Ngân hàng số ở Việt Nam - Tiềm năng và thách thức
lượt xem 4
download
Bài viết "Ngân hàng số ở Việt Nam - Tiềm năng và thách thức" tập trung nghiên cứu khung lý thuyết về chuyển đổi số của ngân hàng thương mại, thực trạng chuyển đổi số, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, tiềm năng và thách thức phát triển ngân hàng số ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngân hàng số ở Việt Nam - Tiềm năng và thách thức
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 147 NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM - TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC ThS. Phan Xuân Thắng1, TS. Nguyễn Thanh Phương2, TS. Đặng Thị Lan Phương3, ThS. Nguyễn Diệu Thái4 Tóm tắt: Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hoá để hướng dẫn nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Phát triển kinh tế số vừa là xu hướng tất yếu vừa là mục tiêu hướng đến của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hệ thống ngân hàng thương mại với chức năng điều hoà vốn tiền tệ đã trở thành “xương sống” của bất cứ nền kinh tế nào. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi số hệ thống ngân hàng thương mại góp phần chuyển đổi số các ngành kinh tế khác nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Một ngân hàng chuyển đổi số thành công sẽ trở thành ngân hàng số - mô hình kinh doanh mới. Từ khóa: Chuyển đổi số, kinh tế số, ngân hàng thương mại. DIGITAL BANKING IN VIET NAM - POTENTIAL AND CHALLENGES Abstracts: A digital economy is an economy that uses digitized knowledge and information to guide improved resource allocation and productivity, resulting in high-quality economic growth. Developing the digital economy is both an inevitable trend and a goal for most countries in the world. The commercial banking system with the function of regulating capital and money has become the “backbone” of any economy. Therefore, promoting the digital transformation of the commercial banking system contributes to the digital transformation of other economic sectors in particular and the entire economy in general. A bank that has a successful digital transformation will become a digital bank - a new business model. Key words: Digital transformation, digital economy, commercial banking. 1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại được xác định là một mắt xích quan trọng trong việc chuyển đổi số để “ số hoá” nền kinh tế. 1 Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Thương mại. 3 Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Thương mại. 4 Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại thương
- 148 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Cụ thể đối với Ngân hàng Nhà Nước (NHNN), mục tiêu đặt ra là: “Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu công nghệ CMCN 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chuyển đổi số của Chính phủ”. Trong khi đó các ngân hàng thương mại hướng đến mục tiêu: “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ”. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu khung lý thuyết về chuyển đổi số của ngân hàng thương mại, thực trạng chuyển đổi số, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, tiềm năng và thách thức phát triển ngân hàng số ở Việt Nam. 2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG SỐ 2.1. Chuyển đổi số của ngân hàng thương mại 2.1.1. Quan điểm về chuyển đổi số của ngân hàng thương mại Trước hết chuyển đổi số nói chung, theo Gartner, là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Chuyển đổi số cũng có thể được hiểu là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào từng ngóc ngách trong quá trình hoạt động của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, năng cao sự hài lòng của khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây là sự thay đổi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ số trong tất cả các khía cạnh của xã hội con người. Giai đoạn chuyển đổi có nghĩa là các mục đích số cho phép tạo ra các kiểu đổi mới và sáng tạo mới trong một lĩnh vực cụ thể hơn là chỉ đơn giản là tăng cường và hỗ trợ các phương pháp truyền thống. Theo định nghĩa từ Wikipedia: “Chuyển đổi số” không chỉ là công nghệ kỹ thuật số, mà là bước chuyển đổi mà công nghệ số giúp cho mọi người giải quyết những vấn đề truyền thống; khi đó mọi người thường ưu tiên giải pháp số thay vì giải pháp truyền thống. Ở cấp độ chuyển đổi này thì ứng dụng số sẽ mở ra những dạng thức đổi mới và sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Còn theo nghĩa hẹp, chuyển đổi số có thể hình dung bằng khái niệm “văn phòng không giấy tờ”. Một doanh nghiệp số thực sự cần số hoá toàn bộ các yếu tố như: chiến lược kinh doanh, con người, quy trình hoạt động, các nền tảng, hiệu suất hoạt động, các phương thức giao tiếp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, các nền tảng cơ bản hay số hoá hệ sinh thái của doanh nghiệp. Đây cũng chính là các mức độ (các lớp) của chuyển đổi số (Hình 1).
