Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú
lượt xem 4
download
Cuốn sách Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là các cấp quản lý ngành về những cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực phân phối, tiêu thụ hàng hóa trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú
- Chủ biên: TS. PHẠM HỒNG TÚ TS. PHẠM VĂN KIỆM NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
- MỤC LỤC Lời mở đầu 7 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG 11 LỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến 11 lĩnh vực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm và phân loại dịch vụ phân phối 11 1.1.2. Vị trí, vai trò và mối quan hệ phát triển của 14 lĩnh vực dịch vụ phân phối 1.1.3. Yếu tố tác động đến quá trình phát triển của 20 ngành dịch vụ phân phối 1.2. Năng lực và nâng cao năng lực của ngành dịch 23 vụ phối trong nền kinh tế 1.2.1. Tiếp cận khái niệm năng lực và nâng cao năng 23 lực của ngành dịch vụ phân phối 1.2.2. Phạm vi và phương thức nâng cao năng lực 27 ngành dịch vụ phân phối trong nền kinh tế 1.2.3. Hoạch định chiến lược và phương pháp hoạch 32 định chiến lược 1.3. Nội dung và các mối quan hệ chiến lược nâng 40 cao năng lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế 1.3.1. Nội dung cơ bản của chiến lược nâng cao năng 40 lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế 1.3.2. Mối quan hệ chiến lược phát triển ngành dịch 47 vụ phân phối
- Chương II THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG NÂNG CAO 54 NĂNG LỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 2.1. Tổng quan hiện trạng năng lực dịch vụ phân phối 54 thời kỳ 2001 - 2017 2.1.1. Tăng trưởng GDP ngành 54 2.1.2. Tình hình sử dụng các nguồn lực phát triển 56 2.1.3. Tình hình phát triển ngành và các phân ngành 64 dịch vụ phân phối 2.1.4. Tình hình tổ chức và quản lý lĩnh vực dịch vụ 82 phân phối 2.1.5. Đánh giá chung 90 2.2. Phân tích bối cảnh trong nước và tác động của 98 nó đến triển vọng nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa 2.2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô 98 2.2.2. Phân tích môi trường ngành dịch vụ phân phối 109 2.3. Phân tích bối cảnh ngoài nước và tác động của 117 nó đến triển vọng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối 2.3.1. Triển vọng tăng trưởng kinh tế, thương mại 117 quốc tế 2.3.2. Xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị 122 trường dịch vụ phân phối trên thế giới
- 2.3.3. Đánh giá tác động của bên ngoài đến triển 126 vọng nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa 2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách 130 thức đối với nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nội địa 2.4.1. Phân tích điểm mạnh 130 2.4.2. Phân tích điểm yếu 134 2.4.3. Phân tích cơ hội phát triển 138 2.4.4. Phân tích thách thức 142 Chương III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 147 NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2018 - 2030 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực 147 ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 3.1.1. Khung khổ xây dựng quan điểm, định hướng 147 nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực dịch 149 vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa 3.1.3. Định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ 157 phân phối
- 3.2. Các giải pháp, chính sách nâng cao năng lực 148 dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nội địa 3.2.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn 168 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 170 3.2.3. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ 172 3.2.4. Giải pháp khác 174 3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện nâng cao năng lực 179 dịch vụ PHỤ LỤC 186 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 290
- LỜI MỞ ĐẦU Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực dịch vụ phân phối là sự kết nối sống còn giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế, ngành dịch vụ phân phối chiếm một phần đáng kể trong GDP, thường nằm trong khoảng từ 8% ở Đức, đến 20% ở Trung Quốc. Hơn nữa, hiệu quả và tính cạnh tranh cao trong hệ thống phân phối sẽ thúc đẩy việc cung cấp sản phẩm ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và có thể dẫn đến việc giảm giá mang lại lợi ích cho người dân, đặc biệt khi chiết khấu phân phối chiếm phần đáng kể trong giá bán của các sản phẩm cuối cùng và sự méo mó trong cơ cấu giá cả được loại trừ. Ở nước ta, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tư cách thành viên đầy đủ của WTO kể từ ngày 11/01/2007, Nhà nước đã sửa đổi và ban hành mới nhiều chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ phân phối. Thực tế đã cho thấy, sau hơn 10 năm gia nhập WTO, lĩnh vực dịch vụ phân phối của Việt Nam đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, phong phú, đa dạng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho các nhà sản xuất, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và trở thành một trong những lĩnh vực tiềm năng, hấp dẫn đầu tư cả trong và ngoài nước. Năng lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế cả ở phạm vi doanh nghiệp và ngành đã gia tăng nhanh theo hướng hiện
- đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại như: số lượng doanh nghiệp dịch vụ phân phối vẫn phổ biến có qui mô nhỏ, siêu nhỏ có năng lực thấp kém ở nhiều lĩnh vực hoạt động; cấu trúc ngành đang có sự thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế; hệ thống quản lý hiện nay chưa đủ mạnh, nhất là ở cấp tỉnh, huyện không tương xứng với sự phát triển của dịch vụ phân phối; các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ phân phối chưa bao quát hết các yêu cầu quản lý; định hướng phát triển dịch vụ phân phối chưa được hoạch định rõ ràng;… Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII thông qua, nước ta sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của nước ta sẽ ngày càng sâu rộng hơn. Những điều đó đang và sẽ tạo ra sức phát triển nhanh cả từ phía cung và phía cầu hàng hóa trên thị trường nội địa, qua đó tác động mạnh mẽ, tạo áp lực lớn về nâng cao năng lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế. Đồng thời, trong xu thế hội nhập và độ mở cửa thị trường cao, áp lực cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối trong nước ngày càng gia tăng cũng đòi hỏi các nhà phân phối trong nước nói riêng và ngành dịch vụ phân phối nói chung phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề nâng cao năng lực dịch vụ phân phối trong bối cảnh hiện nay đang thu hút được sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp phân phối, mà còn của các cơ quan nhà nước về
- lĩnh vực dịch vụ phân phối. Vấn đề nâng cao năng lực của doanh nghiệp phân phối do sự khác biệt về qui mô, lĩnh vực hoạt động, sự sẵn có nguồn lực,… nên rất đa dạng và phức tạp. Nhà xuất bản Công Thương tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa”. Do khuôn khổ có hạn, cuốn sách chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực chung của ngành dịch vụ phân phối. Hy vọng cuốn sách cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là các cấp quản lý ngành về những cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực phân phối, tiêu thụ hàng hóa trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp và độc giả để bổ sung hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
- Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm và phân loại dịch vụ phân phối Theo Kinh tế Chính trị học Mác - Lê nin, phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất. Phân phối bao gồm phân phối cho sản xuất tức là phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm, và phân phối cho tiêu dùng. Theo quan điểm Marketing, phân phối là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. Đề tài này nghiên cứu quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, nhưng không phải ở phạm vi doanh nghiệp mà ở phạm vi nền kinh tế. Trong nền kinh tế, các hoạt động kinh tế khác nhau được tập hợp và phân thành 3 khu vực cơ bản: khu vực nông nghiệp; khu vực công nghiệp; và khu vực dịch vụ. Trong đó, khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp có đặc điểm chung là bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất 11
- (hàng hóa hữu hình). Khu vực dịch vụ lại bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm phi vật chất (vô hình). Mặc dù, giống như hàng hóa, dịch vụ cũng là sản phẩm của lao động, nhưng sản phẩm dịch vụ có những đặc trưng khác với hàng hoá như: 1) Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể (tính vô hình), chất lượng của dịch vụ chỉ có thể được xác định bằng mức độ thoả mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó; 2) Quá trình sản xuất (cung ứng) và tiêu dùng dịch vụ bao gồm các hoạt động thường xảy ra đồng thời; 3) Các sản phẩm dịch vụ thường không thể lưu trữ được; 4) Dịch vụ không lưu trữ được cũng sẽ không có sự chuyển quyền sở hữu. Trong khu vực dịch vụ bao gồm các ngành khác nhau, như: ngành viễn thông, ngành tài chính, ngành vận tải, ngành phân phối… Như vậy, khái niệm dịch vụ phân phối là khái niệm để phân biệt nó với các ngành dịch vụ khác trong nền kinh tế. Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hợp Quốc (Central Product Classification - CPC), ngành dịch vụ phân phối được định nghĩa bao gồm 4 phân ngành: đại lý; bán buôn; bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); nhượng quyền thương mại. Bán buôn, bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn, hoặc cho những người bán buôn khác. 12
- Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Đại lý bao gồm những người thay mặt cho người sở hữu hàng hóa thực sự để bán buôn, bán lẻ. Nhượng quyền là hình thức một nhà phân phối này (người nhượng quyền) bán cho nhà phân phối khác (người được nhượng quyền) một số đặc quyền và ưu đãi cụ thể, thường được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Ví vụ, người được nhượng quyền có quyền sử dụng một mô hình hay một thương hiệu của người nhượng quyền. Danh mục CPC (danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp Quốc) xác định rằng: “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hóa kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan khác như: bảo quản, lưu kho hàng hóa; sắp xếp và phân loại đối với hàng hóa khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hóa khối lượng nhỏ; dịch vụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”. Ở Việt Nam, theo Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 về phân ngành kinh tế, bán buôn và bán lẻ thuộc ngành thương nghiệp, sửa chữa thiết bị - phân ngành cấp 1 và thuộc khu vực dịch vụ. Hiện nay, theo Quyết định số 10/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/1/2007 về phân ngành kinh tế, 13
- ngành dịch vụ phân phối được gọi là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác - phân ngành cấp I (nhóm G) và thuộc khu vực dịch vụ. Ngành này bao gồm 3 phân ngành chính là: bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). Các phân ngành này được thống kê hàng năm theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Các phân ngành đại lý và nhượng quyền thương mại không có trong danh mục phân ngành cấp 2 của ngành dịch vụ phân phối (thuôc hệ thống phân ngành kinh tế) và trong niên giám thống kê hàng năm. Trong các tài liệu thống kê của nhiều nước cũng không bao gồm hai phân ngành này. 1.1.2. Vị trí, vai trò và mối quan hệ phát triển của lĩnh vực dịch vụ phân phối a)Vị trí, vai trò của lĩnh vực dịch vụ phân phối + Theo Kinh tế - Chính trị học Mác - Lê nin, phân phối là khâu trung gian của quá trình tái sản xuất xã hội (gồm các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Nhóm 1: Các dịch vụ đầu vào “thượng nguồn” như nghiên cứu và phát triển (R&D), các nghiên cứu khả thi, đào tạo nhân viên,... Nhóm 2: Các dịch vụ đầu vào “trung nguồn” như các dịch vụ kế toán, luật pháp, kỹ thuật và kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, tài chính, viễn thông,... 14
- Nhóm 3: Các dịch vụ đầu vào “hạ nguồn” như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho bãi... + Từ bình diện của nền kinh tế, bán buôn, bán lẻ chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Theo số liệu thống kê của các nước, ngành dịch vụ phân phối (bán buôn và bán lẻ) đóng góp phần đáng kể trong GDP. Trong nhóm G-7 (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada), phân phối đóng góp vào GDP (chỉ có phân ngành bán buôn và bán lẻ) từ 8% - 15%, vào việc làm thường từ 11% - 19%. Phần đóng góp của ngành phân phối trong GDP của Trung Quốc, Hồng Kông và Panama lên tới 20%. Theo số liệu thống kê của 74 quốc gia khác, các hoạt động bán buôn và bán lẻ đóng góp trung bình 13.5% vào GDP. Ở nhiều quốc gia, đóng góp vào GDP của bán buôn và bán lẻ chỉ đứng thứ 2 sau lĩnh vực chế tạo và vượt trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, viễn thông,... Đồng thời, ngành dịch vụ phân phối còn là lĩnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế. Đối với nhiều nền kinh tế, vai trò tạo việc làm của ngành dịch vụ phân phối còn có ý nghĩa lớn hơn so với đóng góp vào GDP. Tầm quan trọng của ngành dịch vụ phân phối thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp phân phối thường chiếm khoảng 20% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. b) Mối quan hệ phát triển của lĩnh vực dịch vụ phân phối + Mối quan hệ phát triển giữa các khâu của quá trình tái sản xuất: 15
- Theo Kinh tế Chính trị học Mác - Lê nin, trong quá trình tái sản xuất nói chung, sản xuất là khâu mở đầu, sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các khâu phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Nói cách khác, trình độ phát triển sản xuất có ảnh hưởng quyết định đối với trình độ phát triển dịch vụ phân phối. Mặt khác, phân phối và trao đổi vừa có tính độc lập tương đối với sản xuất và tiêu dùng, vừa có tính độc lập tương đối với nhau. Lĩnh vực dịch vụ phân phối có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi ích của người tiêu dùng, nhất là trên các phương diện như: giá cả, khả năng lựa chọn hàng hóa, mức độ thuận tiện khi mua hàng. Đồng thời, thông qua lĩnh vực phân phối, các nhà sản xuất có thể tiếp nhận được thông tin thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất, các nguồn lực phát triển của nền kinh tế cũng được phân bổ hợp lý. Phân phối mang lại lợi ích thực tế cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, qua đó góp phần thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng phát triển. + Mối quan hệ giữa các phân ngành dịch vụ phân phối Trong các phân ngành dịch vụ phân phối trên đây, phân ngành nhượng quyền thương mại liên quan nhiều đến những thỏa thuận bằng hợp đồng về quyền sử dụng một cơ sở bán lẻ hay một thương hiệu giữa các nhà phân phối. Do đó, phân ngành này có sự khác biệt về chất so với các phân ngành còn lại. Giữa 3 phân ngành dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ và đại lý) có thể có hoặc không có mối quan hệ trực tiếp với 16
- nhau. Cụ thể, các mối quan hệ giữa 3 phân ngành dịch vụ phân phối này được thể hiện qua các kênh phân phối hàng hóa trên thị trường. Trong đó, kênh 1 không có sự hiện diện của các nhà bán buôn, bán lẻ. Các kênh dài có sự tham gia của nhiều nhà phân phối hơn. Sơ đồ 1.1. Các kênh phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng Kênh trực tiếp Người sản Người tiêu (1) xuất dùng Kênh ngắn (2) Người sản Người bán Người tiêu xuất lẻ dùng Kênh trung Người sản Người bán Người bán Người tiêu bình xuất buôn lẻ dùng (3) Kênh dài Người sản Đại lý môi Người bán Người bán Người tiêu (4) xuất giới buôn lẻ dùng Theo quan niệm truyền thống, bán buôn thực hiện chức năng “người trung gian” giữa nhà sản xuất, hoặc đại lý, hoặc nhà bán buôn khác với các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, nhất là tại các nền kinh tế thị trường hiện đại, việc thiết lập mối quan hệ giữa các nhà phân phối thuộc các phân ngành dịch 17
- vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất thương phẩm, yêu cầu kiểm soát kỹ thuật của hàng hóa; mức độ hợp lý về thời gian lưu thông của hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, về chi phí lưu thông và mức giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng, về lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp thành viên trong kênh phân phối; qui mô, trình độ phát triển của nhà phân phối; mức độ bao phủ của mạng lưới phân phối trên thị trường;… + Mối quan hệ phát triển dịch vụ phân phối giữa các quốc gia Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại, các ngành kinh tế nói chung và dịch vụ phân phối nói riêng của mỗi quốc gia ngày càng có mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Mối quan hệ phát triển ngành dịch vụ phân phối giữa các quốc gia được kết nối thông qua các phương thức thực hiện thương mại dịch vụ. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO xác định rằng thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ theo 4 phương thức được thể hiện ở sơ đồ 1.2. 18
- Sơ đồ 1.2: Các phương thức thực hiện thương mại dịch vụ Nước A Nước B Khách thuộc A Nhà CC từ B Phương thức 1 Khách thuộc A Khách hàng từ A Nhà CC từ B Phân tích môi Chi nhánh từ A Nhà CC từ B trường Công ty ở A Phương thức 2 Công ty ở B Khách thuộc A Chi nhánh từ B Nhà CC từ B Khách thuộc A Phương thức 3 Nhà CC từ B Khách thuộc A Tự nhiên nhân từ B Phương thức 4 1. Di chuyển qua biên giới của sản phẩm dịch vụ - cung cấp dịch vụ qua biên giới; 2. Di chuyển của người tiêu dùng dịch vụ sang nước khác - tiêu dùng ở nước ngoài; 3. Thiết lập hiện diện thương mại tại nước ngoài của nhà cung cấp dịch vụ - hiện diện thương mại; 4. Di chuyển tạm thời của thể nhân sang một nước khác để cung cấp dịch vụ tại đó - hiện diện của tự nhiên nhân. Trong ngành dịch vụ phân phối, các phương thức thực hiện thương mại chủ yếu là hiện diện thương mại và cung cấp 19
- qua biên giới. Theo phân ngành dịch vụ, bán buôn và bán lẻ chủ yếu được thực hiện theo phương thức hiện diện thương mại; phân ngành nhượng quyền thương mại được thực hiện theo phương thức cung cấp qua biên giới; phân ngành dịch vụ đại lý được thực hiện theo phương thức cung cấp qua biên giới và hiện diện thương mại. Tự do hóa thương mại đối với ngành dịch vụ phân phối là xu hướng tương đối mới. Tuy nhiên, sự hiện diện thương mại, nhất là tại các nước đang phát triển của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới phát triển tương đối nhanh trong khoảng 2 – 3 thập kỷ qua. Các nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ phát triển dịch vụ phân phối giữa các quốc gia thông qua sự hiện diện của các nhà bán lẻ được phát triển qua 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, sau khi hiện diện thương mại ở một quốc gia, các nhà bán lẻ nước ngoài chủ yếu bán sản phẩm của các nhà cung cấp đã có quan hệ, do đó tỷ lệ nhập khẩu tương đối cao. Tuy nhiên, sang giai đoạn hai, các nhà bán lẻ nước ngoài đã từng bước kết nối được với các nhà cung cấp tại quốc gia đó và tỷ lệ sản phấm nội địa được cung cấp cho cơ sở bán lẻ tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn ba, tỷ lệ nhập khẩu lại tăng lên do sự phát triển của chuỗi cung ứng khu vực. 1.1.3. Yếu tố tác động đến quá trình phát triển của ngành dịch vụ phân phối Sự phát triển của ngành dịch vụ phân phối chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố kinh tế, thể chế - pháp luật, văn hóa - xã hội, kỹ thuật. + Các yếu tố thể chế - luật pháp: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mục tiêu và kế hoạch hành động- bộ phận chăm sóc mẫu DENIM
5 p | 275 | 71
-
Ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh
0 p | 155 | 31
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH 1 thành viên vận tải, giao nhận và phân phối ô tô Chu Lai – Trường Hải
5 p | 220 | 20
-
Cơ bản về marketing
255 p | 104 | 11
-
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 p | 21 | 8
-
Nghiên cứu quan hệ phối hợp giữa nhà phân phối và nhà cung cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế
9 p | 99 | 7
-
Thương mại điện tử yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp
4 p | 65 | 7
-
Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nội địa ở Việt Nam
7 p | 48 | 6
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa
7 p | 55 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị bán hàng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quốc Khánh
10 p | 62 | 5
-
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú
150 p | 29 | 5
-
Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
10 p | 101 | 4
-
Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 1
105 p | 41 | 4
-
Ma lực của thương hiệu
4 p | 62 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Marketing căn bản 1
13 p | 6 | 4
-
Những điểm còn hạn chế của thị trường bán lẻ VN
4 p | 40 | 3
-
Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại và phân phối tại Việt Nam
12 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn