Nguyễn Hữu Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 160 - 164<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN NPK<br />
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA<br />
KHANG DÂN 18 TRONG VỤ XUÂN 2008 TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Hữu Hồng*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm tìm ra hiệu quả của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh<br />
trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên. Trong<br />
số 9 tổ hợp phân bón đƣợc tiến hành thử nghiệm tại khu thực nghiệm của trƣờng đại học Nông<br />
Lâm Thái Nguyên, kết quả thu đƣợc cho thấy hai tổ hợp 60N:60P2O5: 60 K2O và 90N:90P2O5:<br />
90 K2O có tác dụng tốt dến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18. Hai<br />
tổ hợp này đã làm tăng năng suất lúa thí nghiệm một cách có ý nghĩa so với công thức đối chứng<br />
(7 tạ/ha và 11 tạ/ ha). Các tổ hợp phân bón có tỷ lệ Kaly cao hơn hẳn 2 thành phần còn lại sẽ làm<br />
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4,5,8,9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9). Bón mất cân<br />
đối đạm và Kaly sẽ làm cho lúa bị nhiễm sâu bệnh tăng lên.Điều đó chứng tỏ bón cân đối tỷ lệ<br />
NPK cho lúa có tác dụng làm tăng năng suất lúa lên rõ rệt so với các tổ hợp mất cân đối các thành<br />
phần này.<br />
Từ khoá: tổ hợp NPK, bón phân cân đối, lúa Khang Dân, hiệu quả, sinh trưởng, phát triển, năng suất<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lúa là cây lƣơng thực hàng đầu ở Việt Nam.<br />
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và<br />
nhu cầu nhập khẩu lúa gạo trên thế giới ngày<br />
càng tăng thì việc thâm canh nhằm tăng năng<br />
suất và sản lƣợng lúa là một đòi hỏi cần thiết.<br />
Trong các biện pháp thâm canh tăng năng<br />
suất thì phân bón, nhất là phân hoá học là<br />
biện pháp hàng đầu.<br />
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi<br />
phía Bắc và lúa cũng là cây trồng chính ở đây.<br />
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và sự hiểu<br />
biết khoa học còn hạn chế nên mặc dù nông<br />
dân vẫn bón phân cho lúa song do bón ít, tỷ<br />
lệ không cân đối nên kết quả thu đƣợc không<br />
đƣợc nhƣ mong muốn. Để góp phần vào việc<br />
thâm canh tăng năng suất lúa ở Thái Nguyên,<br />
chúng tôi tiến hành triển khai đề tài nghiên<br />
cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón<br />
NPK đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất<br />
của giống lúa Khang Dân 18 (một giống lúa<br />
chủ lực của tỉnh) trong vụ Xuân 2008 tại<br />
Thái Nguyên.<br />
<br />
<br />
<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Từ xƣa, ngƣời dân Việt Nam đã biết rõ vai trò<br />
của phân bón đối với lúa qua câu tục ngữ<br />
“nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”.<br />
Ngày nay, khi mà các giống lúa thấp cây, lá<br />
đứng có tiềm năng năng suất cao đƣợc trồng<br />
phổ biến thì vai trò của phân bón lại càng trở<br />
nên quan trọng. Theo FAO (1994) việc bón<br />
phân đã làm tăng 75% sản lƣợng ngũ cốc ở<br />
Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong khoảng thời<br />
gian từ năm 1977-1987. Tổng kết ở Đức cho<br />
thấy phân bón làm tăng 50% năng suất cây<br />
trồng, trong khi ở Nga làm tăng 60-75%, ở Mĩ<br />
làm tăng 41%, ở Pháp làm tăng 50-70% và ở<br />
Nhật Bản làm tăng 50%.<br />
Ở Việt Nam, theo Cục khuyến nông và<br />
khuyến lâm (2000) thì cứ bón 1 tấn phân<br />
NPK nguyên chất cho lúa sẽ làm bội thu 13<br />
tấn thóc. Cũng theo cơ quan này, trung bình 5<br />
năm gần đây phân hoá học đã làm tăng 2527% tổng sản lƣợng lƣơng thực ở nƣớc ta.<br />
Còn theo Nguyễn Văn Bộ (1996) khi sử dụng<br />