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 149 Hình 1: Sơ đồ các lớp về chuyển đổi số (Nguồn: Wikipedia) Như vậy có thể hiểu, chuyển đổi số chính là ứng dụng các công nghệ, các kỹ thuật được tạo ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tự động hoá, số hoá các hoạt động của một doanh nghiệp để tạo ra các giá trị mới hơn. Tương tự trên, chuyển đổi số của ngân hàng thương mại là quá trình ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, Internet vạn vật điện toán đám mây… nhằm làm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hoá công ty để chuyển đổi từ mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại. 2.1.2. Các mức độ chuyển đổi số trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chuyển đổi số là một công việc vô cùng phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược dài hạn và lựa chọn mức độ chuyển đổi phù hợp. Về cơ bản có thể chia quá trình chuyển đổi số của một ngân hàng thành ba giai đoạn: (i) chỉ thực hiện số hoá giao diện (front-end only); (ii) số hoá theo module (Wrap and digitize); (iii) ngân hàng có bản chất số (Digital native) Giai đoạn chỉ thực hiện số hoá giao diện (front-end only) Đây là mức độ chuyển đổi số đơn giản nhất, theo đó ngân hàng tập trung nguồn lực vào các hệ thống tương tác trực tiếp với khách hàng nhằm nâng cao sự trải nghiệm cho khách hàng mà bỏ qua các cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý thông tin. Chẳng hạn, ngân hàng cung cấp giao diện ngân hàng trực tuyến hay ngân hàng di động cho người sử dụng nhưng không có bất cứ thay nào đáng kể về hệ thống ngân hàng lõi. Chiến lược này phù hợp nhất với ngân hàng ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, có hạn chế về năng lực tài chính hay khẩu vị rủi ro thấp. Giai đoạn số hoá theo module (Wrap and digitize) Với cách tiếp này, ngân hàng nâng cấp giao diện người dùng và tiến thêm một bước thay thế dần cơ sở hạ tầng kế thừa với công nghệ kỹ thuật số, tích hợp các chức năng của
- 150 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" các phòng ban, các sản phẩm. Chẳng hạn một ngân hàng đã sử dụng giao diện chương trình ứng dụng (API) để tích hợp dữ liệu giữa các nhóm và chức năng của sản phẩm. Lớp tích hợp này tạo điều kiện cho giao dịch viên có cái nhìn tổng thể về khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng nâng cấp dòng sản phẩm hoặc hệ thống có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với dữ liệu được tích hợp trên toàn hệ thống, các giao dịch ngân hàng trở nên nhanh hơn, chính xác hơn. Giai đoạn ngân hàng có bản chất số (Digital native) Đây là cấp độ chuyển đổi cao nhất, một ngân hàng số được hình thành ngay từ đầu với giao diện và hệ thống xử lý được số hoá hoàn toàn. Một ngân hàng ban đầu lựa chọn một số sản phẩm và dịch vụ tối thiểu có thể cung ứng ví dụ như tập trung vào tiền gửi, thanh toán hoặc cho vay. Cách tiếp cận chuyển đổi kỹ thuật số này đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng bùng nổ các dịch vụ và gia tăng thách thức đối với ngân hàng. Theo cách này các công ty khởi nghiệp cũng có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, lý do chính khiến các ngân hàng quyết định chuyển sang kỹ thuật số là sự thuận tiện, nhanh chóng trong các giao dịch. Ngân hàng bản chất số thích nghi tốt với sự thay đổi nhanh chóng trong thị hiếu của khách hàng và cho phép ngân hàng kiểm tra, khôi phục quy trình thay vì cam kết và hy vọng. Kết thúc giai đoạn chuyển đổi số, một ngân hàng thương mại sẽ là một ngân hàng thông minh đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng (tất cả các dịch vụ ngân hàng đều được cung cấp trực tuyến như: tài trợ thương mại, cho thuê, thanh toán, bán vé, bảo hiểm, cho vay, ví điện tử qua điện di động, cho vay ngang hành, tiền mã hoá, thanh toán qua điện thoại di động, gọi vốn từ cộng đồng… 2.2. Tổng quan về ngân hàng số 2.2.1. Quan điểm về ngân hàng số “Ngân hàng số” (digital banking) thực chất là một hình thức ngân hàng thực hiện số hoá tất cả những hoạt động và dịch vụ truyền thống. Nói cách khác, tất cả các dịch vụ truyền thống mà khách hàng có thể giao dịch ở chi nhánh ngân hàng như: rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn, quản lý tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm... đều được số hoá và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất. Tất cả những dịch vụ trên đều được thực hiện trọn gói trên website hoặc thiết bị di động. Khách hàng chỉ cần có kết nối mạng là có thể quản lý thực hiện giao dịch thành công. Chẳng hạn theo Gaurvar Saurma (2017), ngân hàng số là một hình thức ngân hàng số hoá tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường được số hoá và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất và thông qua ứng dụng này khách hàng cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 151 dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng… cũng được số hoá. Theo American Banker (2018) ngân hàng số là loại hình ngân hàng kux thuật số đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh taons, RegTech, dữ liệu, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018). Trong khi Online Banking/E-Banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch con như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking) được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì ngân hàng số một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc, sản phẩm dịch vụ, vấn đề pháp lý và phương thức giao dịch với khách hàng. Như vậy, ngân hàng số là mô hình hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng. Quá trình này được thực hiện thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính trong môi trường mạng Internet. Khách hàng không phải đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch và ngược lại phía ngân hàng cũng không phải gặp khách hàng để hoàn thiện các giao dịch. 2.2.2. Các hình thái ngân hàng số Dựa trên nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của ngân hàng số, IBM (2015) phân loại ngân hàng số thành 4 hình thái, bao gồm: (i) chi nhánh ngân hàng số; (ii) kênh phân phối ngân hàng số; (iii) công ty con ngân hàng số; (iv) ngân hàng số thuần tuý. Bảng 1: Các hình thái của ngân hàng số Ngân hàng số Frank (OCBC) Simple Hello Bank Fridor (Đức) điển hình Mô hình Chi nhánh ngân hàng Kênh ngân hàng số Công ty con ngân Ngân hàng số thuần số hàng số tuý Sản phẩm doanh Trong khả năng nội Trong khả năng nội Trong khả năng nội Trong khả năng nội thu và Marketing bộ của ngân hàng số bộ của ngân hàng bộ của ngân hàng số bộ của ngân hàng số số Kênh phân phối Thường chia sẻ cùng Trong khả năng nội Trong khả năng nội Trong khả năng nội các kênh phân phối bộ của ngân hàng số bộ của ngân hàng số bộ của ngân hàng số của ngân hàng mẹ Văn phòng Tận dụng văn phòng Tận dụng văn phòng Trong khả năng nội Trong khả năng nội của ngân hàng mẹ của ngân hàng mẹ bộ của ngân hàng số bộ của ngân hàng số Điều lệ ngân Phải sử dụng điều lệ Phải sử dụng điều Phải sử dụng điều lệ Trong khả năng nội hàng ngân hàng của ngân lệ ngân hàng của ngân hàng của ngân bộ của ngân hàng số hàng mẹ ngân hàng mẹ hàng mẹ (Nguồn: IBM (2015))
- 152 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" 3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM 3.1. Tiềm năng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam Hiện tại ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngân hàng số. Những tiềm năng được thể hiện thông qua quy mô dân số, sự đa dạng của các kênh thanh toán, môi trường pháp lý thuận lợi. Quy mô dân số của Việt Nam đông và cơ cấu dân số trẻ. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê dân số Việt Nam (2022), lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9 tháng năm 2022 đạt 51,6 triệu người, cao hơn 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, theo báo cáo thường niên của trang Wearesocial (2021), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet trên tổng dân số hàng đầu thế giới là 70,3% cao hơn mức trung bình chung của thế giới là 59,5%. Tỷ lệ người dùng Internet (16-64 tuổi) có sử dụng ít nhất một trong số các thiết bị có khả năng kết nối mạng viễn thông cũng thuộc nhóm các nước đứng đầu trên thế giới. Những công cụ thông minh này có khả năng cá nhân hóa, kết nối Internet không dây, đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nói chung và sự phát triển của ngân hàng số nói riêng. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh trên tổng lượng thuê bao di động của Việt Nam không ngừng tăng trưởng, từ mức trên 59% năm 2018 tới 75% vào cuối năm 2021. Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông của Việt Nam cũng liên tục được nâng cấp, nhờ vậy, tốc độ download trung bình của Internet tại Việt Nam tăng 13,6% đối với mạng viễn thông di động và 40,7% đối với mạng viễn thông hữu tuyến trong năm 2021, tạo thuận lợi cho việc triển khai và hình thành thói quen sử dụng ngân hàng số của người dân. Bên cạnh đó, người dân đã tạo được thói quen sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt thường xuyên hơn. Kết quả khảo sát của McKinsey cho thấy ở khu vực thị trường mới nổi, Việt Nam là quốc gia đang dẫn dầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt khi có khoảng 37% người tham gia khảo sát trả lời họ đã giảm mức sử dụng tiền mặt và chưa đến 30% chi tiêu hàng tuần được thực hiện bằng tiền mặt. Trong 9 tháng đầu năm 2021, thanh toán qua điện thoại di động tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng; 29,1% về giá trị, giao dịch rút tiền mặt ATM được xử lý qua hệ thống Napas trong năm 2021 giảm 5% so với năm 2020, cho thấy những hoạt động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã được hiệu quả. Đồng thời, trong năm 2021, cổng thanh toán trực tuyến Napas đã tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia, kết nối với 64 bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công cho các chủ thể trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái số trong hệ thống ngân hàng (NH). Mặt khác, nhà nước đã có chủ trương đứng đắn và kế hoạch hành động thể hiện rõ định hướng chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng, như Nghị quyết số 52/NQ-TW và Quyết định số 749/QĐ-TTg, Quyết định số 810/QĐ-NHNN
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 153 về Kế hoạch chuyển đổi số ngành NH đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như: ban hành hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân, phát hành thẻ NH bằng phương thức điện tử eKYC; đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn và thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật (QR Code; thẻ chip...). Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất về việc sửa đổi các quy định về Luật Giao dịch điện tử để đảm bảo đầu tư và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số; tham gia ý kiến Nghị định về định danh xác thực điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân; phối hợp để xây dựng cơ chế, phương án cho phép ngành NH được khai thác, đối chiếu thông tin KH với thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân phục vụ công tác xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Hạ tầng thanh toán đáp ứng tốt cho việc phát triển ngân hàng số. Ngân hàng Nhà nước đã nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc và chỉ đạo xây dựng đưa vào vận hành hệ thống bù trừ điện tử phục vụ các giao dịch bán lẻ với khả năng thanh toán thời gian thực, hoạt động liên tục 24/7, xử lý giao dịch đa kênh có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số. 3.2. Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam Về thực trạng chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã thực hiện thành công giai đoạn 1 - số hoá giao dịch và đang thực hiện giai đoạn 2 là giai đoạn số hoá theo module. Chẳng hạn như: (i) Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông đẩy mạnh bán lẻ và phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng phát triển ngân hàng số để đem lại sự tiện lợi và nhiều dịch vụ nhất cho khách hàng; (ii) Ngân hàng số Timo (VP Bank) đi đầu cho cách mạng ngân hàng số với chủ trương ít chi nhánh, ít phòng giao dịch, (iii) Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong lại có chiến lược hướng đến việc phủ sóng mật độ các cây ATM tự động (LiveBank); (iv) Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương tập trung cải thiện hệ thống UX/UI, xây dựng giải pháp thanh toán điện tử dựa trên việc tối đa hoá trải nghiệm khách hàng; (v) Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tập trung phát triển. các kênh giao tiếp khách hàng để mang đến những trải nghiệm số cá nhân hoá cho khách hàng; (vi) Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải cũng nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua tiện ích MSB plus trên ứng dụng Mobile banking để thực hiện trọn gói các dịch vụ như đăng ký mở thẻ tín dụng không cần cung cấp các hồ sơ chứng minh thu nhập,
- 154 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" không mất thời gian chờ phê duyệt, mở tài khoản thanh toán trực tuyến; (vii) Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã mở rộng hệ sinh thái bằng cách kết nối với hầu hết các công ty Fintech, gần 1000 nhà cung cấp dịch vụ để triển khai hơn 1600 dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng với mục tiêu 80% lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng các kênh số của ngân hàng vào năm 2025; (viii) Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ưu tiên chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng (tại quầy giao dịch, trên điện thoại thông minh và tại các ứng dụng để bất cứ khách hàng nào cũng có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; (ix) Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng ở cả hai hình thức: trải nghiệm offline tại chi nhánh, phòng giao dịch và trải nghiệm online tại website, fanpage, mobile app, đặc biệt là sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu. Về mặt quy trình, hầu hết các ngân hàng tốp đầu và tốp giữa (như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng...) đều đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự động. Về thực trạng ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số Nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, nhận biết và định danh khách hàng bằng eKYC để tối đa hoá lợi ích cho người dùng như: (i) Shinhanbank Việt Nam đã phối hợp với Zalo cung cấp tiện ích tra cứu và cập nhật số được những thông tin số dư tài khoản, mở thẻ tín dụng, vay vốn tiêu dùng, vay mua nhà/xe và nhiều dịch vụ điện tử khác sẽ được mở rộng hơn nữa trong tương lai; Giải đáp và cung cấp thông tin cho khách hàng mọi lúc mọi nơi, kịp thời và hoàn toàn miễn phí...; (ii) Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong đã bắt đầu ứng dụng AI để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số với trợ lý ảo có tên gọi là “T›Aio” trên Facebook fanpage từ tháng 7/2017. Ứng dụng AI này có tác dụng sau: phản hồi tự động khi nhận được đề nghị giao tiếp thông tin từ khách hàng chưa tới 5 giây; hoạt động 24/7 và liên tục học hỏi; hoàn thiện qua những lần hỗ trợ khách hàng để dần trở nên thông minh và giống con người hơn nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo; (iii) Nam Á Bank cũng đã thành công trong việc ứng dụng AI trí tuệ nhân tạo và Robot vào lĩnh vực tài chính. NamA Bank đã tích hợp Chatbot OPBA - trợ lý ảo thông minh trên Fanpage Ngân hàng Nam Á, Open Banking, cửa sổ chat của tổng đài viên. Chatbot OPBA có thể tự động trò chuyện với khách hàng trên các ứng dụng, giải đáp 24/7 tất cả thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ với tốc độ phản hồi tích tắc từ khi nhận được đề nghị giao tiếp thông tin từ khách hàng. Việc này đã giúp tăng sự tương tác giữa ngân hàng và khách hàng đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của khách hàng; (iv) Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với Dự án kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) góp phần hỗ trợ cho ngân hàng nâng cao hoạt động quản lý cũng như giám sát và quản trị
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 155 rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế; (v) Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu của IBM để đồng bộ hoá dữ liệu khách hàng, hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng nhanh chóng; (vi) 5 Ngân hàng Thương mại Tiên Phong triển khai eKYC ở Việt Nam là Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng với ứng dụng eKYC cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán 100% online để thực hiện giao dịch ngay. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho khách hàng tài khoản iMoney trên app của ngân hàng để thực hiện nhiều giao dịch trực tuyến. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong thông qua sử dụng eKYC đã đảm bảo xác minh khách hàng một cách chính xác, kiểm tra giấy tờ có liên quan như CMND/CCCD, hộ chiếu, bằng lái xe… thông qua app của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt đã triển khai quy trình eKYC để xác minh thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân ứng dụng eKYC để mở tài khoản ngân hàng online một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại cũng đã ứng dụng công nghệ ngân hàng mở. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông là một trong những ngân hàng tiên phong với mô hình này. Thông qua ứng dụng OCB Omni, người dùng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần túy của ngân hàng như chuyển tiền, tiết kiệm mà còn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết. Hiện ngân hàng đã liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB Omni hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ. Khách hàng của OCB Omni có thể tiếp cận với các nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, tai nạn) hay đầu tư chứng chỉ quỹ Vinacapital hoàn toàn trực tuyến ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như UrBox mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà, trả thưởng, ưu đãi giảm