TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 125 - 133<br />
<br />
NGHÈO ĐÓI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH LƢƠNG THỰC<br />
TẠI MỘT SỐ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,<br />
TỈNH SƠN LA<br />
Đào Thanh Hải, Nguyễn Văn Hồng<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vực<br />
Tây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểm<br />
có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộ<br />
gia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo để<br />
suy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động. Tại huyện Mai Sơn vào thời điểm giáp hạt<br />
có tới 20,2% tổng số hộ nghèo thiếu ăn đặc biệt là các xã vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xác định<br />
được nguyên nhân đói nghèo và thực trạng an ninh lương thực sẽ giúp các hộ nghèo của huyện Mai Sơn giảm<br />
nghèo bền vững và nâng cao cơ hội tiếp cận và sử dụng lương thực.<br />
Từ khóa: An ninh lương thực, đói nghèo với an ninh lương thực.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội và mức thu<br />
nhập của nhân dân khái niệm nghèo đói có thể tách thành 2 khái niệm riêng biệt. “Nghèo” là<br />
tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ<br />
bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi<br />
phương diện. “Đói” là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu<br />
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống [1].<br />
Vấn đề an ninh lương thực (ANLT) là nội dung trọng tâm của chính sách nông nghiệp<br />
của các quốc gia trên toàn thế giới. “Lương thực” theo từ điển tiếng Việt là từ chỉ các loại<br />
nông sản chứa tinh bột. Theo nghĩa tiếng Anh, “food” có nghĩa là thức ăn bao gồm của lương<br />
thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người [2]. Do vậy, khái niệm an ninh lương<br />
thực cần được hiểu rộng ra đó là an ninh về lương thực, thực phẩm. ANLT đảm bảo, bền vững<br />
và an toàn là mục tiêu của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Khái niệm an ninh lương<br />
thực được hiểu là phải đảm bảo thực phẩm ở các khía cạnh sau: Thứ nhất là sự đảm bảo khả<br />
năng của tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt người có thu nhập cao hay thu<br />
nhập thấp; Thứ hai: Đảm bảo cho các thành viên đó ở mọi nơi, từ vùng gần đô thị đến vùng<br />
sâu, vùng xa từ thành thị đến nông thôn đều tiếp cận đủ lương thực thực phẩm, mọi thành viên<br />
trong xã hội trong mọi lúc, dù ở lúc có thu hoạch hay giáp hạt đều có đủ lương thực thực<br />
phẩm cho một cuộc sống khỏe mạnh và hiệu quả.<br />
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30<br />
km về phía Bắc. Mặc dù huyện là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo của<br />
huyện Mai Sơn còn khá cao (27,11%) đặc biệt là tập trung ở các xã vùng sâu có địa hình hiểm trở<br />
và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng an ninh lương<br />
thực với các hộ nghèo - đối tượng nhạy cảm nhằm đánh giá thực trạng nghèo đói và an ninh lương<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 16/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br />
Liên lạc: Đào Thanh Hải, e - mail: haitbu@gmail.com<br />
<br />
125<br />
<br />
thực là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn<br />
trong việc hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững của địa phương.<br />
2. Mục tiêu - đối tƣợng - phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung của đề tài là xác định được nguyên nhân nghèo đói và hiện trạng an ninh<br />
lương thực quy mô cấp hộ gia đình (HGĐ) đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn.<br />
Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài xác định mục tiêu cụ thể như sau:<br />
- Thứ nhất là điều tra, xác định thực trạng nghèo đói tại điểm nghiên cứu.<br />
- Thứ hai: Xác định nguyên nhân của nghèo đói của các HGĐ.<br />
- Thứ ba đánh giá được 4 tiêu chí liên quan đến ANLT tại địa phương đó là tính sẵn có<br />
của lương thực, khả năng tiếp cận lương thực, tính ổn định và sử dụng lương thực.<br />
2.2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: 30 hộ nghèo/1 xã theo các thành phần dân tộc (10% dân tộc<br />
Kinh, 20% dân tộc Mông và 70% dân tộc Thái)<br />
- Phạm vi nghiên cứu: 3 xã: Mường Chanh, Chiềng Chung và Chiềng Mai - huyện Mai<br />
Sơn - tỉnh Sơn La<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu<br />
Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, đề tài đã chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu đó là:<br />
Xã Chiềng Mai, Chiềng Chung và Mường Chanh với 15 thôn bản được lựa chọn tiến hành<br />
nghiên cứu.<br />
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu<br />
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:<br />
Phương pháp PRA: Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số<br />
liệu, nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông lâm<br />
nghiệp ở điểm nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng công cụ là Bảng hỏi (phiếu điều tra).<br />
- Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội<br />
từ các báo cáo hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện, các báo cáo tổng kết từ các<br />
ban ngành đoàn thể về tình hình phát triển, các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Hiện trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo tại điểm nghiên cứu<br />
3.1.1. Hiện trạng đói nghèo<br />
Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ đói nghèo tại điểm nghiên cứu còn ở mức khá cao so với mặt<br />
bằng chung của huyện Mai Sơn. Cụ thể về hiện trạng đói nghèo được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây:<br />
126<br />
<br />
Bảng 1. Hiện trạng đói nghèo tại điểm nghiên cứu<br />
Xã<br />
<br />
Tổng số hộ<br />
<br />
Số hộ nghèo<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Số hộ cận nghèo<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Chiềng Mai<br />
<br />
1202<br />
<br />
453<br />
<br />
37,69<br />
<br />
177<br />
<br />
14,7<br />
<br />
Chiềng Chung<br />
<br />
1196<br />
<br />
227<br />
<br />
20,21<br />
<br />
193<br />
<br />
16,1<br />
<br />
Mường Chanh<br />
<br />
927<br />
<br />
226<br />
<br />
24,38<br />
<br />
104<br />
<br />
11,2<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra 2016<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy trong 3 xã tại điểm nghiên cứu thì số hộ nghèo nhiều nhất tại xã<br />
Chiềng Mai, chiếm 37,69%. Do điều kiện địa hình ở đây tương đối phức tạp có nhiều dãy núi<br />
cao nên khó canh tác nương rẫy. Nguồn thu nhập chính của người dân là dựa vào cây cà phê,<br />
trong năm 2015 - 2016 do thiên tai nên sản lượng cà phê sụt giảm nghiêm trọng khiến cho số<br />
lượng hộ nghèo trong xã năm 2016 tăng đột biến. Do điều kiện địa hình không phù hợp nên<br />
diện tích canh tác lúa chỉ tập trung vào một số bản ở dưới thấp có điều kiện thuận lợi là gần<br />
nguồn nước. Mặt khác, số dân cư tập trung đông khiến cho diện tích đất nông nghiệp/đầu<br />
người là ít nhất. Mường Chanh và Chiềng Chung là hai xã có điều kiện địa hình tương đối<br />
đồng nhất do vậy tỉ lệ hộ nghèo của hai xã là gần giống nhau.<br />
3.1.2. Nguyên nhân đói nghèo<br />
Theo điều tra khảo sát thực tế 90 hộ gia đình trong vùng nghiên cứu năm 2016 cho thấy<br />
có 10 nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Đề tài xác định được 5<br />
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo đói chủ yếu. Nguyên nhân chính cụ thể được thể<br />
hiện ở Bảng 2 dưới đây:<br />
Bảng 2. Nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo tại điểm nghiên cứu<br />
STT<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
Tổng số ý kiến<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Thiếu vốn sản xuất<br />
<br />
83<br />
<br />
92,22<br />
<br />
2<br />
<br />
Thiếu đất canh tác<br />
<br />
59<br />
<br />
65,56<br />
<br />
3<br />
<br />
Do yếu tố tự nhiên (thiên tai, lũ lụt)<br />
<br />
38<br />
<br />
42,22<br />
<br />
4<br />
<br />
Trình độ kỹ thuật canh tác<br />
<br />
20<br />
<br />
22,22<br />
<br />
5<br />
<br />
Tâm lý trông chờ, ỷ lại<br />
<br />
44<br />
<br />
48,89<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016<br />
<br />
Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Những<br />
nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân nguời lao động, nguyên nhân khách quan thuộc về<br />
điều kiện tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động, nghiên cứu cụ thể từng khía cạnh như sau:<br />
- Về vốn sản xuất: Vốn là nhân tố quan trọng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Tuy<br />
nhiên, trình trạng thiếu vốn trong các hộ nghèo rất cao chiếm 92,22%. Hiện 100% các hộ<br />
nghèo tại điểm nghiên cứu được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn,<br />
127<br />
<br />
mỗi món vay có trị giá từ 10 triệu đến 30 triệu với mức lãi suất trung bình 0,5%/tháng tùy<br />
từng thời điểm. Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loại nông sản<br />
khác tuy nhiên để cây đạt năng suất hiệu quả cao thì chi phí đầu tư khá lớn. Với diện tích 1 ha<br />
trung bình phải đầu tư khoảng 40 triệu bao gồm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân NPK,<br />
phân chuồng... Hiện nay với số vốn chính sách các HGĐ thuộc diện nghèo được vay không<br />
đủ để tái đầu tư sản xuất. Các hộ nghèo thường giải quyết vấn đề thiếu vốn sản xuất bằng cách<br />
mua chịu vật tư nông nghiệp từ các cửa hàng với lãi xuất 1,5 - 2%/tháng và đến thu hoạch quả<br />
cà phê bán đi và trang trải số nợ trên. Như vậy, số lãi họ phải trả trong 1 năm cho vật tư nông<br />
nghiệp là khoảng 20%, nhiều hộ dân sau khi bán cà phê trừ chi phí sinh hoạt, trừ lãi thì họ<br />
không còn tiền dự trữ trong gia đình khi vụ cà phê kết thúc. Số hộ sử dụng hình thức này để<br />
tái đầu tư sản xuất chiếm 10%. Một hình thức khác để có đủ nguồn vốn sản suất cũng như chi<br />
cho sinh hoạt phí hàng tháng như nộp tiền học cho con, ốm đau, thuốc men đó là các hộ bán<br />
cà phê non. Đây là hình thức mà các hộ thường hay sử dụng (có 29 hộ tham gia phỏng vấn sử<br />
dụng hình thức này). Hết vụ thu hoạch cà phê đồng nghĩa với việc số tiền mà họ có không có<br />
đủ để trang trải cho việc mua lương thực, họ thường bán cà phê non cho các thương lái với<br />
giá do thương lái quy định và giá thường rất thấp. Người nghèo tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn<br />
đói nghèo, thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra.<br />
- Về đất canh tác: Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi nên diện tích canh tác rất<br />
hạn chế. Chỉ có khoảng trên 50% số hộ có diện tích canh tác trên 5000 m2, thậm chí có 3 hộ<br />
chỉ có dưới 2000 m2 hoặc không có đất canh tác. Người dân chưa chịu khó tận dụng để thâm<br />
canh tăng năng suất cây trồng nên tình trạng thiếu đói, mất an ninh lương thực vẫn xảy ra trên<br />
địa bàn huyện. Có tới 59 hộ chiếm 65% tổng số hộ điều tra cho rằng thiếu đất canh tác là một<br />
trong những nguyên nhân của nghèo đói. Với lượng diện tích đất sản xuất bình quân/người tại<br />
điểm nghiên cứu chỉ đạt 0,08 - 0,15 ha/người thì hiện nay sản phẩm làm ra không đủ chi phí<br />
để họ trang trải cuộc sống hàng ngày…<br />
- Yếu tố tự nhiên: Với phương thức canh tác sản xuất còn lạc hậu 100% các hộ dân sản<br />
xuất Cà phê, lúa nương, lúa nước, ngô sắn đều phụ thuộc vào tự nhiên là chủ yếu. Cụ thể thời<br />
điểm tác giả tiến hành khảo sát vào tháng 6 năm 2016 tại xã Chiềng Chung, Mường Chanh<br />
trong một vụ mùa, tại các vị trí gần nguồn nước và xa nguồn nước thời điểm gieo mạ - cấy lúa<br />
của người dân ở trong xã cách nhau đến 3 tháng. Khi các hộ dân ở dưới thấp gần nguồn nước<br />
cấy lúa từ tháng 2 nhưng các hộ dân ở trên cao lại đến tháng 5 mới có thể cấy lúa được. Vụ cà<br />
phê năm 2016, tại địa phương gặp phải thời tiết băng giá khiến cho các nụ hoa của lứa ra hoa<br />
đầu tiên bị hỏng, đến tháng 4 mới bắt đầu có những hạt mưa đầu tiên vào thời điểm này chỉ còn<br />
lại một số ít hoa ra muộn nên tỉ lệ đậu quả rất thấp và trong niên vụ cà phê năm 2016 hầu như<br />
các hộ gia đình chỉ thu được sản lượng bằng 10 - 20% sản lượng cà phê so với các năm khác.<br />
- Trình độ, kỹ thuật canh tác: Mặc dù trên 72% số hộ nghèo được phỏng vấn biết chữ,<br />
tuy nhiên họ lại ít có cơ hội kiếm được việc làm thêm tốt nên mức thu nhập hiện tại rất thấp.<br />
Cũng do trình độ dân trí không cao nên đã ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi<br />
dưỡng con cái sau này. Việc tiếp cận với thông tin về khoa học công nghệ, dịch vụ sản xuất<br />
và tiếp thu các chủ trương chính sách của Nhà nước có phần hạn chế.<br />
<br />
128<br />
<br />
- Tâm lý trông chờ, ỷ lại: Một bộ phận hộ nghèo được phỏng vấn có tư tưởng trông chờ,<br />
ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thà khổ chứ không chịu khó làm ăn để kiếm kế sinh nhai và<br />
thoát nghèo. Tư tưởng một bộ phận người dân muốn được vào trong danh sách hộ nghèo.<br />
Thực trạng này đã làm triệt tiêu động lực sản xuất trong một bộ phận người dân.<br />
3.2. Hiện trạng an ninh lương thực với các hộ nghèo tại điểm nghiên cứu<br />
Theo FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời<br />
điểm có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động và khỏe mạnh. An ninh<br />
lương thực cấp hộ dựa trên các tiêu chí bao gồm tính sẵn có về lương thực, tính ổn định lương<br />
thực, khả năng tiếp cận lương thực và tiêu dùng lương thực. Bài báo tiến hành nghiên cứu<br />
đánh giá theo 4 tiêu chí trên.<br />
3.2.1. Tính sẵn có về lương thực<br />
Bảng 3. Sản lƣợng lƣơng thực quy ra tiền/ngƣời của các hộ nghèo<br />
Đơn vị: kg thóc<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Lúa<br />
<br />
Ngô<br />
<br />
Sắn<br />
<br />
Bình quân thóc/năm<br />
<br />
Bình quân gạo/năm<br />
<br />
Mường Chanh<br />
<br />
82,6<br />
<br />
23,22<br />
<br />
12,4<br />
<br />
118,22<br />
<br />
80,39<br />
<br />
Chiềng Chung<br />
<br />
79,21<br />
<br />
18,22<br />
<br />
9,28<br />
<br />
106,71<br />
<br />
67,23<br />
<br />
Chiềng Mai<br />
<br />
49.96<br />
<br />
20,2<br />
<br />
23,16<br />
<br />
93,32<br />
<br />
63,46<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các xã tại điểm nghiên cứu đều sản suất là thóc để<br />
phục vụ cuộc sống gia đình và đều đạt trên 93 kg thóc/người/năm. Không có hộ gia đình nào<br />
tại điểm nghiên cứu hoàn toàn phụ thuộc vào việc mua lương thực. Với lượng tiêu thụ gạo<br />
trung bình là 70,36 kg/người/năm so với mức tiêu thụ gạo trung bình của người Việt Nam là<br />
166 kg/người/năm thì tại điểm nghiên cứu chỉ số sẵn có của lương thực mới chỉ đáp ứng được<br />
50%. Hiện tại, thức ăn chủ yếu của người dân chỉ có gạo là nguồn cung cấp năng lương chính,<br />
việc bổ sung thêm thức ăn cung cấp chất đạm, chất béo rất ít. Trung bình một người dân tiêu<br />
thụ gạo/tháng đạt 5,86 kg. So với sơ đồ kim tự tháp dinh dưỡng của Việt Nam thì lượng tiêu<br />
thụ gạo trung bình/1 tháng cho người bình thường là 12 kg/người/tháng. Như vậy tại điểm<br />
điều tra thì các hộ nghèo tại huyện Mai Sơn mới chỉ đáp ứng đủ lượng gạo gần 50% so với<br />
tiêu chuẩn. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay số tháng phải sử dụng lương thực từ nguồn thu<br />
khác là 5 tháng. Thời điểm thiếu lương thực thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6. Như vậy<br />
tính sẵn có về lương thực tại các hộ điều tra mới chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu thực<br />
tế. Để đảm bảo được số lương thực sử dụng thực tế thì người dân phải sử dụng các nguồn thu<br />
khác như làm thuê, bán ngô, sắn v.v…<br />
3.3.2. Tính tiếp cận lương thực - thực phẩm của các hộ nghèo<br />
Tính tiếp cận lương thực thực phẩm được xem xét qua hai khía cạnh: Theo phạm vi địa<br />
lý, theo khả năng tạo thu nhập.<br />
129<br />
<br />