YOMEDIA
ADSENSE
Nền tảng của Chủ nghĩa Marx-Lenin
182
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển và hoàn thiện. Chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nền tảng của Chủ nghĩa Marx-Lenin
- Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển và hoàn thiện. Chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, biểu hiện lợi ích của giai cấp này trong nhiệm vụ xây dựng lại xã hội một cách cách mạng. [cần dẫn nguồn] Nền tảng của Chủ nghĩa Marx-Lenin Chủ nghĩa Marx-Lenin gồm có: 1. Triết học Marx-Lenin 2. Kinh tế chính trị Marx-Lenin 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học Cơ sở lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Marx- Lenin Trong khoa học tự nhiên có: • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng • Thuyết tế bào • Thuyết tiến hóa Những phát minh quan trọng này giúp Marx và Engels hình thành quan điểm duy vật biện chứng [cần dẫn nguồn]. Trong khoa học xã hội có: • Chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach • Phép biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel • Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán: các đại diện là Henri de Saint-Simon, Robert Owen, Charles Fourier • Kinh tế chính trị cổ điển Anh: các đại diện là David Ricardo, Adam Smith Từ những cơ sở về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Lịch sử [sửa] Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam Chủ nghĩa Marx-Lenin là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam[cần dẫn nguồn].
- Trước khi chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc Nhật Bản và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946. Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền nam Việt Nam, họ cho rằng hành động đó là để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. (Xem thuyết Domino) Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 của đảng cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Marx-Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx-Lenin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Ngày nay, với những thay đổi về phương thức sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự toàn cầu hóa, bằng mức lương cao và các chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, hình thức bóc lột của giai cấp tư bản và những chính thể tư bản đã phát triển vượt bậc, làm cho người lao động bị bóc lột cảm thấy dường như có sự ưu đãi nào đó nhưng thực chất là vẫn đang bị bóc lột. Do vậy với sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc, Việt Nam và hiện tượng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia Nam Mỹ thời gian gần đây càng cho thấy chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết tiến bộ của nhân loại được áp dụng trong thiên niên kỷ mới để giúp người lao động nhận thức ra được bản chất bất công của chủ nghĩa tư bản, đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn, phát triển hơn, đó là chủ nghĩa xã hội [cần dẫn nguồn]. [sửa] Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Liên Xô [sửa] Chủ nghĩa Marx-Lenin nhìn từ nhiều phía Chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn luôn bị các nước tư bản phê phán và cho rằng xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội không tưởng. Nhưng những học giả tư bản có nghiên cứu kỹ về chủ nghĩa Marx-Lenin rất e sợ nó và xem nó như một bóng ma ám ảnh chủ nghĩa tư bản, vì nó vạch ra những khiếm khuyết không thể khắc phục của chủ nghĩa tư bản[cần dẫn nguồn].
- Các chế độ cộng sản là hiện thân của chủ nghĩa Marx-Lenin. Gần đây, năm 2007, Hoa Kỳ khánh thành "Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản". Hội Đồng Âu châu vào đầu năm năm 2006 đã biểu quyết Nghị quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là "chế độ diệt chủng". Tại Nga và Đông Âu, chế độ cộng sản đã sụp đổ vào thập niên 1990. Nhà nước Liên Xô, thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, một biểu tượng thành công của chủ nghĩa Marx-Lenin trên quê hương của Lenin đã chỉ tồn tại được 74 năm. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Lý luận nền tảng công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trải qua 20 năm đổi mới, một trong những bài học quan trọng mà Đảng ta rút ra là: “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”(1). Thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới hai mươi năm qua đã chứng minh giá trị to lớn của bài học đó, đồng thời cho thấy việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Tất nhiên, để làm rõ bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận ấy của Đảng ta, cần phải phân tích và làm rõ tính khoa học và cách mạng trong các luận điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là phải làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Hiển nhiên, đó là một công việc to lớn, đòi hỏi công sức nghiên cứu khoa học của rất nhiều người. Một điều rõ ràng là, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khi thực tiễn đất nước nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải đáp về mặt lý luận, Đảng ta đã luôn luôn đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra được đường lối, chủ trương, chính sách cùng với bước đi và cách làm cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Chẳng hạn, trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và phải đi trước một bước. Đảng ta cũng khẳng định, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải gắn kết với nhau, nhưng đổi mới chính trị phải trên cơ sở thành tựu của đổi mới kinh tế và phục vụ cho tiếp tục đổi mới kinh tế, ngược lại, đổi mới kinh tế phải đúng định hướng chính trị, phải góp phần tăng cường ổn định chính trị. Thực tiễn những năm đổi mới đã mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên.
- Có thể khẳng định, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thành công nếu xa rời lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, việc tìm ra những giải pháp để đưa công cuộc đổi mới đến thành công không thể không gắn liền vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn theo phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình thống nhất. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lênin so với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính từ đây chủ nghĩa xã hội không chỉ còn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể. 1. Thành công của cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động. Cuộc cách mạng Nga lần đầu tiên do giai cấp công nhân lãnh đạo được khởi đầu từ ngày chủ nhật 9/1/1905. Tuy nhiên cuộc diễu hành của những người lao động đã bị đàn áp dã man. Chính phủ Sa hoàng đã dùng mọi thủ đoạn nhằm dập tắt phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tiếp tục phát triển và bùng lên mạnh mẽ vào tháng 2/ 1917. Chỉ trong vòng hơn một tuần toàn bộ chính quyền Sa hoàng đã sụp đổ. Tuy nhiên do bối cảnh cụ thể đương thời về tương quan lực lượng, Ban chấp hành Xô viết Pêtơrôgrát đã thông qua Nghị quyết chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản. Và sau đó chính phủ lâm thời được thành lập đã phản bội lại lợi ích của những người cách mạng. Trước tình thế đó, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng do Lênin đứng đầu đã tiếp tục cuộc cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay các Xô-viết đại biểu cho nhân dân Ngày 25/10, các chiến sĩ cách mạng từ chiến hạm Rạng Đông đã nã pháo vào Cung điện Mùa Đông và sau đó bắt giữ toàn bộ chính phủ lâm thời. Đêm 25/10 tại Điện Xmôn-nưi Đại hội II các Xô viết đã họp và tuyên bố cách mạng thành công, toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết. Với thắng lợi này lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga một chính quyền của công-nông và những người lao động được thiết lập. Trong những ngày đầu chính quyền đã thông qua những sắc lệnh khẳng định và thể hiện rõ bản chất của một chính quyền vì dân. Đó là Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất; đồng thời công bố nhiều chính
- sách ưu việt như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội, giáo dục không mất tiền, tự do tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng.....Những lý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ, một xã hội xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên thế giới đã và đang hiện thực hóa. 2. Cách mạng Tháng Mười thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ. Trước khi loài người được chứng kiến về sự tồn tại hiện thực của một chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công và những người lao động làm chủ, chủ động tạo dựng cho mình một cuộc sống ấm no, bình đẳng, thì trong lịch sử phát triển xã hội loài người cũng đã xuất hiện các tư tưởng biểu hiện nguyện vọng muốn thiết lập một xã hội không có tình trạng người bóc lột người và các hình thức bất bình đẳng khác về xã hội. Lênin đã viết: " Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột" . Nhưng những mong muốn, ước vọng của tầng lớp lao động trong các xã hội cũ vẫn chỉ là những điều xa vời, không thực tế, họ không tìm ra được con đường, cách thức để thực sự giải phóng mình khỏi áp bức, bất công. Cũng có không ít các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh, có cả cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ xã hội cũ, thay đổi cuộc sống, song hầu như đã thất bại, hoặc khi thành công lại vẫn không vượt ra khỏi vết xe cũ, không từ bỏ được cái căn nguyên của chế độ người bóc lột người, của bất bình đẳng, đó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi chế độ TBCN phủ định chế độ phong kiến, đều là nấc thang trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, song đó cũng lại chính là nấc thang bóc lột đa dạng hơn, tinh vi hơn. Và khát vọng về một xã hội công bằng, bình đằng, không còn người bóc lột người của những con người lao động càng cháy bỏng hơn. Cách mạng Tháng Mười thành công, chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, những tàn tích của chế độ cũ Sa hoàng bị xóa bỏ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động nước Nga thoát khỏi ách áp bức thống trị của chính quyền phong kiến chuyên chế và tư sản phản động. Người dân bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người làm chủ xã hội. 3. Cách mạng Tháng Mười thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về: sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của khoa học-kỹ thuật tiên tiến đương thời và trực tiếp nghiên cứu quá trình phát triển của CNTB, Mác, Ănghen và sau này là Lênin đã xây dựng và phát triển học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động khỏi áp bức bất công. Học thuyết Mác- Lênin đã chỉ rõ sự sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội diễn ra theo qui luật của nó, việc thay thế hình thái kinh tế xã hội này bởi một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc cách mạng xã hội, đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt. Trước cách mạng Tháng Mười, Công xã Paris là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Công xã Paris cho thấy sự chống phá điên cuồng của giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng xã hội là cuộc đầu tranh giai cấp một mất, một còn, gay go, quyết liệt. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên này đã báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của CNTB. Với cách mạng Tháng Mười, CNTB đã bị chặt đứt một mắt xích quan trọng, bắt đầu cho thời kỳ sụp đổ tất yếu, hiện thực của CNTB, và đồng thời mở ra một thời kỳ mới- thời kỳ quá độ lên CNXH trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại. 4. Cách mạng Tháng Mười không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà còn khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân. Như ta biết Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết lần đầu tiên đã chỉ rõ mục tiêu, con đường và lực lượng cách mạng để giải phóng và xây dựng xã hội mới. Với cách mạng Tháng Mười Nga giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Mácxit thông qua cách mạng vô sản đã đánh đổ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền công-nông, xóa bỏ chế độ tư hữu, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ phấn đấu không ngừng để biến những lý tưởng XHCN trở thành hiện thực. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười đã khẳng định mục tiêu, con đường và lực lượng của cuộc cách mạng vô sản không chỉ trên phương diện lý luận, mà còn trên phương diện thực tế. Chính vì điều này mà chủ nghĩa Mác-Lênin càng có sức tỏa sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã làm cho CNXH từ một khoa học trở thành hiện thực. Và với sức lan tỏa của nó đã đưa CNXH hiện thực ở một quốc gia thành một hệ thống sau chiến tranh thế giới thư II. 5. Khi dự đoán về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen cho rằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới, chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở phân tích đặc điểm phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra khả năng cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước. Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu tranh bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư tưởng xét lại, cơ hội…
- Khi đề cập đến tình thế cách mạng ở Nga không ít người cho rằng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nước Nga TBCN chưa đạt đến trình độ phát triển văn minh đầy đủ để thực hiện cách mạng XHCN. Song dựa trên phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác, Lênin đã đánh giá phân tích tình hình nước Nga đương thời là do Nga bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh đế quốc hao người tốn của đã đẩy mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động bị áp bức lên đỉnh điểm; đồng thời cũng vào thời điểm này những đảng viên cộng sản bônsêvich là lực lượng chính trị có uy tín, là đại diện chân chính cho mọi tầng lớp nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo cách mạng. Do vậy cách mạng Tháng Mười Nga không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà nó diễn ra hợp qui luật và sự thắng lợi của cuộc cách mạng này càng chứng tỏ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. 6. Sau cách mạng Tháng Mười, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dân xôviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn cả về người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, phát triển CNXH trong hiện thực - Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ, động viên nhân dân Liên xô trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945). Chính với những chính sách hiện thực hóa các nguyên tắc của xã hội mới vì người dân lao động đã tạo ra niềm tin sâu sắc, vô bờ bến với triệu, triệu người dân Xô viết vào sự lãnh đạo của chính đảng mác-xít, huy động toàn bộ sức người, sức của vào sự bảo vệ chế độ và xây dựng xã hội mới - Sự lan tỏa của lý tưởng cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh và thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Và kết quả là hàng loạt nước đã xác định đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười. Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ thắng lợi trong hiện thực ở một quốc gia mà ở nhiều quốc gia, từ châu Âu đến châu Á rồi châu Mỹ. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và các nước XHCN đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nước đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, nâng cao quốc lực và cải thiện đời sống nhân dân. Trên vũ đài quốc tế, lực lượng của CNXH ngày càng tỏ ra hơn hẳn chủ nghĩa đế quốc, lực lượng hòa bình ngày càng tỏ ra mạnh hơn hẳn lực lượng chiến tranh. - Chủ nghĩa xã hội hiện thực tuy còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, tuy rằng sau này đã rơi vào tình trạng khủng hoảng do các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài, song những gì mà CNXH đem lại cho người dân, cũng đã buộc các thế lực chống đối phải xem xét, điều chỉnh chính sách, đồng thời cũng vì vậy các thế lực đế quốc càng điên cuồng, chống phá quyết liệt hòng tiêu diệt CNXH. 7. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối những năm 80-đầu những năm 1990 của thế kỷ XX không phải sự phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là sự phủ định chủ nghĩa xã hội cả trên phương
- diện lý luận và thực tiễn. Đó chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình phát triển cụ thể không được điều chỉnh kịp thời trước điều kiện mới. -Về nguyên tắc để đạt được mục tiêu là xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, có những cách thức, mô hình khác nhau tùy những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Điều này ngày nay được minh chứng rất rõ qua thực tế của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, của công cuộc đổi mới phát triển của Việt Nam.... Do vậy sự đổ vỡ mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Liên xô và Đông Âu nói lên một điều là cần phải có một mô hình xây dựng CNXH phù hợp hơn với thực tế của các quốc gia dân tộc này. Chúng ta biết khi nghiên cứu về sự phát triển của CNTB Mác đã có dự đoán về xã hội tương lai trên những nét chung nhất. Những dự đoán đó đã được Xtalin áp dụng xây dựng mô hình CNXH cho nước Nga và được thực thi trong nhiều thập kỷ. Đặc trưng của mô hình kế hoạch hóa tập trung cao độ này phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thời chiến trong việc huy động sức người, sức của, trong việc quản lý lao động thời chiến. Sau khi hòa bình, mô hình này lại tiếp tục được kéo dài và chính cơ chế tập trung quan liêu, hành chính hóa đã kìm hãm, cản trở việc phát huy các nguồn lực cho phát triển và giảm hiệu quả tăng trưởng. Bên cạnh đó sự đổ vỡ này còn gắn liền với những sai lầm về đường lối chính trị, về tổ chức, tư tưởng...cùng sự phá hoại của các thế lực thù địch. - Sau sự kiện trên, không ít ý kiến của các lý luận gia cơ hội và phản động cho rằng cách mạng tháng Mười là một "sai lầm của lịch sử", rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, trong gần 20 năm qua chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới tuy có những thăng trầm, nhưng nó không biến mất mà vẫn đang tồn tại và có bước phát triển rõ rệt theo xu hướng tất yếu của thời đại đã được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Sự nghiệp cải cách thành công ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam và nhưng điều chỉnh ở Cuba, Lào, tiếp đó là sự khẳng định phát triển CNXH ở một số nước đang phát triển như Vênêzuyêna..là sự thật khẳng định tiếp tục tư tưởng của cách mạng Tháng Mười, của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi đó ở một số quốc gia do xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì trên thực tế xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, thậm chí nội chiến, chia cắt (như Nam Tư, Grudia....). - Điều đáng chú ý là, mặc dù có sự khủng hoảng, đổ vỡ, nhưng chính quyền Xô viết được thành lập sau cách mạng Tháng Mười vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, với tính cảm tốt đẹp trong tâm khảm của người dân lao động nước Nga cũng như trên thế giới. Kết quả thăm dò dư luận gần đây của Viện Công luận toàn Nga mới công bố trên Mosnews cho hay đa số người dân xứ bạch dương tin rằng cách mạng tháng Mười đưa những người Bolsheviks lên nắm quyền là điều tốt, 70% số người cao tuổi được hỏi và 54% số người trẻ hơn ủng hộ sự kiện ngày 7/11/1917. 8. Tiếp nối cách mạng Tháng Mười, cách mạng Tháng Tám và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đổi mới, phát triển của Việt Nam tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng XHCN, của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- - Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam khỏi ách áp bức đế quốc thực dân. Chúng ta biết vào những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc. Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với thiên tài trí tuệ, trải nghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng Tháng Mười, đã khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" . Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cách mạng Tháng Tám lịch sử thành công, xây dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. - Sau cách mạng Tháng Tám, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn đòi hỏi Đảng và nhân dân phải có sự kiên định và sáng tạo trong con đường phát triển. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc kết hợp sáng tạo giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng. Trong một thời gian dài cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, và sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta khẳng định: " trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản" . Điều này khẳng định sự sáng tạo và nhất quán trong lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam – con đường đi theo ánh sáng cách mạng Tháng Mười. - Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rút ngắn không qua chế độ TBCN, con đường phát triển chưa có tiền lệ lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm. Tuy nhiên với bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước ta đã và đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định: "không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng" . Thành tựu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác
- Tác giả: V.I.Lênin Nguồn: Nhà xuất bản Sự Thật HTML Markup: Lê Hoàng Anh Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của toàn bộ khoa học tư sản (cả của giới quan phương lẫn của phái tự do), là khoa học xem chủ nghĩa Mác như một loại "tông phái có hại". Không thể trông mong có một thái độ nào khác thế được, vì trong một xã hội xây trên đấu tranh giai cấp thì không thể có một khoa học xã hội "vô tư" được. Bằng cách này hay cách khác, toàn bộ khoa học của giới quan phương và của phái tự do đều bênh vực chế độ nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ ấy. Mong đợi có một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ làm thuê là một sự khờ dại ngây thơ không khác gì mong đợi các chủ xưởng tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền công cho công nhân không. Nhưng chưa phải thế là hết. Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì là giống "chủ nghĩa tông phái", hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời thành sự thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất cho triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội. Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản. Nó là kẻ thừa kế chính đánh nhất của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. Chúng tôi sẽ nói vắn tắt về ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành đó của chủ nghĩa Mác. I Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Trong suốt toàn bộ lịch sử hiện đại của châu ¢u và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ nông nô trong các thiết chế và trong những tư tưởng thì chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả v.v.. Cho nên, những kẻ thù của phái dân chủ hết sức tìm cách "bác bỏ", phá hoại, vu cáo chủ nghĩa duy vật và bên vực các loại chủ nghĩa duy tâm triết học là chủ nghĩa mà bằng cách này hay cách khác, rút cuộc lại đều luôn luôn bênh vực hay ủng hộ tôn giáo.
- Mác và ¡ng-ghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của hai ông được trình bày rõ rệt nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của ¡ng-ghen: "Lút-vích Phơ-bách" và "Chống Đuy-rinh", những sách này cũng như "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", đều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ. Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa. ¤ng làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, là hệ thống, đến lượt nó, lại dẫn tới chủ nghĩa duy vật Phơ-bách. Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng. Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát. Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, - chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô. Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị, v.v.) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế. Chúng ta thấy, chẳng hạn, những chính thể khác nhau của các nước hiện đại ở châu ¢u đều được dùng để củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản như thế nào. Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại. II Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ "Tư bản" được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Chính trị kinh tế học cổ điển hồi trước Mác thì hình thành ở Anh là nước tư bản phát triển nhất. A-đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô, qua việc nghiên cứu chế độ kinh tế, đã mở đầu lý luận về giá trị lao động. Mác đã tiếp tục sự nghiệp của hai người đó. ¤ng đã mang lại cho lý luận đó một cơ sở chặt chẽ và phát triển lý luận đó một cách nhất quán. ¤ng chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa được quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra hàng hoá ấy. ở chỗ nào mà các nhà kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác), thì ở đó, Mác đã tìm thấy quan hệ giữa người với người. Sự trao đổi hàng hoá biểu thị sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian. Tiền tệ xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó toàn bộ sinh hoạt kinh tế của những người sản xuất riêng lẻ thành một chỉnh thể không thể phân chia. Tư bản xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển cao hơn nữa: sức lao động của con người trở thành hàng hoá. Công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho người chủ ruộng đất, chủ nhà máy, chủ công cụ lao động. Người công nhân dùng một phần ngày lao động để bù vào chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình minh (tiền công); còn phần kia thì làm công không, tạo ra giá trị thặng dư cho người tư bản, đó là nguồn lợi nhuận, nguồn giàu có của giai cấp tư bản. Học thuyết về giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác. Tư bản, do lao động của công nhân tạo ra, đè nặng lên người công nhân, làm phá sản các tiểu chủ và tạo ra một đạo quân thất nghiệp. Trong công nghiệp, thắng lợi của sản xuất lớn thì thấy rõ được ngay; nhưng cả trong nông nghiệp, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế: ưu thế của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tăng thêm, việc dùng máy móc ngày càng phát triển, kinh tế nông dân bị siết chặt trong sợi dây thòng lọng của tư bản tiền tệ, bị suy tàn và phá sản vì kỹ thuật lạc hậu của mình. Trong nông nghiệp, nền sản xuất nhỏ có những hình thức suy tàn khác, nhưng chính sự suy tàn đó là một sự thật không thể bàn cãi được. Đánh bại sản xuất nhỏ, tư bản đưa đến chỗ nâng cao năng suất lao động và tạo ra một địa vị độc quyền cho những công ty của các nhà đại tư bản. Bản thân sản xuất ngày càng được xã hội hoá, - hàng chục vạn và hàng triệu công nhân gắn chặt với nhau trong một cơ cấu kinh tế có kế hoạch, - nhưng sản phẩm của lao động chung thì lại do một nhúm nhà tư bản chiếm hữu. Tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, những cuộc khủng hoảng, sự chạy đua điên cuồng đi tìm thị trường, tình trạng đời sống của quần chúng nhân dân không được đảm bảo đều tăng lên. Khi làm cho công nhân càng lệ thuộc vào tư bản, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sức mạnh vĩ đại của lao động liên hợp. Mác đã nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ những mầm mống đầu tiên của kinh tế hàng hoá, tức là từ sự trao đổi đơn giản, cho đến những hình thức cao nhất của nó, tức là sản xuất lớn.
- Và kinh nghiệm của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cũ cũng như mới, ngày càng chứng tỏ rõ ràng cho một số công nhân ngày càng đông thấy rằng học thuyết ấy của Mác là đúng. Chủ nghĩa tư bản đã thắng trên toàn thế giới, nhưng thắng lợi ấy chẳng qua chỉ là màn mở đầu cho thắng lợi của lao động đối với tư bản mà thôi. III Khi chế độ nông nô bị lật đổ và khi xã hội tư bản "tự do" đã ra đời thì lập tức người ta thấy rõ rằng tự do ấy có nghĩa là một chế độ áp bức và bóc lột mới đối với người lao động. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa bắt đầu mọc ra, đó là sự phản ánh và sự phản đối ách áp bức ấy. Nhưng chủ nghĩa xã hội lúc đầu chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nó chỉ trích, lên án và nguyền rủa xã hội tư bản; nó mơ ước xoá bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ tốt đẹp hơn; nó tìm cách thuyết phục những người giầu để họ thâý rằng bóc lột là không có đạo đức. Nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng bão táp, ở khắp châu ¢u và nhất là ở Pháp, nổ ra kèm với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, của chế độ nông nô, thì ngày càng chứng tỏ rằng đấu tranh giai cấp là cơ sở và động lực của toàn bộ quá trình phát triển. Không một thắng lợi nào về tự do chính trị giành được từ trong tay giai cấp chủ nô, mà lại không gặp một sức phản kháng quyết liệt. Không một nước tư bản chủ nghĩa nào được thành lập trên một cơ sở ít nhiều tự do, dân chủ, mà lại không có một cuộc đấu tranh sống mái giữa các giai cấp khác nhau của xã hội tư bản. Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã từ đó rút ra và triệt để vận dụng cái kết luận do lịch sử toàn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu tranh giai cấp. Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, qua những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào đó có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa dối và tự lừa dối mình về chính trị. Những kẻ chủ trương cải cách và cải thiện sẽ còn bị bọn bênh vực cái cũ lừa bịp mãi, nếu họ chưa biết rằng tất cả những chế độ cũ, dầu dã man và thối nát đến đâu đi nữa, cũng đều được những lực lượng của giai cấp thống trị này hay giai cấp thống trị khác ủng hộ. Và muốn đập tan sự phản kháng của những giai cấp thống trị ấy, thì chỉ có một cách là: tìm ngay trong xã hội xung quanh chúng ta, những lực lượng có thể - và, do địa vị xã hội của chúng ta mà phải - trở thành những lực lượng có khả năng quét sạch cái cũ và tạo ra cái mới, rồi giáo dục và tổ chức những lực lượng ấy để đấu tranh.
- Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường thoát khỏi chế độ nô lệ tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay. Chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa. Trên toàn thế giới, kể từ châu Mỹ đến Nhật, từ Thụy-điển đến Nam Phi, những tổ chức độc lập của giai cấp vô sản đang tăng thêm. Giai cấp vô sản tự giáo dục và tự bồi dưỡng trong khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp của nó, nó thoát khỏi những thiên kiến của xã hội tư sản, ngày càng đoàn kết chặt chẽ lại và biết đánh giá đúng mức những thành tích của nó, nó tôi luyện lực lượng của nó và lớn lên không gì ngăn nổi.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn