẦN ĐỨC HƯNG1* Tóm tắt: Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam xuất phát từ tinh thần “cứu khổ cứu nạn”, “tích đức hành thiện” của Phật giáo. Ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là từ thời Trần với Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, Phật giáo đã nhập thế vào nhân gian. Phật giáo phục vụ nhân gian với phương châm “phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Trong những năm qua, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò của mình với dân tộc, đất nước và có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, an sinh xã hội. Bài viết tập trung làm rõ nguồn gốc của hoạt động từ thiện trong giáo lý của Phật giáo và những đóng góp không mệt mỏi của Phật giáo Việt nam với hoạt động này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao nhận thức của mọi người với công tác từ thiện, an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Hoạt động từ thiện, Phật giáo, an sinh xã hội, Việt Nam. Đặt vấn đề Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Hoạt động “từ thiện” xuất phát từ đạo hạnh “Tâm từ bi”, đây là hoạt động không chỉ thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn mà còn biểu hiện chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Từ thiện xã hội là một nhu cầu tự thân, là chức năng xã hội, là truyền thống “hộ quốc, an dân”, “đồng hành cùng dân tộc”, là kết quả sinh động của việc thực hiện đường hướng hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo Việt Nam. Từ thiện xã hội là hoạt động thường xuyên, hàng ngày của Phật * Phó Đồn trưởng, Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang.
- 966 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... môn, là hoạt động thầm lặng, không phô trương nhưng đầy vinh quang và cao quý bởi nó đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo tăng ni, phật tử trên cả nước nên đã tạo thành phong trào có sức sống mãnh liệt, là nguồn cổ cũ cho phong trào “đại đoàn kết” của dân tộc. Và chính thành tựu từ hoạt động “thế tục” này còn góp phần làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết thông qua phân tích, tổng hợp các tài liệu, bài viết về hoạt động từ thiện xã hội và hệ thống hóa, khái quát hóa các báo cáo tổng kết về công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các năm để phân tích số liệu, luận giải những vấn đề thực tiễn, rút ra những nhận xét, đánh giá làm căn cứ cho bài viết. 1. Giá trị, ý nghĩa của đạo hạnh “tâm từ bi” - nguồn gốc của hoạt động từ thiện trong giáo lý nhà Phật Phật giáo là một tôn giáo của lòng từ bi và trí tuệ, luôn đề cao tư tưởng nhân ái, hướng đến một đời sống hòa đồng, tương trợ. Trong mối tương quan tương duyên mật thiết giữa người với người, đạo lý cuộc sống mà Phật giáo mang lại chính là đề cao lòng yêu thương, luôn khuyên răn con người làm việc thiện, tránh việc ác. Trên tinh thần đó, Phật giáo đề ra hạnh “bố thí”- là một đức hạnh cao quý thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ. Trong giáo lý của đức Phật, Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí. Ngoài ra, giáo lý Phật giáo cũng quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm). Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Theo nghĩa đen, “bố” là chia ra, bày ra còn “thí” là trao tặng, “bố thí” là đem năng lực vật chất như của cải, tiền bạc, vật chất của mình hiến dâng chia tặng cho người, bao gồm sự giúp đỡ những kẻ nghèo đói bệnh tật hoạn nạn, những người cần sự giúp đỡ về một phương diện nào đó (như hành động bố thí thức ăn, tiền bạc, vật dụng phẩm vật... Như vậy, ở đây theo nghĩa nhà Phật thì “bố thí” hiểu cho thật đúng nghĩa, đó không phải là sự ban ơn, ban phúc mà là chia sẻ nỗi đau với người khác, tạo điều kiện cho người khác vượt qua khó khăn và xây dựng một cuộc sống an vui. Thực hành hạnh bố thí chính là thực hành làm điều thiện, làm điều thiện
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 967 giúp cho tình cảm con người hướng về cuộc sống chung quanh, hòa đồng với mọi người, tích phúc theo lời Phật dạy. Hành động từ thiện có ý nghĩa quan trọng luôn được Đức Phật quan tâm và truyền dạy cho các đệ tử, môn đồ của mình. Khi giảng về nhân duyên, Đức Phật cho rằng hết thảy chúng sinh trong đời này đều co thể nhân duyên hòa hợp, nương tựa vào nhau, đồng thời lấy tư tưởng “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” và “đồng thể cộng sinh” làm cơ sở để thúc đẩy, phát triển hoạt động từ thiện xã hội. Trong Kinh Phật thuyết chư đức phước điển còn lưu lời dạy của Đức Phật về bảy pháp bố thí rộng rãi để tăng trưởng công đức phước báo, là nền tảng để thiết lập cái chung cho cộng đồng xã hội: Một là, xây dựng chùa pháp, phòng tăng, lầu các; hai là, dựng lập vườn cây ăn trái, bể tắm, cây cối mát mẻ; ba là, thường bố thí thuốc thang, chữa bệnh cứu giúp những chúng sinh tật bệnh; bốn là, đóng thuyền bền chắc, đón đưa nhân dân qua sông; năm là, lắp đặt cầu cống, giúp đỡ người già yếu; sáu là, đào giếng gần đường, giúp người khát nước được uống; bảy là, làm nhà vệ sinh, thí cho chỗ tiện lợi. Đấy là bảy việc được phước Phạm Thiên. Có thể thấy, bảy pháp bố thí tạo phước của Đức Phật đã thể hiện rõ “Tâm từ bi”, lòng luôn trắc ẩn vì nhân sinh, muốn đem những ân huệ được khởi từ tâm để ban niềm vui, an lạc, phước lành cho chúng sinh. Như vậy, với tinh thần “nhân sinh”, từ thiện xã hội của Đức Phật đã được các chư tăng hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư và tín đồ Phật giáo luôn quán triệt và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo không ngừng coi trọng và phát huy tính tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo vào trong đời sống xã hội. Bởi đến với những người đang khốn khổ và chia sẻ nỗi bất hạnh với họ chính là con đường mà Phật giáo lựa chọn. Công việc cụ thể hóa của từ thiện là thực hành bố thí, xuất phát từ bốn tâm vô lượng trong giáo lý Phật giáo. Đây là hoạt động mang tính “nhập thế” của Phật giáo và cũng chính là nguồn gốc sâu xa của hoạt động từ thiện trong giáo lý của Phật giáo hiện nay. 2. Sự đồng hành, gắn bó và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với hoạt động từ thiện xã hội và quá trình xây dựng, phát triển đất nước Trải qua chặng đường gần 40 năm từ ngày thành lập đến nay với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và triết lý vì con người hạnh phúc, an lạc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát huy vai trò, sức mạnh của mình đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử cả nước sống trong chánh tín để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào đời sống thực tiễn. Tích cực triển khai các hoạt
- 968 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... động cứu khổ độ sinh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo nên nét đẹp văn hóa, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Từ thiện xã hội tuy là hoạt động tinh thần nhưng lại là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm góp phần chia sẻ những khó khăn đối với đồng bào nghèo đang cần sự giúp đỡ, đồng thời thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật và đạo lý tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Những hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo mang đến cho con người sự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, đồng thời cũng là một niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai được tiếp cận, thụ hưởng. Cùng với nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hỗ trợ người dân, góp phần lớn cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, thời đại toàn cầu hóa đã và đang mở ra cho Việt Nam cơ hội lớn để hội nhập và phát triển. Nó tạo điều kiện để chúng ta mở mang các mối quan hệ hợp tác quốc tế, kết nối với các quốc gia phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những thách thức cho đất nước, tạo ra những biến động lớn về kinh tế, xã hội. Chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước khác, đưa đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Vì vậy, công tác từ thiện xã hội, giúp ích cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là hết sức cần thiết và ngày càng trở lên cấp bách trong xã hội hiện nay. Trước bối cảnh đó, Phật giáo với hoạt động nhập thế tích cực thông qua các hoạt động từ thiện xã hội đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần với Nhà nước trong việc thực hiện an sinh và bảo đảm công bằng xã hội. Đây cũng là cơ duyên để Phật giáo Việt Nam khẳng định vai trò đồng hành và gắn bó cùng dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ qua những đóng góp của giáo hội trong công tác từ thiện xã hội. Ngày càng có nhiều Tăng, ni, phật tử đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào vấn đề này. Đúng như tôn chỉ của Đức Phật “đường tu bố thí đứng đầu”, các tăng ni Phật giáo cùng các mạnh thường quân đã tích cực đồng hành, thực hiện được nhiều chương trình, hành động thiết thực, đem lại lợi lạc cho cộng đồng chúng sanh. Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Từ thiện xã hội đã nỗ lực hoàn thành các mặt công tác Phật sự từ việc cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, tặng học bổng, trao tặng nhà tình thương, tình nghĩa, đại đoàn kết, tặng xe đạp, xe lăn, xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, chương trình đem lại ánh sáng cho người bị đục thủy tinh thể, dạy nghề miễn phí, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ phẫu thuật tim, phẫu thuật mắt, ủng hộ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng,
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 969 nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, bếp ăn từ thiện, v.v… cho đến công tác vận động và cứu trợ đồng bào Việt kiều, đồng bào nghèo tại một số tỉnh của Vương quốc Campuchia; đồng bào bị thiên tai tại Nepal và các công tác từ thiện khác. Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động phi lợi nhuận, mang tính nhân văn cao cả nên được sự ủng hộ tích cực của xã hội, các nhà hảo tâm, là sự đóng góp tích cực của Phật giáo vào đời sống văn hóa, đạo đức xã hội. Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn mang màu sắc dân tộc Việt Nam rõ rệt, đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc. Trong xu thế hội nhập với dân tộc Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do Đảng và Nhà nước ta phát động. Các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam càng làm tinh thần đoàn kết của dân tộc gắn bó hơn, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy các giá trị tốt đẹp, nhân văn, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách con người trong xã hội. Sự biến đổi về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ở nước ta sau đổi mới có thể nhận thấy rõ tư tưởng đồng hành cùng dân tộc và hoạt động tôn giáo trong khuân khổ của Hiến pháp và Pháp luật, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện xã hội hóa công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần giảm gánh nặng về chi nhân sách của Nhà nước trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau, trong đó tập trung là người khuyết tật, tâm thần, trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn, người nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân bị bạo lực, bạo hành… và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở bậc học mầm non. Các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho thấy Phật giáo đang tham gia tích cực vào các chương trình mục tiêu quốc gia: xóa đói giảm nghèo; xây nhà tình thương; xóa nhà tranh, vách đất, nhà tạm cho hộ nghèo; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; khuyến học… đây là những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã được các tôn giáo hưởng ứng và thực hiện tốt trong nhiều năm qua. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực của cuộc sống và một trong những khía cạnh nổi bật nhất chính là công tác từ thiện xã hội. Có thể thấy, những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động từ thiện vẫn diễn ra đều đặn từng tháng, từng năm ở khắp các địa
- 970 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... phương trên cả nước. Những đóng góp đó trong những năm qua là vì “cái tâm” nên rất “thầm lặng”, nó không được quảng bá trên báo, đài nhưng luôn nổi bật và tạo được những hình ảnh từ bi của Phật giáo trong xã hội với những thành tựu to lớn. Từ thiện chỉ là một trong muôn việc mà Phật giáo đóng góp cho cộng đồng nhưng nó đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chính sách xã hội hóa công tác từ thiện, bảo đảm an sinh xã hội, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước phát động. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác từ thiện. Hoạt động từ thiện thường được nhiều người hiểu một cách đơn giản là đem quà cứu trợ đến cho người nghèo, hoặc người dân gặp thiên tai mà chưa đem lại sự thay đổi tận gốc rễ. Vì vậy, cần phải xây dựng nhiều hình thức từ thiện giúp người dân khắc phục tư tưởng thụ động, chờ đợi được nhận quà như khuyến khích người dân tham gia sản xuất nhằm có vốn tích lũy, giúp nhau sản xuất, làm ăn kinh tế. Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về những tập thể, cá nhân tích cực, điển hình khi tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo. Việc tuyên truyền tấm gương tích cực điển hình tránh hình thức và phải kịp thời truyền tải qua phương tiện tuyền thông (báo chí, internet; phát thanh, truyền hình…) hoặc tổ chức gặp mặt nói chuyện về kinh nghiệm hiệu quả những hoạt động tham gia của tăng, ni, phật tử. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải chú ý rằng hoạt động từ thiện cũng là một lĩnh vực dễ lợi dụng cho việc quảng bá cho các cá nhân và tổ chức, nên cần có sự quan tâm và phối hợp quản lý chặt chẽ của Giáo hội cũng như chính quyền các cấp, các ngành chức năng để hoạt động từ thiện xã hội có thể đi đúng hướng. Bên cạnh đó công tác quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn của các cơ sở; phương thức liên hệ, phối hợp giữa người điều hành cơ sở với chính quyền và các ngành chức năng liên quan ở địa phương cũng phải có sự nhuần nhuyễn bảo đảm cho cơ sở hoạt động đúng quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết những vướng mắc xảy ra. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội; công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Cùng với những đợt cứu trợ, giúp đỡ giải quyết những khó khăn đột xuất của người dân như thiên tai, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt hằng ngày của người nghèo... Ban Từ thiện Xã hội của Giáo hội cần nghiên cứu quy hoạch mạng lưới trung tâm hoạt động xã hội của Nhà nước
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 971 để xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng các trung tâm công tác xã hội theo từng lĩnh vực để tránh sự thiếu đồng bộ, chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu quả tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thứ ba, xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong hoạt động từ thiện tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” hoặc thụ động chờ đợi, tất cả cũng chỉ nhằm huy động tối đa sức mạnh của tập thể tăng, ni, Phật tử. Cần có sự thống nhất về tổ chức, về mặt chủ trương và cách thức hoạt động để có thể phát huy được các nguồn lực xã hội, giúp Ban Từ thiện Trung ương sẽ giúp tập trung tối đa nhân tài, vật lực để xây dựng một số cơ sở từ thiện hiện đại (bệnh viện, trường học, cô nhi viện), góp phần giúp đỡ những đối tượng khó khăn trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo cho một số bộ phận nhân dân, tiến tới một đời sống cao hơn, làm tiền đề cho đất nước hội nhập và phát triển. Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ làm công tác từ thiện xã hội. Các tăng, ni, phật tử và cơ sở làm công tác từ thiện xã hội phải được đào tạo nghiệp vụ. Để làm được việc này Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần kết hợp với một số cơ sở đào tạo mở những lớp chuyên đề chuyên sâu nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về: bảo trợ xã hội; trợ giúp xã hội; người già neo đơn và trẻ em mồ côi; chính sách giảm nghèo;… Có được sự tập huấn sẽ giúp cho đội ngũ tăng, ni và phật tử trong Ban Từ thiện xã hội hình thành được những kĩ năng khi tiếp cận, triển khai các chương trình từ thiện mà Giáo hội thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, Giáo hội cũng cần quy hoạch đào tạo nhân sự cho ngành từ thiện để người làm công việc này có kiến thức chuyên môn về công tác xã hội, công tác quản lý, để họ đề ra dự án có căn cứ, có tính thuyết phục và thiết thực phục vụ lợi ích của Phật giáo và dân nghèo. 4. Kết luận Trong nhiều hoạt động “thế tục” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ thiện đã thể hiện tinh thần từ bi, hỷ xả của đạo Phật và đạo lý tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam; hoạt động này cũng đã xác định đúng hướng đi và bám sát tôn chỉ, mục đích đề ra của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm huy động nguồn lực xã hội để tăng cường sự quan tâm đối với các đối tượng bất hạnh trong xã hội. Công tác từ thiện của Phật giáo với mục tiêu cao cả hành thiện, cứu khổ là một trong những thể hiện của truyền thống “hộ quốc, an dân”, mang ý nghĩa sâu sắc gắn kết đạo - đời trong quá trình “nhập thế” của Phật giáo, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác từ thiện
- 972 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... để cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo phát triển cộng đồng, xây dựng cuộc sống an lạc cho nhân dân. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Hoàng Văn Chung và Phạm Thị Chuyền (2016), “Giáo dục về đạo đức và lối sống Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”, số 3 (153), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. 2. Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Phật giáo với văn hóa xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Dương Quang Điện (2016), “Hoạt động từ thiên xã hội của Phật giáo Việt Nam”, số 10 (107), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tr. 88-92. 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2017), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hà Nội. 5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2018, Ban từ Thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 6. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Chử Thị Kim Phương (2004), “Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam những năm gần đây”, số 5, Tạp chí Nghiên cứu Phật học. 7. Tùng thư Học viện Phật giáo Việt Nam (2014), Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 8. Đại sư Tinh Vân (2015), Phật giáo và thế tục, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học
7 p | 124 | 25
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
6 p | 61 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
15 p | 12 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học - mầm non trường Đại học Tân Trào
7 p | 29 | 4
-
Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Thực trạng và giải pháp của trường Đại học Hùng Vương
7 p | 31 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 59 | 4
-
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
3 p | 78 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp
5 p | 15 | 3
-
Tác động của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2017–2022 với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022–2027
15 p | 28 | 3
-
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đào tạo ngành giáo dục tiểu học chất lượng cao tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
10 p | 15 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghệ cho các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay
5 p | 60 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng số 4
8 p | 72 | 2
-
Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông nhìn từ góc độ dạy học ở trường sư phạm
6 p | 20 | 2
-
Vận dụng quan điểm Đại hội XIII của Đảng về chuyển đổi số nâng cao chất lượng hoạt động báo chí - truyền thông
7 p | 13 | 2
-
Một số biện pháp quản lí góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông hiện nay
9 p | 36 | 2
-
Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số tại Việt Nam hiện nay
9 p | 5 | 2
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng hoạt động đào tạo của Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Văn Lang
8 p | 6 | 2
-
Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay
5 p | 17 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn