YOMEDIA
ADSENSE
Nghệ thuật xây dựng trong trà thất
10
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trà đạo là tinh hoa trong văn hóa truyền thống của xứ sở hoa anh đào, nét đẹp của trà đạo không chỉ nằm ở cách thưởng trà và các loại trà mà còn ở lối thiết kế tinh tế của trà thất. Bài viết Nghệ thuật xây dựng trong trà thất trình bày bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo; Nghệ thuật xây dựng trong trà thất.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật xây dựng trong trà thất
- NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRONG TRÀ THẤT Nguyễn Thị Hồng Ánh, Trương Minh Khôi, Bùi Trần Thủy Tiên, Dương Nguyễn Ngọc Tuyền* Viện Công Nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Trà đạo là tinh hoa trong văn hóa truyền thống của xứ sở hoa anh đào, nét đẹp của trà đạo không chỉ nằm ở cách thưởng trà và các loại trà mà còn ở lối thiết kế tinh tế của trà thất. Trà thất là căn phòng dành riêng cho việc thực hiện nghi thức trà đạo và thưởng trà. Căn phòng thường được trải bằng những tấm chiếu Tatami, màu vàng nhạt của chiếu Tatami có chút gì đó đượm buồn, tạo ra bầu không khí lặng lẽ, yên ả cho trà thất. Có điều đặc biệt về chiếu Tatami mà ít ai biết đến đó là Kamon – được in trên mép chiếu, mang ý nghĩa riêng của gia tộc được truyền từ đời này sang đời khác. Giẫm lên Kamon được coi là hành vi cực kì thiếu tôn trọng gia chủ, vì vậy nên cần đặc biệt lưu ý. Không gian bên trong của trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trí trang trọng. Tokonoma thường được bày trí bởi Kakemono và lọ hoa cắm theo phong cách Chabana. Kakemono thường được viết theo hai phong cách: quanh năm và theo mùa, thể hiện tâm tư tình cảm của gia chủ hoặc ý nghĩa của mỗi mùa trong năm. Chabana được ví như “vật sống” bởi nó thay đổi theo mùa, cách cắm hoa đơn giản, mộc mạc nhưng mang lại những hàm ý sâu xa. Trà thất được ví như mảnh đất phì nhiêu trên sa mạc hiu quạnh buồn tẻ của cõi đời mà khách lữ hành có thể gặp gỡ nhau ở đó để cùng nhau giải khát trong nguồn suối chung của lòng ham chuộng thưởng thức nghệ thuật. Từ khóa: trà đạo, trà thất, văn hóa, tinh thần, thiền 1. BỐN NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÀ ĐẠO Hòa – Kính – Thanh – Tịnh (和 – 敬 – 清 – 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo. “Hòa” nghĩa là hài hòa, hòa hợp giữa trà nhân và trà thất, con người, thiên nhiên, các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất với diện tích bằng 4 tấm rưỡi chiếu Tatami, trà nhân có thể nói chuyện với mọi giai cấp một cách bình đẳng. “Kính” là lòng kính trọng của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân và biết ơn cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “Thanh”. Mắt ngắm tranh treo (Kakemono) trong hốc phòng (Tokonoma) hay hoa tươi trong lọ (Chabana), mũi ngửi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi trong ấm, miệng nhấp từng ngụm trà, vậy là tất cả giác quan trở nên trong sạch, tâm lúc đó sẽ thanh tịnh bởi ngũ quan không còn bị ô uế. “Tịnh” là kết quả mà 1365
- trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng, là khi tâm hoàn toàn an trú tại phút giây hiện tại, không còn quá khứ, không còn tương lai, khi lòng thanh thản và yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, con người sẽ đạt tới một trạng thái cao về mặt tinh thần, một sự an lạc và hạnh phúc thực sự. Bốn nguyên tắc cơ bản này hội tụ trong trà thất – nơi mà trà nhân thưởng thức trà và tìm thấy sự yên bình. 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRONG TRÀ THẤT 2.1 CHIẾU TATAMI (畳) Tatami (畳) là một loại chiếu mỏng truyền thống của người Nhật được làm từ những sợi rơm khô đan và ép chặt vào nhau có thể xếp lại được, dùng để trải sàn nhà. Tên của chiếu “Tatami” cũng có nguồn gốc từ động từ “Tatamu” (畳む) với ý nghĩa là “gấp”, “xếp”, vì khi chiếu không được sử dụng sẽ được gấp lại và đặt ở góc phòng. Không giống như các loại chiếu thông thường, chiếu Tatami gắn liền với quá trình hình thành các loại hình nghệ thuật trà đạo. Kích thước tiêu chuẩn của chiếu là ngang 910mm, dài 1820mm, dày 55mm. Chiếu Tatami khi được sử dụng trong trà thất sẽ được gọi bằng Jou (帖). Thông thường, kích thước bên trong không gian trà thất truyền thống được gọi là Kyouma (京間), thường được tính là 4 jou rưỡi, 6 jou hoặc 8 jou. Khi tiếp khách tại phòng trà, gia chủ thường sẽ sử dụng chiếu Kyakudatami (客畳). Còn đối với những vị khách quý, họ sẽ dùng loại chiếu Kijindatami (貴人畳). Chiếu Tatami có ba phần: lõi chiếu, bao chiếu và mép chiếu. Phần lõi chiếu được nén lại thật chặt bằng rơm khô. Lớp bao chiếu bên ngoài được đan mỏng bằng các sợi cói từ một loại thực vật thân thảo có tên là cây Bấc đèn hay Igusa (イグサ). Còn mép chiếu dùng để nối hai bộ phận trên với nhau được làm từ tơ lụa, vải dệt nổi vân. Trên phần mép chiếu này, người Nhật thường sẽ in hoa văn hoặc gia huy – Kamon (家紋). Biểu tượng Kamon được in trên mép chiếu Tatami đều có ý nghĩa riêng, thể hiện sự đại diện của gia đình vì được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo cho không gian trong trà thất trang nghiêm và quý tộc hơn. Chính vì thế, khi đi vào trà thất phải đặc biệt lưu ý không được giẫm lên mép chiếu Tatami, vì điều này thể hiện hành vi cực kỳ thiếu tôn trọng với gia chủ. 1366
- Hình 1. Trà thất với 4 jou rưỡi (Nguồn: https://www.sugano-k.com/wanoie/gallery/japanesestyle/#lg=lg&slide=16) 2.2 TOKONOMA (床の間) Nghệ thuật Tokonoma là kiểu kiến trúc đậm chất truyền thống, nó là một góc nhỏ của căn phòng, được xây thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma có nguồn gốc từ kiểu kiến trúc Shoin zukuri (書院造). Đặc trưng theo lối kiến trúc này là chiếu Tatami, cửa lùa Shoji, hốc tường Oshiita và đèn giấy. Trong đó, Oshiita (押板) chính là tiền thân của Tokonoma – bắt đầu từ một gia đình Phật giáo, họ đặt các bức tượng Phật trên tấm ván đẩy và kệ (押板と棚). Khu vực này được xem là một vị trí trang trọng, thế nên sàn của Tokonoma cũng được nâng lên cao và còn được trang trí bởi những món đồ mang tính nghệ thuật như tranh thư pháp, tranh bonsai, kiếm Nhật, hộp trầm hương, vài món đồ sành sứ quý giá và bình hoa... Tokonoma chỉ là một góc nhỏ nhưng không chỉ mang đến hảo cảm về phần nhìn mà còn khiến tâm hồn trở nên thư thái nhờ vào những vật trang trí mang tính thiên nhiên; Là nơi để gia chủ có thể thể hiện gu thẩm mỹ. Tokonoma được thay “áo mới” theo từng mùa trong năm hoặc ngày lễ gần nhất. Sự giao lưu nhân tâm giữa chủ và khách là yếu tố quan trọng nhất, đó là một biểu hiện của tinh thần trà đạo – Wakei Seijaku (和敬清寂). Chính sự hiện hữu của Tokonoma đã mang đến ý nghĩa sâu sắc cho không gian trà thất nhỏ nhưng tạo ra sự rộng mở vô hạn về mặt tinh thần. 1367
- Hình 2. Tokonoma (Nguồn: https://blog.goo.ne.jp/hoshi-yokohama/e/fbf3c8ad757c09ebca96e1d7ebcd7078) 2.3 KAKEMONO ( 掛物 ) Để có thể trang trí góc phòng Tokonoma trở nên phù hợp với chủ đề của buổi tiệc trà, cùng với Chabana thì gia chủ còn treo một cuộn tranh, trong trà đạo gọi là Kakemono. Đây là cuộn tranh thư pháp được trang trí ở Tokonoma, được dùng để thể hiện cảm xúc của gia chủ hoặc thể hiện ý nghĩa theo mùa diễn ra buổi tiệc trà. Để viết Kakemono, người ta sử dụng Zengo (禅語), là ngôn ngữ Thiền trong Phật giáo. Tranh cuộn Kakemono thường được viết theo hai phong cách: Một là, cuộn tranh treo quanh năm: Cuộn tranh này thường mang những nét nói về cuộc sống và cảm xúc của gia chủ đối với khách trong buổi tiệc trà. Những câu có thể sử dụng để treo quanh năm như Nichinichi Korekichi (日日是好日) nghĩa là mỗi ngày đều là ngày quan trọng. Wakei Seijaku thể hiện tinh thần Hòa-Kính-Thanh- Tịnh của trà đạo, thể hiện sự tôn trọng giữa gia chủ và khách trong buổi tiệc trà. Ichigo Ichie (一期一会) mang nghĩa mỗi lần gặp gỡ đều rất quan trọng, vì thời điểm này chỉ diễn ra một lần trong đời nên bức tranh treo này thể hiện sự quan tâm chu đáo của gia chủ đối với khách. Enso (円相) đây là một bức thư pháp đặc biệt, chỉ vẽ một hình tròn ngay giữa tâm của bức tranh, hình tròn này thể hiện sự giác ngộ trong Thiền, thể hiện mối liên hệ của Thiền và Trà Đạo, hình tròn này sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn khác nhau của mỗi người khi tham dự buổi tiệc trà. Hai là, cuộn tranh phân theo mùa: Cuộn tranh này thì Zengo sẽ mang những từ ngữ về màu sắc, cảnh vật liên quan đến mùa đó. Mùa xuân thì Zengo được viết trong Kakemono sẽ thường viết 「春光日々新」 nghĩa là cảnh xuân thay đổi từng ngày, mỗi ngày là một ngày mới, thể hiện sự tươi mới như lời chúc phúc. Vào mùa hè, những câu Zengo được sử dụng thường gợi lên sự mát mẻ trong không gian nóng bức, như câu 「山是山水是 1368
- 水」 nghĩa là núi là núi, nước là nước, thể hiện bản chất của chính những cảnh vật, hòa vào nhau tạo nên cảnh sắc. Mùa thu thì Zengo thường gợi lên tinh thần của con người vào mùa thu thoải mái, nhẹ nhàng như câu「心 静即身涼」 nghĩa là nếu tinh thần ta thoải mái thì cơ thể cũng sẽ trở nên phấn chấn. Vào mùa đông, đây là thời điểm sắp kết thúc một năm, những câu Zengo thường miêu tả sự chuyển mình sang năm mới, như câu 「 歳月不待人」có nghĩa là tháng năm không chờ đợi mỗi người, mang ý nghĩa nên trân trọng khoảnh khắc hiện tại. Hình 3. Enso (Nguồn: https://www.kouyu.info/SHOP/KT145800E.html) 2.4 CHABANA (茶花) Những bông hoa được cắm trong bình trong phòng trà Nhật Bản được gọi là Chabana. Trong thế giới trà đạo, Chabana cùng với Kakemono là một trong những dụng cụ trà thể hiện cảm xúc của gia chủ. Những bình hoa được cắm một cách mộc mạc, giản dị nhưng mang hàm ý sâu xa về tình cảm của gia chủ đối với khách đến thưởng trà. Vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa được đề cao trong trà thất. Ngoài ra, Chabana còn được lựa chọn dựa trên hương vị của trà và không khí của buổi thưởng trà, đồng thời thể hiện phong cảnh thiên nhiên và sự thay đổi của bốn mùa. Nguyên tắc thứ ba trong bảy nguyên tắc của Rikyu「花は野にあるように」 “Cắm hoa vào bình như hoa đang sống trên cánh đồng” nghĩa là không nên trang trí hoa theo trạng thái mình muốn mà trang trí ở trạng thái tự nhiên như thể trạng thái của hoa đang là như vậy. Vì thế, Chabana không cần phải được thay đổi hình dạng, cũng không trang trí nhiều như Ikebana (生花). Nên để hoa sống trong trà thất với dáng vẻ còn đang (tiếp tục) nở. Vậy, Chabana không chỉ đơn thuần là hoa cắm trong bình trong trà thất mà là hoa mọc lên giữa sàn của trà thất, là vật sống duy nhất của trà thất. Vẻ đẹp của Chabana quá đỗi tự nhiên, vì thế đã khơi gợi lên trí tưởng 1369
- tượng của người xem, khiến họ liên tưởng đến cuộc sống và thời gian trôi qua, đồng thời truyền tải không khí, cảm giác giao mùa và vẻ đẹp tự nhiên cho trà thất. Hình 4. Chabana vào tháng 1 (Nguồn: https://www.youwa-kai.com/季節の茶花/) KẾT LUẬN Trà thất là yếu tố quan trọng góp phần giúp cho trà đạo trở thành môn nghệ thuật tinh tế của Nhật Bản. Trà đạo có mối quan hệ chặt chẽ với Thiền, chủ yếu là trong quá trình quan sát nội tâm, từ đó đem lại sự thanh thản ở chính giây phút hiện tại. Và trà thất là kết quả của tinh hoa trong tư tưởng thẩm mỹ ấy, là công cụ để tìm lại bản ngã của mỗi người. Một không gian được bày biện đơn giản từ những thứ gẫn gũi quen thuộc, đó là hoa cỏ, là cuộn tranh,... tất cả những chi tiết nhỏ nhặt và tự nhiên đó tạo nên căn phòng ngập tràn bình yên và thư giãn. Hiện diện và hòa hợp trong không khí thư thái, nhẹ nhàng ấy, tự do thả hồn vào hương vị của trà, có lẽ ta sẽ thấy vị trà không còn đắng nữa, bởi giá trị tinh thần ta nhận được đã xoa dịu phần nào vị đắng đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 小早川護 (2013), 接客は利休に学べ, NXB WAVE, Nhật Bản [2] Chado Urasenke (12/2018), “床の間”, trang web: https://www.chadourasenke.org.br/ja/washitsu/tokonoma/ [3] CHAKATSU (21/10/2020), “お茶の世界を彩る【茶花(ちゃばな)】のいろいろ”, trang web: https://chakatsu.com/basic/chabana/ [4] Astomo, “ お も て な し の 真 髄 「 利 休 七 則 」 茶 の 湯 の 心 得 と は ? ”, trang web: https://astomo.jp/blog/rikyu7rules/ 1370
- [5] “お茶室の畳について”, trang web: https://www.kyo-tatami.com/chashitsu/ [6] りか (19/11/2020), “茶道の掛け軸にはどんな意味があるの?季節やお茶会によって変化も!”, trang web: https://melety.com/archives/18395 [7] “禅語あれこれ”, trang web: https://www.manrakudo.co.jp/zengo 1371
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn