Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN PHÁT HIỆN MỤC TIÊU TRÊN<br />
BỀ MẶT NỀN THEO THAM SỐ PHÂN CỰC<br />
Phạm Trọng Hùng1*, Đào Chí Thành2, Nguyễn Tiến Tài1, Nguyễn Ngọc Tân1<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một phương pháp phát hiện mục tiêu trên bề mặt nền bằng<br />
rađa phân cực như rađa thông thường mà không phải là rađa tạo ảnh, không cần phải xử lý<br />
ảnh như các rađa phân cực hiện nay. Bài báo trình bày và đưa ra luận cứ cho việc ảnh<br />
hưởng của tính chất mục tiêu đến sự phân bố của tham số phân cực (trong trường hợp này<br />
là tham số phân cực K). Từ sự khác nhau trong phân bố của tham số phân cực K đối với<br />
từng loại mục tiêu hoặc sự khác nhau của phân bố trong trường hợp mục tiêu + nền và nền<br />
để có thể xây dựng thuật toán tự động phát hiện mục tiêu trên bề mặt nền theo tham số phân<br />
cực.<br />
Từ khoá: Rađa phân cực, Phát hiện mục tiêu trên bề mặt nền.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Việc phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng thấp (tín hiệu phản xạ từ<br />
mục tiêu và nền gần ngang nhau, đặc biệt khi mục tiêu đứng yên) trên bề mặt nền (ví dụ<br />
trên mặt biển) là bài toán khó đối với các rađa thông thường khi việc phát hiện chỉ thực<br />
hiện theo tham số diện tích phản xạ hiệu dụng mục tiêu. Rađa phân cực có thể giải quyết<br />
được bài toán này. Các loại rađa phân cực hiện nay chủ yếu tập trung cho bài toán tạo ảnh<br />
rađa, tức là tạo ảnh rađa theo tham số phân cực mục tiêu với các mục tiêu phân bố dàn trải.<br />
Bài toán phát hiện mục tiêu nhỏ trên biển cũng được nghiên cứu trong [1] bằng phương<br />
pháp xử lý ảnh rađa. Bài báo đề xuất một phương pháp phát hiện mục tiêu có diện tích<br />
phản xạ hiệu dụng thấp trên bề mặt nền bằng rađa phân cực như rađa thông thường mà<br />
không phải là rađa tạo ảnh, không cần phải xử lý ảnh. Đã có những kết quả thực nghiệm<br />
phát hiện các mục tiêu nhỏ trên biển bằng rađa phân cực tròn [2,3,4], tuy nhiên, chưa có<br />
các công bố nghiên cứu về lý thuyết thống kê của bài toán tự động phát hiện mục tiêu theo<br />
tham số phân cực. Trong bài báo này sẽ trình bày và đưa ra luận cứ cho việc ảnh hưởng<br />
của tính chất mục tiêu đến sự phân bố của tham số phân cực (trong trường hợp này là tham<br />
số phân cực K). Từ sự khác nhau trong phân bố của tham số phân cực K đối với từng loại<br />
mục tiêu hoặc sự khác nhau của phân bố tham số phân cực K trong trường hợp tín hiệu<br />
phản xạ từ mục tiêu + nền so với tín hiệu phản xạ từ bề mặt nền (không có mục tiêu) để<br />
xây dựng thuật toán tự động phát hiện mục tiêu trên bề mặt nền theo tham số phân cực.<br />
Bài báo được cấu trúc như sau: phần 2 là xây dựng đặc tính thống kê của các thành phần<br />
sóng có phân cực trực giao, phần 3 là tính toán phân bố xác suất của tham số phân cực K<br />
và kết quả tính toán bằng Matlab, phần 4 là các kết luận.<br />
2. ĐẶC TÍNH THỐNG KÊ CỦA CÁC THÀNH PHẦN SÓNG<br />
CÓ PHÂN CỰC TRỰC GIAO<br />
<br />
E1 exp[ j (t )] <br />
Xét sóng phát xạ trong cơ sở phân cực trực giao E px và e1, e2<br />
E2 exp[ j (t )] <br />
là các véc tơ đơn vị của hệ sơ sở tuyến tính. Khi đó tín hiệu phản xạ từ mục tiêu có dạng [5]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 39<br />
Ra đa<br />
<br />
S11n exp ( j11n ) S12 n exp ( j12 n ) E1 exp[ j ( t ) <br />
<br />
Re E thu . n (t ) Re <br />
S 22 n exp ( j22 n ) E2 exp[ j ( t )] <br />
S21n exp ( j 21 n )<br />
<br />
e1 E1 S11 n cos ( 11 n ) E2 S12 n cos ( 12 n ) cos (t )<br />
<br />
e1 E1 S11n s in ( 11 n ) E2 S12 n s in ( 12 n ) s in ( t ) (1)<br />
<br />
e 2 E1 S 21 n cos ( 21n ) E2 S 22 n cos ( 22 n ) cos (t )<br />
<br />
e 2 E1 S 21n s in ( 21n ) E2 S 22 n s in ( 22 n ) s in ( t )<br />
Cơ cấu hình thành ma trận tán xạ sóng điện từ được minh hoạ theo hình 1. Trong đó ma<br />
trận tán xạ |Smn| có dạng:<br />
<br />
<br />
E s r E0s e jks r E0i ( r ).S .e jks r<br />
<br />
<br />
ks<br />
<br />
E i r E0i e jki r<br />
<br />
ks<br />
<br />
Es1 <br />
ki Es 2<br />
<br />
Es 3<br />
<br />
EsN<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cơ cấu hình thành ma trận tán xạ sóng điện từ.<br />
<br />
Es r e jkr S r S r Ei r <br />
s i <br />
E r r S r S r E r <br />
<br />
Véc tơ điện trường của tín hiệu tổng cộng là xếp chồng của các véc tơ thành phần (1):<br />
N <br />
Ethu Ethu .n (t ) e1 x1cos( t)-x2 sin(t ) e2 x3cos( t)-x4 sin(t ) (2)<br />
n1<br />
Trong đó:<br />
N<br />
x1 E1S11n cos ( 11n ) E2 S12 n cos ( 12 n ) ;<br />
n 1<br />
N<br />
x2 E1S11n s in( 11n ) E2 S12 n s in( 12 n ) ;<br />
n 1<br />
N<br />
(3)<br />
x3 E1S21n cos ( 21n ) E2 S22 n cos ( 22 n );<br />
n 1<br />
N<br />
x4 E1S 21n s in( 21n ) E2 S22 n s in( 22 n ).<br />
n 1<br />
Các đại lượng xi (i=1:4) trong thời gian quan sát thăng giáng một cách liên tục do có<br />
sự thay đổi ngẫu nhiên của các đại lượng Sjkn, φjkn, α, β, khi có sự dịch chuyển tương đối<br />
giữa các phần tử phản xạ và đài ra đa. Ngoài ra các đại lượng xi là tổng của một số lượng<br />
<br />
<br />
<br />
40 P.T.Hùng, Đ.C.Thành, N.T.Tài, N.N.Tân, “Nghiên cứu bài toán ... tham số phân cực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
lớn các tín hiệu cơ bản có cùng cường độ, cùng bậc và định lý giới hạn trung tâm của lý<br />
thuyết xác suất có thể tác động đến các đại lượng này. Dựa trên cơ sở phân bố xác suất<br />
chuẩn W(xi) [5] ta đi tìm biểu thức tính mô men của phân bố này. Kỳ vọng toán học của<br />
các giá trị xi được xác định: M [(x1 )]=M [(x2 )]=M [(x3 )]=M [(x4 )] như giá trị trung bình của<br />
một hàm điều hòa trên đoạn [0:2π].<br />
Giá trị của các đại lượng α, β chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa đài ra đa và phần tử<br />
phản xạ bởi vậy khi có sự dịch chuyển tương hỗ giữa các phần tử phản xạ và đài ra đa các<br />
