intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ ‘Thủy chung với đất’

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

190
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ ‘Thủy chung với đất’ NSNA Ngô Sỹ Ngọ Sinh năm 1937, quê quán Xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay đang làm việc và sinh sống tại 40 Phan Đình Giót Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. NSNA Sỹ Ngọ (Hà Tĩnh) không thể nhớ nổi số lượng các bức ảnh nghệ thuật mà ông đã chụp sau gần bốn chục năm cầm máy. Nhưng có một điều ông luôn nhớ : Phần nhiều trong số đó, những thành công mang lại là những bức ông chụp từ đề tài nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ ‘Thủy chung với đất’

  1. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ ‘Thủy chung với đất’ NSNA Ngô Sỹ Ngọ Sinh năm 1937, quê quán Xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay đang làm việc và sinh sống tại 40 Phan Đình Giót Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. NSNA Sỹ Ngọ (Hà Tĩnh) không thể nhớ nổi số lượng các bức ảnh nghệ thuật mà ông đã chụp sau gần bốn chục năm cầm máy. Nhưng có một điều ông luôn nhớ : Phần nhiều trong số đó, những thành công mang lại là những bức ông chụp từ đề tài nói về đất. Không hiểu sao ông lại nặng nợ với đất như vậy? Người ta thường nói : “Quê cha đất tổ”, “Đất mẹ”, bởi đất và nước là Tổ quốc. Còn với ông, kỷ niệm về những năm tháng ở chiến trường C gian nan, khốc liệt vẫn ám ảnh ông trong mỗi giấc ngủ, bữa ăn. Để giành dật từng tấc đất trong tay kẻ thù, biết bao đồng đội của ông đã ngã xuống. Và chính ông cũng đã đổ máu vì nó. Bạn bè còn nhớ, những năm 90 cuộc sống còn nhiều khó khăn. Với ông một “phó nháy” phố thị của một tỉnh lẻ như Sỹ Ngọ lại càng nhiều nỗi phải lo. Về nghỉ hưu, con đông, tất cả sống nhờ vào một cửa hiệu ảnh. Thế mà chỉ sau một đêm không ngủ bởi sự ám ảnh mất mát của cuộc chiến vừa đi qua, sáng dậy ông quyết định lên đường. Cuộc hành quân lần này của cựu chiến binh Ngô Sỹ Ngọ cũng không mấy dễ dàng. Một mình, một xe máy, ông lặn lội từ huyện này sang huyện khác, đồng bằng có, miền ngược heo hút, xa xôi có để cho ra đời một tập sách ảnh. Đối tượng lần này của ông là gương mặt, sự hy sinh của các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và những nạn nhân của chiến tranh. Toàn bộ kinh phí do ông bỏ ra. Ông coi điều đó như một sự tri ân với những đồng đội đã khuất. Cuốn sách ảnh nói hộ lòng kính trọng, sự sẻ chia của một người Cựu Chiến Binh cầm máy đối với các bà mẹ, các chị, với những gia đình đã phải gánh chịu nỗi đau về tinh thần và thể xác do chiến tranh để lại. Có thể nói, đây là tập sách ảnh đầu tiên của Hà Tĩnh “viết” về đề tài này. Kế tiếp đó, chỉ trong vòng từ năm 2000-2002, Sỹ Ngọ đã cho ra đời hai triển lãm ảnh cá nhân. Với số lượng không nhiều - lần 32, lần 35 bức, song đó là những bức
  3. ảnh “gan ruột” chắt lọc trong hàng ngàn bức của những cuộc “trường chinh” vất từ khắp mọi miền đất nước. Người xem có chung một nhận xét: “Ảnh của Ngô Sỹ Ngọ bố cục chặt chẽ, ánh sáng hài hoà, góc nhìn tinh tế. Không gian, vật chất, trong ống kính của ông trở nên huyền diệu, đẹp đến kỳ lạ. Bức “Vàng Đen” “chộp” được tại mỏ sản xuất titan ở Cẩm Xuyên giúp ông đoạt 2 giải nhì tại Triển lãm ảnh nghệ thuật Bắc miền Trung và Liên Hiệp các hội VHNT Việt Nam. Năm 2009 ông lại mang về cho bộ sưu tập của mình thêm một tấm huy chương bạc nữa trong tác phẩm “Trên công trường mỏ sắt Thạch Khê”. Hai bức ảnh đẹp như hai bức tranh thuỷ mặc. Nếu bức “Vàng Đen” làm ta ngất ngây trước vẻ nuột nà của vàng đen trong cát trắng, thì bức “Trên công trường mỏ sắt Thạch Khê” lại vẽ lên trước mắt người xem cái vũ điệu mê hồn trên mặt đất từ bàn tay của những người thợ lái máy xúc, máy đào. Những thành công nhất trong sự nghiệp cầm máy của ông cho đến nay, suy cho cùng đều “lấy lên” từ đất. Cũng như nhiều đồng nghiệp, ống kính của nhà nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ luôn hoà quyện giữa nghệ thuật và thời sự, luôn trách nhiệm với cuộc sống. Bằng những thủ pháp cắt cúp, xử lí ánh sáng, chọn góc độ viễn, cận hợp lý, ông đã thực sự lay thức người xem qua mảng đề tài về lũ lụt. Ở mảnh đất “chảo lửa, túi mưa” khắc nghiệt miền Trung này, mấy ai không thấy sự tàn phá khốc liệt của thiên tai. Thế mà người ta cũng phải quặn lòng xót xa, thương cảm cao độ khi được xem các bức ảnh : “Sau cơn lũ quét”, “Hạt giống còn sót lại sau lũ”, “Mẹ ở đâu?”….tại triển lãm “Khoảnh khắc quê hương” của ông sau trận lũ lịch sử Hà Tĩnh năm 2002. Đọng lại ở đây là cái giá phải trả quá đắt về sự vô thức của con người với môi trường, thiên nhiên. Không dừng
  4. lại ở nghệ thuật, các tác phẩm đó như một tuyên ngôn, kêu gọi con người “Hãy sống có trách nhiệm hơn với đồng loại”. Đã ngoài bảy mươi tuổi, nhiều người trong nghề đã mỏi gối mòn chân, với Ngô Sỹ Ngọ thì chưa: Là hội viên Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA); Hội viên liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP); Hội viên hội nhà báo Việt Nam; Trưởng đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh miền Trung; Hội viên hội liên hiệp văn học nghệ thuât tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù đã khá thành danh với nhiều tác phẩm được treo ở các cuộc triển lãm, giành giải cao trong nước và khu vực, song ông chưa có ý định “rửa tay gác kiếm”. Sỹ Ngọ nói, ông còn nặng nợ với đất, với người lắm. Xứ Thanh quê nội, xứ Nghệ quê Ngoại, rồi chiến trường Bình Trị Thiên, Trung Lào….. có quá nhiều duyên nợ với ông. Sẽ còn nhiều “khoảnh khắc” cuốn hút ông. Và ông sẽ còn tiếp tục dâng hiến cho đời trong cuộc rong chơi Nghệ thuật ánh sáng đầy đam mê, cực nhọc này. Một số tác phẩm của NSNA Ngô Sỹ Ngọ:
  5. Vàng đen Trên công trường mỏ sắt Thạch Khê (HCB) 2009 Thợ trẻ
  6. Mẹ ở đâu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1