YOMEDIA
ADSENSE
Ngăn đại dịch viêm gan ngừa đại họa ung thư gan
30
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày mối liên hệ nhân quả giữa viêm gan virút và HCC cung cấp một cơ hội thật tốt cho các nhà xây dựng chiến lược sức khỏe và các thầy thuốc lâm sàng đáp trả đại dịch lây nhiễm virút HBV và HCV để phòng ngừa ung thư và cải thiện mạng sống các người bệnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngăn đại dịch viêm gan ngừa đại họa ung thư gan
- NGĂN ĐẠI DỊCH VIÊM GAN NGỪA ĐẠI HỌA UNG THƯ GAN NGUYỄN CHẤN HÙNG1, PHẠM XUÂN DŨNG2, ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH3, TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH4 & PHAN THỊ HỒNG ĐỨC5 TÓM LƯỢC Theo tổng kết của Tổ chức Y tế Thế giới 2017, ước lượng năm 2015 trên toàn cầu có 325 triệu người mắc viêm gan mạn virút B (HBV) hoặc virút C (HCV). Hậu quả trầm trọng là hàng triệu người có nguy cơ bệnh diễn tiến chầm chậm đến các bệnh gan mạn, ung thư và tử vong. Mối liên hệ nhân quả giữa viêm gan virút và HCC cung cấp một cơ hội thật tốt cho các nhà xây dựng chiến lược sức khỏe và các thầy thuốc lâm sàng đáp trả đại dịch lây nhiễm virút HBV và HCV để phòng ngừa ung thư và cải thiện mạng sống các người bệnh. Vào năm 1916, Tổ Chức Y tế Thế giới ủng hộ giải pháp đến năm 2030 loại bỏ viêm gan virút, một đe dọa sức khỏe toàn cầu. SUMMARY Viral hepatitis and liver cancer For 80% of all HCCs, infections with the viruses HCV, HBV are considered the root cause. New WHO data (2017) reveal that in 2015 an estimated 325 million people worldwide are living with chronic hepatitis B virus (HBV) or hepatitis C virus (HCV) infection. As a result, millions of people are at risk of a slow progression to chronic liver disease, cancer, and death. Both liver cancer, mostly hepatocellular carcinoma (HCC), and cirrhosis are end-stage clinical outcomes of chronic hepatitis B (CHB) and chronic hepatitis C (CHC). HBV and HCV are the main causes of liver cancer worldwide, and liver cancer was the fourth commonly diagnosed cancer and the second common cause of cancer death in men (Globocan 2018). The etiological link between viral hepatitis and HCC provides an important opportunity for health care policy makers and clinicians to intervene with HBV - HCV infection to prevent cancer development and improve the outcomes of cancer. In 2016, the World Health Assembly endorsed a resolution calling for the elimination of viral hepatitis as a public health threat by 2030. Viêm gan virút đang là một đại dịch. Theo WHO, ước lượng năm 2015 trên toàn cầu có 325 triệu người mắc viêm gan mạn virút B (HBV) hoặc virút C (HCV). Bệnh diễn tiến chầm chậm đến các bệnh gan mạn, ung thư và tử vong. Trên toàn cầu, ung thư gan (HCC) thường gặp hàng thứ tư và gây tử vong hàng thứ hai ở đàn ông, thực sự là một đại họa sức khỏe cho con người. 1 GS. Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam 2 TS. Giám Đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 3 TS. Phó Giám Đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 4 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ 2 – Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, -Trưởng Bộ môn Ung thư – Đại học Y Dược TP. HCM 5 TS.BS. Bác sĩ điều trị Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM - Phó Trưởng Bộ môn Ung Bướu - Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM i
- Mối liên hệ nhân quả giữa viêm gan virút và carcinôm đường mật trong gan 10-15% số ca và vài HCC cung cấp một cơ hội thật tốt để phòng ngừa loại hiếm khác. ung thư. Ngăn đại dịch viêm gan mới tránh được đại Các yếu tố nguy cơ họa ung thư gan. ĐẠI DỊCH VIÊM GAN VIRÚT VÀ ĐẠI HỌA UNG THƯ GAN Viêm gan virút đang hoành hành (Báo cáo WHO 2017) Đại dịch Vào năm 2015 có khoảng 325 triệu người mắc viêm gan mạn, gồm 257 triệu người mang viêm gan B và 71 triệu mắc viêm gan C có 11 nước gồm Braxin, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Uganda và Việt Nam mang Nguy cơ chính của HCC là viêm mạn do virút 50% gánh nặng viêm gan mạn toàn cầu. viêm gan B (HBV) hoặc viêm gan C (HCV), có thêm các yếu tố nguy cơ khác gồm phơi nhiễm aflatôxin, Gây chết nghiện rượu nặng, béo phì, hút thuốc lá và tiểu Phỏng định có 1,4 triệu người chết hàng năm đường týp 2. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu thay đổi do nhiễm cấp tính và ung thư gan liên hệ viêm gan theo vùng địa lý. Các vùng có nguy cơ HCC cao và xơ gan - con số xấp xỉ mức tử vong tổng cộng do (Trung Quốc, Đông Phi châu) yếu tố nguy cơ chủ sốt rét, HIV/AIDS và lao. Ước tính 47% liên hệ HBV, chốt là viêm gan B (HBV) và phơi nhiễm aflatôxin, 48% do HCV. Viêm gan virút cũng làm gia tăng còn ở các nước khác (Nhật Bản và Ai Cập), nhiễm tử vong ở những người mang HIV. Có khoảng HCV là nguy cơ vượt trội. Ở Mông Cổ, nhiễm HBV, 2,9 triệu người bệnh HIV cũng nhiễm HCV và 2,6 nhiễm HCV và nhiễm cặp đôi HBV, HCV nhiễm virút triệu nhiễm HBV. viêm gan C cũng như nghiện rượu nặng, tất cả góp phần làm trĩu gánh nặng... Sự gia tăng tỉ lệ béo phì Tiếp tục gia tăng trong dân số cũng góp phần tăng gánh nặng. Phần lớn là viêm gan C. Có 1,75 triệu người lớn mới nhiễm HCV vào năm 2015. Phần lớn do tiêm Virút viêm gan B (HBV và HCC) chích ma túy và dùng kim không an toàn trong việc chăm sóc sức khỏe ở một số quốc gia. Đại họa ung thư gan (Globocan 2018) Gánh nặng toàn cầu Ung thư gan thường gặp hàng thứ sáu và gây tử vong hàng thứ tư trên toàn cầu với khoảng 841.000 ca mới và 782.000 ca chết hàng năm. Cả xuất độ lẫn Virút DNA xoắn đôi thuộc họ Hepadnaviridae. tỉ lệ tử vong ở đàn ông Virút có thể cho genôm sáp nhập vào nhân của tế cao gấp 2 - 3 lần ở phụ nữ, thế nên ung thư gan bào gan và giữ miết việc gây nhiễm mạn tính. Việc được xếp thường gặp hàng thứ tư và tử vong hàng sát nhập HBV DNA vào genôm tế bào chủ không thứ hai ở đàn ông. Trên thế giới ung thư gan là ung cần cho việc sinh sôi, nhưng cho phép genôm virút thư thường gặp nhất ở 13 nước thuộc các vùng địa hiện diện trong tế bào chủ. Vài yếu tố HBV góp phần lý khác nhau gồm vài nước ở Bắc và Tây châu Phi vào sinh ung, gồm gen HBV, gen tiền 52p. (Ai Cập, Gambia, Guinea) và Đông và Nam châu Á HBV lây nhiễm qua đường máu, với sự truyền (Mông Cổ, Cambodia và Việt Nam). Ung thư gan có bệnh đáng lưu ý trong khoảng đầu đời và qua tiêm xuất độ cao nhất ở Mông Cổ, gấp 4 lần ở đàn ông chích không an toàn, mức độ qua quan hệ tình dục ít Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2018. Ung thư hơn. HBV hiện diện mức cao nhất ở Châu Phi vùng nguyên phát gồm carcinôm tế bào gan (HCC - tiểu Sahara và Châu Á (Đông Á và Đông Nam Á), hepatocellular carcinoma), chiếm 75 - 85% số ca và khoảng 5 - 10% dân số trưởng thành bị nhiễm mạn ii TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- tính. Mẹ bị HBV truyền sang con là cách lây lan biện pháp y tế không an toàn toàn. HCV là virút RNA chính ở những nơi mức độ nhiễm bệnh cao. không sát nhập vào genôm tế bào chủ. Tỉ lệ HCC phát ra ở những người nhiễm HCV ước tính từ 1% Sự phân bố toàn cầu của HCC và HBV trùng đến 3% trong khoảng thời gian 30 năm. HCV tăng lắp nhau. Trên toàn cầu, có mối quan hệ rõ ràng 15% đến 20% nguy cơ HCC so với người không giữa độ xuất hiện của lây nhiễm HBV và xuất độ của nhiễm HCV. HCC. Có sự tương đồng giữa các độ xuất hiện viêm gan B mạn với xuất độ và tử suất của HCC. Có độ HCV làm tăng nguy cơ HCC bằng cách thúc xuất hiện cao của cả hai ở Châu Phi tiểu vùng đẩy sự hóa sợi và xơ gan. Một khi xơ gan hình Sahara và Châu Á (Đông Á cùng Đông Nam Á) riêng thành, HCC phát triển theo nhịp độ hàng năm là Trung Quốc đã có hơn phân nửa số ca HCC toàn 1 - 4%, có thể tới 8% ở Nhật. Xuất độ xơ gan (và cầu. Nhiễm HBV là nguyên nhân chủ yếu của HCC tiếp đến là HCC) sau 25 - 30 năm nhiễm virút được ở hầu hết các nước Châu Á trừ Nhật Bản. Trái lại, ghi nhận là từ 15 - 35%. có độ xuất hiện thấp HCC và nhiễm HBV ở Bắc Mỹ Khoảng 15 - 30% số người nhiễm bệnh rồi và Tây Âu. tự khỏi mà không biết. Đó là viêm HCV cấp tính. Các yếu tố làm tăng nguy cơ HCC ở những Còn lại khoảng 70 - 85%, bệnh sẽ thành mạn tính, người nhiễm HBV dai dẵng dẫn đến gan thành sẹo (xơ gan) hoặc ung Tính chung: Nam giới, tuổi già, Châu Á, Châu thư gan. Phi, tiền căn gia đình (HCC), virút (sinh sôi nhiều, WHO công bố toàn cầu có gần 170 triệu người genôtýp HBV, nhiễm lâu dài, đồng nhiễm với HCV, nhiễm viêm gan C mạn tính vào năm 2015. Ở Hoa HIV hoặc HDV, lâm sàng (xơ gan) và môi trường Kỳ, Châu Phi và Châu Âu tỉ lệ nhiễm HCV ở những (phơi nhiễm aflatôxin, uống rượu nhiều, hút thuốc người bệnh mang HCC lần lượt là 22%, 69% và nhiều) và các hội chứng chuyển hóa (tiểu đường). 45%. Ở Châu Á, phần lớn HCC được ghi nhận từ Aflatôxin, HBV và HCC. Việc tiêu thụ thức ăn Nhật Bản. Sự phân bố tuổi HCC ở các vùng khác nhiễm aflatôxin có liên hệ với HCC. Châu Phi tiểu nhau một phần được xác định theo týp virút và thời vùng Sahara, Châu Á (Trung Quốc và Đông Nam Á); gian nhiễm bệnh. có độ nhiễm HBV cao cùng các thức ăn nhiễm Các yếu tố nguy cơ HCC khác gồm giới tính, aflatôxin. Aflatôxin B1 (AFB1) được xếp vào nhóm gan nhiễm mỡ, genôtýp virút (HCV 1b) và tuổi tác. carcinôgen 1 liên hệ ung thư gan. Có sự trùng lắp phơi nhiễm AFB1 và tỉ lệ nhiễm HBV cao. Mức phơi Rượu, HCV và HCC. Phơi nhiễm rượu tăng nhiễm AFB1 thấp cũng tăng gấp ba cơ nguy mắc cường các tác dụng đè nén của HCV lên miễn dịch HCC ở người nhiễm HBV. Có ghi nhận cho thấy bẩm sinh, việc này lại thúc đẩy virút lan tràn trong lá người bị nhiễm HBV và Aflatôxin cao thì nguy cơ gan rồi cuối cùng dẫn đến xáo trộn miễn dịch thích HCC tăng gấp 30 - 60 lần. ứng. Sự rối loạn điều hòa đáp ứng miễn dịch đưa đến hậu quả là rối loạn đào thải các tế bào nhiễm Genôtýp của HBV: 8 týp từ A đến H, thay đổi HCV, tăng thêm sự tồn tại của virút, điều này làm theo địa lý. Genôtýp A và D vượt trội của Châu Âu, xấu thêm hậu quả của viêm gan C mạn ở người genôtýp B và C nổi trôi ở Châu Á... Người bệnh có nghiện rượu. genôtýp C có nguy cơ bị xơ gan và HCC cao hơn. Mối liên hệ hỗ tương của Aflatôxin và HCV trên Virút viêm gan C (HCV) và HCC HCC còn phải cần nhiều nghiên cứu làm rõ. Nhiễm cặp HBV - HCV Nhiễm cặp HBV - HCV là tình huống lâm sàng phức tạp. Phỏng định toàn cầu có 1,13%. Nhiễm cặp tiến triển nhanh hơn nhiễm riêng HBV hoặc HCV; HCC cũng phát triển nhanh hơn. Trong tế bào bị nhiễm cặp, virút HCV sinh sôi lấn áp HBV. Hiện nhiễm cặp HBV, HCV chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn. Có ghi nhận là tấn công kháng virút HCV mà không chú trọng diệt HBV thì gia tăng nguy cơ HBV hoành hành trở lại. Cần phải sàng lọc và phòng ngừa sự nhiễm cặp để ngăn Virút viêm gan C (HCV) hiện diện trên toàn cầu. chặn HBV hoành hành lại. Các vùng lây nhiễm nhất gồm Trung và Đông Á, cùng Bắc và Tây Phi, phần lớn do tiêm chích và các TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM iii
- Cơ chế sinh bệnh HCC cảnh tổn hại DNA của quá trình viêm. Ít nhất có Sự sinh ung là một quá trình nhiều bước, có thể bốn lộ trình: sự điều hòa sự tăng trưởng tế bào kéo dài nhiều chục năm với sự tích lũy từ từ các hoặc sự chết tế bào (thí dụ pRb, p53) yếu tố xáo trộn gen và ngoài gen, rốt cùng đưa đến sự tăng trưởng chuyển hóa (TGF ) và lộ trình chuyển hóa ác tính. Sự chuyển hóa này xảy ra catenin. thông qua một lộ trình đắp đổi qua lại giữa sự gây tổn hại và sự tái tạo mạn tính, trong toàn Cơ chế sinh ung 2017 Macmillan Publishers Limited, part of Springer Nature LOẠI BỎ ĐẠI DỊCH VIÊM GAN, NGĂN NGỪA ĐẠI HỌA UNG THƯ GAN Cần đáp trả khẩn cấp toàn cầu (WHO) “Ngày nay viêm gan virút được coi là một thách thức sức khỏe cộng đồng cần phải đáp trả khẩn cấp”, Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO cảnh báo. “Có vắcxin và có thuốc điều trị, WHO sẵn sàng giúp bảo đảm các phương tiện này cho những ai cần đến”. Nếu không có sự đáp trả rộng khắp và nhanh chóng, số người mang HBV sẽ tăng cao trong Vắcxin là phương cách ngừa HBV hiệu quả nhất. những năm tới với 20 triệu người chết trong khoảng WHO khuyên tất cả trẻ em nên được viêm vắcxin 2015 - 2030. càng sớm càng tốt sau khi sinh, hay nhất trong vòng 24 giờ. Tiêm ngừa vắcxin cho trẻ em ngừa viêm gan Vắcxin ngừa viêm gan B B đã gia tăng trên toàn cầu (liều thứ ba) phỏng định Nhiều quốc gia đã thực hiện tiêm chủng HBV bao phủ 84% vào năm 2017. Xuất độ thấp viêm gan cho trẻ em rộng rãi và ít tốn kém. Thật mừng là viêm mạn ở trẻ dưới 5 tuổi ước lượng khoảng 1 - 3% năm gan B có thể ngừa được nhờ loại vắcxin hiệu quả và 2015 là nhờ vào mức dùng rộng khắp vắcxin ngừa an toàn. viêm gan. Việc phòng ngừa phần lớn ung thư gan được Tất cả trẻ em và thanh niên dưới 18 tuổi chưa thực hiện với vắcxin ngừa HBV từ năm 1982. Tổ được tiêm ngừa nên được tiêm vắcxin nếu chúng chức Y tế Thế giới khuyên nên lồng ghép vắcxin vào sống ở các xứ có mức độ thấp hoặc vừa. Thêm chương trình tiêm chủng trẻ em. nhiều người thuộc nhóm nguy cơ cao nên được tiêm vắcxin. iv TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- Vắcxin thật sự an toàn và hiệu quả. Từ năm Vào năm 2017, các nước thu nhập thấp và 1982 trên một triệu liều vắcxin viêm gan B được trung bình có thuốc entecavir cho người bệnh - Vào dùng trên toàn cầu. Ở nhiều nước 8 - 15% trẻ em năm 2016 Tenofovir không còn cần môn bài sản vốn nhiễm viêm gan B mạn, việc tiêm vắcxin đã làm xuất, giá thuốc trong tầm tay và giảm từ 208 USD giảm tỉ lệ mạn tính hóa dưới 1% ở trẻ em có tiêm mỗi năm xuống còn 32 USA hàng năm. vắcxin. Phần lớn người bệnh được điều trị không khỏi Vào năm 2016, 80% đủ liều vắcxin đã làm giảm hẳn bệnh, mà chỉ làm giảm lượng virút sinh sôi. mức nhiễm HBV và xuất độ HCC ở tuổi trẻ có nguy Vì vậy phần lớn người bệnh phải theo dõi điều trị cơ cao vùng Đông Á, nơi thực hiện tiêm chủng quần lâu dài. thể đầu tiên. Vắcxin HBV ngừa được khoảng 4,5 Còn khó khăn: vào năm 2016, có 257 triệu triệu trẻ nhiễm mỗi năm. Trên nhiều vùng của thế người nhiễm HBV, nhưng chỉ có 10,5% (27 triệu) giới, các chương trình tiêm chủng trẻ em rộng khắp biết mình có bệnh, trong số này tổng số người được đã làm sụt giảm số ca viêm gan B mới. Đáng lo là trị là 16,5% (4,5 triệu). Nhiều người chỉ biết bệnh khi chưa có vắcxin ngừa HCV, nhưng các nhà khoa học thấy bị bệnh gan nặng, xơ gan và ung thư gan. đang ráo riết nghiên cứu. Ung thư gan thường có tiên lượng rất xấu. Phòng tránh lây nhiễm HBV-HCV Điều trị HCV Phòng ngừa lây nhiễm mẹ sang con. Tiêm Khi bệnh nhiễm thành mạn tính, cần phải điều chủng HBV liền lúc sanh là chìa khóa để ngừa lây trị, mục tiêu là trị khỏi bệnh. Mừng là ngày nay có thể virút từ mẹ sang con lúc sinh bé, còn có thể hỗ trợ trị khỏi: hơn 95% người bị viêm gan C trong thời bằng xét nghiệm tiền sản và các thuốc kháng virút. gian ngắn với các thuốc kháng virút DAAs. Việc quy định chiến lược truyền máu an toàn có Năm 2018 WHO có cập nhật hướng dẫn điều trị thể ngừa được việc truyền bệnh. Trên toàn cầu năm với các thuốc DAAs (pangenotypic direct-acting 2014 97% việc cho máu được sàng lọc và kiểm tra antivirals). DAAs có thể trị khỏi hầu hết các người chất lượng, những vẫn còn những lỗ hỏng. bệnh nhiễm HCV, thời gian điều trị ngắn (thường là Việc tiêm chích an toàn, loại bỏ việc tiêm thuốc 12 tới 24 tuần) tùy theo có xơ gan hay không. không cần thiết và không an toàn, có thể giúp phòng WHO khuyên điều trị mọi người bệnh viêm gan ngừa hiệu quả. Trên toàn cầu việc tiêm chích không C mạn trên tuổi 12. Các thuốc DAAs đã giảm giá an toàn đã giảm từ 39% năm 2000 xuống còn 5% đáng kể ở nhiều nước (đặc biệt ở các nước có thu vào năm 2010. nhập thấp hoặc trung bình). Ngoài ra quan hệ tình dục an toàn (gồm giảm Trở ngại đáng lo là số người được điều trị còn bớt số bạn tình và các phương tiện bao che (bao hạn chế. Vào năm 2017, có 71 triệu người nhiễm cao su) cũng giúp chống lây bệnh). HCV toàn cầu, mà phỏng định chỉ có 19% (13,1 Điều trị HBV triệu) định bệnh và chỉ có 5 triệu trong số này được Điều trị. Có ghi nhận gần đây cho thấy việc điều điều trị với DAAs vào cuối năm 2017. Còn phải cố trị HBV và HCV có thể phòng tránh ung thư gan. gắng rất nhiều để đạt mục tiêu 80% khỏi bệnh vào Hiện có nhiều phương tiện và phương cách để diệt năm 2030. các trận dịch viêm gan. Có liệu pháp hiệu nghiệm Nhiễm cặp HBV - HIV cho viêm gan B mạn tính mặc dầu nhiều người cần Có khoảng 1% người bệnh nhiễm HBV (2,7 điều trị suốt đời. WHO khuyến khích dùng thuốc triệu) mắc thêm HIV. Ngược lại, tỉ lệ người nhiễm tenofovir, vốn đã dùng rộng rãi điều trị HIV. Việc điều HBV mang HIV là 7,4%. Từ năm 2015, WHO khuyên trị viêm gan B có thể làm chậm lại hoặc còn có thể trị bất cứ người bệnh nhiễm HIV, bất kể giai đoạn ngừa tổn hại gan gồm xơ gan và ung thư gan. bệnh với thuốc Tenofovir, thuốc này được dùng Viêm gan B mạn có thể được điều trị bằng trong kết hợp bước một điều trị HIV, mà cũng có thuốc uống gồm cả thuốc kháng virút. Việc điều trị có hiệu quả chống HBV. thể làm chậm diễn tiến bệnh, giảm bớt nguy cơ ung Khó khăn trước mắt thư gan và kéo dài sống còn. Có khoảng 10 - 40% người mang viêm gan mạn cần điều trị. Hiện chưa có vắcxin ngừa HCV. Số người được điều trị viêm gan B và C vẫn còn thấp. Báo cáo WHO khuyên dùng thuốc uống tenofovir hoặc của WHO ghi nhận chỉ 9% số người nhiễm HBV và entecavir có hiệu quả nhất để trấn áp virút HBV. 20% số người nhiễm HCV được xét nghiệm chẩn Hiếm khi gây lờn thuốc, dễ uống (một viên mỗi ngày đoán vào năm 2015. Chỉ có 8% người nhiễm HBV và có ít tác dụng phụ). TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM v
- (1,7 triệu) và 7% nhiễm HCV (1,1 triệu) được bắt Các yếu tố nguy cơ đáng ghi nhận đầu trị vào năm này. Việt Nam thuộc nhóm 11 quốc gia mang 50% “Hãy loại bỏ viêm gan” (Eliminate Hepatitis) là gánh nặng viêm gan mạn toàn cầu (IARC 2018). khẩu hiệu của Ngày Viêm gan Toàn cầu năm nay 2017. Các tổ chức trên thế giới gồm cả WHO và Gánh nặng viêm gan mạn là rất cao: HBV CDC Hoa Kỳ Tổ chức Ngày Viêm gan Toàn cầu 7.820.267 người. HCV 991.153 người. (Cục Y tế Dự (28 tháng 7 hàng năm) nhằm đánh động mọi người phòng, Bộ Y tế, 2017). về đại họa thầm lặng này và đề xuất những gì cần Tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế phải làm để tăng cường nỗ lực phòng ngừa, tầm giới, theo Thanh Niên, ngày 13/05/2019 (Forbes soát và kiểm soát viêm gan virút. statista). Sự đáp trả toàn cầu của WHO Việt Nam trong nhóm 15 nước có số người hút Tháng ba 2015, WHO tung ra Các hướng dẫn thuốc lá nhiều nhất trên thế giới (theo GATS 2010). để phòng ngừa, chăm sóc và điều trị những người KẾT LUẬN mang viêm gan B mạn. Con người đang tập trung ứng phó với sự lan Tháng năm 2016, Đại hội Đồng WHO chấp tràn của đại dịch viêm gan virút. Trong thập niên tới, nhận Chiến lược sức khỏe nhằm vào viêm gan virút lây nhiễm HBV và HCV chắc vẫn còn là nguyên 2016 - 2020. nhân chính của HCC trên toàn cầu. Cần một sự đáp WHO vừa phổ biến năm 2019 Báo cáo tiến bộ trả khẩn cấp toàn cầu. Tổ Chức Y tế Thế giới ủng hộ về HIV, viêm gan virút và các bệnh nhiễm lây lan giải pháp đến năm 2030 loại bỏ viêm gan virút. Ngăn đường tình dục tóm lược các tiến bộ trong việc loại ngừa đại dịch viêm gan mới phòng tránh được đại trừ các bệnh này. họa ung thư gan. Từ năm 2011, cùng với các chính phủ, các tổ TÀI LIỆU THAM KHẢO: chức xã hội dân sự, WHO đã tổ chức Ngày Viêm 1. Blumberg, Baruch (2002), Hepatitis B: The Hunt gan Thế giới hàng năm nhằm nâng cao cảnh báo và for a Killer Virus, Princeton: Princeton University hiểu biết về viêm gan virút. 28 tháng 7 được chọn Press. theo sinh nhật của TS. Baruch Bloomberg, người được trao giải Nobel Y học 1976 vì tìm ra virút viêm 2. Chang MH. Hepatitis B virus and cancer gan B, các cách chẩn đoán và vắcxin ngừa HBV. prevention. Recent Results Cancer Res. 2011; 188:75 - 84. [PubMed]. WHO kêu gọi tăng cường hoạt động nhằm loại bỏ viêm gan B và C vào năm 2030, bằng cách làm 3. Ferlay J, Colombet M, Soerjomataram I et al. giảm 90% số ca nhiễm mới và 65% tử vong vào năm Global and Regional Estimates of the Incidence 2030. and Mortality for 38 Cancers: GLOBOCAN 2018. Lyon: International Agency for Research on Loại bỏ viêm gan virút là yêu cầu bức thiết để Cancer/World Health Organization; 2018. ngăn đại họa ung thư gan cho nước ta 4. GV Papatheodoridis, HL Chan, BE Hansen, etal: Gánh nặng ung thư gan Risk of hepatocellular carcinoma in chronic Ung thư gan là loại thường gặp nhất ở đàn ông hepatitis B: Assessment and modification with Việt Nam với xuất độ / 100.000 là 39,0 cao hơn cả current antiviral therapy J Hepatol 62: 956 - 967, Thái Lan (32,2), Hàn Quốc (27,7), Trung Quốc (27,6) 2015 Crossref, Medline. và Singapore (19,5) (Globocan 2018). Việt Nam 5. Hepatitis B (HepB3) Immunization coverage thuộc nhóm 13 nước trên thế giới có gánh nặng ung estimates by country. WHO. Retrieved 8 June thư gan cao nhất (theo IARC 2018). 2016. 6. HLY Chan, JD Jia: Chronic hepatitis B in Asia: New insights from the past decade J Gastroenterol Hepatol 26:131 - 137, 2011 Crossref, Medline. 7. Hutin Y, Low-Beer D, Bergeri I, Hess S, Garcia- Calleja JM, Hayashi C, Mozalevskis A, Rinder Stengaard A, Sabin K, Harmanci H. Viral Hepatitis Strategic Information to Achieve Elimination by 2030: Key Elements for HIV vi TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- Program Managers. JMIR Public Health Surveill. chronic hepatitis B infection. Available from: 2017; 3: e91. http://www.who.int/hiv/pub/hepatitis/hepatitis-b- guidelines/en/. 8. Ming L, Thorgeirsson SS, Gail MH, et al. Dominant role of hepatitis B virus and cofactor 15. Trepo C, Chan HL, Lok A. 2014. Hepatitis B role of aflatoxin in hepatocarcinogenesis in virus infection. Lancet 384, 2053 - 2063. Qidong, China. Hepatology 2002; 36: 1214 - 20. (10.1016/S0140 - 6736(14)60220-8). 9. Perz JF, Armstrong GL, Farrington LA, et al. The 16. Westbrook RH, Dusheiko G. 2014. Natural contributions of hepatitis B virus and hepatitis C history of hepatitis C. J. Hepatol. 61(Suppl. 1), virus infections to cirrhosis and primary liver S58–S68. (10.1016/j.jhep.2014.07.012). cancer worldwide. J Hepatol 2006; 45: 529 - 38. 17. Levrero M, Zucman-Rossi J. 2016. Mechanisms 10. Wiktor SZ, Hutin YJ. The global burden of viral of HBV-induced hepatocellular carcinoma. J. hepatitis: better estimates to guide hepatitis Hepatol. 64(Suppl. 1), S84 - S101. elimination efforts. Lancet. 2016; 388: (10.1016/j.jhep.2016.02.021). 1030 - 1031. 18. Ringelhan M, O'Connor T, Protzer U, 11. World Health Organization. Combating Hepatitis Heikenwalder M. 2015. The direct and indirect B and C to reach elimination by 2030. Available roles of HBV in liver cancer: prospective markers from: for HCC screening and potential therapeutic http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/2 targets. J. Pathol. 235, 355 - 367. 06453/WHO - HIV - 2016.04 - eng.pdf. (10.1002/path.4434). 12. World Health Organization. Eliminate Hepatitis: 19. Cheung MC, et al. 2016. Outcomes after WHO. Available from: http://www.who.int/news- successful direct-acting antiviral therapy for room/detail/27-07-2017-eliminate-hepatitis-who. patients with chronic hepatitis C and decompensated cirrhosis. J. Hepatol. 65, 13. World Health Organization. Global Hepatitis 741 - 747. (10.1016/j.jhep.2016.06.019). Report, 2017. Available from: http://www.who.int/hepatitis/publications/global- 20. Nguyễn Chấn Hùng và cs (2014). Hiểu biết hiện hepatitis-report2017/en/. nay về ung thư và bệnh nhiễm. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 05, 2014. 14. World Health Organization. Guidelines for the prevention, care and treatment of persons with TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM vii
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn