intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

96
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu khái quát về tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên đại dương thế giới. Đây cũng là một xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển xanh, một nhiệm vụ khoa học công nghệ được ưu tiên và mang tính chiến lược lâu dài đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/328254137<br /> <br /> 8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy)<br /> Preprint · October 2018<br /> <br /> CITATIONS<br /> <br /> READS<br /> <br /> 0<br /> <br /> 153<br /> <br /> 1 author:<br /> Du Van Toan<br /> Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam<br /> 91 PUBLICATIONS   73 CITATIONS   <br /> SEE PROFILE<br /> <br /> Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br /> <br /> Ocean Desertification in the future Vietnam sea View project<br /> <br /> Đánh giá thiệt hại kinh tế lũ lụt, BĐKH cho vùng ven biển View project<br /> <br /> All content following this page was uploaded by Du Van Toan on 12 October 2018.<br /> The user has requested enhancement of the downloaded file.<br /> <br /> Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam<br /> TS Dư Văn Toán<br /> Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam<br /> Tóm tắt. Bài viết giới thiệu khái quát về tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các<br /> nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên đại dương thế giới. Đây cũng là một xu thế tất yếu<br /> trong chiến lược phát triển kinh tế biển xanh, một nhiệm vụ khoa học công nghệ được ưu<br /> tiên và mang tính chiến lược lâu dài đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có<br /> tiềm năng rất lớn về 8 nguồn năng lượng tái tạo trên biển như gió, solar, sóng, dòng<br /> chảy, thủy triều, gradient nhiệt, gradient muối, sinh khối, tuy nhiên chúng ta chưa có<br /> đánh giá đầy đủ tiềm năng sơ cấp của từng dạng tài nguyên NLTT biển, cũng như chưa<br /> có phân vùng và quy hoạch không gian NLTT phục vụ khai thác. Bài viết đánh giá sơ bộ<br /> về tiềm năng NLTT trên biển Việt Nam và cơ chế chính sách hiện có phục vụ định hướng<br /> xây dựng 1 chiến lược quốc gia phát triển năng lượng biển tái tạo của Việt Nam.<br /> <br /> I. Đặt vấn đề.<br /> Ngành công nghiệp điện thế giới hiện nay chủ yếu dựa trên công nghệ nhiệt điện<br /> và thủy điện, đã mang đến cho nhân loại nền văn minh điện, nhưng cũng đã bộc lộ mặt<br /> trái của nó đối với môi trường trái đất. Với việc đốt cháy nhiên liệu gốc hóa thạch (than<br /> đá, dầu nặng, ), các nhà máy nhiệt điện đã trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn<br /> nhất gây ra BĐKH trên toàn cầu. Công nghệ điện hạt nhân không an toàn và gây ra những<br /> hiểm họa phóng xạ như Checnobưn (1986), Fukushima (2011) và để lại tác hại lâu dài<br /> cho kinh tế xã hội và môi trường trên toàn cầu.<br /> Thế kỷ 21 với chiến lược phát triển bền vững trên toàn cầu, đặc biệt là thời kỳ<br /> “phát triển kinh tế xanh” đã bắt đầu chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện<br /> "sạch hơn", trong đó có sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong môi<br /> trường thiên nhiên hay luôn phát sinh cùng đời sống con người. Đồng thời thế kỷ 21 là thế<br /> kỷ tiến ra đại dương khai thác tài nguyên phục vụ con người. Khai thác các nguồn tài<br /> nguyên mới của biển cùng với sự tiến bô công nghệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái<br /> tạo biển có trong tự nhiên: gió; sóng biển, dòng chảy, thủy triều; solar (bức xạ mặt trời);<br /> gradient nhiệt biển (OTEC), gradient muối, sinh khối tảo biển. Trong đó đã thương mại<br /> hóa ở quy mô lớn là những trạm điện gió (đặt trên đất liền, hải đảo hoặc trên biển), trạm<br /> điện mặt trời, trạm điện thủy triều và sóng biển, OTEC.