NPK cân đối sẽ làm tăng năng suất lúa lên<br />
38%. Mặt khác sử dụng NPK cân đối sẽ làm<br />
giảm lƣợng đạm tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn<br />
thóc từ 24 – 26% và hiệu suất sử dụng đạm<br />
tăng từ 55-85%..<br />
<br />
Tel: 0912739448, Email: huuhong1955@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
160<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhƣ vậy bón phân và bón phân cân đối có tác<br />
dụng làm tăng năng suất cây trồng nói chung<br />
và cây lúa nói riêng lên rõ rệt.<br />
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tƣợng nghiên cứu: giống lúa thuần<br />
Khang Dân 18<br />
- Địa điểm nghiên cứu: khu thí nghiệm<br />
Trung tâm thực hành thực nghiệm trƣờng Đại<br />
Học Nông Lâm Thái Nguyên có nền đất cát<br />
pha, canh tác nhiều năm, chủ động nƣớc, đất<br />
hơi chua, hàm lƣợng mùn trung bình, nghèo<br />
đạm, lân và kali.<br />
<br />
62(13): 160 - 164<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh<br />
trưởng chiều cao của lúa Khang Dân 18<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy ở các tổ hợp phân<br />
bón có tỷ lệ đạm và lân cao đều có tác dụng<br />
làm tăng chiều cao của cây lúa ở các thời kỳ<br />
(công thức 3, công thức 5, và công thức 7).<br />
Bảng 1. Ảnh hƣởng của các tổ hợp NPK đến sinh<br />
trƣởng chiều cao lúa (Đơn vị tính: cm)<br />
Thời điểm<br />
theo dõi<br />
Công thức<br />
<br />
Đẻ<br />
nhánh<br />
<br />
Làm<br />
đòng<br />
<br />
Trổ<br />
bông<br />
<br />
Chín<br />
<br />
1 (đối chứng)<br />
<br />
38,5<br />
<br />
59,4<br />
<br />
73,8<br />
<br />
88,8<br />
<br />
- Công thức thí nghiệm: gồm 9 công thức<br />
<br />
2<br />
<br />
40,5<br />
<br />
59,6<br />
<br />
75,3<br />
<br />
89,1<br />
<br />
+ Công thức 1: 30N: 30P2O5: 30 K2O (đối chứng)<br />
<br />
3<br />
<br />
41,9<br />
<br />
64,9<br />
<br />
77,3<br />
<br />
90,6<br />
<br />
+ Công thức 2: 60N: 30P2O5: 30 K2O<br />
<br />
4<br />
<br />
36,9<br />
<br />
56,8<br />
<br />
72,5<br />
<br />
85,5<br />
<br />
+ Công thức 3: 90N: 30P2O5: 30 K2O<br />
<br />
5<br />
<br />
40,5<br />
<br />
59,2<br />
<br />
75,6<br />
<br />
89,5<br />
<br />
+ Công thức 4: 30N: 60P2O5: 30 K2O<br />
<br />
6<br />
<br />
41,7<br />
<br />
60,7<br />
<br />
76,9<br />
<br />
90,4<br />
<br />
+ Công thức 5: 30N: 90P2O5: 30 K2O<br />
<br />
7<br />
<br />
45,5<br />
<br />
64,2<br />
<br />
78,2<br />
<br />
92,4<br />
<br />
+ Công thức 6: 60N: 60P2O5: 60 K2O<br />
<br />
8<br />
<br />
38,4<br />
<br />
57,5<br />
<br />
73,2<br />
<br />
87,2<br />
<br />
+ Công thức 7: 90N: 90P2O5: 90 K2O<br />
<br />
9<br />
<br />
38,4<br />
<br />
55,8<br />
<br />
69,4<br />
<br />
82,4<br />
<br />
+ Công thức 8: 30N: 30P2O5: 60 K2O<br />
+ Công thức 9: 30N: 30P2O5: 90 K2O<br />
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc thiết<br />
kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 9<br />
công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 12 m2,<br />
khoảng cách giữa các ô là 25 cm, giữa các<br />
khối là 100 cm.<br />
- Phƣơng pháp bón phân:<br />
+ Bón phân toàn bộ phân chuồng (10tấn),<br />
phân lân, 50% đạm, 50% kali.<br />
+ Bón thúc lần 2: 25% đạm, 25% kali (sau<br />
cấy 20 ngày)<br />
+ Bón đón đòng: bón nốt số đạm và kali còn lại.<br />
- Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác lúa<br />
nƣớc thông thƣờng<br />
- Chỉ tiêu phƣơng pháp theo dõi: căn cứ vào<br />
hệ thống tiêu chuẩn đánh giá giống lúa của<br />
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI).<br />
<br />
Điều này cũng phù hợp với các kết quả<br />
nghiên cứu về cây trồng đã công bố là đạm,<br />
lân có tác dụng làm tăng chiều cao cây lúa rõ<br />
rệt. Trong khi đó ở các công thức không tăng<br />
tỷ lệ đạm, lân thì dù có tăng hàm lƣợng kali<br />
lên thì chiều cao cây lúa vẫn không tăng và<br />
đạt giá trị thấp nhất (công thức 8,9). Điều đó<br />
chứng tỏ phân kali ít có ảnh hƣởng đến chiều<br />
cao của cây lúa. Kết quả bảng 01 cũng cho<br />
thấy nếu bón ở mức trung bình thì nếu các tổ<br />
hợp NPK có tỷ lệ 1:1:1 đều có tác dụng làm<br />
tăng chiều cao cây lúa (công thức 6,7).<br />
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến khả<br />
năng đẻ nhánh của lúa Khang Dân 18<br />
Kết quả ở bảng 02 cho thấy các công thức có<br />
tỷ lệ đạm cao (công thức 2,3,6,7) đều làm<br />
tăng khả năng đẻ nhánh so với công thức<br />
1(đ/c), riêng công thức 3 đạt số nhánh đẻ cao<br />
nhất (11,6 nhánh so với 8,9 ở công thức 1).<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng đẻ nhánh và chất lƣợng nhánh đẻ của lúa<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
161<br />
<br />
Nguyễn Hữu Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Công thức<br />
<br />
Số dảnh<br />
cơ bản<br />
<br />
Số dảnh<br />
tối đa<br />
<br />
Số dảnh<br />
hữu hiệu<br />
<br />
1 (đối chứng)<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
8,9<br />
10,4<br />
11,6<br />
7,9<br />
8,9<br />
10,8<br />
10,4<br />
8,6<br />
8,4<br />
<br />
7,2<br />
7,4<br />
7,0<br />
6,6<br />
6,3<br />
8,1<br />
7,8<br />
7,9<br />
7,7<br />
<br />
Điều đó chứng tỏ đạm có tác dụng kích thích<br />
sự đẻ nhánh của lúa. Điều này phù hợp với vai<br />
trò sinh lý của đạm đối với cây trồng nhất là<br />
với các loại cây họ hoà thảo, thậm chí bón đạm<br />
cao và không đúng thời kỳ còn làm cho lúa đẻ<br />
lai rai vô hiệu. Tuy nhiên các tổ hợp có tỷ lệ<br />
lân, kali cao (công thức 4,5,8,9) và các công<br />
thức cân đối về tỷ lệ NPK (công thức 6,7) cho<br />
số nhánh đẻ hữu hiệu và tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao,<br />
nhất là các công thức có tỷ lệ kali trong tổ hợp<br />
cao hơn so với 2 thành phần đạm và lân (công<br />
thức 8 và 9). Từ đó cho thấy đạm có tác dụng<br />
làm tăng số nhánh đẻ tối đa song lân và kali lại<br />
có tác dụng làm tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu.<br />
Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến chỉ<br />
số diện tích<br />
Bảng 3. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến<br />
chỉ số diện tích lá lúa ở giai đoạn làm đòng<br />
(Đơn vị tính: m2 lá/m2 đất)<br />
Công thức<br />
1(đ/c)<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Thời kỳ làm<br />
đòng<br />
3,4<br />
4,3<br />
4,6<br />
4,7<br />
4,9<br />
5,1<br />
4,7<br />
4,6<br />
3,6<br />
<br />
Chênh lệch so<br />
với đối chứng<br />
0,9<br />
1,2<br />
1,3<br />
1,5<br />
1,7<br />
1,3<br />
1,2<br />
0,2<br />
<br />
Qua bảng 03 ta thấy chỉ số diện tích lá ở các<br />
công thức dao động từ 3,4-5,1m2 lá/m2 đất,<br />
trong đó công thức đối chứng đạt trị số thấp<br />
nhất, còn các công thức thí nghiệm khác (trừ<br />
công thức 9) đều cho chỉ số diện tích lá cao<br />
<br />
Sức đẻ<br />
nhánh<br />
chung<br />
2,9<br />
3,5<br />
3,9<br />
2,6<br />
2,9<br />
3,6<br />
3,5<br />
2,8<br />
2,8<br />
<br />
62(13): 160 - 164<br />
Sức đẻ<br />
Tỷ lệ đẻ<br />
nhánh<br />
nhành hữu<br />
hữu hiệu<br />
hiệu (%)<br />
2,4<br />
81,3<br />
2,5<br />
41,1<br />
2,3<br />
60,7<br />
2,2<br />
83,5<br />
2,1<br />
71,1<br />
2,7<br />
75,0<br />
2,6<br />
75,0<br />
2,6<br />
92,0<br />
2,6<br />
91,7<br />
(Đơn vị tính: dảnh/khóm)<br />
<br />
hơn hẳn đối chứng. Tuy nhiên, công thức 9<br />
cho chỉ số diện tích lá thấp hơn hẳn so với các<br />
công thức thí nghiệm khác và chỉ nhỉnh hơn<br />
công thức đối chứng chút ít. Điều này có thể<br />
là do tỷ lệ N,P thấp hơn hẳn so với K trong tổ<br />
