Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NANG GIẢ TỤY Ở TRẺ EM: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
Uông Sỹ Trường*, Trương Nguyễn Uy Linh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nang giả tụy và<br />
được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2003 đến 06/2011.<br />
Kết quả: Trong thời gian tám năm rưỡi chúng tôi ghi nhận được 24 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ : 3/1. Lứa<br />
tuổi thường gặp nhất: 6 – 11 tuổi (58,33%). Lý do nhập viện chủ yếu là đau bụng (83,33%). Các triệu chứng nổi<br />
bật là đau bụng (83,33%) và u bụng (54,17%). Nguyên nhân nổi bật là chấn thương tụy (66,67%). Biến chứng<br />
sớm sau phẫu thuật được ghi nhận trong 2 trường hợp (8,33%) bao gồm: 1 xuất huyết tiêu hóa và 1 tắc ruột do<br />
dính. Siêu âm là phương tiện chủ yếu trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị trong tất cả các trường hợp. Nối<br />
nang với đường tiêu hóa là phương pháp điều trị chủ yếu (87,5%), với các trường hợp còn lại là dẫn lưu nang và<br />
cắt nang.<br />
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các phương pháp phẫu thuật thì nối nang với đường tiêu hóa<br />
cho kết quả tốt.<br />
Từ khóa: Nang giả tụy ở trẻ em.<br />
<br />
SUMMARY<br />
PANCREATIC PSEUDOCYST IN CHILDREN: DIAGNOSIS AND SURGICAL MANAGEMENT<br />
Uong Sy Truong, Truong Nguyen Uy Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 131 - 135<br />
Objectives: To find out the clinical and laboratory characteristics and assessment of the surgical treatment.<br />
Methods: Retrospective description study from 01/2003 - 06/2011 of 24 cases diagnosed and surgical treated<br />
at Children's Hospital No.1.<br />
Results: Rates of male / female : 3 / 1. The most common ages are from 6-11 years (58.33 %). Reason for<br />
hospitalization mainly abdominal pain (83.33 %). The prominent symptom is abdominal pain (83.33 %) and<br />
abdominal mass (54.17 %). Main cause is pancreatic injury (66.67 %). Early postoperative complications were<br />
recorded in 2 cases (8.33 %) including: a gastrointestinal bleeding and an intestinal obstruction due to adhesion.<br />
Ultrasound is valuable in diagnosing anh following up postoperation in all cases. Cysto-enterostomy is primary<br />
surgical procedure (87.5 %), other procedures are cyst external drainage and cyst excision.<br />
Conclusions: Research results showed that, the cysto-gastrostomy and the cysto-jejunostomy methods for<br />
good results.<br />
Key words: Pancreatic pseudocyst.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nang giả tụy là một biến chứng muộn của<br />
viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và chấn thương tụy,<br />
<br />
thể hiện bằng sự tụ dịch bất thường vùng quanh<br />
tụy, với một vách được tạo bởi mô xơ do viêm<br />
mạn. Các nang giả tụy có khả năng tự khỏi nhờ<br />
điều trị bảo tồn. Có nhiều phương pháp can<br />
<br />
*Bệnh viện Sản Nhi Ngọc Tâm<br />
** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM<br />
Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579<br />
Email: uylinhbs@yahoo.com<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
131<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thiệp tùy vào vị trí, kích thước, độ dầy của<br />
thành nang, và tùy thuộc nang có biến chứng<br />
hoặc chưa có biến chứng. Việc chẩn đoán nang<br />
giả tụy ngày càng được dễ dàng hơn nhờ vào<br />
siêu âm và chụp điện toán cắt lớp, tuy nhiên,<br />
vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị nào đối<br />
với bệnh này ở trẻ em vẫn chưa có được một sự<br />
