Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 79 – 88<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẠO BÙN HẠT HIẾU KHÍ TRÊN BỂ PHẢN ỨNG<br />
THEO MẺ LUÂN PHIÊN<br />
Trần Quang Lộc1, Nguyễn Đăng Hải1, Trần Đặng Bảo Thuyên1, Nguyễn Thị Cẩm Yến1,<br />
Lê Thị Diễm Kiều1<br />
ThS. Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 19/08/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
10/10/15<br />
Ngày chấp nhận đăng: 12/15<br />
Title:<br />
Research on aerobic granular<br />
sludge formation in sequencing<br />
batch reactor<br />
Từ khóa:<br />
Bùn hạt hiếu khí, bể SBR, xử lý<br />
chất hữu cơ, kích thước hạt bùn<br />
Keywords:<br />
Aerobic granular sludge, SBR<br />
model, organic matter removal,<br />
granular sludge size<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper presents the research results on aerobic granular sludge formation;<br />
experiment was carried out in lab-scale sequencing batch reactor (SBR). The<br />
experiment running in SBR with 3 hours cycle and air was supplied at airflow<br />
rate of 4L/min (equivalent superficial air velocity of 1.0 cm/s). Synthetic waste<br />
water was prepaired from glucose dissolved in tap water with nutrient and<br />
micro-nutrient added. The experiment was done at two diffirent organic loading<br />
rates (OLRs), 2,4 kg COD/m3 per day in star-up phase and 3,6 kg COD/m3 per<br />
day in granular formation phase. The results show that, white and round<br />
aerobic granular sludge was cultivated successfully with the diameter of 2-3<br />
mm, and dominated with filamentous after 35 days operation. Aerobic granular<br />
sludge had SVI of 43 mL/g and biomass in reactor developed strongly with the<br />
rate of VSS/SS was increased from 62% to 92%. It also found that COD<br />
removal efficiency was high over 90-95% and stability.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả tạo bùn hạt hiếu khí, nghiên cứu được thực hiện trên<br />
mô hình bể phản ứng theo mẻ luân phiên (SBR) quy mô phòng thí nghiệm. Bể<br />
SBR hoạt động với chu kỳ cho mỗi mẻ là 3h, không khí được sục vào bể với mức<br />
lưu lượng 4,0 L/phút, tương ứng với vận tốc khí nâng khoảng 1,0 cm/s. Nghiên<br />
cứu sử dụng nước thải tổng hợp từ glucose hòa tan trong nước máy và bổ sung<br />
thêm chất dinh dưỡng và vi lượng. Thí nghiệm được thực hiện ở hai mức tải<br />
trong hữu cơ (OLR) là 2,4 kg COD/m3.ngày ở giai đoạn khởi động hệ thống và<br />
3,6 kg COD/m3.ngày với giai đoạn tạo hạt bùn. Kết quả đã tạo được bùn hạt<br />
hiếu khí thành công sau 35 ngày với kích thước hạt bùn dao động trong khoảng<br />
2-3 mm, hạt bùn tròn đều, có màu trắng đục và có sự phát triển của vi khuẩn<br />
dạng sợi. Chỉ số SVI của bùn đạt 43 mg/L sau 35 ngày vận hành, sinh khối và vi<br />
sinh vật trong hạt bùn phát triển mạnh mẽ, điều này được thể hiện qua tỷ lệ<br />
SS/VSS lên tới 92%. Bùn hạt hiếu khí tạo ra cho khả năng xử lý COD tốt, ổn<br />
định dao động trong khoảng 90-95%.<br />
<br />
79<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 79 – 88<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
yếu trong quá trình tạo hạt. Chế độ thủy động lực<br />
học được tạo bằng vận tốc khí nâng trong bể SBR<br />
(Nguyễn Trọng Lực và cs., 2008). Các nghiên cứu<br />
trước đó thực hiện với vận tốc khí nâng lớn, các<br />
mức từ 1,7 cm/s (Adv và cs., 2008), mức 2,0 cm/s<br />
(Tay và cs., 2001) đến 4,2 cm/s (Nguyễn Trọng<br />
Lực và cs., 2008) để nuôi tạo bùn hạt hiếu khí.<br />
Các nghiên cứu này cho thấy, vận tốc khí nâng<br />
càng lớn thuận lợi cho việc hình thành bùn hạt<br />
hiếu khí. Tuy nhiên, vận tốc khí nâng lớn đồng<br />
nghĩa năng lượng tiêu tốn cho sục khí tăng lên<br />
nhanh. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với<br />
mục đích tạo bùn hạt hiếu khí với vận tốc khí<br />
nâng thấp hơn. Trong nghiên cứu này, nhóm<br />
nghiên cứu sục khí để tạo vận tốc khí nâng<br />
khoảng 1,0 cm/s để khảo sát sự hình thành bùn<br />
hạt.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Hiện nay, quá trình bùn hoạt tính vẫn đang là<br />
công nghệ xử lý nước thải phổ biến đang được áp<br />
dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy<br />
nhiên, nhược điểm của quá trình bùn hoạt tính<br />
thường chỉ xử lý được chất ô nhiễm với tải trọng<br />
thấp và khả năng chịu sốc tải kém (Lương Đức<br />
Phẩm, 2007). Quá trình nghiên cứu tạo bùn hạt đã<br />
được nghiên cứu vào những thập niên 1980, tập<br />
trung chủ yếu là bùn hạt kỵ khí trên bể UASB và<br />
đã có nhiều ứng dụng thực tế ứng dụng trong xử<br />
lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ rất cao<br />
(Nguyễn Trọng Lực, Nguyễn Phước Dân, & Trần<br />
Tây Nam, 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng<br />
chỉ ra rằng bùn kỵ khí có một số nhược điểm như:<br />
thời gian hình thành hạt bùn dài (thường >5<br />
tháng) và khó kiểm soát các điều kiện vận hành,<br />
khó duy trì kích thước hạt bùn ổn định, không xử<br />
lý hiệu quả các loại nước thải có hàm lượng chất<br />
hữu cơ thấp và đặc biệt hiệu quả xử lí chất hữu cơ<br />
và dinh dưỡng rất thấp (Lương Đức Phẩm, 2007).<br />
Gần đây, một loại bùn hạt mới nghiên cứu đã<br />
khắc phục được những nhược điểm của quá trình<br />
bùn hoạt tính thông thường, đồng thời kế thừa<br />
được những đặc tính nổi trội của bùn hạt kỵ khí,<br />
đó là bùn hạt hiếu khí. Nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
bùn hạt hiếu khí được hình thành trong thời gian<br />
ngắn hơn so với bùn hạt kỵ khí, khả năng lắng tốt,<br />
duy trì được nồng độ sinh khối cao, có khả năng<br />
chịu được tải trọng chất hữu cơ cao, cấu trúc dày<br />
đặc, rắn chắc và có khả năng xử lý đồng thời chất<br />
hữu cơ và nitơ (Beun và cs., 1999; Adav và cs.,<br />
2008; Tay và cs, 2001; Nguyễn Trọng Lực, và cs.,<br />
2008).<br />
<br />
2. MÔ HÌNH, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Mô hình nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tạo bùn hạt được thực hiện trên mô<br />
hình bể theo mẻ luân phiên quy mô phòng thí<br />
nghiệm (SBR). Với bể này, lực xáo trộn do dòng<br />
khí cấp vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình<br />
thành bùn hạt. Mặt khác, theo nhiều nghiên cứu,<br />
mô hình bể phản ứng theo mẻ thuận lợi hơn so với<br />
hệ thống liên tục trong việc hình thành bùn hạt<br />
(Beun và cs., 1999; Nguyễn Trọng Lực và cs.,<br />
2008).<br />
Bể SBR được chế tạo từ nhựa Acrylic, đường<br />
kính ống 9 cm, cao 85 cm, trong đó chiều cao<br />
chứa nước là 80 cm. Thể tích làm việc của bể<br />
khoảng 5 L. Không khí được đưa vào bằng máy<br />
sục khí với bộ khuếch tán khí được đặt ở đáy bể<br />
SBR. Nhiệt độ nuôi cấy dao động trong khoảng<br />
28 – 32 oC. Van xả được đặt cách đáy bể khoảng<br />
40 cm để thể tích xả khoảng 50% lượng nước sau<br />
một chu kỳ hoạt động. Hệ thống được kiểm tra<br />
pH, DO bằng máy đo pH, DO cầm tay gắn trực<br />
tiếp vào giá treo.<br />
<br />
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình<br />
thành và tính chất của bùn hạt. Các yếu tố bao<br />
gồm: loại cơ chất trong nước thải, tải trọng chất<br />
hữu cơ, chế độ vận hành, thời gian lắng, DO v.v..<br />
Tuy nhiên, những nghiên cứu trước cho rằng việc<br />
lựa chọn thủy động lực và lực cắt đóng vai trò chủ<br />
<br />
80<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 79 – 88<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
Hình 1. Mô hình bể SBR trong nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí<br />
<br />
thành phần nước thải tổng hợp sử dụng trong các<br />
giai đoạn khác nhau của thí nghiệm được trình<br />
bày trong Bảng 1.<br />
<br />
2.2 Thành phần nước thải<br />
Sử dụng nước thải tổng hợp có thành phần cơ chất<br />
là glucose và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng,<br />
vi lượng để nuôi tạo bùn hạt hiếu khí. Đặc điểm,<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần nước thải tổng hợp sử dụng nuôi tạo bùn hạt hiếu khí<br />
<br />
Giai đoạn khởi động bể<br />
Thành phần<br />
<br />
Giai đoạn tạo hạt bùn<br />
<br />
Khối lượng tính bằng mg, hoàn tan trong 1 lít nước<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
664<br />
<br />
996<br />
<br />
NaHCO3<br />
<br />
270<br />
<br />
405<br />
<br />
NH4Cl<br />
<br />
127<br />
<br />
190<br />
<br />
K2HPO4<br />
<br />
53<br />
<br />
80<br />
<br />
CaCl2.2H2O<br />
<br />
30<br />
<br />
45<br />
<br />
MgSO4.7H2O<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
FeCl3<br />
<br />
3,6<br />
<br />
3,6<br />
<br />
Vi lượng (1 mL/L) bao gồm: H3BO3 0,15 g/L; CoCl2.6H2O 0,15 g/L; CuSO2.5H2O 0,03 g/L; FeCl3.6H2O<br />
1,5 g/L; MnCl2.2H2O 0,12 g/L; Na2Mo4O24.2H2O 0,06 g/L; ZnSO4.7H2O 0,12 g/L; KI 0,03 g/L.<br />
<br />
Aerotank của Trạm xử lý nước thải KCN Phú Bài<br />
– tỉnh Thừa Thiên Huế, với các đặc điểm như sau:<br />
<br />
2.3 Nguồn bùn nuôi cấy<br />
Trong giai đoạn khởi động, đưa vào trong bể SBR<br />
1 L bùn hoạt tính. Nguồn bùn dùng để nuôi cấy<br />
bùn hạt hiếu khí là bùn hoạt tính được lấy từ bể<br />
<br />
81<br />
<br />
Giá trị SS: 3743-3840 mg/L<br />
Giá trị VSS: 2394-2488 mg/L<br />
Chỉ số SVI30: 126,3 mL/g<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 79 – 88<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
lắng và xả nước thải ra. Bể được sục khí ở mức<br />
lưu lượng 4,0 L/phút (ứng với vận tốc khí nâng<br />
1,0 cm/s). Thời gian cụ thể cho từng chu kỳ, giá<br />
trị nhu cầu oxy hóa học (COD), tải trọng hữu cơ<br />
(OLR) tại các thời điểm thí nghiệm khác nhau<br />
được thể hiện trong Bảng 2.<br />
<br />
Tỷ lệ VSS/SS: 62-64%<br />
<br />
-<br />
<br />
2.4 Chế độ vận hành bể SBR<br />
Bể SBR được vận hành theo chế độ tự động với<br />
thời gian lập trình sẵn trên các timer điều khiển.<br />
Mỗi chu kỳ hoạt động là 3h (tương ứng 8 chu<br />
kỳ/ngày) gồm 4 pha: bơm nước thải vào, sục khí,<br />
<br />
Bảng 2. Các thông số vận hành bể SBR và OLR trong nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí<br />
<br />
Thời gian tính cho mỗi pha trong mỗi chu kỳ<br />
hoạt động của bể SBR (phút)<br />
<br />
OLR, kg COD/m3.ngày<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
(COD đầu vào, mg/L)<br />
<br />
Bơm nước<br />
<br />
Sục khí<br />
<br />
Lắng<br />
<br />
Xả nước<br />
<br />
Ngày thứ 1-7<br />
<br />
2,4<br />
<br />
2<br />
<br />
164<br />
<br />
10-8<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngày thứ 8-15<br />
<br />
(~600)<br />
<br />
2<br />
<br />
166<br />
<br />
8-4<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
170<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
3,6<br />
<br />
Ngày thứ 16-35<br />
<br />
(~900)<br />
-<br />
<br />
2.5 Phương pháp phân tích<br />
a. Đo kích thước hạt bùn<br />
Kích thước hạt bùn hiếu khí được xác định bằng<br />
thước đo có độ phân vạch nhỏ nhất là 1mm.<br />
<br />
-<br />
<br />
Thể tích bùn lắng: thể tích bùn (tính bằng<br />
mL) lắng trong 30 phút trong ống đong thể<br />
tích 1L.<br />
Nồng độ chất rắn lơ lững SS (mg/L): xác<br />
định theo phương pháp trọng lượng<br />
<br />
b. Chỉ số thể tích bùn<br />
<br />
c. Phương pháp phân tích thông số môi trường<br />
<br />
Chỉ số thể tích bùn (SVI) xác định theo công thức<br />
<br />
Các thông số sau sẽ được phân tích trong quá<br />
trình nghiên cứu bao gồm: pH, DO, SS, VSS,<br />
COD. Các phương pháp phân tích thông số môi<br />
trường được trình bày trong Bảng 3.<br />
<br />
SVI mL / g <br />
<br />
ThÓ tÝch bïn l¾ng<br />
1000<br />
Nång ®é SS<br />
<br />
Bảng 3. Phương pháp phân tích các thông số môi trường<br />
<br />
STT<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Phương pháp đo, phân tích<br />
<br />
1<br />
<br />
pH<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
DO<br />
<br />
mg/L<br />
<br />
Đo bằng sensor, máy đo DO cầm tay, Orion, Mỹ<br />
<br />
3<br />
<br />
SS<br />
<br />
mg/L<br />
<br />
Phương pháp trọng lượng, TCVN 6625-2000<br />
<br />
4<br />
<br />
VSS<br />
<br />
mg/L<br />
<br />
Phương pháp trọng lượng, TCVN 6625-2000<br />
<br />
5<br />
<br />
COD<br />
<br />
mg/L<br />
<br />
Phương pháp trắc quan, SMEWW 5220 - D:2012<br />
<br />
Đo bằng sensor, máy pH cầm tay WTW 340i, Đức<br />
<br />
bùn có sự thay đổi rõ rệt, điều này thể hiện qua sự<br />
thay đổi màu sắc của bùn từ màu đen chuyển sang<br />
màu nâu. Bước sang tuần thứ hai, các vệt bùn bắt<br />
đầu phát triển với kích thước lớn hơn, có thể quan<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Sự hình thành và phát triển hạt bùn<br />
Sau tuần đầu khởi động hệ thống, từ các bông bùn<br />
hoạt tính lơ lững đã xuất hiện các vệt bùn kích<br />
thước nhỏ, dạng que dài chiếm ưu thế. Tính chất<br />
82<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 79 – 88<br />
<br />
Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br />
<br />
sát được các lông tơ bao quanh các vệt bùn trên<br />
kính lúp.<br />
<br />
thước hạt khoảng 1 mm chiếm ưu thế hơn. Sang<br />
ngày thứ 28, kích thước hạt bùn tiếp tục tăng lên<br />
nhanh chóng, các hạt bùn lúc này có kích thước từ<br />
12 mm xuất hiện nhiều hơn. Vào ngày thứ 35,<br />
kích thước hạt bùn kích thước đồng đều khoảng 2<br />
mm vẫn chiếm ưu thế, có xuất hiện thêm các hạt<br />
bùn có kích thước lớn hơn từ 3 mm. Hình ảnh hạt<br />
bùn hiếu khí hình thành trong quá trình vận hành<br />
với nước thải tổng hợp trên bể SBR được thể hiện<br />
trong Hình 2.<br />
<br />
Vào ngày thứ 14, thời gian lắng được cố định 4<br />
phút và bể được hoạt động ổn định với chu kỳ<br />
không thay đổi. Tại thời điểm này, có sự xuất hiện<br />
các hạt bùn nhỏ với kích thước khoảng