đại lượng α và β từ lần phát này đến lần phát khác sẽ bị thay đổi ngẫu nhiên và nhận giá trị<br />
1<br />
bất kỳ trên đoạn [0:2π], tức là đồng xác suất trên đoạn này w( )=w( )= .<br />
2<br />
Phương sai của các đại lượng ngẫu nhiên [5]:<br />
2<br />
M [x i ]=L K (3)<br />
Trong đó:<br />
N 2 2<br />
<br />
L E1 <br />
2 2 2 2 2 2<br />
<br />
<br />
n 1 0 0<br />
S 11n<br />
(cos cos 11n sin sin 11 n ).w(S11n ).w(11n ).w( )dS11n d 11n d<br />
0<br />
(4)<br />
N 2 2 <br />
2 2 2 2 2 2<br />
K E 2 S<br />
n 1 0 0 0<br />
12 n (cos cos 12 n sin sin 12 n ).w(S12n ).w(12n ).w( )dS12n d12 n d <br />
<br />
<br />
Phương sai của các đại lượng này được tính bằng:<br />
I2 M [x12 ]=M [x 22 ]=E12112 E 22122<br />
II2 M [x 32 ]= M [x 42 ]=E 12 21<br />
2<br />
E 22 22<br />
2<br />
(5)<br />
M [x1 x 2 ]=M [x 3 x 4 ]=0<br />
M [x1 x3 ]=M [x 2 x 4 ]=E1 E2 122 cos( - );<br />
M [x1 x 4 ]=M [x 2 x 3 ]=E1 E2 122 sin( - )<br />
Từ các giá trị này cho phép ta xác định được hàm phân bố xác suất bốn chiều của các<br />
đại lượng ngẫu nhiên xi, xác định các đặc tính thống kê của sóng tổng cộng, phản xạ từ các<br />
điểm thuộc mục tiêu phân bố trong không gian.<br />
Trong đó:<br />
M [x 1 x3 ] M [x 2 x4 ] E1E2 122 cos( - )<br />
r0 <br />
I II I II E12 112 E22 122 . E12 21<br />
2<br />
E22 22<br />
2<br />
<br />
(6)<br />
M [x1 x4 ] M [x 2 x3 ] E1E2 122 sin( - )<br />
s0 <br />
I II I II E12 112 E22 122 . E12 21<br />
2<br />
E22 22<br />
2<br />
<br />
<br />
Có thể biểu diễn ma trận tán xạ của phân bố bốn chiều như sau [5]:<br />
1 0 r0 s0 <br />
<br />
0 1 s0 r0 <br />
Z (7)<br />
r0 s0 1 0<br />
<br />
s0 r0 0 1<br />
Nếu trong thành phần của mục tiêu phân bố không có vật phản xạ với diện tích tán xạ<br />
vượt trội thì các tính chất thống kê của các tham số phân cực của sóng phản xạ từ mục tiêu<br />
này được mô tả bằng hàm mật độ phân bố xác suất kết hợp:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 41<br />
Ra đa<br />
<br />
1<br />
W(x 1 , x2 , x3 , x4 ) <br />
4 2 I2 II2 (1 R 2 )<br />
1 <br />
(8)<br />
exp - x 2 x22 x32 x42 2r0 ( x1 x3 x2 x4 ) 2 s0 ( x1 x4 x2 x3 ) <br />
2 1<br />
2 I II (1 R ) <br />
trong đó: R 2 r02 s02 là mô đun của hệ số tương quan tổng quát.<br />
Từ (8) thực hiện phép đổi biến:<br />
x1 Z1cos1; x2 Z1sin1 ; x3 Z 2cos2 ; x4 Z 2sin 2 (9)<br />
x x<br />
tg 1 2 ; tg 2 4 .<br />
x1 x3<br />
Với các biến mới như vậy ta sẽ có Jacobi của phép chuyển đổi là:<br />
cos1 Z1 sin 1 0 0<br />
sin1 Z1co s 1 0 0<br />
D (10)<br />
0 0 cos 2 Z 2 sin 2<br />
0 0 sin 2 Z 2 cos 2<br />
Khi đó thành phần hàm mũ trong phương trình (8) được biểu diễn như sau:<br />
1 Z12 Z 22 2 Z1Z 2 (11)<br />
exp exp 2 2<br />
2 ( r0 cos(1 2 ) s0 sin(1 2 ) <br />
2(1 R ) I II I II <br />
Như vậy (8) có dạng:<br />
Z1Z 2<br />
W(Z1 , Z 2 , 1 , 2 ) <br />
4 2 I2 II2 (1 R 2 )<br />
(12)<br />
1 Z12 Z 22 2 Z1Z 2 <br />
exp 2 2<br />
2 (r0cos(1 2 ) s0 sin(1 2 ) <br />
2(1 R ) I II I II <br />
<br />
<br />
3. PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA THAM SỐ PHÂN CỰC K<br />
<br />
Trong trường hợp sử dụng cơ sở phân cực tròn trực giao (phân cực tròn trái, phân cực<br />
E <br />
tròn phải) L biểu thức (12) có dạng:<br />
ER <br />
EL ER<br />
W(E L , E R , L , R ) 2 2 2 2 (13)<br />
4 I II (1 K )<br />
<br />
EL2 ER2 2 EL ER<br />
1 <br />
2(1<br />
exp <br />
K<br />
2<br />
)<br />
2 2 r0 cos( L R ) s0 sin( L R ) <br />
I II I II <br />
Trong bài toán đang xét, ta sẽ sử dụng tỷ số phân cực tròn PS = tan( + /4) = <br />
RL<br />
<br />
<br />
<br />
vì vậy cần phải chuyển đổi hàm phân bố (13) theo tỷ số phân cực tròn.<br />
E<br />
Đặt: Y1 ER , Y2 R , Y3 khi đó ta có thể chuyển đổi hàm phân bố (13) sang<br />
EL<br />
dạng phân bố W(ER,PRL,Φ) bằng cách nhân thêm Jacobi của phép chuyển đổi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
42 P.T.Hùng, Đ.C.Thành, N.T.Tài, N.N.Tân, “Nghiên cứu bài toán ... tham số phân cực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1<br />
1 0<br />
EL<br />
ER ER<br />
D 0 0 (14)<br />
EL EL<br />
0 0 1<br />
<br />
Khi đó nhận được:<br />
ER2 1 1 2 Rcos (15) ER2<br />
W(E R , PRL , ) 2 3 2 2 2 2<br />
2 <br />
2<br />
exp <br />
2<br />
4 P (1 R )<br />
RL I 2(1 R ) PRL I II PRL I II <br />
II<br />
<br />
Sau khi sử dụng phép tính tích phân theo bảng ta tìm được hàm phân bố của tỷ số phân<br />
cực tròn W(PRL).<br />
2 I 2 II <br />
PRL (1 R ) PRL <br />
<br />
II I (16)<br />
W ( PRL ) W (E R<br />
, PRL , ) d dER <br />
2 3/2<br />
0 0 I 2 II 2 2<br />
<br />
2 PRL 4 PRL R <br />
II I <br />
Vì đại lượng PRL có giá trị từ [0 : ) sẽ khó khăn cho việc hiển thị tham số phân cực<br />
nên ta sẽ sử dụng phép biến đổi tuyến tính:<br />
P 1 (17)<br />
RL<br />
K <br />
PRL 1<br />
khi đó hệ số K sẽ nằm trong khoảng [-1:1] thuận tiện hơn cho việc hiển thị tham số phân<br />
cực mục tiêu.<br />
Phân bố của tham số K sẽ được tính bằng cách chuyển đổi biến PRL theo biến K và<br />
nhân với Jacobi của phép chuyển đổi.<br />
1 K , PRL 2 (18)<br />
PRL 2<br />
1 K K 1 K<br />
<br />
2<br />
I 1 K II <br />
<br />
(1 R )<br />
2<br />
II 1 K I (19)<br />
W (K ) 2 3/2<br />
(1 K ) 2<br />
1 K 2 <br />
2 2<br />
I 1 K II <br />
4 R <br />
II 1 K I 1 K <br />
I<br />
Đặt ta có thể đưa (19) về dạng:<br />
II<br />
2 2 1 2 2<br />
(1 R ) (1 K ) (1 K ) (1 K )<br />
W (K ) (20)<br />
3/ 2<br />
<br />
(1 K ) 2 1 2<br />
(1 K ) 4(1 K ) R<br />
2 2 2 2<br />
<br />
Từ (20) thấy rằng tính chất phân bố của tham số phân cực mục tiêu K chỉ phụ thuộc<br />
vào tỷ số phương sai và hệ số tương quan giữa các thành phần phân cực trực giao (EL, ER).<br />
Điều này cho thấy ứng với mỗi loại mục tiêu (hoặc nền) khác nhau sẽ có các phân bố của<br />
tham số K khác nhau, vì vậy dựa vào việc xác định hàm phân bố của K có thể phát hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 43<br />
Ra đa<br />
<br />
được các mục tiêu trên nền địa hình, làm tăng khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ thông<br />
qua vết phân cực.<br />
Hàm phân bố của K ứng với các giá trị R và khác nhau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a, R 0.9, 0.2 b, R 0.9, 0.5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c, R 0.9, 0.8 d, R 0.9, 5<br />
Hình 2. Hàm phân bố của tham số phân cực K với R không đổi, thay đổi.<br />
Trên hình 2 thấy rằng với cùng một giá trị R = 0.9, khi thay đổi theo các giá trị 0.2,<br />
0.5, 0.8 và 5 thì hàm phân bố của K dịch chuyển về bên trái (giá trị K giảm dần). Khi<br />
1 thì K mang giá trị âm và tiến dần đến -1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a, R 0.2, 0.7 b, R 0.5, 0.7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44 P.T.Hùng, Đ.C.Thành, N.T.Tài, N.N.Tân, “Nghiên cứu bài toán ... tham số phân cực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c, R 0.7, 0.7 d, R 0.9, 0.7<br />
Hình 3. Hàm phân bố của tham số phân cực K với 0.7 không đổi, R biến đổi.<br />
Trên hình 3 thấy rằng khi giá trị không đổi, R thay đổi thì hàm phân bố của tham số<br />
phân cực K không thay đổi nhiều về giá trị mà chỉ thay đổi độ lệch của phân bố, khi R<br />
càng tăng lên gần đến 1 thì độ lệch của phân bố càng hẹp lại.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Bài báo đã nghiên cứu và xây dựng được đặc tính thống kê (hàm phân bố) của tham số<br />
phân cực K phụ thuộc vào độ tương quan giữa các thành phân phân cực tròn trực giao R, tỷ<br />
số phương sai giữa các thành phần phân cực tròn trực giao . Kết quả mô phỏng chỉ ra<br />
rằng với mỗi một tham số R, khác nhau (ứng với từng loại mục tiêu khác nhau) thì hàm<br />
phân bố của chúng sẽ khác nhau. Điều này đã thể hiện được những kết quả thực nghiệm<br />
trong các bài báo [2,3].<br />
Từ đó có thể đề xuất thuật toán phát hiện mục tiêu trên nền bề mặt ứng với các các giá<br />
trị K khác nhau. Giá trị của tham số phân cực K trong trường hợp chỉ có bề mặt nền sẽ<br />
khác với giá trị K trong trường hợp có mục tiêu trên bề mặt nền đó. Như vậy khi mục tiêu<br />
nhỏ hoặc mục tiêu không chuyển động (không thể phát hiện bằng phương pháp Doppler)<br />
có mặt trên bề mặt nền trong một phần tử phân biệt radar sẽ làm cho tham số phân cực<br />
nhận được khác so với trường hợp không có mục tiêu trên bề mặt nền, điều này sẽ là cơ sở<br />
để phát hiện các mục tiêu trên bề mặt nền đó.<br />
Do tham số phân cực K được tính toán thông qua tỷ số phân cực tròn PRL(17) là đại<br />
lượng vô hướng nên không cần yêu cầu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu phải lớn hơn tín hiệu<br />
nhiễu nền như trong bài toán phát hiện bằng rađa thông thường. Thậm chí tín hiệu phản xạ<br />
từ mục tiêu có thể bé hơn tín hiệu phản xạ từ bề mặt nền [2,3]. Đây chính là ưu điểm của<br />
việc sử dụng thuật toán phát hiện mục tiêu theo tham số phân cực.<br />