thống nhất rõ ràng để đạt được hiệu quả cao<br />
nhất. Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi<br />
muốn đánh giá những đặc điểm lâm sàng, cận<br />
lâm sàng và điều trị từ đó rút ra những thái độ<br />
nhất quán hơn cho việc chẩn đoán và điều trị<br />
một bệnh còn tương đối hiếm gặp và hiếm được<br />
nghiên cứu ở trẻ em Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu hồi cứu<br />
mô tả tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và<br />
điều trị phẫu thuật nang giả tụy tại khoa ngoại<br />
bệnh việnh Nhi Đồng 1 trong thời gian từ<br />
01/2003 – 06/2011.<br />
Phân tích bệnh án, thu thập các dữ liệu về<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị qua bảng thu<br />
thập số liệu cho sẵn.<br />
So sánh kết quả thực tế và trong y văn để rút<br />
ra kinh nghiệm.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA. Dùng<br />
phép kiểm student để kiểm định các giả thuyết.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong tám năm rưỡi (01/2003 – 06/2011)<br />
chúng tôi ghi nhận được 24 trường hợp được<br />
chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
<br />
Giới<br />
Nam chiếm ưu thếvới 18 trường hợp, tỷ lệ<br />
nam/nữ : 3/1.<br />
<br />
Triệu chứng đau bụng là lý do chủ yếu đưa<br />
bệnh nhân đến nhập viện.<br />
Lý do NV<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Đau bụng<br />
20<br />
83,33%<br />
<br />
U bụng<br />
7<br />
29,17%<br />
<br />
Nôn<br />
3<br />
12,5%<br />
<br />
Viêm tụy<br />
6<br />
25%<br />
<br />
Không rõ<br />
2<br />
8,33%<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Nguyên nhân<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Chấn thương<br />
16<br />
66,67%<br />
<br />
Nguyên nhân chủ yếu của nang giả tụy ở trẻ<br />
em thường là sau một chấn thương bụng<br />
(66,67%).<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Lâm sàng<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Đau bụng<br />
20<br />
80,33%<br />
<br />
U bụng<br />
13<br />
54,17%<br />
<br />
Chán ăn<br />
2<br />
8,33%<br />
<br />
Hai triệu chứng nổi bật của nang giả tụy ở<br />
trẻ em là đau bụng và khám sờ thấy u vùng<br />
bụng.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Về công thức máu, số lượng bạch cầu tăng<br />
trong 9 ca (37,5%), trung bình là9.863 ±<br />
3.567/ml. Có 1 trường hợp (4,17%) có dấu hiệu<br />
thiếu máu nhẹ, số lượng hồng cầu trung bình<br />
là 4.484.000 ± 550.000/ml. Không có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê so với số bạch cầu và<br />
số hồng cầu của người bình thường (phép<br />
kiểm Student với p < 0,05).<br />
Về sinh hóa, Amylase máu, Amylase niệu và<br />
trong dịch nang đều tăng.<br />
<br />
Số ca tăng<br />
Tỷ lệ<br />
Trung bình<br />
(UI/l)<br />
<br />
Amylase<br />
máu<br />
19<br />
79,17%<br />
622<br />
<br />
Amylase<br />
niệu<br />
19<br />
79,17%<br />
2451<br />
<br />
Amylase dịch<br />
nang<br />
23<br />
95,83%<br />
21909<br />
<br />
Siêu âm<br />
<br />
Tuổi<br />
Trung bình là 8,5 ± 3,44 tuổi (2 – 14 tuổi).<br />
Tuổi<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Lý do nhập viện:<br />
<br />
≤ 5 tuổi<br />
5<br />
20,83%<br />
<br />
6 – 11 tuổi<br />
14<br />
58,33%<br />
<br />
12 – 14 tuổi<br />
5<br />
20,83%<br />
<br />
Kích thước nang được ghi nhận là từ 43 –<br />
155mm, trung bình là 89,67 ± 30,18mm. Kích<br />
thước nang chiếm đa số là từ 6 – 10cm (54,16%).<br />
<br />
Lứa tuổi thường gặp là từ 6 – 11 tuổi<br />
(58,33%).<br />
<br />
132<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Kích thước nang<br />
Dưới 6cm<br />
Từ 6 – 10cm<br />
Trên 10cm<br />
<br />
Số ca<br />
4<br />
13<br />
7<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
16,67%<br />
54,16%<br />
29,17%<br />
<br />
Bề dầy của vách nang giả tụy được ghi nhận<br />
trên siêu âm là từ 2 – 6mm, trung bình là 3,43 ±<br />
0,88mm.<br />
Bề dầy vách nang<br />
Dưới 3mm<br />
Từ 3 – 5mm<br />
Trên 5mm<br />
<br />
Số ca<br />
3<br />
20<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
12,5%<br />
83,33%<br />
4,17%<br />
<br />
Bề dầy vách chiếm đa số là trong nhóm từ 3<br />
– 5mm (83,33%).<br />
Chụp cắt lớp điện toán được chỉ định trong<br />
4 trường hợp (16,67%), ghi nhận được kích<br />
thước trung bình của nang là 73,25 ± 30,35mm.<br />
So sánh kích thước nang trên chụp cắt lớp<br />
điện toán và siêu âm:<br />
T.H. 1 T.H. 2 T.H. 3 T.H. 4<br />
CTscan<br />
(mm)<br />
Siêu âm<br />
(mm)<br />
<br />
56<br />
<br />
85<br />
<br />
110<br />
<br />
42<br />
<br />
58<br />
<br />
100<br />
<br />
114<br />
<br />
48<br />
<br />
Trung bình<br />
(mm)<br />
73,25 ±<br />
30,35<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Chẩn đoán xác định chủ yếu vẫn dựa vào<br />
triệu chứng lâm sàng và siêu âm, chẩn đoán<br />
trước mổ và sau mổ phù hợp với nhau trong 23<br />
ca (95,83%), chỉ có 1 ca (4,17%) chẩn đoán trước<br />
mổ là nang ống mật chủ và chẩn đoán sau mổ là<br />
nang giả tụy.<br />
<br />
Các phương pháp phẫu thuật<br />
Nối nang-dạ Nối nangdày<br />
hỗng tràng<br />
Số ca<br />
11<br />
10<br />
Tỷ lệ<br />
45,83%<br />
41,67%<br />
<br />
PPPT<br />
<br />
Dẫn lưu<br />
Cắt nang<br />
ngoài<br />
2<br />
1<br />
8,33%<br />
4,17%<br />
<br />
Biến chứng<br />
Có 2 ca có biến chứng sớm sau mổ: một bị<br />
xuất huyết tiêu hóa được điều trị nội khoa ổn và<br />
một bị tắc ruột do dính phải can thiệp phẫu<br />
thuật để gỡ dính.<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về giới, nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, tỷ lệ<br />
nam/nữ : 3/1. Điều này có thể là do trẻ nam hiếu<br />
động và thường chơi các trò chơi thiên về sức<br />
mạnh là yếu tố dễ dẫn đến chấn thương hơn so<br />
với trẻ gái.<br />
Lứa tuổi thường gặp nhất là lứa tuổi 6 – 11<br />
tuổi, phù hợp với tuổi của các bệnh nhi trong lô<br />
nghiên cứu của Trần Lý Trung(8), Teh(7) và<br />
Sharma(5), chủ yếu tập trung ở độ tuổi cấp 1, đây<br />
cũng là lứa tuổi hiếu động dễ dẫn đến những<br />
chấn thương bụng là nguyên nhân chủ yếu của<br />
nang giả tụy ở trẻ em.<br />
Lý do nhập viện thường gặp nhất là đau<br />
bụng, phù hợp với nhận định của Cohen(1) và<br />
của Lê Lộc(2).<br />
Về mặt nguyên nhân có sự khác biệt hẳn so<br />
với nguyên nhân gây nang giả tụy ở người lớn.<br />
So sánh nguyên nhân gây nang giả tụy theo<br />
các tác giả<br />
<br />
80 ± 31,96<br />
<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
đối với kích thước nang trên chụp cắt lớp điện<br />
toán và siêu âm (phép kiểm Student với p <<br />
0,05).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Lê Lộc<br />
Cường<br />
(3)<br />
Thịnh<br />
(11)<br />
Văn Tần<br />
Trần Lý<br />
(8)<br />
Trung<br />
Sharma<br />
(5)<br />
SS<br />
(7)<br />
Teh SH<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Đối tượng<br />
Chấn Viêm tụy Không rõ<br />
nghiên cứu thương<br />
nguyên<br />
bụng<br />
nhân<br />
Người lớn<br />
21,5% 78,5%<br />
Người lớn<br />
16,7% 56,8%<br />
18,2%<br />
Người lớn<br />
Trẻ em<br />
<br />
9,52%<br />
69%<br />
<br />
66,66%<br />
6%<br />
<br />
Trẻ em<br />
<br />
53,33%<br />
<br />
Trẻ em<br />
Trẻ em<br />
<br />
45,83% 16,67%<br />
66,67%<br />
25%<br />
<br />
25%<br />
<br />
25%<br />
8,33%<br />
<br />
Như vậy nguyên nhân chủ yếu gây nang giả<br />
tụy ở trẻ em thường là sau một chấn thương<br />
bụng do chấn thương bụng đơn thuần hoặc do<br />
sang chấn của phẫu thuật khác hẳn với nguyên<br />
nhân gây nang giả tụy ở người lớn thường là<br />
sau một viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn.<br />
Đau bụng là triệu chứng hay gặp trong nang<br />
giả tụy ở trẻ em. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đau<br />
bụng là 83,33%, phù hợp với ghi nhận của các<br />
tác giả nước ngoài như: The(7) với tỷ lệ bệnh nhi<br />
có đau bụng là 100% và Suzanne(6) với tỷ lệ đau<br />
bụng là 69,23%. Đây cũng là triệu chứng hay<br />
gặp ở người lớn, Văn Tần(11) ghi nhận 100%<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
trường hợp có đau bụng. Trần Văn Phơi(10) ghi<br />
nhận 87% trường hợp có đau bụng.<br />
Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong những<br />
bệnh nhi nang giả tụy của nhóm nghiên cứu này<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với<br />
người bình thường.<br />
Amylase máu, Amylase niệu và Amylase<br />
dịch nang đều tăng. Theo Văn Tần(11) ghi nhận<br />
được thì tỷ lệ Amylase máu tăng là 84% và tỷ lệ<br />
Amylase dịch nang tăng là 100%. Như vậy việc<br />
Amylase tăng mà đặc biệt là Amylase trong dịch<br />
nang tăng cao trong bệnh lý nang giả tụy ở trẻ<br />
em và người lớn tương tự như nhau. Tuy nhiên<br />
Amylase không chỉ tăng trong bệnh lý nang giả<br />
tụy mà cũng tăng rất cao ở những bệnh nhân<br />
viêm tụy như ghi nhận của Trần Thiện Hòa(9) với<br />
84% bệnh nhân tăng Amylase máu, Phạm Văn<br />
Duyệt(4) ghi nhận rằng Amylase máu trung bình<br />
là 2013 UI/l và Amylase niệu trung bình là 6520<br />
UI/l. Vì thế một số tác giả cho rằng Amylase<br />
thường chỉ là dấu hiệu gợi ý, ít có giá trị đặc<br />
hiệu trong việc chẩn đoán nang giả tụy.<br />
Siêu âm được xem như một phương tiện chủ<br />
yếu giúp chẩn đoán và theo dõi nang trong qua<br />
trình điều trị. Qua siêu âm chúng tôi ghi nhận<br />
được kích thước nang ≥ 6cm chiếm đa số<br />
(83,33%), nang có bề dầy vách nang ≥ 3mm<br />
chiếm tỷ lệ 87,5%. Chụp cắt lớp điện toán chỉ<br />
được chỉ định đối với những trường hợp cần<br />
xác định rõ hơn sự liên quan của nang với các<br />
cơ quan lân cận. Về mặt kích thước nang thì<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br />
siêu âm và chụp cắt lớp điện toán.<br />
Chẩn đoán xác định được dựa chủ yếu vào<br />
triệu chứng lân sàng và siêu âm.<br />
Tùy thuộc vào vị trí nang, sự dính của nang<br />
vào các cơ quan lân cận và biểu hiện của bệnh<br />
mà chúng tôi chọn lựa việc nối nang với hỗng<br />
tràng theo Roux-en-Y, nối nang với mặt sau dạ<br />
dày, cắt nang hoặc dẫn lưu ngoài. Trong nghiên<br />
cứu này chúng tôi ghi nhận được phương pháp<br />
nối nang với dạ dày được lựa chọn nhiều nhất<br />
(45,83%), kế đến là phương pháp nối nang với<br />
hỗng tràng theo Roux-en-Y (41,67%). Khác với<br />
<br />
134<br />
<br />
ghi nhận của Nguyễn Cường Thịnh(3) với nối<br />
nang-hỗng tràng chiếm 42,4% > nối nang-dạ dày<br />
chiếm 31,8%, và của Văn Tần(11) với nối nanghỗng tràng chiếm 44,32% > nối nang-dạ dày<br />
chiếm 34,09%.<br />
Chỉ định cắt nang được đặt ra cho những<br />
nang ở đuôi tụy không dính hoặc dính ít vào cơ<br />
quan lân cận. Chúng tôi có được một trường<br />
hợp cắt nang cho một nang khu trú ở đuôi tụy<br />
sau một chấn thương bụng mà không có biến<br />
chứng sau phẫu thuật. Như vậy cắt đuôi tụy có<br />
nang hoàn toàn có thể thực hiện an toàn ở trẻ<br />
em.<br />
Không có trường hợp nào tử vong và tái<br />
phát sau mổ thấp hơn những nghiên cứu ở<br />
người lớn. Văn Tần(11) ghi nhận tỷ lệ tái phát là<br />
5,26%, Nguyễn Cường Thịnh(3) ghi nhận tỷ lệ tái<br />
phát là 7,6%.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nang giả tụy là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em<br />
với những đặc điểm sau:<br />
Lý do nhập viện chính là đau bụng.<br />
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng<br />
và khám sờ thấy u bụng.<br />
Chấn thương tụy là nguyên nhân chủ yếu<br />
của bệnh và có một tỷ lệ tương đối không tìm<br />
thấy nguyên nhân so với người lớn.<br />
Amylase máu và niệu tăng không có giá trị<br />
đặc hiệu trong chẩn đoán nang giả tụy, chỉ là<br />
một dấu hiệu gợi ý. Tuy nhiên Amylase trong<br />
dịch nang tăng cao trong phần lớn trường hợp.<br />
Siêu âm có một giá trị rất lớn trong việc chẩn<br />
đoán và theo dõi điều trị.<br />
Việc cắt đuôi tụy có nang hoàn toàn có thể<br />
thực hiện một cách an toàn ở trẻ em.<br />
Việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật tùy<br />
thuộc vào hoàn cảnh của bệnh cũng như vào vị<br />
trí nang mà phương pháp nối nang hỗng tràng<br />
hỗng tràng theo Roux-en-Y hoặc nối nang với<br />
dạ dày được chấp nhận nhiều nhất như là<br />
những phẫu thuật triệt để cho một bệnh mà tiên<br />
lượng sau phẫu thuật được đánh giá là đạt kết<br />
quả tốt hơn ở người lớn.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Cohen MJ, Prinz RA: Pancreatic pseudocyst. In: Cameron JL, ed.<br />
Current Surgical Therapy. 7th ed. St Louis: Mosby-Year Book;<br />
2001: 543-547.<br />
Lê Lộc, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện: Kết quả điều trị nang<br />
giả tụy. Y học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 173-176.<br />
Nguyễn Cường Thịnh: Nang giả tụy: Nguyên nhân, điều trị và<br />
kết quả. Y học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 163-166.<br />
Phạm Văn Duyệt, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Mạnh Thắng:<br />
Một số nhận xét về kết quả điều trị viêm tụy cấp thể nặng tại<br />
khoa ngoại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng. Y học TP. HCM<br />
phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 191-195.<br />
Sharma SS, Maharshi S: Endoscopic management of pancreatic<br />
pseudocyst in children-a long-term follow-up. J Pediatr Surg 9,<br />
2008: 1636-1639.<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Suzanne M. Yoder, MD, Steven Rothenberg, MD, Kuojen Tsao,<br />
MD, et al: Laparoscopic Treatment of Pancreatic Pseudocysts in<br />
Children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 2009: 37-40.<br />
Teh SH, Pham TH, Lee A, et al: Pancreatic pseudocyst in<br />
children: the impact of management strategies on outcome. J<br />
Pediatr Surg 11, 2006: 1889-1893.<br />
Trần Lý Trung, Đào Trung Hiếu, Trương Nguyễn Uy Linh:<br />
Chẩn đoán và điều trị nang giả tụy ở trẻ em. Y học TP. HCM<br />
phụ bản số 4. Tập 5, 2001: 39-43.<br />
Trần Thiện Hòa, Văn Tần, và cộng sự: Đặc điểm và kết quả phẫu<br />
thuật viêm tụy cấp nặng tại Bệnh viện Bình Dân 1995 – 2004. Y<br />
học TP. HCM phụ bản số 3. Tập 8, 2004: 196-204.<br />
Trần Văn Phơi: Nang giả tụy: Đặc điểm chẩn đoán và điều trị. Y<br />
học TP. HCM phụ bản số 1. Tập 4, 2000: 222-229.<br />
Văn Tần, Hồ Khánh Đức: Đặc điểm và kết quả điều trị nang giả<br />
tụy tại bệnh viện Bình Dân (1995-2004). Y học TP. HCM phụ<br />
bản số 3. Tập 8, 2004: 167-172.<br />
<br />
135<br />
<br />