Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ĐẬU TƯƠNG<br />
LÊN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CỦA CÁ LĂNG CHẤM<br />
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG<br />
LÊN CÁ GIỐNG (30 NGÀY- 60 NGÀY)<br />
EFFECT OF SOYBEAN LEVELS ON QUALITY OF DOT CATFISH<br />
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803) NURSING FROM FRY TO SEED<br />
(30 DAYS – 60 DAYS)<br />
Trần Thị Mai Hương1, Lại Văn Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 29/5/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cá lăng chấm (Hermibagrus guttatus) là loài cá có giá trị kinh tế cao và nhu cầu con giống ngày càng nhiều. Hiện<br />
nay quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lăng giống đã và đang được ứng dụng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên chất<br />
lượng cá giống còn thấp, tỷ lệ dị hình cao, nên số lượng giống sản xuất không được nhiều. Đậu tương có hàm lượng dinh<br />
dưỡng cao, có thể sử dụng làm thức ăn cho cá lăng. Hơn nữa, đậu tương chứa hàm lượng protein phù hợp với nhu cầu của<br />
cá Lăng giống trong giai đoạn giống. Đậu tương có thể là nguồn thay thế cho bột cá mà không gây ảnh hưởng đến tăng<br />
trưởng của cá. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 3 công thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm: Công thức<br />
1: bột cá 50% và thịt cá mè 50%; Công thức 2: bột cá 46%, đậu tương 4%, thịt cá mè 50%; Công thức 3: bột cá 40%, đậu<br />
tương 10%, thịt cá mè 50%. Sự sai khác giữa các công thức thức ăn được thực hiện trên độ tin cậy 95%. Báo cáo trình bày<br />
ảnh hưởng của hàm lượng đậu tương khi ương từ hương lên giống (30 ngày – 60 ngày)<br />
Từ khóa: cá lăng chấm, ương nuôi cá lăng giống, hàm lượng đậu tương, dị hình xương<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Dot catfish (Hermibagrus guttatus) is a wild fish species which have high economic value, it distributive in Hong<br />
River system. Because of overshoot exploitation, dot catfish may be died out. The artificial seed production process was<br />
successful and applied for hatcheries. However, the quality of dot catfish seed is low, vertebral deformity is high. As a result<br />
the seed production effect in hatcheries is not high. Soybean has a high volume of nutrion. In addition, soybean included<br />
protein for nutritional requirement of dot catfish in the early period. Soybean is a good source with the purpose of replacing<br />
fishmeal. Three feed formulas with three repetitions are: fish meal 50% and big-head carp 50%, fish meal 46% and<br />
soybean 4% and big-head carp 50%, fish meal 40% and soybean 10% and big-head carp 50%. The effects of soybean levels<br />
on quality of dot catfish (Hermibagrus guttatus) nursing from fry to seed (30 days – 60 days) are presented in this report.<br />
Keywords: Dot catfish, nursing, soybean, vertebral deformity<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ năm 2008 đến nay cá lăng chấm<br />
(Hermibagrus guttatus) đã được xếp ở mức nguy<br />
cấp bậc 2 trong Sách Đỏ Việt Nam, cần có những<br />
biện pháp bảo vệ (Bộ Thủy sản, 2008). Họ cá lăng<br />
Bagridae ở Việt Nam có 7 giống gồm 18 loài, trong<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
đó giống Hemibaggrus có 3 loài (Nguyễn Văn Hảo,<br />
1993; Mai Đình Yên, 1978; Mai Đình Yên, 1983).<br />
Việc nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá lăng<br />
chấm có ý nghĩa quan trọng, không những giúp chủ<br />
động về con giống trong sản xuất mà còn giảm áp<br />
lực khai thác ngoài tự nhiên; là một trong những biện<br />
<br />
Trần Thị Mai Hương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
pháp hiệu quả giúp bảo vệ đối tượng có giá trị kinh<br />
tế cao này. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I<br />
đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá này<br />
nhưng trong quá trình ương nuôi tỷ lệ cá bị dị hình<br />
như vẹo thân, cong lưng, dị hình đầu vẫn còn cao.<br />
Dị hình xương là vấn đề chính của các trại sản xuất<br />
và ương nuôi giống (Divanach et al. 1996) Có nhiều<br />
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống nhưng<br />
dinh dưỡng cũng là 1 yếu tố quan trọng (Cahu et al.<br />
2003). Hơn nữa việc sử dụng nguồn nguyên liệu bột<br />
cá cũng đang gặp nhiều khó khăn: không chủ động<br />
được nguồn nguyên liệu, giá bột cá ngày càng tăng,<br />
môi trường nuôi nhanh bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn<br />
thừa, nên việc tìm được nguồn nguyên liệu thay thế<br />
bột cá cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay chưa<br />
có nhiều công trình nghiên cứu về cá lăng chấm,<br />
nên việc nghiên cứu để tăng chất lượng con giống<br />
và giảm lượng bột cá sử dụng trong ương nuôi là<br />
điều cần thiết, góp phần làm giảm áp lực đối với<br />
môi trường tự nhiên. Đậu tương là nguồn nguyên<br />
liệu phổ biến sẵn có tại Việt Nam. Thêm vào đó<br />
đậu tương còn có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là<br />
protein dễ hấp thụ. Trong các công thức thức ăn truyền<br />
thống đậu tương thường là nguyên liệu được lựa<br />
chọn để thay thế bột cá mà vẫn đảm bảo hàm lượng<br />
protein trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu phần nào<br />
hoàn thiện quy trình ương nuôi cá giống hiện nay.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: cá lăng chấm<br />
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803).<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3-2010 đến<br />
tháng 12-2010.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Nuôi trồng Thủy<br />
sản I – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.<br />
2. Phương pháp thu số liệu môi trường<br />
Số liệu môi trường gồm nhiệt độ và pH được<br />
đo 2 lần/ngày lúc buổi sáng (6h) và buổi chiều (2h).<br />
Để đo nhiệt độ sử dụng nhiệt độ kế có độ chính<br />
xác 0,10C, sử dụng pH test để đo pH nước theo<br />
hướng dẫn sử dụng kèm theo, so màu và đọc<br />
kết quả.<br />
3. Phương pháp thiết kế thí nghiệm<br />
Sử dụng 9 bể kính 60 l, có ống cấp và thoát<br />
nước, mỗi bể đều có gắn sục khí.<br />
Các nguyên liệu được phối trộn theo công<br />
thức đảm bảo thành phần protein trong thức ăn từ<br />
32 - 38%. Đậu tương có hàm lượng protein tương đối<br />
<br />
Số 1/2014<br />
cao và dễ tiêu hóa, có thể thay thế một phần cho<br />
bột cá.<br />
Bảng 1. Một số thành phần dinh dưỡng<br />
trong nguyên liệu<br />
Protein<br />
Lipid<br />
Khoáng<br />
<br />
Bột cá<br />
<br />
Cá mè<br />
<br />
Đậu tương<br />
<br />
59,29%<br />
8,24%<br />
24,15%<br />
<br />
15,04%<br />
9,10%<br />
20%<br />
<br />
32,04%<br />
17,41%<br />
5,06%<br />
<br />
Thí nghiệm thiết kế để so sánh 3 công thức thức<br />
ăn: công thức 1 (chứa 0% đậu tương), công thức 2<br />
(chứa 4% đậu tương), công thức 3 (chứa 10% đậu<br />
tương). Mỗi công thức thức ăn được lặp lại 3 lần.<br />
Công thức 1: 50% thịt cá mè và 50% bột cá<br />
(60%P), bổ sung 1g vitamin C/1kg thức ăn<br />
Công thức 2: 50% thịt cá mè, 46% bột cá<br />
(60%P), 4% đậu tương Ấn Độ, vitamin C 1g/1kg<br />
thức ăn.<br />
Công thức 3: 50% thịt cá mè, 10% bột cá<br />
(60%P), 10% đậu tương Ấn Độ, vitamin C 1g/1kg<br />
thức ăn.<br />
4. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu<br />
4.1. Phương pháp thu mẫu<br />
Khi cá lăng bột ương nuôi được 30 ngày đạt giai<br />
đoạn cá hương đưa vào thí nghiệm. Sau khi thực<br />
hiện thí nghiệm, cá đã nuôi được 15 ngày tiến hành<br />
thu mẫu bằng vợt cầm tay d = 22 cm, lưới mềm kích<br />
cỡ mắt lưới 2a = 4 mm.<br />
Khi kiểm tra cân đo bắt ở mỗi bể 30 cá thể<br />
để cân đo, khoảng cách đo giữa 2 lần là 15 ngày,<br />
khoảng cách cân giữa 2 lần là 30 ngày.<br />
4.2. Phương pháp phân tích mẫu<br />
- Đo chiều dài: Sử dụng thước có sai số<br />
+/- 1 mm.<br />
- Đo khối lượng: Sử dụng cân điện tử chính xác<br />
đến 0,001g.<br />
- Nhuộm mẫu để xác định dị hình theo phương<br />
pháp của Matsuoka, 1987.<br />
Mẫu được cố định trong dung dịch formalin<br />
10-15% (2 – 3 ngày), ethanol 50% (1 ngày),<br />
ethanol 90 (1 ngày). Mẫu được xử lý trong dung<br />
dịch Borats bão hòa (12 giờ) trước khi làm trong<br />
mẫu bằng dung dịch Tripsine 1% (30 ml Borats<br />
bão hòa + 30 ml nước cất + 1g Tripsine) ở nhiệt độ<br />
