intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm và kali đến năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

70
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và 60 kg N/ha) và 3 liều lượng kali (0, 30, 60 kg K2O/ha), bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split – plot) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2009-2010 và 2010-2011 trên đất cát biển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: liều lượng đạm và kali bón ở mức 40 kg N và 60 kg K2O/ha trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm và kali đến năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ KALI<br /> ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH<br /> Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và 60 kg N/ha) và 3 liều<br /> lượng kali (0, 30, 60 kg K2 O/ha), bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split – plot) với 3<br /> lần nhắc lại, được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2009-2010 và 2010-2011 trên<br /> đất cát biển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: liều<br /> lượng đạm và kali bón ở mức 40 kg N và 60 kg K2 O/ha trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn<br /> phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu<br /> quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Cây lạc có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Bình<br /> Định. Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích gieo trồng lạc của tỉnh là 8.315 ha,<br /> đứng thứ 2 về diện tích ở khu vực Nam Trung bộ (sau tỉnh Quảng Nam). Mặc dù, năng<br /> suất lạc của tỉnh Bình Định ở mức cao so với bình quân năng suất của vùng và cả nước<br /> (26,7 tạ/ha so với 21,1 tạ /ha) [4]. Tuy nhiên, so với năng suất lạc ở các vùng khác và<br /> tiềm năng năng suất của các giống lạc hiện có, thì năng suất lạc của tỉnh Bình Định vẫn<br /> còn thấp, đặc biệt là lạc trồng trên đất cát biển, thấp hơn so với các vùng khác trên địa<br /> bàn tỉnh từ 10 - 15% [4]. Nguyên nhân chủ yếu là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật<br /> chưa hợp lý, trong đó có việc sử dụng phân bón. Lượng phân bón cho cây lạc phần lớn<br /> tùy thuộc vào khả năng đầu tư của các nông hộ, nhìn chung là bón phân còn chưa cân<br /> đối và chưa thực sự hợp lý. Qui trình phân bón cho cây lạc do các cơ quan chức năng<br /> tỉnh Bình Định khuyến cáo cũng phần lớn dựa vào kinh nghiệm, mà chưa có được<br /> những cơ sở khoa học chắc chắn. Hơn nữa, qui trình bón phân được phổ biến thống nhất<br /> chung cho toàn tỉnh, chưa xem xét cụ thể riêng cho từng điều kiện đất đai, vùng sinh<br /> thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng<br /> suất cây lạc trên các vùng đất khác nhau của tỉnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về phân<br /> bón cho cây lạc chủ yếu tập trung vào phân lân và vôi, chưa có các nghiên cứu bón phối<br /> hợp đạm và kali cho cây lạc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu đề tài này, với các mục đích sau:<br /> - Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất lạc.<br /> 133<br /> <br /> - Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu về hiệu quả<br /> kinh tế.<br /> - Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số tính chất hóa học<br /> đất trước và sau thí nghiệm.<br /> - Đề xuất liều lượng đạm và kali hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định,<br /> nhằm mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện được tính chất đất.