<br /> Nhà máy điện thủy triều đầu tiên Rance (Pháp) bắt đầu từ năm 1967 với công suất<br /> 240 MW, Sihwa (Hàn Quốc), 2011 với 254 MW. Các dự án điện gió biển (offshore wind)<br /> hiện nay đã đạt gần 100 GW và đang phát triển rất nhanh.<br /> Hiện nay sự gia tăng phát triển kinh tế của Việt Nam nhu cầu điện tiêu thụ hiện<br /> nay là 300 TWh/năm và sẽ gia tăng 15-20% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng<br /> cao, việc đa dạng hóa nguồn năng lượng cấp điện, trong đó nguồn NLTT trên biển là cần<br /> thiết.<br /> <br /> II. Hiện trạng phân bố năng lượng tái tạo biển<br /> Đây là dạng năng lượng mà nguồn nhiên liệu của nó liên tục được tái sinh từ những quá<br /> trình tự nhiên. Mặt trời là một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng, gió, thủy triều…gần<br /> như vô tận cho trái đất chúng ta.<br /> II.1 Năng lượng Bức xạ Mặt Trời<br /> Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt<br /> nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu<br /> đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ…<br /> Đây là nguồn năng lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như<br /> không sản sinh ra chất thải hủy họai môi trường. Các công trình trên biển, hải đảo có thể<br /> ứng dụng được NLMT hiệu quả.<br /> <br /> Hình 1. Mật độ năng lượng solar toàn cầu<br /> Đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất và ứng dụng<br /> các thiết bị sử dụng và ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời là các quốc gia<br /> như Mỹ, Nhật Bản, Đức, một số nước thuộc khối EU, Israel và Trung Quốc, Ấn Độ.<br /> Tính đến hết năm 2017 toàn thế giới đã lắp đặt hơn 402 GWp, và số liệu trên các vùng<br /> biển, hải đảo chưa có thống kê riêng.<br /> II.2 Năng lượng Gió (offshore wind)<br /> Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra gió; nên<br /> đây cũng là một nguồn năng lượng, nguồn điện vô cùng tận so với đời sống con người.<br /> <br /> Hình 2. Phân bố mật độ NL gió trung bình toàn cầu tầng 90 m<br /> <br /> Với ưu điểm là nguồn năng lượng gió không bao giờ cạn và hoàn toàn miễn phí, những<br /> máy quay gió cũng như những cánh đồng máy quay gió đã ra đời. Loại hình này cũng<br /> không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường và gần như rất thích hợp cho những khu vực xa<br /> đô thị, nơi mà lưới điện quốc gia khó có thể vươn tới. Tuy nhiên, giống như năng lượng<br /> mặt trời, loại hình năng lượng này cũng đòi hỏi vốn đầu tư khá cao và lệ thuộc vào tự<br /> nhiên. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lọai hình năng lượng này đã xuất hiện ở<br /> nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, …và đang là tiềm năng kinh doanh<br /> đầy triển vọng. Hiện tại những nghiên cứu ứng dụng tổng hợp và công nghệ điện gió nối<br /> lưới điện chính cũng như dự trữ năng lượng gió dưới một dạng khác đang được tiến hành<br /> nhiều nơi, kể cả Việt Nam.<br /> Tiềm năng điện gió biển toàn cầu theo đánh giá năm 2018 là công suất là 329 600 TWh.<br /> Tính đến hết năm 2017 thì tổng công suất điện gió biển là 19 GW đã lắp đặt trên toàn cầu<br /> cùng với 494 GW gió trên đất liền thì tổng công suất điện gió là 513 GW đã được lắp đặt<br /> đáp ứng gần 10% nhu cầu tiêu dung điện toàn cầu.<br /> Năng lượng gió biển hiện nay đang ở giai đoạn phát triển tiên tiến nhất, và các dấu hiệu<br /> rất hứa hẹn. Các chuyên gia ước tính rằng năng lượng gió ngoài khơi có thể cung cấp<br /> trong tương lai khoảng 5000 TWh điện một năm trên toàn thế giới - xấp xỉ 1/3 lượng điện<br /> tiêu thụ hàng năm hiện tại của thế giới vào khoảng 15.500 TWh. Các trang trại điện gió<br /> ngày càng có công suất lắp đặt lớn hơn với các tuabin hiện đại đạt 10 MW đến 12 MW,<br /> và đi ra vùng biển sâu hơn đến độ sâu hàng chục hay hàng trăm m.<br /> Tại các quốc gia có biển đã hình thành Chiến lược khung phát triển điện gió biển, tạo cơ<br /> sở khoa học và pháp lý phát triển điện gió biển.<br /> Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí điện gió trên đất liền đã giảm đi rất đáng kể.<br /> Tính từ năm 1980 cho đến nay, chi phí cho điện gió biển giảm khoảng 80%, tại những vị<br /> trí thuận lợi, giá điện gió biển đạt mức 7 cent/kWh.<br /> Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng gió thế giới, thì năng lượng gió biển sẽ trở thành<br /> nguồn năng lượng có thị trường toàn cầu và nhanh chóng trở thành các nguồn năng lượng<br /> chính ở nhiều nước trên thế giới.<br /> <br /> II.3 Năng Lượng Thủy Triều<br /> Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt chạy<br /> máy phát điện. Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vô tận và miễn phí.<br /> Loại mô hình này không sản sinh ra chất thải gây hại môi trường và không đòi hỏi sự bảo<br /> trì cao. Khác với mô hình năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng thủy triều<br /> khá ổn định vì thủy triều trong ngày có thể được dự báo chính xác.<br /> Nhược điểm của lọai năng lượng này là đòi hỏi một lượng đầu tư lớn cho thiết bị và xây<br /> dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một diện tích rất rộng. Ngoài ra mô<br /> hình này chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn trong ngày khi có thủy triều lên xuống<br /> và cũng rất ít nơi trên thế giới có địa hình thuận lợi để xây dựng nguồn năng lượng này<br /> một cách hiệu quả.<br /> Tiềm năng NL thủy triều vào khoảng 130 GW. Với công suất năm khoảng 150 TWh.<br /> <br /> Hình 3. Phân bố tiềm năng NL thủy triều<br /> <br /> Năm 1967, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô<br /> công nghiệp với công suất 240 MW, sản xuất 640 triệu kWh hàng năm, cung cấp 90%<br /> điện cho vùng Brithany của Pháp. Tại Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW từ năm<br /> 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm. Trung Quốc bắt đầu quan tâm sử dụng năng<br /> lượng thủy triều từ năm 1958, đã xây dựng 40 trạm thủy triều mini (tổng công suất 12<br /> kW). Từ năm 1980, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy có công suất 3,2 MW và<br /> 1,3 MW nhưng không thành công. Hiện nay Trung Quốc có 07 nhà máy điện thủy triều<br /> đang vận hành với tổng công suất 11 MW.<br /> Vương quốc Anh không phát triển công nghệ sử dụng đập, mà theo hướng công nghệ<br /> dòng thủy triều (tidal stream technology). Năm 2002, các nhà khoa học Anh đã thử<br /> nghiệm thành công trạm năng lượng thủy triều có công suất 150 kW. Từ năm 2002, một<br /> chương trình R&D của chính phủ được thành lập, bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn một đã<br /> xây dựng hoàn thành một trạm năng lượng thủy triều vào năm 2003 và một trạm 1 MW<br /> hoàn thành năm 2007. Một kế hoạch xây dựng 10 trang trại năng lượng thủy triều (tidal<br /> farm) đã được xác lập, với công suất từ 5 đến 10 MW.<br /> Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Nhà máy điện<br /> thủy triều Shiwa có công suất 254 MW từ năm 2010 với điện năng sản xuất hàng năm đạt<br /> 550 GWh.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2