giá. Đến tháng 4/2019, Nam Á Bank triển khai hệ thống Ommi Chanel - Open Banking, bứt phá mọi giới hạn, đón đầu xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 với hàng loạt tính năng, tiện ích vượt trội như: trợ lý ảo Chatbot, Share bill, tích lũy theo nhu cầu, lập lịch thanh toán, quản lý thẻ tập trung. Ứng dụng Open Banking của Nam Á Bank sẽ “giải phóng” khách hàng khỏi những định nghĩa thông thường về một ngân hàng khi có thể trải nghiệm ngân hàng số hoàn toàn mới, giao dịch đa kênh, tích hợp đa tiện ích, hệ sinh thái tính năng toàn diện và vượt trội với trọng tâm hệ sinh thái thẻ phi vật lý, giáo dục, bảo hiểm, y tế và đa thanh toán Ngoài ra, ở Việt Nam còn có 15 ngân hàng đang sử dụng phương thức chia sẻ dữ liệu thông qua webservice, 4 ngân hàng khác đã sử dụng phương thức chia sẻ dữ liệu của
- 156 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Open API. Những ngân hàng chia sẻ qua Webservice đã có sẵn các API chia sẻ cho các đối đối tác. Do đó, những ngân hàng này có mức độ sẵn sàng cao khi triển khai Open API. Về nhu cầu triển khai Open API, hầu hết các ngân hàng đều đề nghi có nhu cầu một chuẩn kết nối chung để chia sẻ dữ liệu. Công nghệ Block chain và điện toán đám mây cũng được NAPAS và 3 ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế và Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong đã thử nghiệm thành công. Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải cũng đã thực hiện thành công giao dịch L/C trên nền tảng Blockchain. Như vậy quá trình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ và kỹ thuật, an minh mạng, sự cạnh tranh của các công ty Fintech, trình độ nguồn nhân lực… 4. THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM Thứ nhất: những thách thức về môi trường pháp lý Ngân hàng số là một mô hình kinh doanh mới do đó cần phải thay đổi căn bản khung pháp lý hiện hành. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra mô hình chuyển đổi ngân hàng số phù hợp với thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu các mô hình phát triển ngân hàng số của các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Sự hợp tác hoặc cùng đầu tư của fintech vào khu vực ngân hàng nhằm tận dụng lợi thế của 2 loại định chế này cũng cần được xem xét. Toàn bộ dịch vụ tiền gửi và tín dụng cũng cần được thay đổi, nhất là tín dụng doanh nghiệp để có thể số hóa theo hướng tiệm tiến, giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người trên cơ sở sử dụng kỹ năng quản lý dữ liệu lớn, AI… Thứ hai: những thách thức về đạo đức Nhiều nhà quản lý cao cấp, trung cấp, kể cả nhân viên ngân hàng phải đối mặt với rủi ro mất việc làm hoặc không đảm đương được vai trò quản lý của mình trong điều kiện số hóa. Vì vậy việc từng bước đơn giản hóa và số hóa thủ tục sẽ bị cản trở từ chính ngân hàng truyền thống. Mặt khác, số hóa đồng nghĩa với việc minh bạch và kỷ luật hóa một cách máy móc toàn bộ các quy trình, đặc biệt là quy trình tín dụng doanh nghiệp, điều này có thể cản trở việc cung cấp tín dụng cho các công ty sân sau của ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến nợ cũ và nợ mới của các tập đoàn này. Đây là lý do và cũng là nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam cho đến nay. Tương tự như vậy nếu một chính phủ (kể cả chính quyền địa phương) được số hóa hoàn toàn thì tham nhũng, quan liêu sẽ được khắc phục căn bản. Các ngân hàng loại này ngay cả việc quản lý rủi ro tín dụng (xếp hạng, đánh giá, phân tích rủi ro) đều được làm một cách bài bản, kể cả các khoản vay của người có liên quan.
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 157 Thứ ba: những thách thức về công nghệ Ngân hàng số đòi hỏi phải có công nghệ cloud (kho dữ liệu quốc gia khai thác chung) và hệ thống định danh điện tử quốc gia (eKYC). Hiện nay từng ngân hàng thương mại có kho dữ liệu và eKYC riêng rất tốn kém chi phí và hiệu quả khai thác rất thấp. Pháp lý nhà nước cần phải thay đổi để các NHTM cần được lưu trữ, quản lý và khai thác dịch vụ quan trọng này. Một mình hệ thống ngân hàng được số hóa trong khi chính phủ, các doanh nghiệp chưa được số hóa cũng sẽ là một thách thức lớn cho các hoạt động tín dụng, xử lý nợ, giao dịch đảm bảo, xử lý tài sản đảm bảo… Vì vậy cần có một hệ thống luật pháp hướng tới môi trường số hóa đồng bộ để hỗ trợ cho quá trình số hóa ngân hàng. Thứ tư: thách thức về bảo mật thông tin cá nhân và thông tin quốc gia Bảo mật thông tin là yếu tố tác động trực tiếp đến lòng tin của khách hàng nhất là người gửi tiền. Ở Việt Nam rủi ro bảo mật thông tin thuộc nhóm 10 nước bị xâm phạm nhiều nhất trên thế giới. Xu hướng các ngân hàng hợp tác hoặc cùng đầu tư với fintech cũng đặt ra yêu cầu về bảo mật thông tin và quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong tương lai gần. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã có nhiều cố gắng thực hiện chiến lược số hóa ngân hàng của mình, nhưng thách thức phía trước còn rất lớn. Rủi ro của hệ thống trên nền tảng cũ chưa thể khắc phục ngay được. Các khoản đầu tư vào lĩnh vực số hóa cần được xem xét kỹ lưỡng với tầm nhìn dài hạn và thực tế để quá trình này có hiệu quả thiết thực. 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM 5.1. Một số khuyến nghị với Chính phủ Đầu tiên, Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh về hoạt động ngân hàng và chuyển đổi số bằng cách rà soát và bổ sung hệ thống văn bản pháp lý có liên quan. Mặt khác, Chính phủ cần tích cực xây dựng nền tảng Chính phủ số nhằm tích hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện kết nối mở cho các ngân hàng truy xuất theo thẩm quyền được duyệt và có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba. Chính phủ cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ nhằm tạo ra môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại, tăng cường học hỏi và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình chuyển đổi số, số hoá ngân hàng. 5.2. Một số khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước, tăng cường đánh giá tiến độ giải ngân theo kế hoạch vốn đã được phê duyệt đến việc xác định hiệu quả dự án công nghệ thông tin ở các tổ chức tín dụng. Đồng thời, quản lý, thanh tra giám sát ngành ngân hàng theo tiêu chí mới cùng với việc xếp hạng các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện sớm để có được hệ thống giám sát
- 158 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" thanh tra theo kịp với ngành tài chính ngân hàng trên thế giới, từ đó Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý các ngân hàng thương mại hiệu quả. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng các cơ chế khuyến khích sự phát triển của công nghệ tài chính, đặc biệt là đối với hoàn thiện và áp dụng khung thử nghiệm pháp lý (Regulatory Sandbox) đối với phát triển công nghệ tài chính. NHNN hiện nay đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho công nghệ tài chính (Fintech Regulatory Sandbox). Khung pháp lý thử nghiệm cần quy định rõ ràng về lĩnh vực phạm vi hoạt động; sản phẩm dịch vụ; lợi ích của người tiêu dùng và nền kinh tế; mức độ thử nghiệm; quy trình đăng ký báo cáo; thử nghiệm và giám sát; công bố sản phẩm dịch vụ thành công và khả năng nhân rộng. Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức như toạ đàm, hội thảo và tổ chức triển khai nhiều nghiên cứu khoa học về các ứng dụng số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính. 5.3. Một số khuyến nghị đối với hệ thống ngân hàng thương mại Thứ nhất: Các ngân hàng cần đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Các ngân hàng ưu tiên phát triển nền tảng công nghệ sau để phục vụ hoạt động ngân hàng trong tương lai: Big Data, điện toán đám mây, sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây sẽ là công nghệ có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động ngân hàng Việt Nam. Trong đó cả ba nền tảng công nghệ trên đều có thể kết hợp tốt với Big Data. Ngoài ra, công nghệ hiện đại khác như hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng kinh doanh và chăn sóc khách hàng cũng cần được quan tâm hợp lý. Các ngân hàng cũng có thể xây dựng các cổng thông tin điện tử tích hợp với các dịch vụ điện tử trên mạng Internet. Thứ hai: Các ngân hàng cần định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng - giúp khách hàng tương tác tốt hơn. Việc xây dựng các chi nhánh này chủ yếu dựa vào nên tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, chi nhánh với không gian giao dịch hiện đại, tiện ích, những chỗ ngồi hấp dẫn hợp thời gian, những màn hình tivi/ máy tính bảng cỡ lớn giúp khách hàng tương tác và trải nghiệm dịch vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của giao dịch viên truyền thống cùng với sự hỗ trợ của các công nghệ như giao tiếp qua web (web-chat) và Skype. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tìm ra phương thức giao dịch có thể kết nối được với hành vi mới mẻ của một số khách hàng nhưng đồng thời vẫn thỏa mãn được tâm lý của những khách hàng bảo thủ không thay đổi được hành vi của mình.