hợp dẫn đến mất cân đối về hàm lƣợng dinh<br />
dƣỡng, vì thế kali đã trở thành yếu tố hạn chế<br />
với cây lúa. Công thức 6 là công thức cho chỉ<br />
số diện tích lá cao nhất. Tóm lại bón tăng<br />
lƣợng NPK và cân đối sẽ làm cho lúa sinh<br />
trƣởng tốt, tạo tiền đề cho năng suất lúa.<br />
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK khác nhau<br />
đến tình hình sâu bệnh hại lúa.<br />
Bảng 4. Diễn biến sâu bệnh chính hại lúa ở các tổ<br />
hợp NPK khác nhau<br />
Công<br />
thức<br />
1 (đối<br />
chứng)<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Sâu<br />
đục<br />
thân<br />
3<br />
3<br />
3<br />
1<br />
3<br />
1<br />
1<br />
3<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
Bệnh<br />
đạo<br />
ôn<br />
1<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
2<br />
<br />
Sâu<br />
cuốn lá<br />
<br />
Bệnh<br />
khô vằn<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Kết quả ở bảng 04 cho thấy công thức 3 do<br />
bón lƣợng đạm quá cao trong khi lƣợng lân<br />
và kali lại thấp nên bị nhiễm sâu bệnh nặng<br />
hơn cả. Kết quả cũng cho thấy các công thức<br />
6, 7 do bón phân NPK cân đối ở mức trung<br />
bình và cao nên lúa sinh trƣởng và phát triển<br />
tốt dẫn đến sức chống chịu tốt hơn với sâu<br />
bệnh. Điều đó chứng tỏ bón phân hợp lý, cân<br />
đối sẽ làm tăng khả năng chống chịu với sâu<br />
bệnh cho lúa.<br />
<br />
Bảng 5. Ảnh hƣởng của các tổ hợp NPK đến năng suất lúa<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
162<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Hồng<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Công thức<br />
1 (đối chứng)<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
CV(%)<br />
LSD05 (tạ/ha)<br />
LSD01 (tạ/ha)<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 160 - 164<br />
So với đối chứng<br />
<br />
Số<br />
<br />
Số hạt<br />
<br />
P1000<br />
<br />
NSLT<br />
<br />
NSTT<br />
<br />
bông/m2<br />
<br />
chắc/bông<br />
<br />
hạt (g)<br />
<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
%<br />
<br />
350,0<br />
369,0<br />
352,5<br />
331,5<br />
316,0<br />
403,5<br />
391,0<br />
394,5<br />
386,5<br />
<br />
101,6<br />
109,0<br />
104,4<br />
87,9<br />
95,9<br />
114,5<br />
113,3<br />
112,7<br />
105,9<br />
<br />
19,1<br />
19,1<br />
18,8<br />
18,9<br />
18,9<br />
18,7<br />
19,7<br />
18,8<br />
18,7<br />
<br />
67,9<br />
76,7<br />
69,1<br />
55,3<br />
57,3<br />
86,4<br />
87,3<br />
83,5<br />
76,5<br />
<br />
43,0<br />
47,0<br />
44,0<br />
41,0<br />
45,0<br />
50,0<br />
54,0<br />
42,0<br />
41,0<br />
<br />
0,44<br />
0,16<br />
-0,14<br />
0,25<br />
0,75*<br />
1,16**<br />
-0,06<br />
-0,15<br />
<br />
100<br />
110,3<br />
103,7<br />
96,7<br />
105,9<br />
117,6<br />
127,3<br />
98,6<br />
96,5<br />
<br />
7,5<br />
5,96<br />
8,28<br />
Ghi chú: * Sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở mức 95%<br />
** Sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở mức 99%<br />
<br />
Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến các yếu<br />
tố cấu thành năng suất và năng suất lúa<br />
Qua bảng 5 cho thấy: về chỉ tiêu số bông/m2<br />
ta thấy các công thức 6, 7, 8 ,9 cho giá trị hơn<br />
hẳn công thức đối chứng. Riêng công thức 5<br />
có giá trị thấp hơn cả. Điều đó có nghĩa là các<br />
tổ hợp phân bón NPK ở mức trung bình và<br />
kali ở mức cao có tác dụng làm tăng số<br />
bông/m2 trong khi hàm lƣợng lân cao mà N,<br />
K thấp thì không có tác dụng làm tăng số<br />
bông thậm chí còn làm giảm.<br />
Về chỉ tiêu số hạt chắc/bông ta thấy công thức<br />
4 có giá trị thấp hơn đối chứng rõ rệt. Điều<br />
này có thể là do mất cân đối về tỷ lệ giữa lân<br />
với đạm và kali (lân tăng trong khi đạm và<br />
kali thấp). Chúng tôi cũng nhận thấy chiều<br />
hƣớng là khi tăng tỷ lệ đạm và kali trong tổ<br />
hợp thì có tác dụng làm tăng tỷ lệ hạt<br />
chắc/bông (công thức 2, 3, 6, 7, 8, 9).<br />
Về năng suất thực thu: kết quả xử lý thống kê<br />
cho thấy các công thức 6, 7 cho năng suất cao<br />
hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%<br />
và 99%. Điều đó chứng tỏ bón phân cao hợp<br />
lý, cân đối có tác dụng làm tăng năng suất lúa<br />
chắc chắn. Kết quả này của chúng tôi cũng<br />
phù hợp với các công trình nghiên cứu về<br />
phân bón đã công bố của nhiều tác giả.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các tổ hợp phân NPK có tỷ lệ đạm cao có xu<br />
hƣớng làm tăng khả năng đẻ nhánh và chiều<br />
cao cây lúa (công thức 3, 7) lên chút ít.<br />
- Bón các tổ hợp phân bón NPK có tỷ lệ kali<br />
cao hơn hẳn hai thành phần còn lại sẽ làm<br />
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4, 5, 8,<br />
9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9) bón<br />
mất cân đối đạm và kali sẽ làm cho lúa nhiễm<br />
sâu bệnh tăng lên (công thức 3, 8, 9)<br />
- Các công thức 6, 7 cho năng suất lúa Khang<br />
Dân 18 cao hơn công thức đối chứng ( công<br />
thức 6 tăng 7 tạ/ha và công thức 7 tăng 11<br />
tạ/ha ) chắc chắn ở mức tin cậy 95% và 99%.<br />
Điều đó có nghĩa là bón tăng phân NPK hợp<br />
lý, cân đối có tác dụng thúc đẩy sinh trƣởng<br />
và làm tăng năng suất lúa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh (1996).<br />
Nghiên cứu dinh dưỡng cho lúa lai ở Việt Nam.<br />
Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế,<br />
tháng 12, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Lê Văn Căn (1968). Kinh nghiệm 12 năm sử<br />
dụng phân hoá học ở miền Bắc Việt Nam, Nxb<br />
Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. FAO, 1994. W.W.W.FAO. ORG.<br />
[4]. Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và<br />
cách bón phân. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
163<br />
<br />
Trần Công Quân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 3 - 6<br />
<br />
STUDY ON THE EFFECTS OF SOME NPK COMPOUNDS TO THE GROWTH,<br />
DEVELOPMENT AND YIELD OF KHANG DAN 18 RICE VARIETY IN SPING<br />
2008 IN THAI NGUYEN PROVINCE.<br />
Nguyen Huu Hong<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
On carrying out the experiment in order to find out the effects of some NPK compounds to the<br />
growth, development and yield of Khang Dan 18 rice variety in Spring 2008 at Thai Nguyên<br />
university of agriculture and forestry`s research station in Thai Nguyen province we found that<br />
there were 2 NPK compounds (60N:60P2O5: 60 K2O and 90N:90P2O5: 90 K2O) that showed<br />
good effects to the growth, development and yied compoments of Khang Dan 18 rice variety. It<br />
improved significantly higher rice yields than those of check plots ( 0.7 ton/ha and 1.1 ton/ha).<br />
Those of NPK that have K ratio much higher than the other N,P elements will cause the reducing<br />
of effective panicle ratio ( fomular 4,5,8,9 ) as well as reducing leaf area index of rice (fomular 9).<br />
Upplying of imbalance of N and K to rice is also leading to higher percentage of pets and diseases<br />
infecting of Khang Dan 18 rice variety. It is indicated that by applying suitable and balance N,P,K<br />
elements we can expect better growth yield of rice.<br />
Keywords: NPK compound, Khang Dan rice, effectiveness, growth, developement, yield<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912739448, Email: huuhong1955@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
164<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />