intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tình hình chung đó, việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Long An (Agribank Châu Thành) luôn là đề tài cấp thiết được đặt ra nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị, giúp đơn vị có thể tồn tại và phát triển bền vững trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Long An

  1. XUÂN CANH TÝ 2020 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN  NGUYỄN QUỐC THÁI (*) TÓM TẮT Ngân hàng là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Hoạt động tín dụng là chiếc cầu nối trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đây cũng là hoạt động truyền thống và chủ yếu của ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, đến an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Trong tình hình chung đó, việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Long An (Agribank Châu Thành) luôn là đề tài cấp thiết được đặt ra nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị, giúp đơn vị có thể tồn tại và phát triển bền vững trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ khóa: Tài chính ngân hàng, ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng, tín dụng, Agribank Châu Thành, Long An SUMMARY Banking is the most important form of financial intermediation in society, playing an important role in the development of the nation's economy. Credit activity is an intermediary bridge from where capital is abundant to shortage of capital, which is also the traditional and major activity of commercial banks, which brings about profit for commercial banks. Credit operations, however, are always risky, raising the quality of credit to reduce credit risk is critical to the business of a bank, to the safety of the banking system. commercial and even for the economy. Therefore, improving credit quality is the most important issue in management and business activities of commercial banks, especially in the current period. In that general situation, credit quality research at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, branch Chau Thanh District, Long An Province is always an urgent issue to assess the quality of credit. credit and thereby propose appropriate solutions and recommendations to improve the quality of credit at the unit, help the unit can survive and develop sustainably in the increasingly fierce competition. Key words: Banking Finance; Commercial Bank; Credit quality; Credit; Agribank Chau Thanh, Long An 1. Đặt vấn đề Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng NHTM rất quan trọng, đóng vai trò chủ lực đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và của toàn bộ nền kinh tế. (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 20
  2. XUÂN CANH TÝ 2020 Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, mang lại lợi nhuận có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, đến an toàn của hệ thống NHTM và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Trong tình hình chung đó, công tác nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD) của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Long An nói riêng tuy đã được tăng cường bằng nhiều biện pháp khác nhau như: rà soát các quy định nội bộ, chấn chỉnh công tác cán bộ, cơ cấu lại mạng lưới ở đô thị, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC..., nhưng vẫn còn một số hạn chế do những nguyên nhân khác nhau. Để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững vươn lên trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, một trong những nhiệm vụ đầu tiên và trọng tâm của chi nhánh là nâng cao chất lượng tín dụng. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank Châu Thành thông qua đó tác giả rút ra nhận xét, đánh giá và nêu bật những thành tựu, hạn chế của chi nhánh đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới. 2. Chất lượng tín dụng ngân hàng 2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng Có nhiều quan niệm về chất lượng như sau: - Chất lượng là sự phù hợp các yêu cầu. - Chất lượng là sự phù hợp với công dụng. - Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng. - Chất lượng là sự phù hợp với mục đích. - Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn (Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn pháp định.) - Chất lượng là sự thỏa mãn người tiêu dùng… Một trong những định nghĩa được đánh giá cao là định nghĩa theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO: “Chất lượng là tập hợp những tính chất và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu và nhu cầu tiềm ẩn”. Trong dự thảo DIS 9000:2000, ISO cũng đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất, đó là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một hoạt động phản ánh quan hệ vay mượn có hoàn trả trên cơ sở lòng tin giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức tín dụng với một bên là khách hàng, các chủ thể kinh doanh khác nhằm mục tiêu cuối cùng cũng là phát triển kinh tế xã hội. Do đó, chất lượng tín dụng có thể được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền), phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. 2.2 Các quan điểm khác nhau về chất lượng tín dụng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 21
  3. XUÂN CANH TÝ 2020 - Theo quan điểm của khách hàng: chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ và thái độ phục vụ… - Theo quan điểm của ngân hàng: chất lượng tín dụng trước hết phải nói đến tính an toàn của khoản vay, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, sau đó mang lại lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng phải được thể hiện ở sự gia tăng lợi nhuận, sự tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng mức quy định và ngày càng giảm, sự cân đối giữa nguồn vốn với dư nợ của ngân hàng, sự hợp lý của cơ cấu tín dụng … - Theo quan điểm của xã hội: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà các khoản tín dụng của ngân hàng mang lại. Chất lượng tín dụng là sự phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng, hòa nhập với cộng đồng quốc tế. 2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM được thể hiện qua các chỉ tiêu định tính (Hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ; Đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc; Là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng; Là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng; Là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng) cùng các chỉ tiêu định lượng (như dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng, lãi treo…) Nâng cao chất lượng tín dụng không những mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng và xã hội, cụ thể: * Đối với khách hàng: nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp khách hàng tiếp cận được một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. * Đối với ngân hàng: - Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHTM quản lý, bảo tồn và phát triển tốt nguồn vốn. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định và phát triển bền vững. - Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHTM thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho nhân viên của ngân hàng. - Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín của NHTM. * Đối với xã hội: - Đầu tư vốn tín dụng vào ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. - Đây là kênh truyền tải vốn đến nông nghiệp, nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. 3. Kết quả nghiên cứu * Một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2015-2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 22
  4. XUÂN CANH TÝ 2020 Bảng 1. Nguồn vốn huy động của chi nhánh ĐVT: Tỷ đồng So sánh So sánh Năm Năm Năm 2016/2015 2017/20176 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tuyệt Số tuyệt Tỷ lệ Tỷ lệ % đối đối % Tổng nguồn vốn huy động 385,93 534,52 665,64 148,59 38,50 131,12 24,53 * Tiền gửi kho bạc và các tổ 16,00 17,55 17,24 1,55 9,69 -0,31 -1,77 chức tín dụng khác * Tiền gửi của TCKT và dân 367,51 516,97 648,40 149,46 40,67 131,43 25,42 cư + Tiền gửi tiết kiệm 329,82 465,25 596,45 135,43 41,06 131,20 28,20 - Không kỳ hạn 0,82 0,92 1,20 0,10 12,20 0,28 30,43 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 258,65 318,68 349,55 60,03 23,21 30,87 9,69 - Có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 69,45 144,35 234,75 74,90 107,85 99,40 68,86 tháng - Có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 0,90 1,30 1,95 0,40 44,44 0,65 50,00 + Tiền gửi khách hàng 37,69 51,72 51.95 14,03 37,22 0,23 0,44 - Không kỳ hạn 36,55 50,25 50,32 13,70 37,48 0,07 0,14 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 0,83 0,95 1,09 0,12 14,46 0,14 14,74 - Có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 0,31 0,52 0,54 0,21 67,74 0,02 3,85 tháng * Phát hành giấy tờ có giá 2,42 0 0 -2,42 -100 0 0 Bảng 2. Dư nợ tín dụng ĐVT: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu So với So với Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Dư nợ Dư nợ 2015 Dư nợ 2016 % % % (%) (%) Ngắn hạn 169,92 56,94 130,92 42,13 -22,95 120,04 32,48 -8,31 Trung hạn 128,51 43,06 179,83 57,87 39,93 249,55 67,52 38,77 Tổng cộng 298,43 100 310,75 100 4,13 369,59 100 18,93 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Châu Thành) Bảng 3. Nợ xấu ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ xấu 2,36 1,54 0,41 Tổng dư nợ 298,43 310,75 369,59 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 23
  5. XUÂN CANH TÝ 2020 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,79 0,50 0,11 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Châu Thành) Bảng 4. Hiệu suất sử dụng vốn ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dự nợ tín dụng 298,43 310,75 369,59 Tổng nguồn vốn huy động 385,93 534,52 665,64 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 77,33 58,14 55,52 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Châu Thành) Bảng 5. Vòng quay vốn tín dụng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số thu nợ 290,15 325,55 380,78 Dư nợ bình quân 280,34 304,59 340,17 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,03 1,07 1,12 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Châu Thành) Bảng 6. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng thu nhập 42,77 45,15 52,45 Thu từ hoạt động tín dụng 39,75 41,27 46,76 Thu từ hoạt động 92,94 91,41 89,15 tín dụng/tổng thu nhập (%) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Châu Thành) 4. Một số kết quả đạt được và các hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2015-2017 4.1. Những kết quả đạt được - Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục. Với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động ổn định, vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kinh doanh. - Quy mô tín dụng của chi nhánh không ngừng mở rộng và tăng trưởng qua các năm. - Giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối. - Vòng quay vốn tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng qua các năm. 4.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 24
  6. XUÂN CANH TÝ 2020 * Những mặt còn hạn chế - Nguồn vốn huy động có tăng nhưng nguồn vốn có thời hạn dài chưa cao. - Dư nợ có tăng trưởng nhưng chậm. - Cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. - Hoạt động tín dụng của chi nhánh chưa đa dạng khách hàng, tập trung chủ yếu là khách hàng cá nhân, dư nợ đối với doanh nghiệp chưa nhiều. - Mặc dù nợ xấu tại chi nhánh có giảm trong thời gian qua nhưng nó vẫn tồn tại và là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. - Cơ chế cấp tín dụng còn nặng về bảo đảm tiền, việc thực hiện bảo đảm tiền vay đôi khi còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định. - Việc kiểm tra kiểm soát của chi nhánh chưa thường xuyên chủ yếu kiểm tra theo chuyên đề, theo chương trình kế hoạch, kiểm tra đột xuất còn ít. - Việc thu thập thông tin tín dụng của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, các nguồn thông tin khác nhau với độ chính xác không cao. * Nguyên nhân của những hạn chế - Chính sách lãi suất chưa thật sự hấp dẫn khách hàng, do ngân hàng chưa giải thích kỹ cho khách hàng về sự an toàn, những tiện lợi khi họ tham gia gửi vốn có kỳ hạn dài. - Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, đôi khi vì quá bảo đảm an toàn mà chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Một số cán bộ tín dụng còn có thái độ thờ ơ, chưa tận tình niềm nở với khách hàng, có tư tưởng ngại khó ngại khổ, sợ trách nhiệm, bảo thủ, thỏa mãn với thành tích, không muốn tăng trưởng tín dụng. - Do đầu tư cho nông nghiệp là chủ yếu mà chủ lực là cây thanh long, đây là một loại cây ăn quả lâu năm đang phát triển mạnh trên địa bàn do hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân. - Chi nhánh chưa mạnh dạn phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ngoài các sản phẩm truyền thống trước nay ở địa bàn nông thôn. Khách hàng truyền thống của chi nhánh là nông dân, doanh nghiệp còn ít, có quy mô nhỏ, không đủ tài sản bảo đảm theo quy định. - Khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng chưa đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án. Tiêu cực và bệnh thành tích có thể làm cán bộ tín dụng chạy theo dư nợ mà mở rộng tín dụng ồ ạt không có chất lượng do đó có thể dẫn đến những rủi ro tín dụng cho chi nhánh. - Một số cán bộ do muốn an toàn nên không căn cứ hoàn toàn vào phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà chỉ đơn thuần dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay để cho vay. Việc thẩm định, định giá tài sản bảo đảm đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục, trên thực tế có sự chênh lệch khá lớn giữa giá quy định với giá thị trường của tài sản. - Kiểm tra sau khi cho vay đối với khách hàng chưa được chú trọng đúng mức, do địa bàn kinh doanh của chi nhánh thuộc vùng nông thôn rộng lớn nên việc thực hiện quy trình tín dụng nhiều khi còn bỏ qua nhiều công đoạn nhất là việc kiểm tra, kiểm soát, không nắm được thông tin về tình hình sử dụng vốn của khách hàng. - Cán bộ tín dụng (CBTD) chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không đảm bảo. 5. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Châu Thành TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 25
  7. XUÂN CANH TÝ 2020 Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác huy động vốn - Cải tiến phong cách và phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. - Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm thanh toán, tiền gửi. - Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá kết hợp với phong cách tận tình, lịch sự, chu đáo nhằm tạo phong cách riêng cũng như hình ảnh của chi nhánh. - Hướng dẫn tận tình, rõ ràng giúp khách hàng yên tâm lựa chọn các phương thức gửi tiền phù hợp nhất là các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn dài. - Tăng cường quảng bá hình ảnh Agribank để thu hút thêm khách hàng gửi tiền. Giải pháp 2: Tăng trưởng dư nợ - Đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác tín dụng. Giao kế hoạch dư nợ cụ thể cho từng CBTD theo từng tháng, quý, năm. Theo dõi, sơ kết, tổng kết và có chế độ thưởng phạt phân minh đối với CBTD. - Phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận chức năng tại chi nhánh. - Mở rộng địa bàn đầu tư, mở phòng giao dịch tại địa bàn xã xa nhất của huyện - Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng: cán bộ chi nhánh cần tăng cường tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng, lựa chọn những khách hàng mục tiêu. Tiếp cận các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Thực hiện chính sách giá cả hợp lý: thực hiện việc phân loại khách hàng để từ đó có chính sách hợp lý với từng đối tượng. Đối với những khách hàng truyền thống, uy tín nên có chính sách lãi suất phù hợp, có thể áp dụng mức lãi cho vay thấp hơn các nhóm khách hàng khác khi cần thiết. - Tăng cường công tác tiếp thị: tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, uy tín của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm của ngân hàng thông qua các kênh thông tin tại địa phương như Đài phát thanh truyền hình huyện, Đài phát thanh các xã… - Phân tích đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả. Giải pháp 3: Tăng cường cho vay ngắn hạn Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh khá cao và có xu hướng gia tăng dần qua các năm mặt dù phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và tăng thu nhập cho chi nhánh nhưng sẽ làm tăng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Do đó chi nhánh cần tăng cường tìm kiếm cơ hội để tăng doanh số cho vay ngắn hạn nhằm đưa tỷ lệ này đạt mức an toàn mà không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Giải pháp 4: Đa dạng hoá khách hàng, sản phẩm - Xây dựng chiến lược khách hàng: Ngoài việc duy trì một lượng khách hàng truyền thống hiện có thì chi nhánh cần mở rộng hơn nữa đối tượng khách hàng cho vay vốn, tăng cường khai thác thị trường theo hướng không chỉ mở rộng mà còn tập trung nguồn lực để khai thác thị trường theo chiều sâu. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 26
  8. XUÂN CANH TÝ 2020 - Cung cấp mới và tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm cho vay. - Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng. Giải pháp 5: Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay. - Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay, tuân thủ nghiêm quy trình, các quy định của ngành, của luật pháp. - Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề. Giải pháp 6: Bảo đảm tiền vay - Tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay của Agribank. - Đánh giá định kỳ lại giá trị của tài sản bảo đảm. - Do hoạt động trên địa bàn nông thôn, chi nhánh cần tranh thủ cho vay không có bảo đảm theo tinh thần chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ để tăng trưởng dư nợ. Ngoài ra, CBTD cần căn cứ vào tình hình nhu cầu, khả năng của khách hàng chứ không chỉ dựa vào tài sản bảo đảm để cấp tín dụng. Giải pháp 7: Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh - Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra đột xuất tại chi nhánh để kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót lặp đi lặp lại nhiều lần. - Đối tượng trong các cuộc kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn phải kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện phương án kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm…. Giải pháp 8: Tăng cường thu thập thông tin chất lượng - Phỏng vấn khách hàng là một việc làm quan trọng và đã được CBTD làm thường xuyên và khá tốt tại chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cần tổ chức các chương trình đào tạo CBTD về các kỹ năng giao tiếp nhằm tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định để có thể thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp… Qua đó cán bộ cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. - Để có thông tin chính xác, độ tin cậy cao thì chi nhánh không chỉ đơn thuần thu thập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài như Trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan hữu quan như thuế, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, hải quan, quản lý thị trường, địa chính, các công ty kiểm toán, các tổ chức, cá nhân có quan hệ thường xuyên với khách hàng như nhà cung cấp, chủ nợ, người tiêu thụ; phương tiện thông tin đại chúng; thông tin lưu trữ tài chính ngân hàng… 6. Kết luận Trong hoạt động của NHTM, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất nhưng đồng thời nó cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động của NHTM không những ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro luôn là vấn đề cần được các NHTM quan tâm hàng đầu. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 27
  9. XUÂN CANH TÝ 2020 Có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng hoạt động tín dụng. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ môi trường kinh tế, pháp lý, tự nhiên. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác tổ chức, nhân sự và công nghệ của chính ngân hàng… Các nhân tố này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại”, NXB Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), “Quản trị Kinh doanh Ngân hàng”, NXB Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh. [3]. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010. Ngày nhận: 05/7/2018 Ngày duyệt đăng: 10/01/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1