Khi đo tham số K có thể quyết định được việc có hay không có mục tiêu trong từng<br />
phần tử phân biệt rađa. Mỗi loại bề mặt nền sẽ ứng với một giá trị K, và giá trị này sẽ là<br />
mức ngưỡng tương ứng trong việc phát hiện mục tiêu. Từ đó có thể xây dựng được thuật<br />
toán tự động phát hiện mục tiêu trên bề mặt nền khi chọn mức ngưỡng K ứng với từng loại<br />
bề mặt nền và từng điều kiện cụ thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 45<br />
Ra đa<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Peng Wu, Jun Wang, and Wenguang Wang. “A Novel Method of Small Target<br />
Detection in Sea Clutter”. ISRN Signal Processing Volume 2011, Article ID 651790,<br />
10 pages.<br />
[2]. Козлов А.И.,Татаринов В.Н.,Татаринов С.В.,Кривин Н.Н. “Эффект<br />
«поляризационного следа» слабоконтрастных целей и его экспериментальное<br />
подтверждение”. М.: Научный вестник МГТУ ГА, 2013 г., № 189. - С. 74 – 80.<br />
[3]. Козлов А.И.,Татаринов В.Н.,Татаринов С.В.,Кривин Н.Н. ”Поляризацион-ные<br />
инварианты в задачах обнаружения малоразмерных радиолокационных<br />
объектов”. М.: Научный вестник МГТУ ГА, 2011 г., № 171. - С. 14 – 19.<br />
[4]. Ligthart. L., Tatarinov .V.N., Tatarinov .V.S., “An effective polarimetric detection of<br />
small-scale man-made radar objects on the sea surface”. 14-th International<br />
Conference on Microwaves, Radar and Wireless Communications, 2002. MIKON-<br />
2002. (Vol.2).<br />
[5]. Kanareikin. D.B, Pavlov. N.F., Potekchin. V.A., “Radar signals polarization”. “Sov.<br />
Radio” Publ. House, Moscow 1966, p.p 440.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY THE PROBLEM OF DETECTING TARGETS ON THE<br />
BACKGROUND BASED ON THE POLARIZATION PARAMETERS<br />
<br />
Paper proposes a novel method of small scale target detection on the sea surface<br />
using polarimetric radar like common radar not by imaging radar, do not need<br />
radar image process. Author presents and makes theoretical point of the influence of<br />
the target nature on the polarimetric parameter distribution (in that case is<br />
polarimetric parameter K). From the difference of polarimetric parameter<br />
distribution K for each target or polarimetric parameter distribution of the case<br />
target plus ground surface and only ground surface to make algorithm automatic<br />
target dectection on the surface based on the polarimetric parameter.<br />
Keywords: Polarimetric radar, Detecting target on the background.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 02 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 5 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 06 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật Quân sự; *Email: hungpt1504@gmail.com;<br />
2<br />
Viện Công nghệ điện tử - Hội Liên hiệp KH&KT Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
46 P.T.Hùng, Đ.C.Thành, N.T.Tài, N.N.Tân, “Nghiên cứu bài toán ... tham số phân cực.”<br />