- Phần 2. KINH TẾ SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH 159 Thứ ba: Các ngân hàng có thể phối hợp với các công ty công nghệ để phát triển các phần mềm mới phù hợp với đặc thù hoạt động của các ngân hàng. Ngoài ra, dựa trên những đánh giá về thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước, cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng có thể triển khai theo ba giai đoạn để kiến tạo môi trường phát triển phù hợp với các công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm: thành lập tổ tham vấn, tổ chức thí điểm hoặc thiết lập môi trường thử nghiệm (sandbox) cho các ứng dụng công nghệ mới và xây dựng hành lang pháp lý. Xuyên suốt ba giai đoạn này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ nắm vai trò chủ chốt, là đơn vị giám sát, điều phối nguồn lực và các đơn vị tham gia, và giải quyết tranh chấp, khúc mắc tồn đọng.Trong đó, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tổ chức thí điểm hoặc thiết lập môi trường thử nghiệm (giai đoạn hai). Bởi mô hình sandbox sẽ vừa giúp những công nghệ mới mang tính đột phá có thể được đưa vào thử nghiệm một cách hiệu quả, nhanh chóng trong môi trường độc lập, đồng thời cũng giúp “khoanh vùng” để quản lý, giúp tránh được những ảnh hưởng phức tạp và rủi ro tiềm ẩn phá vỡ quy định hiện hành. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm cho thấy cần có sự điều chỉnh, bổ sung hành lang pháp lý, cơ quan quản lý Nhà nước cũng sẽ có đầy đủ cơ sở thông tin hơn trong thuyết phục và phối hợp cùng các bộ, ban, ngành liên quan thiết kế ra những quy định phù hợp. KẾT LUẬN Kinh tế số là xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược của bất cứ nền kinh tế nào. Chuyển đổi số, số hoá trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những bước chuyển mình đáng kể trong công cuộc chuyển đổi số, từng bước số hoá để hình thành những ngân hàng số. Tuy nhiên, để hoạt động này thật sự có hiệu quả cần sự chung tay của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan và bản thân mỗi ngân hàng thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Vân Anh (2019). “Những vấn đề về chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số”- Tạp chí Ngân hàng, ISSN: 0866-7462, 11, 7 2. BCG (2018). Global corporate banking 2018: Unlocking success throughdigital, truy cập ngày 15/7/2022, https://www.bcg.com/publications/2018/global-corporate-banking-2018- unlocking-success-through-digital.aspx 3. Phạm Tiến Dũng (2022). “Ngân hàng số - Cơ hội và thách thức”. truy cập tại https://thaibinh. gov.vn/chuyen-trang-chuyen-muc/hoat-dong-nganh-ngan-hang-thai-binh/ngan-hang-so-co- hoi-va-thach-thuc2.html 4. Phạm Xuân Hoè và nhóm nghiên cứu (2019). “Số hoá ngân hàng- Cơ hội đột phá và mộ số khuyến nghị”, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 16/2019.
- 160 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" 5. Đặng Thị Hồng Nhung (2022). “Cơ hội và thách thức của hoạt động chuyển đổi số đến ngành ngân hàng”, Tạp chí Công thương số 2 tháng 2, năm 2022. 6. Phan Thị Linh (2019). “Ứng dụng công nghệ tài chính trong chuyển đổi số của ngân hàng hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, ISSN: 0866-7462, 9, 6, 15-17. 7. Ngân hàng Nhà nước (2020). Báo cáo khảo sát về chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 8. Nguyễn Thanh Phương (2020). Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam, Sách tham khảo, NXB Tài chính 9. Lê Nhân Tâm (2018). Tái tạo số, góc nhìn của IBM, Hội thảo Số hóa ngân hàng cơ hội đột phá, SBV, tháng 11/2018 10. BCG (2018), Global corporate banking 2018: Unlocking success throughdigital, truy cập ngày 22/05/2023, https://www.bcg.com/publications/2018/global-corporate- banking-2018- unlocking-success-through-digital.aspx 11. Brett. K (2017). Bank 3.0 tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số (sách dịch), Hà Nội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 12. Chris Skinner (2014). Digital Bank- Strategies to Launch or Become a Digital. 13. Citigroup (2018). Bank of the future, Availabel a http://www.vostokemerging.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 2007 đến nay
36 p | 414 | 130
-
Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường
9 p | 107 | 12
-
Công bố thông tin ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 14 | 11
-
Định hướng kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3 p | 115 | 10
-
Pháp luật về ngân hàng số - cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 20 | 9
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế
3 p | 71 | 8
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ở các ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p | 24 | 8
-
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về ngân hàng số ở Việt Nam
10 p | 17 | 8
-
Định hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong mối quan hệ với kiểm soát và xử lý sở hữu chéo
5 p | 88 | 8
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 7 - Chuyển đổi số và hệ thống tài chính
11 p | 12 | 7
-
Phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay
5 p | 13 | 6
-
Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
8 p | 12 | 5
-
Năng lực tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
8 p | 71 | 5
-
Ngân hàng số ở Việt Nam: Xu hướng, cơ hội và thách thức
8 p | 77 | 5
-
Ngân hàng ngầm tại Trung Quốc và khuyến nghị quản lý ngân hàng ngầm ở Việt Nam
9 p | 20 | 4
-
Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam
4 p | 8 | 4
-
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
15 p | 86 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngân hàng số ở Việt Nam
6 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn