JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 19-28<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0096<br />
<br />
NĂNG LỰC TIẾN HÀNH ĐỘNG VIÊN GIÁO VIÊN<br />
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC: TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN<br />
Nguyễn Thị Ngọc Liên<br />
<br />
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Với quan niệm rằng động lực làm việc của giáo viên xuất phát từ việc có các điều<br />
kiện và môi trường thuận lợi giúp thỏa mãn các nhu cầu trong công việc của họ, chúng tôi<br />
nghiên cứu năng lực tiến hành động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học gắn với việc<br />
tạo các điều kiện, môi trường giúp giáo viên thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Theo đó, bài<br />
viết đề cập đến mô hình lí thuyết về các nhu cầu cơ bản của giáo viên và khả năng hiệu<br />
trưởng tạo điều kiện giúp giáo viên thỏa mãn nhu cầu đó. Đồng thời bằng thang đo được<br />
thiết kế gồm 39 chỉ báo tập trung vào 5 mặt biểu hiện chúng tôi đã khảo sát trên 97 hiệu<br />
trưởng và 142 giáo viên tiểu học và phân tích để thấy được thực trạng biểu hiện năng lực<br />
này ở hiệu trưởng tiểu học.<br />
Từ khóa: Năng lực, năng lực tiến hành động viên, hiệu trưởng tiểu học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Động viên (Motivate) là đem đến (cho ai đó) một lí do để làm điều gì đó hoặc làm cho một<br />
người nào đó có sự quan tâm hay nhiệt tình đối với một cái gì đó [8], là kích thích tính tích cực làm<br />
việc của con người [9], là tạo ra sự nỗ lực ở nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ<br />
chức trên cơ sở thỏa mãn lợi ích cá nhân [5] . Một nghiên cứu của Brumback (1986) đã chỉ ra mối<br />
quan hệ giữa thái độ giảng dạy của giáo viên (GV) với hiệu quả và kết quả học tập của học sinh.<br />
Theo đó, có sự khác biệt lớn về điểm số giữa những học sinh được dạy bởi những GV có sự hài<br />
lòng cao và những GV có sự hài lòng thấp trong công việc [2]. Để GV có được sự hài lòng và nhiệt<br />
tình trong công việc, đòi hỏi tác động từ rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đặc biệt quan trọng:<br />
nghệ thuật tác động đến con người của người quản lí, lãnh đạo mà trực tiếp nhất là hiệu trưởng<br />
(HT) nhà trường.<br />
Động viên có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu. Điều này đã được khẳng định trong phép<br />
biện chứng của tự nhiên của F. Engels và trong các lí thuyết tâm lí học nền tảng của Covaliốp [3],<br />
B. Ph Lomov [7]. . . Do vậy, để động viên GV, người HT tiểu học cần dựa trên các nhu cầu nổi trội<br />
của họ trong từng giai đoạn để xác lập các cách động viên phù hợp, hiệu quả. Theo đó, bài viết<br />
quan niệm năng lực (NL) tiến hành động viên GV của HT tiểu học là khả năng HT vận dụng hiệu<br />
quả các hiểu biết về nhu cầu GV để lựa chọn cách thức tác động phù hợp nhằm gia tăng tính tích<br />
cực của GV vì mục tiêu chung của nhà trường. Với tiếp cận như vậy, chúng tôi sẽ phân tích cơ sở<br />
lí luận và thực trạng NL tiến hành động viên GV của HT trường tiểu học<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Liên, e-mail: lienqlgd@gmail.com<br />
<br />
19<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Liên<br />
<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhóm các phương pháp<br />
sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phân tích và tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lí<br />
thuyết), nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra viết; quan sát; nghiên cứu sản phẩm hoạt<br />
động; trò chuyện, phỏng vấn sâu); và phương pháp thống kê toán học (tính số trung bình cộng, số<br />
trung vị, hệ số tương quan, số phần trăm)<br />
* Khách thể nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên 97 HT trường tiểu học và 142 GV tiểu<br />
học<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Vài nét về NL tiến hành động viên GV của HT tiểu học<br />
<br />
Theo quan điểm về bản chất động viên thì động viên có mối quan hệ chặt chẽ với với nhu<br />
cầu và NL tiến hành động viên GV là khả năng tác động vào các nhu cầu GV của người HT.<br />
Có rất nhiều lí thuyết khác nhau bàn về nhu cầu. Song đến nay, lí thuyết được thừa nhận<br />
và nghiên cứu rộng rãi là lí thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs,<br />
1943). Theo lí thuyết đó, con người có năm nhu cầu cơ bản sắp xếp theo thanh bậc từ 1 đến 5 gồm:<br />
Nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng<br />
định. Bài viết dựa trên lí thuyết này để tiếp cận phân tích các biểu hiện của NL tiến hành động viên<br />
GV. Cụ thể:<br />
Bảng 1. Biểu hiện NL tiến hành động viên GV thông qua tác động vào các nhu cầu<br />
<br />
Loại nhu cầu<br />
của GV<br />
<br />
Nhu cầu tồn tại<br />
<br />
Nhu cầu liên kết,<br />
giao tiếp<br />
<br />
Nhu cầu được tôn<br />
trọng<br />
<br />
20<br />
<br />
Khả năng tác động của HT<br />
<br />
Xét tăng lương hợp lí cho GV<br />
- Thưởng bằng vật chất xứng đáng khi GV hoàn thành tốt công việc<br />
- Thực hiện công bằng, minh bạch trong phân chia phúc lợi<br />
- Bố trí cảnh quan nhà trường sạch đẹp, an toàn<br />
- Sắp xếp cơ sở vật chất nhà trường hợp lí<br />
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc cho GV<br />
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập cho học sinh<br />
- Tổ chức thời gian làm việc hợp lí cho GV<br />
- Đưa ra các biện pháp xử lí kỉ luật khéo léo<br />
- Xây dựng nội quy nhà trường phù hợp<br />
- Xây dựng quan hệ thân thiện, hợp tác giữa GV với nhau<br />
- Xây dựng quan hệ cởi mở, hợp tác giữa HT với GV<br />
- Tạo dựng bầu không khí tâm lí thân tình, hợp tác trong nhà trường<br />
- Tổ chức các chuyến đi du lịch cho GV<br />
- Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong nhà trường<br />
- Tổ chức các HĐ văn hóa, thể thao để gắn kết các thành viên trong<br />
nhà trường<br />
- Phát huy tinh thần tự chủ của GV trong thực hiện công việc<br />
- GV được tham gia có hiệu quả vào các công việc của trường<br />
<br />
Năng lực tiến hành động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học: từ lí thuyết đến thực tiễn<br />
<br />
- Tin tưởng khi giao việc cho GV<br />
- Phân công công việc đúng sở trường, NL của từng GV<br />
- Giúp GV hiểu rõ nhiệm vụ được giao và khả năng đáp ứng công<br />
việc<br />
- Khen thưởng kịp thời thành quả công việc của GV<br />
- Công bằng trong đánh giá nỗ lực bỏ ra và tiến bộ trong công việc<br />
của GV<br />
- Giúp GV nhận thấy sự đóng góp của mình vào mục tiêu chung của<br />
nhà trường<br />
- SKKN của GV được đưa vào áp dụng hiệu quả trong nhà trường<br />
- Thực hiện nhiều cách sáng tạo để đề cao, tôn vinh những đóng góp<br />
của GV<br />
Nhu cầu tự khẳng - Tạo cơ hội cho GV được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, NL cần<br />
thiết<br />
định<br />
- Khích lệ GV thử nghiệm ý tưởng mới và sử dụng các sáng tạo trong<br />
công việc<br />
- Tạo cơ hội thăng tiến công bằng cho mọi GV<br />
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động tôn vinh nghề GV<br />
(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên lí thuyết thang bậc nhu cầu của A. Maslow và khảo sát ý kiến GV)<br />
<br />
Như vậy, NL tiến hành động viên GV thông qua tác động vào nhu cầu của họ được đánh giá<br />
qua các tiêu chí- là sự biểu hiện cụ thể cho khả năng đáp ứng 4 nhóm nhu cầu cơ bản: Tồn tại, liên<br />
kết, tôn trọng và tự khẳng định<br />
Bên cạnh đó, nếu việc động viên chỉ tập trung vào các nhu cầu của GV thì thành công mới<br />
đạt được một nửa. HT có thể có sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo ra lòng trung thành, sự tin<br />
cậy, tận tâm và một ước muốn mạnh mẽ từ phía GV để thúc đẩy họ đi theo những gì mà HT mong<br />
muốn. Yếu tố động viên qua tấm gương của chính mình rất hiệu quả trong những tình huống gặp<br />
khó khăn, khi những người GV cảm thấy ít hi vọng, lo lắng, bi quan, chán nản. . . Đó là giá trị của<br />
sự lôi cuốn cá nhân.<br />
Động viên qua tấm gương của chính HT biểu hiện qua:<br />
- Sự tận tâm với công việc của nhà trường và với các vấn đề của GV. Sự tận tâm là một trong<br />
những “phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo” (John Maxwell (2008)). Tận tâm được biểu hiện dưới<br />
nhiều hình thức như thời gian dành cho công việc, cách nâng cao NL hay sự giúp đỡ không vụ lợi<br />
[6]. Tận tâm của HT sẽ tạo ra được sức cuốn hút tới GV vì tận tâm là hành động đến cùng vì có<br />
niềm tin vào việc mình làm. Khi HT có niềm tin, sẽ lan tỏa được tới GV.<br />
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc: Nhà lãnh đạo có thể từ bỏ mọi thứ trừ trách nhiệm<br />
bởi vì đó là phẩm chất chung của những người thành công [6]. Đối với HT tiểu học, tinh thần trách<br />
nhiệm giúp họ hoàn thành được các mục tiêu đặt ra cho bản thân và nhà trường và vì vậy, họ phát<br />
triển được cá nhân và tổ chức.<br />
- Thái độ sống tích cực: Thái độ là phản ứng cơ bản của con người đối với các tác động của<br />
tình huống, hoàn cảnh- nó là yếu tố quan trọng quyết định hành động. Lãnh đạo là ảnh hưởng. Vì<br />
vậy, thái độ của HT sẽ lan truyền đến các GV. Nói cách khác, GV là hình ảnh phản chiếu thái độ<br />
của HT. HT có thái độ tích cực, thái độ đó sẽ được truyền cho những người xung quanh, tạo thành<br />
môi trường chuẩn mực, tích cực và ngược lại.<br />
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các phẩm chất, NL cần thiết đối với nhà lãnh đạo nói chung<br />
và HT nhà trường nói riêng. Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu tác động của những phẩm chất<br />
21<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Liên<br />
<br />
có ảnh hưởng nhất đến sức hút của nhà lãnh đạo, tạo nên ảnh hưởng lôi cuốn, khích lệ GV, chúng<br />
tôi chỉ nhấn mạnh đến 3 phẩm chất: sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm và thái độ sống tích cực bởi<br />
vì 3 phẩm chất này có tác động mạnh mẽ đến cả 3 khía cạnh: sự phát triển của bản thân HT, hiệu<br />
quả công việc, mức độ động lực của GV.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng NL tiến hành động viên GV của HT tiểu học<br />
<br />
Với những phân tích về mặt lí luận trên, bài báo làm sáng tỏ thực trạng NL tiến hành động<br />
viên GV của HT tiểu học trên các mặt:<br />
- NL tiến hành động viên thông qua tác động vào nhu cầu tồn tại;<br />
- NL tiến hành động viên thông qua tác động vào nhu cầu giao tiếp;<br />
- NL tiến hành động viên thông qua tác động vào nhu cầu tôn trọng;<br />
- NL tiến hành động viên thông qua tác động vào nhu cầu tự khẳng định;<br />
- NL tiến hành động viên thông qua tấm gương của chính mình.<br />
Kết quả cụ thể:<br />
<br />
2.2.1. NLĐV của HT trường tiểu học thông qua tác động vào nhu cầu tồn tại<br />
Bảng 2. Biểu hiện NL tiến hành động viên thông qua tác động vào NC tồn tại<br />
Các biểu hiện<br />
<br />
Sắp xếp cơ sở vật chất nhà trường hợp lí<br />
Thưởng bằng vật chất xứng đáng khi GV hoàn<br />
thành tốt công việc<br />
Xét tăng lương hợp lí cho GV<br />
Thực hiện công bằng, minh bạch trong phân<br />
chia phúc lợi<br />
Trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc cho GV<br />
Bố trí cảnh quan nhà trường sạch đẹp, an toàn<br />
Tổ chức thời gian làm việc hợp lí cho GV<br />
Trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập cho HS<br />
Tổ chức khám sức khỏe định kì cho GV<br />
Đưa ra các biện pháp xử lí kỉ luật khéo léo<br />
Xây dựng nội quy nhà trường phù hợp<br />
TỔNG<br />
<br />
HT (N=97)<br />
ĐTB ĐLC<br />
TB<br />
3.70 0.63<br />
4<br />
<br />
GV(N=142)<br />
ĐTB ĐLC<br />
TB<br />
3.44 1.10<br />
4<br />
<br />
3.36<br />
<br />
0.82<br />
<br />
10<br />
<br />
2.74<br />
<br />
1.00<br />
<br />
11<br />
<br />
3.96<br />
<br />
0.63<br />
<br />
2<br />
<br />
3.18<br />
<br />
1.36<br />
<br />
8<br />
<br />
3.98<br />
<br />
0.65<br />
<br />
1<br />
<br />
3.33<br />
<br />
0.81<br />
<br />
6<br />
<br />
3.56<br />
3.68<br />
3.38<br />
3.54<br />
3.10<br />
3.62<br />
3.72<br />
3.60<br />
<br />
r<br />
0.46<br />
<br />
0.71<br />
7<br />
3.60 1.13<br />
3<br />
0.72<br />
5<br />
4.04 0.87<br />
1<br />
0.74<br />
9<br />
3.25 0.96<br />
7<br />
0.76<br />
8<br />
3.35 1.04<br />
5<br />
0.91<br />
11<br />
3.02 0.96<br />
10<br />
0.65<br />
6<br />
3.15 0.87<br />
9<br />
0.59<br />
3<br />
3.79 1.02<br />
2<br />
0.36<br />
3.35 0.48<br />
(Điểm trung bình thấp nhất là 1, cao nhất là 5)<br />
<br />
Bảng trên cho thấy HT đã quan tâm và bước đầu có kiến thức và kĩ năng ĐVGV thông<br />
qua việc hiểu và tác động vào các nhu cầu tồn tại của họ với mức ĐTB đi từ trung bình đến khá<br />
(= 3.60; với ĐLC= 0.36). Trong đó, các biểu hiện cụ thể không đồng đều mà phân thành thứ bậc,<br />
ở mức độ hiểu biết và thực hiện từ khá đến tốt là: Thực hiện công bằng, minh bạch trong phân chia<br />
phúc lợi; Xét tăng lương hợp lí cho GV; Xây dựng nội quy nhà trường phù hợp.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của sự công bằng, minh bạch trong QL đặc biệt là trong<br />
phân chia phúc lợi, đa phần HT được khảo sát đều cho rằng mình đã thực hiện tốt việc này. Chia<br />
sẻ của thầy P.Đ.H HT trường N.T của Bến Tre có nói: Quỹ phúc lợi của nhà trường không đáng là<br />
bao, nhưng tôi luôn tâm niệm làm sao cho anh chị em cán bộ công nhân viên thấy rõ được sự công<br />
22<br />
<br />
Năng lực tiến hành động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học: từ lí thuyết đến thực tiễn<br />
<br />
bằng và minh bạch khi sử dụng nguồn quỹ này. Chúng tôi đã minh bạch trong các khoản chi phúc<br />
lợi, thưởng thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Tôi nghĩ khi GV không băn khoăn gì về vấn đề này,<br />
họ sẽ yên tâm công tác hơn. Bên cạnh đó, việc xét tăng lương hợp lí cho GV cũng được HT quan<br />
tâm và thực hiện.<br />
Những chỉ báo được đánh giá ở mức thấp nhất là: Tổ chức thời gian làm việc hợp lí cho<br />
GV; Thưởng bằng vật chất xứng đáng khi GV hoàn thành tốt công việc; Tổ chức khám sức khỏe<br />
định kì cho GV . Những chỉ báo trên đều nằm ở mức độ TB với ĐLC khá cao thể hiện sự phân tán<br />
trong ý kiến đánh giá của HT về vấn đề này. Theo lí thuyết về tháp nhu cầu của Maslow, những<br />
nhu cầu bậc thấp (nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn..) nhưng tính cấp thiết của nó rất cao, đòi<br />
hỏi cần được thỏa mãn để con người sống và hoạt động. Do đó, việc đảm bảo những điều kiện tối<br />
thiểu này để GV yên tâm làm việc là rất cần thiết. Trong một nghiên cứu của mình, tác giả Grantt<br />
viết: Vì phần lớn các nghiên cứu về động lực nhà giáo được thực hiện ở những nước phát triển, nơi<br />
mà các nhu cầu cơ bản của GV xem ra đã được đáp ứng ở mức độ đáng kể nên chẳng có gì ngạc<br />
nhiên nếu việc đáp ứng các đặc trung nội tại của công việc, các nhu cầu bậc cao của GV đóng vai<br />
trò quan trọng và thường trực hơn. Hiển nhiên, điều này không phải như vậy ở các nước đang phát<br />
triển [4]. . . Tuy nhiên, thực tế nhìn chung HT tự đánh giá mình chỉ đạt ở mức độ TB thậm chí yếu<br />
trong việc tạo các điều kiện giúp GV hài lòng với các nhu cầu này. Tìm hiểu sâu hơn chúng tôi<br />
được biết: Khối lượng công việc của GV tiểu học trong ngày (dạy học, theo dõi, ghi sổ sách, đánh<br />
giá, trông bán trú. . . ); kinh phí chi cho khen thưởng, phúc lợi của các trường hạn hẹp. . . là những<br />
lí do khách quan và chủ yếu dẫn tới thực trạng này. Mặt khác, nhiều HT chưa thực sự để tâm đến<br />
việc này.<br />
* So sánh ý kiến đánh giá của HT và GV về vấn đề này bằng tương quan thứ bậc Speacman<br />
cho kết quả r=0.46. Tương quan thuận nhưng không chặt này cho thấy có sự thống nhất tương đối<br />
trong đánh giá của hai khách thể khảo sát. Một số điểm thống nhất trong đánh giá của hai khách<br />
thể khảo sát như: Nội quy nhà trường phù hợp, sắp xếp cơ sở vật chất nhà trường hợp lí đều được<br />
đánh giá khá cao và các chỉ báo có ĐTB thấp nhất ở cả hai nhóm là Thưởng bằng vật chất xứng<br />
đáng khi GV hoàn thành tốt công việc và Tổ chức khám sức khỏe định kì cho GV. Tuy nhiên, cũng<br />
có thể dễ dàng nhận ra một số đánh giá có sự thiếu thống nhất: Xét tăng lương hợp lí cho GV được<br />
HT xếp thứ bậc 2/11 (= 3.96); trong khi GV đánh giá ở mức 8/11(= 3.18); Thực hiện công bằng,<br />
minh bạch trong phân chia phúc lợi được HT đánh giá 1/11 (= 3.98); nhưng GV chỉ đánh giá ở<br />
mức 5/11(= 3.33). Số liệu trên cho thấy, sự mong mỏi và kì vọng hơn nữa của GV về vấn đề liên<br />
quan đến tiền lương và phúc lợi- đặc biệt vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của HT: xét tăng<br />
lương và sử dụng hợp lí quỹ phúc lợi của nhà trường.<br />
<br />
2.2.2. NLĐV của HT trường tiểu học thông qua tác động vào nhu cầu giao tiếp<br />
Môi trường làm việc tích cực, bầu không khí tâm lí thân thiện, hợp tác là yếu tố quan trọng<br />
giúp cho GV thỏa mãn nhu cầu liên kết, giao tiếp. Đây là biểu hiện được HT đánh giá ở mức khá<br />
(=3.78; ĐLC= 0.37). Ở mức độ này, HT tự đánh giá hiểu được tầm quan trọng, biết cách xây dựng<br />
môi trường nhà trường thân thiện, đoàn kết trong đó các cá nhân được quan tâm, chia sẻ và giao<br />
lưu với nhau. Và trên thực tế, HT đã có những kĩ năng thể hiện trong HĐ thực tế nhằm xây dựng<br />
mối liên kết, sự giao lưu hợp tác giữa các GV với nhau: Tổ chức các HĐ văn hóa, văn nghệ; quan<br />
tâm, thăm hỏi, giúp đỡ GV; có các HĐ phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường;<br />
tổ chức tham quan, du lịch, giao lưu, học hỏi. . . Hầu hết các chỉ báo này được HT đánh giá ở mức<br />
độ khá với ĐLC khá phân tán từ 0.55 đến 0.81 (có hiểu biết, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng,<br />
thường xuyên thực hiện và có hiệu quả).<br />
23<br />
<br />