370C (24 giờ). Xương được nhuộm bằng dung dịch<br />
Alizaril và KOH 5% (1 giờ). Quá trình làm sạch mẫu<br />
được thực hiện trong các dung dịch glycerine:kali<br />
hidroxit với tỉ lệ 3:1, 1:1, 1:3 (1 ngày/1tỉ lệ). Mẫu<br />
sạch được bảo quản trong glycerine nguyên chất.<br />
4.3. Phương pháp phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý trên phần mềm Excell,<br />
ANOVA một yếu tố và hai yếu tố.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm<br />
Bảng 2. Một số yếu tố môi trường<br />
trong hệ thống bể thí nghiệm<br />
Yếu tố môi trường<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Số đo<br />
<br />
TB<br />
Min - Max<br />
Min - Max<br />
<br />
29,51 ± 1,32<br />
26,8 – 31,9<br />
7 – 7,5<br />
<br />
pH<br />
* Nhiệt độ<br />
Nhiệt độ môi trường nước trong hệ thống ương<br />
nuôi dao động trong khoảng 26,8 – 31,90C, nhiệt<br />
độ chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều khoảng<br />
trên 20C. Nhiệt độ thích hợp cho ương nuôi cá nói<br />
chung nằm trong khoảng 25 – 300C (Boyd, 1990),<br />
<br />
Số 1/2014<br />
còn cá lăng chấm dao động từ 26 – 290C (Phạm<br />
Báu và ctv, 2000).<br />
pH<br />
Giá trị pH trong hệ thống thí nghiệm dao động<br />
trong khoảng 7 – 7,5. Giới hạn pH thích hợp cho<br />
nuôi thủy sản là 6,5 – 9 và cho cá lăng là 6,7 – 8,5<br />
(Lawson, 1995).<br />
Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm tương đương<br />
với nhiệt độ và pH của các thí nghiệm cá lăng<br />
trước 5.<br />
<br />
*<br />
<br />
2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và<br />
tỉ lệ sống<br />
2.1. Tăng trưởng chiều dài<br />
Kết quả tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần<br />
đo được thể hiện trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần kiểm tra<br />
Chiều dài trung bình cá sau 15<br />
ngày nuôi<br />
<br />
Loại thức ăn<br />
<br />
4,83 + 0,06a<br />
4,93 + 0,06a<br />
4,92 + 0,06a<br />
<br />
0% đậu tương<br />
4% đậu tương<br />
10% đậu tương<br />
<br />
Chiều dài trung bình cá sau 30<br />
ngày nuôi<br />
<br />
5,54 = 0,13a<br />
5,48 + 0,10a<br />
5,38 + 0,13a<br />
<br />
Tăng trưởng chiều dài (cm/<br />
ngày)<br />
<br />
0,047<br />
0,037<br />
0,031<br />
<br />
Không có sự sai khác về chiều dài của cá khi sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau (phân tích ANOVA một yếu<br />
tố độ tin cậy 95%). Như vậy sử dụng thức ăn có thay thế một phần bột cá bằng đậu tương cũng không làm ảnh<br />
hưởng đến tăng trưởng chiều dài của cá thể.<br />
2.2. Tăng trưởng khối lượng<br />
Bảng 4. Tăng trưởng khối lượng cá sau khi kiểm tra<br />
Loại thức ăn<br />
<br />
Khối lượng trung bình của cá<br />
khi bắt đầu thí nghiệm (g)<br />
<br />
0% đậu tương<br />
4% đậu tương<br />
10% đậu tương<br />
<br />
0,38<br />
0,39<br />
0,38<br />
<br />
Khối lượng trung bình của cá sau 30 ngày thí<br />
nghiệm ở nghiệm thức 0% đậu tương nhỏ hơn so<br />
với hai nghiệm thức 4% đậu tương và 10% đậu<br />
tương (P=0.05). Tuy nhiên, không có sự khác nhau<br />
có ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá giữa các<br />
nghiệm thức sử dụng đậu tương.<br />
2.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn và tỉ lệ sống<br />
Bảng 5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)<br />
của 3 công thức thức ăn<br />
Công thức thức ăn<br />
<br />
FCR<br />
<br />
Công thức 1<br />
Công thức 2<br />
Công thức 3<br />
<br />
1,17<br />
1,19<br />
1,22<br />
<br />
Khối lượng trung bình<br />
của cá sau 30 ngày nuôi (g)<br />
<br />
1,23 + 0,03a<br />
1,36 + 0,01b<br />
1,38 + 0,01b<br />
<br />
Tăng trưởng khối lượng<br />
(g/ngày)<br />
<br />
0,028<br />
0,032<br />
0,033<br />
<br />
Hệ số chuyển hóa thức ăn của 3 loại thức ăn<br />
không chênh lệch nhiều. Ở bảng 6 tỉ lệ sống có sự<br />
chênh lệch sau khi kiểm tra lần thứ 2. Công thức 2<br />
có tỉ lệ sống 83% cao hơn so với công thức 1 (68%)<br />
và công thức 3 (67%). Đây cũng là 1 tiêu chí để thay<br />
thế một phần bột cá bằng đậu tương.<br />
3. Ảnh hưởng của thức ăn đến dị hình xương<br />
Bảng 7. Các loại dị hình xương xuất hiện<br />
ở các nhóm cá sử dụng thức ăn khác nhau<br />
Các loại dị hình xương<br />
<br />
Các công thức thức ăn<br />
CT1<br />
<br />
CT2<br />
<br />
CT3<br />
<br />
1. DH xương hàm<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bảng 6. Tỉ lệ sống trung bình của cá sau 2 lần<br />
kiểm tra<br />
<br />
2. DH xương giáp đầu<br />
<br />
0<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
0,3%<br />
<br />
Cá 15 ngày tuổi<br />
(%)<br />
<br />
Cá 30 ngày tuổi<br />
(%)<br />
<br />
3. Cột sống cong vẹo<br />
<br />
1,9%<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
1,4%<br />
<br />
4. Cột sống bị mất đốt<br />
<br />
3,3%<br />
<br />
4,7%<br />
<br />
5,2%<br />
<br />
98,33<br />
99,00<br />
99,00<br />
<br />
68,00<br />
83,00<br />
67,00<br />
<br />
0<br />
<br />
0,3%<br />
<br />
0<br />
<br />
Thức ăn<br />
<br />
Công thức 1<br />
Công thức 2<br />
Công thức 3<br />
<br />
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
5. DH xương gốc tia vây lưng<br />
6. DH xương đuôi<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
0<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
6,3%<br />
<br />
7,2%<br />
<br />
8,0%<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Qua bảng 7 ta thấy tỉ lệ xương dị hình ở các loại thức ăn có sự sai khác, tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng<br />
thức ăn chứa 10% đậu tương là cao nhất 8%. Tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng thức ăn không chứa đậu tương<br />
là thấp nhất 6,3%, tỉ lê dị hình xương cá ở thức ăn chứa 4% đậu tương là 7,2%<br />
<br />
Hình 1. Bộ xương cá không bị dị hình<br />
<br />
Hình 2. Dị hình xương cột sống (cột sống bị mất đốt)<br />
<br />
Hình 3. Dị hình xương đuôi<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Có thể thay 4% bột cá trong thức ăn bằng đậu<br />
tương mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng<br />
trưởng, nhưng tỉ lệ dị hình còn cao.<br />
2. Kiến nghị<br />
- Cá lăng là loài có giá trị kinh tế cao để<br />
sản xuất được con giống có chất lượng cao cần<br />
<br />
có thêm nghiên cứu các yếu tố: canxi, photpho,<br />
vitamin C… ảnh hưởng đến dị hình xương của<br />
cá giống.<br />
- Nên có thêm nghiên cứu để xác định ảnh<br />
hưởng cụ thể của đậu tương đối với dị hình xương<br />
cá lăng giống.<br />
- Nguồn lợi cá lăng ngoài tự nhiên đang bị khai<br />
thác quá mức, cần có các biện pháp bảo vệ đối với<br />
loài cá này.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng, 1999. Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp<br />
bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá anh vũ (Semilabeo<br />
notabilis Peters, 1880); Cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926); Cá lăng (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803);<br />
Cá chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1841). Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học tập II. NXB Nông nghiệp. Hà Nội<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyến Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý, Ngô Ngọc Ninh, 2005. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá<br />
lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) trong điều kiện nuôi. Báo cáo tổng kết đề tài.Viện Nghiên cứu Nuôi trồng<br />
thủy sản 1.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Mai Đình Yên, 1983. Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bộ Thủy sản, 2008. Sách đỏ Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
7.<br />
<br />
Boyd C.E., 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture (first printing). Birmingham Publishing Co. Birmingham. Alabama.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Cahu, C. Zambonino Infante, J. Takeuchi, 2003. Nutritional component affecting skeletal development in fish larvae.<br />
Aquaculture 227: 245 – 258.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Divanach, P. Boglione, C. Menu, M. Koumoundouros, G. Kentouri, M. Cataudella, 1996. Abnormalities in finfish<br />
mariculture. European Aquaculture Society, October 16-18. Verona, Italy: 45-66.<br />
<br />
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />