intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:53

187
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại sở giao dịch nhđt & ptvn', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN

  1. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN
  2. MỤCLỤC Lời mởđầu .................................................................................................... 1 Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng ........................................................... 6 1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. .................................... 6 1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng. ...............................................................6 1.1.2. Các hình thức tín dụng. .......................................................................... 7 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động tín dụng. .........................................................7 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 8 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. ..................... 8 1.2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp............................................ 9 Chương 2:Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dich ngân hàng .......................................................... 20 đầu tư và phát triển Việt Nam ................................................................... 20 2.1. Tổng quan về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và SGD Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. .................................................................................... 20 2.1.1. Sơ lược hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. .. 20 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của SGD ........................................ 21 2.1.3. Kết quả kinh doanh. ............................................................................. 26 2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 28 2.2.2. Xếp loại khách hàng ............................................................................ 35 2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại SGD Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. .......................... 39 2.3.1. Những kết quảđạt được........................................................................ 39 2.3.2. Những khó khăn tồn tại: ...................................................................... 43 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại: ............................................................................ 44
  3. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.................................................................. 46 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của SGD Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. ......................................................................................... 46 3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính .......... 47 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin. .................. 47 3.2.2. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. ................................................ 48 3.2.3. Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phân tích thẩm định khách hàng vay vốn. ...................................................................................... 50 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. ...................................................................................... 50 3.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan. ................................................. 51 3.3.1. Kiến nghị với NHNN........................................................................... 51 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. ................................... 52 Kết luận....................................................................................................... 54
  4. LỜIMỞĐẦU Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là từ những thập niên 70 trở lại đây có nhiều thay đổi. Cùng với sự phát triể n như vũ bão của khoa học và công nghệ, kinh doanh ngân hàng đã có những bước phát triển mới. Với phương pháp công nghệ hiện đại ngân hàng đã tiếp cận các khoa học của mình với chi phí giao dịch thấp và cung cấp được nhiề u loại sản phẩm và dịch vụ tài chính hơn so với trước. Tuy nhiên, sự mở rộng hoạt động luôn tiề m ẩn những rủi ro, vì vậy cần phải có các biện pháp để hạ n chế và kiể m soát rủi ro. Một trong những biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng là việc thiết lập một quy trình tín dụng chặt chẽđể hướng dẫn nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan thực hiện việc cho vay nhằ m đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của các ngâ n hàng. Do đó, nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu tất yếu và mang tính thời sự cho các ngân hàng thương mại. Đối với NHĐT & PTVN, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động quan trọng bậc nhất. Trong thời gian qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động phân tích tài chính nói riêng. Mặc dù ngân hàng đã xây dựng được quy trình tài chính doanh nghiệp cụ thể nhưng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong đó vẫn còn hạn chế , chưa hoàn thiện, làm cho chất lượng tín dụng chưa cao. Vì vậy nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngân hàng. Qua quá trình thực tập tại NHĐT & PTVN và dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Hoàng Đình Chiến, cùng với sự giúp đỡân cần của các cô chú, anh chị tại SGD NHĐT & PTVN số 191 Bà Triệu em quyết định chọn đề tài :
  5. “Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN” Ngoài phần mởđầu và kết luận, kết cấu chuyên đề như sau: Chương 1:Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngâ n hàng ĐT & PT Việt Nam.
  6. CHƯƠNG 1 NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀPHÂNTÍCHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆPT RONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGNGÂNHÀNG 1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong quan hệ tài chính , tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệ m sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyể n dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Trong một quan hệ tài chính cụ thể , tín dụng là một giao dịch về tà i sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Trong một số ngữ cảnh cụ thể, thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Nếu xem xét tín dụng như một chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệ m hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
  7. 1.1.2. Các hình thức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng các nhà quản lý kinh tế thường dùng các chỉ tiêu sau để phân loại. - Căn cứ vào mục đích thì tín dụng gồm các loại : Cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay nông nghiệp, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân và cho thuê. - Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng được chia ra là m ba loại: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. - Căn cứ vào bảo đảm tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng không có bảo đảm và tín dụng có bảo đảm. 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động tín dụng. Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau. - Tài sản giao dịch quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồ m hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê tài chính. Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thùđó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi làđồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đãđược các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩ m kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhàở, văn phòng là m việc, máy móc thiết bị…). - Hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sởđể tin rằng ngườ i đi vay sẽ trảđúng hạn. Đây là yếu tố cơ bản trong quản trị tài chính. Trên thực tế một số nhân viên tín dụng khi xem xét duyệt cho vay không dựa trên cơ
  8. sởđánh giá mức độ tín nhiệ m về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. - Hoạt động tín dụng mang tính hoàn trả: Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thê m phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lã i suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạ m phát).Tuy nhiên vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại lệ nà y chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vôđiều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khếước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vôđiều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngâ n hàng. 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích tình hình tà i chính, người sử dụng thông tin có thểđánh giá tiềm năng, kết quả kinh doanh cũng như rủi ro hay triển vọng của doanh nghiệp. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, mối quan tâm của các ngân hàng thương mại chủ yếu thường hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy một mặt họ chúýđến số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh
  9. thành tiền để so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, các nhà ngân hàng còn chúý khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn trả các khoản cho vay dài hạn, chúýđến việc đảm bảo cơ cấu tài chính an toàn trong doanh nghiệp đểđề phòng rủi ro. 1.2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Căn cứ vào các cân bằng tài chính trên bảng CĐKT, ta có các chỉ tiêu: a) Vốn lưu động thường xuyên. Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạ n (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn. Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên có thểđược xác định theo hai cách sau: Cách 1: Vốn LĐTX = NV dài hạn - TS dài hạn Cách 2: Vốn LĐTX = TS ngắn hạn - NV ngắn hạn Ý nghĩa: - Nếu Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần NV dài hạn đầu tư cho TS ngắn hạn. Điều này mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định. - Nếu Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ NV dài hạn nhỏ hơ n TS dài hạn, chứng tỏ TS dài hạn được tài trợ bằng NV ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh vốn với cơ cấu vốn rất mạo hiể m. b) Nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu VLĐ là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
  10. Cách tính: Nhu cầu VLĐ = (TS kinh doanh & ngoài kinh doanh) - (Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh) Trong đó: Tài sản kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồ m: các khoả n phải thu, hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác. Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồm: Phải trả người bán, người mua ứng trước, thuế và các khoản phả i nộp. Ý nghĩa: - Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh lớn hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh, thể hiện nhu cầu vốn đầu tư cho TS ngắn hạn dương, doanh nghiệp có một phần TS ngắn hạn chưa được tài trợ từ bên thứ ba. - Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh nhỏ hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. c) Vốn bằng tiền. Để xác định vốn bằng tiền, có thể sử dụng một trong hai cách sau: Cách 1: Vốn bằng tiền = ngân quỹ có - ngân quỹ nợ Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn LĐTX - Nhu cầu VLĐ Ý nghĩa: -Vốn bằng tiền >0 (nếu nhu cầu VLĐ>0) chứng tỏ vốn LĐTX thoả mã n nhu cầu vốn lưu động. Ngược lại, doanh nghiệp quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba (nếu nhu cầu vốn lưu động
  11. Cách tính: Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của DN Ý nghĩa:Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn từ bên ngoài ( từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có. b)Tỷ suất tự tài trợ: Cách tính: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = = 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn của DN Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đểđo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Nếu hệ số nợ càng thấp (hay tỷ suất tự tài trợ càng cao) thì sự phụ thuộc của DN vào nguồn cho vay càng ít, món nợ của người cho vay càng an toàn và ngược lại sẽ kém an toàn. c)Hệ số nợ dài hạn: Cách tính: Nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đố i với chủ nợ. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng. chỉ tiêu này cao hay thấp tuỳ theo từng ngành hoạt động. Chẳng hạn: ngành có tài sản cốđịnh chiế m tỷ trọng lớn hơn thường có hệ số này cao hơn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm ở một số nước để hạn chế một số rủi ro tài chính người cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn không vượt quá nguồn vốn chủ sở hữu. Khi chỉ tiêu này càng gần 1, doanh nghiệp càng ít có khả năng được vay thêm các khoản vay dài hạn.
  12. d) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Cách tính: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số khả năng thanh = toán lãi vay Lãi vay phải trả Ý nghĩa Hệ số này dùng đểđo lường mức độ lợi nhuận cóđược do sử dụng vố n đểđảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào vàđem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, cóđủ bùđắp lãi vay phải trả không. Hệ số thanh toán lãi vay nă m nay lớn hơn hệ số thanh toán lãi vay nă m trước chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn và khả năng an toà n trong việc sử dụng vốn vay càng cao. e) Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Cách tính: TSCĐ vàđầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư vào tài = sản dài hạn Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh; phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. f) Tỷ suất tự tài trợ TS cốđịnh: Cách tính: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = TSCĐ TSCĐ vàđầu tư dài hạn
  13. Ý nghĩa: Tỷ suát này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu.Tỷ suất này nếu lớ n hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐđược tài trợ bằng vốn vay, vàđặc biệt mạo hiể m khi đấy là vốn vay ngắn hạn.
  14. 1.2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn =  toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thểđem lại an toàn về khả năng bùđắp cho sự giả m giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiề m năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải hanh toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp đóđãđầu tư quáđáng vào tài sản ngắn hạn, một sựđầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hóa thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thường được coi là kém nhất. Do vậy, đểđánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh. Tiền và tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn + Hệ số khả năng Các khoản phải thu = thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các tài sản NH, không kể hàng tồn kho. Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phảI thu chưa thu hồi được hoặc hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điể m xem xét, nhà phân tích còn phải sử dụng chỉ tiêu.
  15. Tiền và tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn Hệ số khả năng = thanh toán tức thì Nợ ngắn hạn Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên cũng như hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. 1.2.2.4. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản: - Vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền trung bình DT thuần về bán hàng và cung cấp DV Vòng quay các khoản = phải thu Các khoản phải thu bình quân (Các khoản phải thu BQ) x (số ngày trong kỳ) Kỳ thu tiền trung bình = DT thuần về bán hàng và cung cấp DV Ý nghĩa: So với kì trước, hệ số vòng quay các khoản phải thu giả m hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của DN chậ m hơn từđó làm tăng vốn ứđọng trong khâu thanh toán, giả m hiệu quả sử dụng vốn. - Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho BQ (Hàng tồn kho BQ)x ( Số ngày trong kì PT) Số ngày của một vòng = quay Giá vốn hàng bán
  16. Ý nghĩa: So với kì trước, Vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian của một vòng quay sẽ tăng lên chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm. Vốn ứđọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của DN tăng. DT thuần Vòng quay VLĐ = Tài sản lưu động bình quân - Vòng quay VLĐ càng lớn càng tốt Ý nghĩa: Chỉ số này cần được áp dụng với từng ngành nghề sản suất kinh doanh, phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Chỉ số này được tính để biết được số lần tất cả số vốn đầu tưđược chuyển thành thanh toán thương mại, chỉ số này thấp thì vốn đầu tư không được sử dụng có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hoá quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hoặc đang vay mượn quá mức. DT thuần về bán hàng và cung cấp DV Hiệu suất sử dụng tài = sản cốđịnh TSCĐ bình quân Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần so với kì trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của TSCĐ giả m. Tổng DT và thu nhập khác của DN trong kỳ Hiệu suất sử dụng = tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động SXKD trong một kì thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. So với kì trước, hệ số giả m phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm. 1.2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời: Lợi nhuận x100 Tỷ suất lợi nhuận trên = doanh thu Doanh thu Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên DT thể hiện trong một trăm đồng DT mà DN thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao càng tốt.
  17. Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận thuầ n từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuậ n sau thuế. Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định trong công thức trên cũng có thể là doanh thu và thu nhập khác (doanh thu thuần + doanh thu hoạt động tài chính + thu nhập khác). Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế x 100 Tỷ suất lợi nhuận tổng = tài sản Tổng tài sản của DN Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiệ n bình thường, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản càng tốt. Tùy theo mục đích của nhà phân tích, lợi nhuận trước thuế có thể chỉ là phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổng lợi nhuận trước thuế mà tài sản tạo ra trong một kỳ kinh doanh ( bao gồm cả phần lợi nhuận tạo ra cho người cho vay). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản còn có thể xác định như sau: Tổng lợi nhuận kế Doanh thu và thu nhập toán trước thuế khác Tỷ suất lợi nhuận = x trên tổng tài sản Doanh thu và thu Tổng tài sản bình quân nhập khác Hay : Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Hiệu suất sử trước thuế trên = x trước thuế doanh thu dụng tổng tài sản tổng tài sản Công thức này được dùng để xác định các nhân tốảnh hưởng đến t ỷ suất lợi nhuận tổng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận sau = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100
  18. thuế trên VCSH Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. So với kỳ trước, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu lớ n hơn trước và ngược lại. Để xác định ảnh hưởng của các nhân tốđến tỷ suất lợi nhuận VCSH có thể sử dụng công thức sau đây. DT và TN Tổng TS bình LN sau thuế Tỷ suất LN khác quân sau thuế trên = x x DT và TN Tổng TS bình VCSH bình VCSH khác quân quân Hay DT và TN LN sau thuế 1 Tỷ suất LN khác sau thuế trên = x x DT và TN Tổng TS bình VCSH 1 – Hệ số nợ khác quân 1.2.2.6. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Cấu trúc của một báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiề n thu vào hoặc chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần làm rõ:
  19. Xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ và dựđoán các dòng tiền trong tương lai. Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền. Chỉ ra mối liên hệ giữa lãi, lỗ ròng và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp. Tóm lại: Thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp, NHTM có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay không khả quan, xu hướng phát triển của doanh nghiệp như thế nào để từđó có quyết định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợđúng hạn, đầy đủ gốc và lãi.
  20. CHƯƠNG 2 THỰCTRẠNGPHÂNTÍCHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆPTRONGHOẠ TĐỘNGTÍNDỤNGTẠI SỞGIAODICHNGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và SGD Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 2.1.1. Sơ lược hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Tên đầy đủ: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and development of Viet Nam. Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: Tháp A tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu quạn Hai bà trưng, HN. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập theo QĐ 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ.Trong quá trình hoạt động và trưởng thành ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ 26/04/1957. Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ 24/06/1981. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ 14/11/1990. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất la doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước.Tính đến 31/12/2006 tổng tài sản của ngân hàng đạt 17.677 tỷđồng. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam gồm năm khối lớn: Khối ngân hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2