intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả việc học từ vựng tiếng Hàn cho sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Hàn Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ giúp cho các bạn sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn có cái nhìn bao quát về từ vựng trong tiếng Hàn, về những khó khăn khi học từ vựng đồng thời đưa ra những phương pháp khắc phục thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả việc học từ vựng tiếng Hàn cho sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Hàn Đại học Thủ Dầu Một

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Hương Ly 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nhu cầu nguồn nhân lực lớn cùng với làn sóng văn hóa du nhập mạnh mẽ thông qua con đường âm nhạc, phim ảnh đã khiến Ngôn ngữ Hàn Quốc trở thành ngành học có sức hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt Nam trong những năm gần đây. Minh chứng là số lượng người học tập và nghiên cứu về ngôn ngữ Hàn Quốc ngày một tăng. Tuy nhiên việc học một ngôn ngữ mới, cụ thể là ngôn ngữ Hàn sẽ rất khó khăn đặc biệt là với các bạn sinh viên năm nhất. Một trong những khó khăn đầu tiên khi học tiếng Hàn phải nói đến việc học từ vựng. Bởi tiếng Hàn không bắt nguồn từ chữ Latinh như tiếng Việt. Nếu sinh viên không nắm bắt được những thuận lợi cũng như khó khăn khi học từ vựng thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản bỏ cuộc. Việc tìm hiểu về đề tài này sẽ giúp cho các bạn sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn có cái nhìn bao quát về từ vựng trong tiếng Hàn, về những khó khăn khi học từ vựng đồng thời đưa ra những phương pháp khắc phục thực tế. Từ khóa:học từ vựng, phương pháp khắc phục thực tế, sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn, thực trạng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàn Quốc là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với gần 9.500 dự án và hơn 80 tỷ USD. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hoạt động kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp FDI Hàn Quốc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Lotte... đã triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Hàn Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, dự án năng lượng, tài chính – ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao ... Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của làn sóng Hangeul trên toàn Châu Á kể từ những năm 2000 đã góp phần đưa văn hóa, con người và tiếng Hàn Quốc trở nên gần gũi và thân thuộc với người dân Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có hơn 15 trường đại học có khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc và chuyên ngành tiếng Hàn. Số lượng các câu lạc bộ tiếng Hàn tại các trường đại học đang ngày một tăng cao và hoạt động của các trung tâm ngôn ngữ tư nhân có dạy tiếng Hàn cũng phát triển nhanh chóng. Việc học tiếng Hàn bao gồm các môn như: Nghe nói, đọc viết và ngữ pháp đã hình thành lên ngành học Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên khi học ngôn ngữ Hàn 97
  2. sinh viên gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt về mặt từ vựng trong tiếng Hàn. Bởi từ vựng là cơ sở đầu tiên để người học có thể nghe và nói tiếng Hàn. Nên sinh viên cần nắm rõ những khó khăn và thuận lợi trong việc học từ vựng tiếng Hàn, từ đó đưa ra những đề xuất tốt nhất để sinh viên có thể học từ vựng tiếng Hàn một cách hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu đề tài này là phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp. Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về từ vựng Từ vựng hiện nay cũng thường sẽ được gọi với nhiều cụm từ khác nhau. Cụ thể mang nghĩa tương tự như vốn từ, kho từ vựng. Từ vựng cũng được hiểu cơ bản chính là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ. Hornby (1995) đưa ra định nghĩa từ vựng cụ thể đó là: “tổng số từ trong một ngôn ngữ; một danh sách các từ có nghĩa của chúng”. Tuy nhiên, một mục từ vựng mới có thể không chỉ là một từ duy nhất. Cụ thể ví dụ như: bưu điện và mẹ chồng, được tạo thành từ hai hoặc ba từ nhưng các từ này gộp chung lại sẽ chỉ thể hiện một ý tưởng duy nhất. Một quy ước hữu ích đó là bao gồm tất cả các trường hợp như vậy bằng cách nói về “mục” từ vựng chứ không phải là “từ”. Bên cạnh đó thì, Burns (1972) cũng đã đưa ra một định nghĩa từ vựng là “kho từ được sử dụng bởi một người, lớp học hoặc nghề nghiệp”. Zimmerman trích dẫn trong Coady và Huckin (1998) đã đưa ra định nghĩa cụ thể như sau: “từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ và có tầm quan trọng quan trọng đối với việc học ngôn ngữ điển hình”. Không những thế, Diamond và Gutlohn (2006) trong ww.readingrockets.org/ article cũng đã từng có lần nói rằng từ vựng chính là kiến thức về từ và nghĩa của từ. Từ các định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, chúng ta cũng có thể kết luận rằng từ vựng thực chất chính là tổng số từ cần thiết để nhằm mục đích có thể giúp truyền đạt ý tưởng và diễn đạt ý nghĩa của người nói. Đó là lý do tại sao việc học từ vựng rất quan trọng. 2.2. Phân loại về từ vựng Ta nhận thấy rằng, bên cạnh ngữ pháp, từ vựng cũng luôn là một trong số những yếu tố quan trọng của một ngôn ngữ. Trong Tiếng Hàn, từ vựng cũng đã được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. 2.2.1. Dựa vào nguồn gốc của từ 2.2.1.1.Từ thuần Hàn Từ thuần Hàn được hiểu cơ bản chính là lớp từ cơ bản, lâu đời và quan trọng nhất của tiếng Hàn. Từ thuần Hàn cũng chính là những từ do những chủ thể là những người Hàn sáng tạo ra để nhằm mục đích có thể biểu thị các sự vật, đặc điểm, hiện tượng, bên cạnh đó thì nó 98
  3. cũng là cái cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Hàn. Chúng ta cũng có thể kể tên một số từ thuần Hàn cụ thể như: 모기, 나무, 거미..... 2.2.1.2.Từ Hán Hàn Từ Hán Hàn được hiểu cơ bản chính là những từ và ngữ tố tiếng Hàn bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ này cũng đã được hình thành bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Hàn gốc Hán lại với nhau. Ví dụ cụ thể chúng ta có thể kể đến các từ như: 준비, 학생, 비관.... 2.2.1.3.Từ ngoại lai Từ ngoại lai trong giai đoạn hiện nay, bao gồm các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh và nhiều loại ngôn ngữ khác. Trong lịch sử, Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành của Hàn Quốc. Chính vì tiếng Hàn cũng du nhập rất nhiều từ có nguồn gốc từ tiếng Anh. Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, quá trình hội nhập và mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, một số từ gốc Tây Ban Nha, Đức… cũng đã vì thế mà du nhập vào Hàn Quốc như: 컴퓨터, 시스텀, 버스.... Căn cứ vào ví dụ được nêu cụ thể bên trên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, từ mượn chính là một bộ phận khá quan trọng trong ngôn ngữ Hàn và nó cũng đã góp phần làm giàu thêm cho tiếng Hàn cùng với các từ thuần Hàn. 2.2.2. Dựa vào phạm vi sử dụng 2.2.2.1. Thuật ngữ Thuật ngữ được hiểu cơ bản chính là những từ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học. Ví dụ cụ thể như trong sinh vật học có các thuật ngữ như họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch, phân bào, đơn bào, đa bào, nguyên phân, đa phân,…; Trong ngôn ngữ học thì sẽ có các thuật ngữ như âm vị, hình vị, từ vị, nguyên âm, phụ âm và nhiều thuật ngữ khác. 2.2.2.2. Từ ngữ địa phương Từ ngữ địa phương được hiểu cơ bản chính là những từ thuộc một tiếng địa phương nào đó và các từ ngữ địa phương sẽ chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương nhất định. 2.2.2.3. Từ chuyên ngành Từ nghề nghiệp được hiểu cơ bản chính là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi của những người cùng làm nghề đó. 2.2.2.4.Tiếng lóng Tiếng lóng được biết đến là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để nhằm mục đích có thể gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi ở trong vốn từ vựng chung. 2.2.2.5. Lớp từ chung Lớp từ chung được hiểu cơ bản chính là những từ được toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng rộng rãi. Lớp từ chung cũng chính là loại từ có số lượng từ lớn nhất. 99
  4. 2.2.3.Phân loại theo dạng từ Từ danh từ là từ dùng để chỉ tên người, vật, động vật, sự vật, khái niệm, địa danh,... Ví dụ: 선생님, 학교, 고양이..... Từ động từ là từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái, quá khứ, hiện tại hay tương lai,... Ví dụ: 공부하다, 놀다, 치다..... Từ tính từ là từ dùng để mô tả, miêu tả đặc điểm của danh từ. Ví dụ: 예쁘다, 신기하다, 어렵다..... Từ trạng từ là từ dùng để chỉ cách thức, mức độ, thời gian, nơi chốn, mục đích của động từ, tính từ. Ví dụ: 오늘, 내일, 미래..... Từ đại từ là những từ để trỏ về người, sinh vật, sự vật, sự việc được sử dụng để chỉ về đối tượng đó trong câu hội thoại hay câu hỏi. Ví dụ: 그남자, 그여자 2.3.Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng Hàn Từ vựng chính là chìa khóa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích để giúp cho một người có thể giao tiếp với những người xung quanh mình. Chúng ta nhận thấy rằng, khi một người có được một vốn từ vựng phong phú thì thực chất điều này cũng đã giúp cho con người có thể biểu đạt các ý kiến của bản thân. Từ vựng là một phần quan trọng trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ. Chức năng của từ vựng bao gồm: 2.3.1. Từ vựng có khả năng truyền đạt ý nghĩa Từ vựng là những đơn vị cơ bản để truyền tải ý nghĩa trong ngôn ngữ. Mỗi từ và cụm từ đều có ý nghĩa riêng, và sử dụng chính xác từ vựng là cách để truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng và chính xác. 2.3.2.Từ vựng có khả năng xây dựng cấu trúc ngôn ngữ Từ vựng là những đơn vị xây dựng cấu trúc của ngôn ngữ. Việc sử dụng các từ và cụm từ đúng cách giúp người nói hoặc viết xây dựng được các câu và đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ và logic. 2.3.3.Từ vựng có khả năng tăng sự hiểu biết và giao tiếp Sử dụng từ vựng phong phú giúp người sử dụng ngôn ngữ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh và có khả năng giao tiếp tốt hơn với người khác. Vốn từ giúp ta đọc hiểu các văn bản tốt hơn. Trong giai đoạn như hiện nay, đây cũng chính là mức độ mà con người hiện đại cần đạt được. Bởi vì trong nhiều trường hợp, các thông tin thường sẽ chỉ được truyền đạt thông qua các văn bản. 2.3.4. Từ vựng có khả năng phát triển khả năng suy nghĩ và trí tuệ Học từ vựng mới có thể giúp tăng khả năng suy nghĩ và trí tuệ. Việc biết nhiều từ vựng hơn cũng giúp người học tiếp cận được nhiều kiến thức và thông tin mới. Từ vựng cũng còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nên tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề của con người một cách nhạy bén và có hiệu quả. 100
  5. 2.3.5.Từ vựng có khả năng tạo sự chính xác và chuyên nghiệp Việc sử dụng từ vựng phù hợp giúp người nói hoặc viết trở nên chính xác và chuyên nghiệp hơn. Điều này rất quan trọng trong việc viết văn bản chuyên nghiệp hoặc giao tiếp trong các tình huống kinh doanh hoặc học thuật. Để các chủ thể có được vốn từ vựng phong phú và đa dạng, con người cũng sẽ cần phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện cũng như quá trình trải nghiệm. Cũng chính bởi vì vậy, lượng vốn từ của một người trên thực tế sẽ có thể thể hiện được mức độ am hiểu kiến thức và kinh nghiệm trong một ngành, lĩnh vực nhất định của người đó. Hiện nay, việc học từ vựng là một phần thiết yếu trong học ngoại ngữ bởi vì, ta thấy được rằng, ý nghĩa của từ mới thường được nhấn mạnh, cho dù trong sách hay trong lớp học. Việc học từ vựng cũng là trung tâm của việc giảng dạy ngôn ngữ và nó cũng có tầm quan trọng đối với người học ngôn ngữ. Kiến thức từ vựng trong giai đoạn hiện nay sẽ thường được xem là một công cụ quan trọng đối với người học ngôn ngữ thứ hai vì vốn từ vựng hạn chế trong ngôn ngữ thứ hai cũng sẽ cản trở giao tiếp thành công. Như vậy, kiến thức từ vựng cũng chính là trọng tâm của năng lực giao tiếp và việc tiếp thu ngôn ngữ hay ngoại ngữ và khi các chủ thể thiếu kiến thức về từ vựng là một trở ngại cho việc học. 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN Từ vựng trong tiếng Hàn được phân chia thành ba cấp độ cơ bản, đó là mức độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. 3.1. Học từ vựng tiếng Hàn trình độ sơ cấp Đối với trình độ sơ cấp sinh viên sẽ được làm quen với bảng chữ cái tiếng Hàn và được học những từ vựng đơn giản. Sau đó sinh viên sẽ học những từ vựng liên quan đến chủ đề sinh hoạt hàng ngày rất gần gũi và thiết thực trong đời sống. Việc học từ vựng tiếng Hàn trình độ sơ cấp tương đối đơn giản bởi từ vựng ngắn gọn và dễ học. Tuy đây là cấp độ mở đầu, sinh viên do chưa quen với hình thức chữ viết không phải bắt nguồn từ chữ Latinh như tiếng Việt và Tiếng Anh mà thay vào đó là chữ biểu âm. Một đơn vị âm tiết của Hangul bao gồm ít nhất 2 trong số 24 chữ cái: 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Nhưng sau một khoảng thời gian làm quen, luyện tập với bảng chữ cái thì các bạn sẽ nhanh chóng ghép được chữ và có thể học từ vựng đơn giản một cách nhanh chóng. 3.2. Học từ vựng tiếng Hàn trình độ trung cấp Khi quá trình học của sinh viên lên đến từ vựng trung cấp sẽ được mở rộng với các nghĩa đa dạng hơn cũng như các từ vựng dài và phức tạp hơn. Đồng thời có một số từ mang nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ khi sinh viên học chữ 배 mang ý nghĩa là “bụng” còn có ý nghĩa là “thuyền” hay “quả lê” 101
  6. Tuy rằng chỉ có một từ nhưng diễn tả được rất nhiều ý nghĩa khác nhau nên sinh viên phải học từ vựng cẩn thận để dùng từ vựng đó trong câu cho phù hợp nhất. Nếu sinh viên nắm vững từ vựng sơ cấp thì việc học từ vựng trung cấp tương đối dễ dàng. Khi nắm vững từ vựng ở trình độ này sinh viên sẽ có nhiều cách diễn đạt câu cú, cảm xúc, khiến văn phong và lời nói trở nên phong phú, mượt mà hơn. Nhờ đó mà năng lực tiếng Hàn của sinh viên cũng được nâng lên rất nhiều. 3.3. Học từ vựng tiếng Hàn trình độ cao cấp Đây là trình độ từ vựng cao cấp nhất trong tiếng Hàn. Tại cấp độ này sinh viên rất dễ nhầm lẫn giữa các từ vựng với nhau bởi lượng từ vựng ở trình độ này không chỉ nghĩa đen mà còn mang nghĩa bóng. Vì vậy chỉ cần đặt từ đó trong câu văn hoặc ngữ cảnh khác nhau có thể hiểu theo ý nghĩa khác. Ví dụ từ 향수 trong câu 향수를 사요 có nghĩa là “Mua nước hoa”, nhưng trong câu 향수를 느껴요 lại có nghĩa là “Nhớ quê nhà” Hai câu trên đều có từ 향수 nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác. Tuy nhiên cũng nhờ từ vựng cao cấp cao cấp mà sinh viên sẽ lĩnh hội được rất nhiều tinh hoa của câu từ trong tiếng Hàn, những ý nghĩa ẩn dụ, hoặc cách nói giảm nói tránh. Nhờ đó mà sinh viên sẽ tiếp cận và thể hiện trình độ ngôn ngữ của mình giống với người bản xứ một cách tự nhiên nhất. 4. PHÂN TÍCH NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG VIỆC HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN 4.1. Khó khăn trong việc học ngữ pháp tiếng Hàn 4.1.1. Bảng chữ cái tiếng Hàn Như chúng ta đã biết, để học được ngữ pháp trước tiên sinh viên phải thuộc bảng chữ cái và biết cách ghép các chữ cái lại với nhau thành từ có nghĩa. Tuy nhiên rào cản lớn nhất với sinh viên chúng ta đó chính là chữ cái tượng hình của tiếng Hàn là ㄱ ㄴ ㄷ.... trong khi tiếng Việt là chữ Latinh a b c d.... Không ít sinh viên bất ngờ, bối rối khi được tiếp xúc với những con chữ đầu tiên trong bảng chữ cái đó. Nhưng khi sinh viên nắm được quy luật cơ bản của chữ cái trong tiếng Hàn đó là biểu tượng “ㅇ” tượng trưng cho mặt trơi, “ㅣ” tương trưng cho con người, “ㅡ” tượng trưng cho mặt đất, và những chữ còn lại sẽ được hình thành sự trên quy luật thêm nét vào 3 biểu tượng trên thì việc diễn học chữ cái tiếng Hàn diễn ra thú vị và dễ dàng hơn. 4.1.2. Cách phát âm, ghép vần Một trong những khó khăn liên quan trực tiếp đến việc học từ vựng trong tiếng Hàn chính là cách phát âm và ghép vần. Nếu không thể ghép vần sinh viên không thể đọc chính xác từ vựng khiến người nghe hiểu không đúng về mặt ý nghĩa. Ví dụ như từ 결혼 có phiên âm là Kyo-ron nhưng nếu sinh viên ghép vần không đúng thì người nghe có thể nghe thành kyo-hon và không thể hiểu được ý nghĩa chính xác của từ. Cách để khắc phục nhược điểm này chính là sinh viên phải làm nhiều bài tập và sau mỗi từ vựng hãy tự mình lấy khoảng 5 đến 10 ví dụ với từ vựng và ngữ pháp đã học. Càng chăm chỉ thì sinh viên mới càng nhớ được những điều cơ bản như vậy. 102
  7. 4.1.3. Sử dụng kính ngữ trong tiếng Hàn Với tiếng Hàn cho người mới bắt đầu, việc gặp khó khăn trong vấn đề phân biệt ngữ pháp và cách dùng đúng các ngữ pháp đó rất quan trọng. Đặc biệt nhất đó là cách chia động từ theo thể quá khứ, hiện tại, tương lai. Sự biến đổi của động từ trong tiếng Hàn không chỉ dừng lại ở đó mà còn biến đổi theo hình thức thông thường và kính ngữ. Nó thường được biến đổi theo quy tắc của đuôi động từ. Ví dụ: Động từ “ăn” trong tiếng Hàn là “먹다”, nhưng kính ngữ là “드시다” Danh từ “ cơm” trong tiếng Hàn là “밥”, nhưng kính ngữ lại là “진지” Đây chính là điểm mà ai học tiếng Hàn cũng cảm thấy lo lắng vì ngay cả những người ở trình độ tiếng Hàn trung cấp cũng khó khăn trong việc sử dụng chúng. 4.1.4. Từ ngoại lai Ngoài khó khăn với việc chia kính ngữ, tiếng Hàn còn có rất nhiều từ ngoại lai mượn từ tiếng Trung hay tiếng Anh. Tuy nhiên khi mượn từ tiếng anh người Hàn sẽ phiên âm đó ra tiếng Hàn và cách đọc những từ này không giống với tiếng Anh chuẩn nên người học sẽ rất khó nhớ Ví dụ như từ 컴퓨터 được phiên âm đọc là kom-phyu-tho, không giống như tiếng Anh chuẩn của từ computer. Vì vậy khi học những từ ngoại lai, sinh viên rất dễ nhầm lẫn và viết sai chính tả. 4.1.5. Quy tắc biến âm trong tiếng Hàn Biến âm là một phần rất quan trọng trong quá trình học nghe và nói một ngôn ngữ. Trong tiếng Hàn có 9 quy tắc biến âm. So với nhiều ngôn ngữ, học phát âm với tiếng Hàn không quá khó, bởi vì chỉ cần biết bảng chữ cái bạn vẫn có thể đọc đúng từ mà không cần hiểu nghĩa. Tuy nhiên vẫn có trường hợp một số phụ âm và nguyên âm khi kết hợp với nhau khiến cho phát âm ban đầu bị biến đổi. Khi mới làm quen với ngôn ngữ, các biến âm trong tiếng Hàn có thể khiến sinh viên thấy bối rối. Ví dụ như từ 한국말 nếu không biết quy tắc biến âm sinh viên sẽ đọc là han-kuk-mal nhưng chính xác phải đọc thành han-kung-mal do bị biến âm theo quy tắc trong tiếng Hàn. Quy tắc biến âm này cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên khi học từ vựng đã thuộc nhưng khi nghe lại từ đó lại không hề biết được ý nghĩa. 4.1.6. Mới học tiếng Hàn không có môi trường bản ngữ để giao tiếp Người xưa có câu “Học đi đôi với hành”, đây có thể coi là một điều hạn chế khi sinh viên học tiếng Hàn tại Việt Nam. Khi sinh viên học một ngữ pháp nào đó nếu có môi trường giao tiếp thì sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều so với các việc chỉ học trên sách vở thông thường. Cơ bản vì từ trước đến nay, người Việt được học tiếng Anh từ tiểu học, ít khi có suy nghĩ sẽ học ngôn ngữ Hàn Quốc hay Nhật Bản. Cho đến thời gian gần đây, khi tiếng Anh dần bão hòa và quá thông thường, hợp tác các kinh tế Châu Á Thái Bình Dương có phần tăng mạnh nên tiếng Hàn cũng đã có một chỗ đứng riêng. 103
  8. Dù nói là vậy nhưng cũng chưa có sự đầu tư mạnh mẽ tại các trường phổ thông hay Đại học, các bậc phụ huynh vẫn còn e dè khi cho con học ngoại ngữ khác thay thế tiếng Anh. Và vẫn còn bị hạn chế bởi sự tiếp xúc văn hóa trực tiếp, trao đổi giao lưu văn hóa Việt – Hàn. Những bạn đang học tiếng Hàn cũng sẽ ít có cơ hội để thực hành hơn. 4.2. Thuận lợi trong việc học từ vựng tiếng Hàn 4.2.1. Phát âm Về phát âm thì các từ biệt lập trong tiếng Hàn cũng là những đơn âm tiết và được hình thành theo cách ghép vần, ghép chữ như ở trong tiếng Việt nên khi học tiếng Hàn thì ta sẽ không phải mất nhiều thời gian để nhớ cách phát âm của một từ. Thêm vào đó các âm trong tiếng Hàn dễ đọc, nghe rất cuốn hút nên tạo ra sự tò mò cũng như hứng khởi của người học 4.2.2. Không dùng dấu Một trong những khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt đó là dấu. Nhưng ngược lại trong tiếng Hàn không có hiện tượng ngôn ngữ này. Chính vì vậy, các âm khác nhau thường được hình thành từ các chữ cái được ghép để hình thành nên nó. Người học chỉ cần nắm rõ bảng chữ cái, quy tắc phát âm là có thể viết được từ bằng cách ghép các chữ cái lại với nhau là đủ, không cần phải chú ý đến dấu giống như tiếng Việt. Và đến các từ có đuôi là nguyên âm đôi thì trong tiếng Việt cũng đã có âm tương đương như âm -inh, -ang. 4.2.3. Từ gốc Hán Không chỉ về văn hóa, mà ngay cả về ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Trung Quốc. Trong quá trình học ngữ pháp phải lấy ví dụ thực tế thì sinh viên rất dễ dàng nhận thấy có nhiều âm tiết của từ vựng tiếng Hàn tương tự như tiếng Việt bởi đều xuất phát tự âm Hán. Ví dụ: 결혼-kết hôn, 결과-kết quả, 노력-Nỗ lực Và có thể nói đây chính là những ưu thế lớn nhất của người Việt khi học tiếng Hàn. 4.2.4. Sự phát triển mạnh mẽ của nền giải trí Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam Từ những năm 2000, làn sóng Hanguel đã tràn khắp châu Á đặc biệt là ở Việt Nam. Những bạn sinh viên học tiếng Hàn dễ dàng thấy được những ngữ pháp mình đã học xuất hiện nhiều lần trong phim ảnh cũng như trong lời bài hát. Nhờ đó mà sinh viên dễ dàng ghi nhớ và học thuộc. Cũng nhờ phim truyền hình Hàn Quốc mà sinh viên học ngôn ngữ Hàn ngoài khả năng ghi nhớ ngữ pháp lâu hơn còn giúp sinh viên biết sử dụng ngữ pháp đấy một cách tự nhiên và lưu loát trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài khả năng ghi nhớ và học thuộc ngữ pháp, phim ảnh Hàn Quốc còn giúp sinh viên học từ vựng mà không mất quá nhiều thời gian, từng lời thoại trong phim sẽ đi vào tâm trí của sinh viên như một điều hiển nhiên. Từ đó tạo điều kiện cho việc học ngữ pháp đạt hiệu quả cao nhất. 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN 5.1. Học từ vựng tiếng Hàn theo chủ đề Gom nhiều từ vựng liên quan đến nhau vào chung một nhóm sẽ giúp sinh viên dễ học và học được nhiều từ hơn. Ưu tiên học từ vựng theo chủ đề mà sinh viên cảm thấy thích thú sẽ khiến sinh viên có động lực thúc đẩy bản thân học tốt hơn và lượng từ vựng đó cũng sẽ được ghi nhớ nhanh và lâu hơn. 104
  9. 5.2. Tập đặt câu với mỗi từ vựng Nếu chỉ ghi nhớ đơn thuần mà không thực hành đặt câu với từng từ vựng đó thì sinh viên sẽ rất khó khi áp dụng vào thực tế. Với mỗi từ vựng, sinh viên nên vận dụng những từ vựng đã được học để đặt từ 3 đến 5 ví dụ. Từ việc đặt ví dụ sẽ giúp sinh viên ghi nhớ từ vựng lâu hơn, đồng thời giúp cho khả năng vận dụng từ vựng vào hoàn cảnh thực tế nhạy bén hơn so với việc chỉ học thuộc đơn thuần. Nếu trong quá trình đặt ví dụ sinh viên không chắc chắn với câu của mình có thể nhờ giáo viên bộ môn chỉnh sửa giúp để có được những tài liệu hoàn chỉnh nhất. 5.3. Làm nhiều bài tập Càng làm nhiều bài tập thì sinh viên càng có thể ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp. Từ bài tập sinh viên cũng có thể rút ra được những cái sai mà mình đang mắc phải khi sử dụng từ vựng đó. Và việc lập đi lập lại từ vựng trong các câu có cấu trúc ngữ pháp giống nhau sẽ giúp sinh viên khắc sâu được từ vựng mình đã học. Hiện nay sách bài tập từ vựng tiếng Hàn tại Việt Nam rất phong phú đa dạng như 연세한국어 활용연습, 한국어 문법 연습, 실용 한국어 문법, Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt, Tiếng Hàn thực hành.... 5.4. Đặt mục tiêu Việc học ngữ pháp cần sinh viên đặt ra mục tiêu nhất định cho bản thân. Lúc mới tiếp xúc với tiếng Hàn sinh viên có thể đặt mục tiêu học thuộc và thực hành nhuần nhuyễn một ngày một ngữ pháp. Và mục tiêu đó cũng sẽ tăng lên theo thời gian, có thể một ngày sẽ học và luyện tập 2,3 ngữ pháp tùy theo khả năng của sinh viên. Sau một thời gian nhất định, chính bản thân sinh viên cũng sẽ tích lũy cho bản thân vốn từ vựng và ngữ pháp nhất định và sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tiếng Hàn cũng như các kì thi năng lực tiếng Hàn. 5.5. Tự tạo cho mình niềm đam mê với tiếng Hàn Người ta nói “khi chúng ta biết thêm một ngôn ngữ chúng ta có thể sống thêm một cuộc đời mới”. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta biết thêm một ngôn ngữ nào đó, thế giới quan của chúng ta sẽ rộng mở hơn rất nhiều, chúng ta có thể thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu văn hóa, con người, phong tục tập quán của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó. Nhưng để làm được như vậy chúng ta phải có niềm đam mê. Học tiếng Hàn và ngữ pháp tiếng Hàn cũng vậy, nếu không có đam mê thì việc học của sinh viên sẽ là việc đối phó cho qua môn, sẽ không đọng lại được quá nhiều trong tâm thức của người học. Ngược lại nếu có sự yêu thích, say mê với tiếng Hàn chúng ta có thể học hăng say không mệt mỏi, vượt qua mọi rào cản áp lực. Sinh viên có thể tìm niêm đam mê thích thú với tiếng Hàn qua âm nhạc, phim ảnh, thời trang.... đó đều là những điều dẫn dễ tìm kiếm trong thời đại hiện nay. 6. KẾT LUẬN Mục đích của bài nghiên cứu này sẽ giúp các bạn sinh viên năm nhất khi mới làm quen với tiếng Hàn sẽ nhìn nhận ra được những giai đoạn khi học từ vựng tiếng Hàn, đi cùng với từng giai đoạn đó là những khó khăn mà người học từ vựng thường đối mặt. Đồng thời đề tài cũng đề xuất ra những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất để sinh viên có thể vượt qua những khó khăn rào cản khi học từ vựng. Từ đó sinh viên sẽ có thể phát triển toàn diện các kĩ năng nghe nói, đọc viết cũng như có niềm say mê thích thú khi học ngôn ngữ Hàn. 105
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahn Jean Myung và cộng sự, (2020). Ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng (sơ cấp-trung cấp-cao cấp), See also: Grammar, by Sandy Chung and Geoff Pullum of the University of California, Santa Cruz. TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức. 2. Mai Ngọc Chừ và cộng sự, (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, 3. Yonsei language center, (2019). New Yonsei Korean Vocabulary and Grammar. Seoul: Nhà xuất bản Trường đại học Yonsei. 4. http://investvietnam.gov.vn/vi/su-kien.nd/tinh-hinh-dau-tu-cua-cac-doanh-nghiep-han-quoc-vao- viet-nam-nam-2020.html 5. https://www.topik.edu.vn/nganh-han-quoc-hoc.html 6. https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx 7. https://ejoy-english.com/blog/vi/12-cau-noi-truyen-cam-hung-ve-viec-hoc-ngoai-ngu/ 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2