<br /> 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> 2.1.1. Đất: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát biển điển hình của tỉnh Bình<br /> Định. Tính chất đất trước thí nghiệm như sau: pHKCl (5,27), OC (0,5%), CEC (0,97<br /> lđl/100g), lân tổng số (0,035%), kali tổng số (0,020%), đạm tổng số (0,042%).<br /> 2.1.2. Cây trồng: Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc Lỳ, đây<br /> là giống lạc được gieo trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Định.<br /> 2.1.3. Phân bón<br /> - Phân vô cơ: Urê (46%N), Super phốt phát đơn (16,5% P2O5), KCl (60% K2O)<br /> - Vôi: Vôi bột thường sử dụng tại địa phương (40% CaO).<br /> - Phân chuồng: của người dân tự sản xuất theo truyền thống (C: 35,42%, N:<br /> 0,85%, P2O5: 0,31%, K2O: 0,42%).<br /> - Cách bón:<br /> Bón lót :<br /> + 100% vôi bón khi làm đất<br /> + 100% phân chuồng và 100% lân và 1/3 lượng kali khi gieo<br /> Bón thúc :<br /> + Lần 1: 3 – 4 lá: 2/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali<br /> + Lần 2: tàn lứa hoa đầu, 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali<br /> 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> Đề tài được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2009-2010 (tháng 12/2009 đến tháng<br /> 4/2010) và vụ Đông xuân 2010-2011 (tháng 12/2010 đến tháng 4/2011), tại xã Cát Trinh,<br /> huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.<br /> <br /> 134<br /> <br /> 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.3.1. Công thức thí nghiệm<br /> - Thí nghiệm gồm có 12 công thức, trong đó có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và<br /> 60 kg N/ha) và 3 liều lượng kali (0, 30 và 60 kg K2O/ha) trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn<br /> phân chuồng và 500 kg vôi/ha. Các công thức thí nghiệm đề xuất dựa trên điều tra thực<br /> tế lượng phân bón sử dụng cho cây lạc của nông dân và qui trình khuyến cáo của Trung<br /> tâm Khuyến nông địa phương, đồng thời dựa vào yêu cầu dinh dưỡng của cây lạc, tính<br /> chất đất và điều kiện thời tiết khí hậu tại vùng này.<br /> - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split – plot (ô lớn và ô nhỏ), trong đó kali<br /> được bố trí trong ô lớn và đạm bố trí trong ô nhỏ, với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô nhỏ<br /> là 10 m2 và mỗi ô lớn là 40 m2.<br /> 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi<br /> - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.<br /> - Phân tích một số chỉ tiêu hóa học quan trọng của đất lấy ở tầng canh tác (tầng 0<br /> - 20 cm) trước và sau thí nghiệm, như: pHKCl (đo bằng pHmeter); Hàm lượng C hữu cơ<br /> (OC): (theo phương pháp Tiurin); Đạm tổng số (theo phương pháp Kjeldahl); Lân tổng<br /> số (theo phương pháp so màu trên quang phổ kế); Lân dễ tiêu (theo phương pháp<br /> Oniani); Kali tổng số (theo phương pháp quang kế ngọn lửa); CEC (theo phương pháp<br /> Kjeldahl).<br /> - Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Lãi ròng, hiệu suất phân đạm và kali, VCR<br /> (Value Cost Ratio) (Tổng thu tăng lên do phân bón/chi phí mua phân bón).<br /> 2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD bằng phần mềm<br /> Statistix 9.0.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng<br /> suất và năng suất lạc<br /> Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó<br /> là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển<br /> của cây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Kết quả<br /> nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thể hiện ở bảng 1.<br /> Kết quả bảng 1 cho thấy:<br /> Năng suất lý thuyết ở các công thức dao động từ 44,13 - 53,94 tạ/ha, trong đó<br /> công thức XI (N40K60) có năng suất lý thuyết cao nhất và thấp nhất ở công thức I (đ/c).<br /> Ảnh hưởng yếu tố đạm và kali đến năng suất lý thuyết của lạc thể hiện khá rõ.<br /> 135<br /> <br /> Trên nền không bón kali, năng suất lý thuyết tăng khi tăng mức đạm từ 0 lên 60<br /> kg N/ha và mức bón 40, 60 kg N/ha sai khác có ý nghĩa thống kê so với mức bón 0, 20<br /> kg N/ha (công thức III, IV so với công thức I, II). Trên nền bón 30, 60 kg K2O/ha, năng<br /> suất lý thuyết tăng từ mức đạm bón 0, 20, 40 kg N/ha, đạt cao nhất ở mức bón 40 kg<br /> N/ha, sau đó tăng mức bón đạm lên 60 kg N/ha, năng suất lý thuyết giảm. Các mức bón<br /> đạm cao (40, 60 kg N/ha) đạt năng suất lý thuyết cao hơn so với mức bón đạm thấp (0,<br /> 20 kg N/ha) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.<br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất<br /> và năng suất lạc trong vụ Đông xuân 2010 và 2011<br /> <br /> Công Lượng<br /> thức<br /> bón<br /> <br /> Tổng số<br /> quả/cây<br /> (quả)<br /> <br /> Số quả<br /> chắc/cây<br /> (quả)<br /> <br /> Trọng<br /> lượng 100<br /> quả<br /> (gam)<br /> <br /> Tỷ lệ nhân<br /> (%)<br /> <br /> Năng<br /> Năng suất<br /> suất<br /> lý thuyết<br /> thực thu<br /> (tạ/ha)<br /> (tạ/ha)<br /> <br /> I (đ/c)<br /> <br /> N0K0<br /> <br /> 15,67c<br /> <br /> 14,00c<br /> <br /> 127,00c<br /> <br /> 73,28c<br /> <br /> 44,13f<br /> <br /> 30,95e<br /> <br /> II<br /> <br /> N20K0<br /> <br /> 16,77bc<br /> <br /> 14,90bc<br /> <br /> 127,67bc<br /> <br /> 73,85c<br /> <br /> 45,99ef<br /> <br /> 33,08bcde<br /> <br /> III<br /> <br /> N40K0<br /> <br /> 18,53a<br /> <br /> 16,40abc<br /> <br /> 127,83abc<br /> <br /> 74,67bc<br /> <br /> 49,00cbe<br /> <br /> 33,45abcd<br /> <br /> IV<br /> <br /> N60K0<br /> <br /> 18,80a<br /> <br /> 16,47ab<br /> <br /> 128,33abc<br /> <br /> 75,24abc<br /> <br /> 49,13cde<br /> <br /> 34,63abcd<br /> <br /> V<br /> <br /> N0K30<br /> <br /> 16,37bc<br /> <br /> 14,67bc<br /> <br /> 129,40abc<br /> <br /> 76,06abc<br /> <br /> 45,97ef<br /> <br /> 31,73de<br /> <br /> VI<br /> <br /> N20K30<br /> <br /> 16,23c<br /> <br /> 15,00bc<br /> <br /> 131,00abc<br /> <br /> 77,01abc<br /> <br /> 48,70cde<br /> <br /> 34,73abcd<br /> <br /> VII<br /> <br /> N40K30<br /> <br /> 19,17a<br /> <br /> 16,73ab<br /> <br /> 132,53ab<br /> <br /> 78,90ab<br /> <br /> 53,01ab<br /> <br /> 35,63ab<br /> <br /> VIII<br /> <br /> N60K30<br /> <br /> 18,63a<br /> <br /> 16,40abc<br /> <br /> 132,33abc<br /> <br /> 78,53ab<br /> <br /> 51,13abcd<br /> <br /> 35,77ab<br /> <br /> IX<br /> <br /> N0K60<br /> <br /> 16,63bc<br /> <br /> 14,97bc<br /> <br /> 131,67abc<br /> <br /> 76,63abc<br /> <br /> 47,90de<br /> <br /> 31,95cde<br /> <br /> X<br /> <br /> N20K60<br /> <br /> 18,00ab<br /> <br /> 16,43ab<br /> <br /> 132,33abc<br /> <br /> 77,39abc<br /> <br /> 50,17bcd<br /> <br /> 35,18abc<br /> <br /> XI<br /> <br /> N40K60<br /> <br /> 19,53a<br /> <br /> 17,67a<br /> <br /> 133,57a<br /> <br /> 79,10a<br /> <br /> 53,94a<br /> <br /> 37,28a<br /> <br /> XII<br /> <br /> N60K60<br /> <br /> 18,97a<br /> <br /> 16,70ab<br /> <br /> 132,73ab<br /> <br /> 78,69ab<br /> <br /> 51,41abc<br /> <br /> 35,03ab<br /> <br /> 1,74<br /> <br /> 2.40<br /> <br /> 5,39<br /> <br /> 4,13<br /> <br /> 3,41<br /> <br /> 3,36<br /> <br /> LSD0.05<br /> <br /> (a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa<br /> tại mức 0,05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).<br /> <br /> Ảnh hưởng của kali đến năng suất lý thuyết lạc thể hiện rõ, mức bón 60 kg<br /> K2O/ha đạt năng suất lý thuyết cao nhất trên cùng một nền bón đạm. Trên nền bón đạm<br /> 0, 20, 40, 60 kg N/ha, mức kali bón là 60 kg K2O/ha có năng suất lý thuyết đạt cao nhất<br /> và sai khác có ý nghĩa so với không bón kali (công thức IV và IX; công thức X và II;<br /> 136<br /> <br /> công thức XII và IV sai khác có ý nghĩa). Trên nền 40 kg N/ha, mức bón 40, 60 kg<br /> K2O/ha sai khác có ý nghĩa so với không bón kali (công thức VII và XI sai khác có ý<br /> nghĩa so với công thức II).<br /> - Năng suất thực thu giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 30,95 - 37,28<br /> tạ/ha. Trong đó công thức đối chứng có năng suất thực thu thấp nhất, đạt 30,95 tạ/ha,<br /> cao nhất là công thức XI (40 kg N/ha + 60 kg K2O/ha), với năng suất 37,28 tạ/ha, tăng<br /> hơn so với công thức đối chứng 6,33 tạ/ha.<br /> Mức bón đạm 40 kg N/ha trên nền kali bón 30, 60 kg K2O/ha đạt năng suất thực<br /> thu cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với mức không bón đạm. Trên nền không bón kali,<br /> mức bón 60 kg N/ha cho năng suất thực thu cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với mức<br /> không bón đạm.<br /> Trên cùng một nền đạm bón là 0, 20, 40 và 60 kg N/ha, việc tăng mức kali bón<br /> từ 0, 30, 60 kg K2O/ha không làm thay đổi năng suất ở mức có ý nghĩa thống kê, mặc dù<br /> tăng mức kali thì năng suất thực thu tăng và đạt cao nhất ở mức bón 60 kg K2O/ha.<br /> Xem xét ảnh hưởng của 2 yếu tố đạm và kali cho thấy, mức bón 40 kg N + 60 kg<br /> K2O/ha (công thức XI) đạt năng suất thực thu cao nhất.<br /> Như vậy, yếu tố đạm ảnh hưởng đến năng suất thực thu ở mức có ý nghĩa. Ảnh<br /> hưởng của kali đến năng suất thực thu không có ý nghĩa thống kê.<br /> 3.2. Hiệu suất phân bón đối với lạc<br /> 3.2.1. Hiệu suất phân đạm đối với lạc<br /> Kết quả tính toán hiệu suất của phân đạm đối với lạc trên đất cát biển tỉnh Bình<br /> Định được thể hiện ở bảng 2.<br /> Bảng 2. Hiệu suất phân đạm đối với lạc<br /> <br /> Lượng đạm<br /> bón (kg<br /> N/ha)<br /> <br /> Năng suất<br /> thực thu<br /> (tạ/ha)<br /> <br /> Bội thu<br /> (tạ/ha)<br /> <br /> Hiệu suất phân<br /> đạm (kg lạc vỏ/kg<br /> N)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 30,95<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 20<br /> <br /> 33,08<br /> <br /> 2,13<br /> <br /> 10,63<br /> <br /> III<br /> <br /> 40<br /> <br /> 34,59<br /> <br /> 3,64<br /> <br /> 9,10<br /> <br /> IV<br /> <br /> 60<br /> <br /> 34,63<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 6,13<br /> <br /> 0<br /> <br /> 31,73<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 20<br /> <br /> 34,73<br /> <br /> 3,00<br /> <br /> 15,0<br /> <br /> Công<br /> thức<br /> <br /> Nền<br /> <br /> I<br /> II<br /> K0<br /> <br /> V<br /> VI<br /> <br /> K30<br /> <br /> 137<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2